intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật môi trường: Chương 2 - ThS Phan Thỵ Tường Vi

Chia sẻ: Cao Thi Ly | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:37

182
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật môi trường: Chương 2 Luật quốc tế về môi trường trình bày các nội dung sau: Khái niệm Luật quốc tế về môi trường, nghĩa vụ và trách nhiệm của quốc gia, nội dung của Luật quốc tế về môi trường,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật môi trường: Chương 2 - ThS Phan Thỵ Tường Vi

  1. LUẬT QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG ThS PHAN THỴ TƯỜNG VI Khoa Luật, ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM
  2. NỘI DUNG I. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.1 Định nghĩa 1.2 Đối tượng điều chỉnh và chủ thể của Luật quốc tế về môi trường 1.3 Cơ sở ra đời của Luật quốc tế về môi trường II. Nghĩa vụ và trách nhiệm của quốc gia 2.1 Nghĩa vụ quốc gia 2 | PHAN THỴ TƯỜNG VI
  3. NỘI DUNG III. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.1 Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển 3.2 Luật quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học 3.3 Luật quốc tế về di sản văn hóa, tự nhiên 3.5 Luật quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển 3 | PHAN THỴ TƯỜNG VI
  4. I. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.1 Định nghĩa - Luật quốc tế về môi trường là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia, các chủ thể của Luật quốc tế nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu cũng như của các quốc gia để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. 4 | PHAN THỴ TƯỜNG VI
  5. I. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.2 Đối tượng điều chỉnh và chủ thể - Đối tượng điều chỉnh là những quan hệ giữa các quốc gia, giữa các quốc gia với các chủ thể khác của Luật quốc tế về môi trường. - Chủ thể gồm có: quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, các tổ chức quốc tế liên chính phủ  đây được xem là những chủ thể của Luật quốc tế, trong đó quốc gia là chủ thể chủ yếu. - Đối tượng bảo vệ của Luật quốc tế về môi trường: (*) Môi trường trên Trái đất 5 | PHAN THỴ TƯỜNG VI
  6. I. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.2 Đối tượng điều chỉnh và chủ thể (*) Môi trường trên Trái đất bao gồm bản thân trái đất và môi trường xung quanh trái đất đó là khí quyển, khoảng không vũ trụ gần trái đất, đại dương, các nguồn nước trên đất liền (gồm có nước mặt, nước ngầm, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ động vật và thực vật trên Trái đất,…).  Môi trường bao gồm các yếu tố cấu thành có thể nằm trong phạm vi của một quốc gia và có những yếu tố nằm ngoài phạm vi của quyền tài phán quốc gia. 6 | PHAN THỴ TƯỜNG VI
  7. I. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.2 Đối tượng điều chỉnh và chủ thể (**) Tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất có thể chia làm 3 loại: (1) TNTN nằm dưới quyền tài phán của quốc gia: + Quốc gia toàn quyền sử dụng và bảo vệ tài nguyên này (Nghị quyết của LHQ về chủ quyền vĩnh viễn của các 7 | PHAN THỴ TƯỜNG VI
  8. I. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.2 Đối tượng điều chỉnh và chủ thể (**) Tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất có thể chia làm 3 loại: (2) TNTN nằm dưới quyền tài phán của hai hay nhiều quốc gia: Các quốc gia có chung nguồn TNTN thường ký các hiệp ước, hiệp định khu vực để cùng quản lý, khai thác, sử dụng chung nguồn tài nguyên. (3) TNTN quốc tế: nằm ngoài quyền tài phán quốc gia nằm dưới 8 | PHAN THỴ TƯỜNG VI
  9. I. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.3 Cơ sở ra đời của Luật quốc tế về môi trường - Xây dựng trên nền tảng, môi trường là một tổng thể thống nhất: + Các phần của môi trường quan hệ mật thiết với nhau và bất kỳ sự thay đổi ở một phần nào cũng có thể dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng dây chuyền; + Những vấn đề môi trường toàn cầu chỉ có thể được giải quyết hiệu quả với sự hợp tác và tham gia của các quốc gia  cần thiết phải tạo ra một khung pháp lý quốc tế cho sự hợp tác. - 9 | PHAN THỴ TƯỜNG VI
  10. II. Nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia 2.1 Nghĩa vụ quốc gia 2.1.1 Nghĩa vụ hợp tác quốc tế - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quốc tế có ý nghĩa quan trọng  đây là một nguyên tắc chung trong Luật quốc tế về môi trường. - Nghĩa vụ hợp tác quốc tế có các nội dung chính sau: + Hợp tác nhằm thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường theo các cam kết quốc tế của các quốc gia trong các ĐƯQT 10 | PHAN THỴ TƯỜNG VI
  11. II. Nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia 2.1 Nghĩa vụ quốc gia 2.1.1 Nghĩa vụ thông tin - Nghĩa vụ này được xây dựng trên 2 cơ sở quan trọng: + Để kiểm soát được ô nhiễm môi trường, cần phải có thông tin cần thiết về tình trạng môi trường và nếu nguy hiểm cho môi trường thì mới có thể tiến hành các biện pháp tự bảo vệ. + Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, theo đó quốc gia gây ô nhiễm phải tạo điều kiện để quốc gia nạn nhân có thể kịp thời 11 | PHAN THỴ TƯỜNG VI
