intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật Hình sự: Bài 6 - ThS. Vũ Thị Thúy

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:19

256
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật Hình sự: Bài 6 - Mặt khách quan của tội phạm có nội dung trình bày về khái niệm, hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, vấn đề quan hệ nhân quả trong luật hình sự, những biểu hiện khác thuộc mặt khách quan của tội phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự: Bài 6 - ThS. Vũ Thị Thúy

  1. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM Ths. Vũ Thị Thúy
  2. I. KHÁI NIỆM 1. Định nghĩa Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên  ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu  hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên  ngoài thế giới  khách quan.
  3. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm: ­ Hành vi nguy hiểm cho xã hội ­ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội ­ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và  hậu quả ­ Các điều kiện bên ngoài của việc thực  hiện tội phạm như: thời gian, địa điểm,  phương tiện, công cụ phạm tội…
  4. 2. Ý nghĩa ­ Định tội:  + Hành vi phạm tội: + Hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa  hành vi và hậu quả: + Một số dấu hiệu khách quan khác (thời  gian, địa điểm, công cụ, phương tiện phạm  tội…): ­ Định khung hình phạt: ­ Quyết định hình phạt: ­ Xác định mặt chủ quan của tội phạm: 
  5. II. HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM 1. Định nghĩa: ­  Hành vi khách quan của tội phạm là những xử  sự của con người được thể hiện ra bên ngoài thế  giới khách quan dưới những hình thức nhất  định, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt  hại  cho các quan hệ xã hội được luật hình sự  bảo vệ. ­  Nói cách khác, hành vi khách quan của tội  phạm là những  biểu hiện của con người ra bên  ngoài thế giới khách quan mà mặt thực tế của  nó được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển.
  6. 2. Các đặc điểm của hành vi khách quan * Hành vi khách quan của tội phạm phải  có tính nguy hiểm (đáng kể) cho xã hội:  * Hành vi khách quan của tội phạm phải  là hoạt động có ý thức và có ý chí của  con người. * Hành vi khách quan của tội phạm phải  là hành vi trái pháp luật hình sự: 
  7. Bài tập 9.  A là nhân viên bảo vệ kho C 6 cảng Tân Thuận.  Trong một ca trực đêm, do một người vắng mặt nên  A phải trực một mình. Vào lúc 1 giờ 30 sáng ngày  hôm sau, trong khi đang làm nhiệm vụ thì bất ngờ  A bị ba tên côn đồ xông tới dùng dao kề vào cổ A,  buộc A phải giao chìa khóa kho hàng nếu không sẽ  giết A ngay lập tức. Trong tình trạng đó A buộc phải  giao chìa khóa cho chúng. Bọn côn đồ trói A lại,  nhét khăn vào miệng A. Kết quả là chúng đã chiếm  đoạt một số hàng hóa  trị giá 500 triệu đồng. Đến ca  trực ngày hôm sau vụ việc được phát hiện.   Hãy cho biết anh A có phải chịu trách nhiệm hình  sự về việc đã để thất thoát số tài sản nói trên  không? (Dùng lý thuyết về sự cưỡng bức để giải  thích).
  8. Bài tập 10.  Chị Y vừa được công ty thương mại X tuyển vào  làm thủ quỹ. Biết rõ việc này, ba tên A, B, C (đã  thành niên và đều là thành phần thất nghiệp,  nghiện ngập) đã chặn đường chị Y đòi Y phải  giao nộp cho chúng 5 triệu đồng, nếu không  chúng sẽ tố cáo hành vi tham ô mà chị Y đã  thực hiện trước đây ở một cơ quan nhà nước. Lo  sợ bị mất việc làm, chị Y đã tự ý lấy số tiền 5  triệu trong công quỹ của công ty X và giao cho  bọn chúng. Vụ việc bị phát hiện.   Theo anh (chị), chị Y có phải chịu trách nhiệm  hình sự về hành vi nói trên không? Tại sao?.