  12. II. Nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia 2.1 Nghĩa vụ quốc gia 2.1.1 Nghĩa vụ thông tin - Nghĩa vụ thông tin có các nội dung chính sau: + Trao đổi thông tin về tình trạng tự nhiên của nguồn TNTN; + Thông tin về những thiệt hại về môi trường đã xảy ra, để giải quyết các tác động về môi trường trên cơ sở các thông tin đó; + Trao đổi thông tin liên quan đến các kế hoạch được hoạch định có thể kéo theo các rủi ro về môi trường; 12 | PHAN THỴ TƯỜNG VI
  13. II. Nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia 2.1 Nghĩa vụ quốc gia 2.1.1 Nghĩa vụ không gây hại - Các quốc gia phải bảo đảm các hoạt động trong phạm vi quyền tài phán hoặc kiểm soát của mình không được gây hại cho môi trường của các quốc gia khác hoặc cho những vùng nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (điều 21 Tuyên bố Stockholm và điều 2 Tuyên bố Rio). - Quốc gia có trách nhiệm tiến hành những biện pháp thực tiễn để không gây hại cho các quốc giaTHỴ 13 | PHAN khác. Nghĩa vụ này được quy định TƯỜNG VI
  14. II. Nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia 2.2 Trách nhiệm quốc gia 2.2.1 Trách nhiệm quốc gia đối với những hậu quả do các hoạt động mà luật pháp quốc tế cấm gây ra - Quốc gia phải chịu trách nhiệm quốc tế đối với các thiệt hại về môi trường gây ra cho các quốc gia khác hoặc cho môi trường của những khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, do việc vi phạm các quy định hoặc tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận rộng rãi. 14 | PHAN THỴ TƯỜNG VI
  15. II. Nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia 2.2 Trách nhiệm quốc gia 2.2.1 Trách nhiệm quốc gia đối với những hậu quả do các hoạt động mà luật pháp quốc tế cấm gây ra - Hệ quả pháp lý: + Chấm dứt hoạt động bất hợp pháp. + Khôi phục lại nguyên trạng như trước khi chưa có những thiệt hại đó. + Bồi thường thiệt hại do hoạt động trái với luật quốc tế gây ra. 15 | PHAN THỴ TƯỜNG VI
  16. II. Nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia 2.2 Trách nhiệm quốc gia 2.2.2 Trách nhiệm quốc gia đối với các hoạt động mà luật pháp quốc tế không cấm - Đây là trách nhiệm đối với các hậu quả của một hoạt động mà luật pháp quốc tế không cấm (không vi phạm pháp luật quốc tế). - Trách nhiệm này chỉ dẫn đến việc bồi thường về tài chính. Việc áp đặt trách nhiệm cho các hoạt động không bị luật pháp quốc tế cấm, chủ yếu nhấn mạnh đến thiệt hại mà một quốc gia nào đó gây ra hơn là đối với các hành vi của quốc 16 | PHAN giaVI đó. THỴ TƯỜNG
  17. III. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.1 Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển Nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển của các quốc gia bao gồm những nội dung chính sau: - Tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn ô nhiễm biển; - Bảo vệ các nguồn tài nguyên sinh vật sống trên biển; - Cấm các hoạt động nằm trong các khu vực nằm dưới quyền tài phán hoặc kiểm soát của mình, có thể gây hại cho môi trường biển của các quốc gia khác hoặc một vùng nằm ngoài giới hạn của 17 | PHAN THỴ TƯỜNG VI
  18. III. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.1 Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển Các loại quy định pháp lý về ngăn chặn ô nhiễm biển chia làm 2 nhóm: (1) Các quy định cấm hoặc hạn chế các loại chất nhất định hoặc chất thải vào môi trường biển. Vd: Cấm thải các chất có độ phóng xạ cao và cấm tiến hành các vụ thử vũ khí hạt nhân trên biển, hạn chế việc thải các chất gây ô nhiễm ra biển. (2) Các quy định bổ sung cho các tiêu chuẩn trên hoặc giúp cho việc thực hiện các quy định đó có18 |hiệu quả. PHAN THỴ TƯỜNG VI
  19. III. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.1 Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển Các quy định về nguồn gây ô nhiễm môi trường biển: - Ô nhiễm từ đất liền là nguyên nhân chủ yếu, nhưng hiện nay chưa áp đặt bất kỳ hạn chế nào một cách trực tiếp cho các quốc gia trong việc kiểm soát ô nhiễm từ đất liền. - Ô nhiễm từ biển nảy sinh từ các hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên đáy biển được tiến hành trong phạm vi quyền tài phán quốc gia, được các quốc gia ven bờ quy định. Ô nhiễm do việc thăm dò và khai thác đáy19 |đại dương PHAN THỴ TƯỜNG VI sẽ phải tuân theo các tiêu
  20. III. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.1 Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển Các quy định về nguồn gây ô nhiễm môi trường biển: - Ô nhiễm từ không khí. - Ô nhiễm từ tàu là nguồn ô nhiễm có thể nhận thấy rất rõ ràng mặc dù ô nhiễm do tàu biển gây ra chỉ chiếm không đến 50% số thịêt hại do dầu gây ra. Kết quả tổng kết được rằng 90% các tai nạn này là do lỗi của con người. Vì thế, các quy định pháp lý để kiểm soát các hoạt động của con người có vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. 20 | PHAN THỴ TƯỜNG VI
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2