  9. 3. Các hình thức thể hiện của hành vi khách quan * Hành động phạm tội:  * Không hành động phạm tội: điều kiện: ­ Có nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện một công việc  nhất định. Nghĩa vụ này được xác định trên cơ sở: + Do pháp luật quy định: + Do cơ quan có thẩm quyền quyết định trên cơ sở  áp dụng pháp luật: + Do chức năng nghề nghiệp quy định: + Do hợp đồng:  + Do xử sự trước đó của chủ thể: ­ Có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện nghĩa vụ  đó nhưng họ đã cố tình không thực hiện.
  10. 4. Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan ­ Tội ghép: ­ Tội liên tục: ­ Tội kéo dài:
  11. III. HẬU QUẢ NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI 1. Định nghĩa Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do  hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã  hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự.
  12. 2. Các loại hậu quả của tội phạm Tính mạng Thể chất Sức khỏe Hậu quả của  tội phạm Vật chất (Tài sản) Tinh thần Phi vật  Biến dạng  xử sự chất Tình trạng  nguy hiểm
  13. Bài tập 12. Do mâu thuẫn với mẹ ruột mình (bà Liêu), sau một hồi cãi vã với  mẹ, Trung liền mang can nhựa đi mua 3 lít xăng đem về nhà.  Lúc này cháu Thảo (con gái Trung) đang ngủ trên giường, chị  Xuân (vợ Trung) đang bế đứa con gái 2 tuổi là cháu Vy. Thấy  Trung tay cầm can xăng với thái độ rất hung hăng, chị Xuân  liền can ngăn, nhưng Trung gạt chị Xuân ra,  vừa quát: “Tao  đốt nhà rồi trả cho bà Liêu”, vừa tưới xăng lên nền nhà và  vách nhà bằng gỗ. Chị Xuân một tay bế con, một tay giật can  xăng trên tay Trung. Tức thì Trung bật quẹt, lửa bùng cháy.  Sau đó hàng xóm đến can ngăn và dập lửa. Kết quả là cháu Vy bị bỏng nặng và chết ngay sau đó. Chị Xuân  và Trung cũng bị bỏng nhưng thoát chết (chị Xuân bị bỏng  nặng với tỷ lệ thương tật là 41%). Một phần vách nhà và tài  sản trong nhà (gồm giường, tủ, bàn ghế) bị cháy, thiệt hại về  tài sản là 10 triệu đồng. Anh (chị) hãy xác định:  3. Hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là gì?
  14. 3. Ý nghĩa  Định tội:  Xác định có phạm tội hay không phạm tội.  Xác định phạm tội nào trong BLHS.  Xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa:  Định khung hình phạt và quyết định  hình phạt: 
  15. IV. VẤN ĐỀ QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG LUẬT HÌNH SỰ 1. Định nghĩa Mối quan hệ nhân quả trong luật hình sự  được hiểu là mối liên hệ giữa một hiện  tượng là hành vi khách quan nguy hiểm  cho xã hội đóng vai trò là nguyên nhân  với một hiện tượng là hậu quả nguy  hiểm cho xã hội đóng vai trò là kết quả.
  16. 2. Các căn cứ xác định mối quan hệ nhân quả  Hành vi phạm tội phải xảy ra trước  hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt  thời gian.   Giữa hành vi và hậu quả phải có mối  quan hệ nội tại, tất yếu  Quan hệ nội tại: Trong các hành vi đã  chứa đựng khả năng phát sinh hậu quả.  Quan hệ tất yếu: Hậu quả phản ánh xu  thế phát triển của hành vi.
  17. 3. Các dạng mối quan hệ nhân quả  Dạng mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp:   Dạng mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp:   Mỗi hành vi trái pháp luật đã có khả năng thực tế  trực tiếp làm phát sinh hậu quả.  Mỗi hành vi trái pháp luật đều chưa có khả năng  thực tế làm phát sinh hậu quả.   Dạng quan hệ nhân quả dây chuyền:   Dạng quan hệ nhân quả gián tiếp
  18. 4. Ý nghĩa của dấu hiệu mối quan hệ nhân quả  Định tội:  Xác định giai đoạn phạm tội: 
  19. V. Những biểu hiện khác thuộc mặt khách quan của tội phạm  Phương tiện phạm tội:   Phương pháp, thủ đoạn phạm tội  Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm  tội: => Ý nghĩa:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1