intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật thương mại 2: Chương 2 - Trương Kim Phụng

Chia sẻ: Hoa Anh đào | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

61
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật thương mại 2: Chương 2 Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa, cung cấp cho người học những kiến thức như: Hoạt động mua bán hàng hóa; mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật thương mại 2: Chương 2 - Trương Kim Phụng

  1. Chương 2. PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA I. Hoạt động mua bán hàng hóa - Khái niệm và đặc điểm của hoạt động MBHH - Xác lập hợp đồng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng - Nội dung của hợp đồng - Thực hiện hợp đồng II. Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch HH - Khái niệm và đặc điểm - Khái quát về sở giao dịch hàng hóa - Hoạt động MBHH qua sở giao dịch hàng hóa
  2. I. HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA 1. Khái niệm và đặc điểm a. Khái niệm (khoản 8 Điều 3) “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.
  3. “Hợp đồng MBHH là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa”
  4. b. Đặc điểm của hợp đồng MBHH - Chủ thể: có ít nhất 1 bên là thương nhân - Hình thức: văn bản, lời nói, hành vi cụ thể. - Đối tượng: hàng hóa “Hàng hóa bao gồm tất cả động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai”
  5. 2. Xác lập hợp đồng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Hình thức giao kết hợp đồng Giao kết trực tiếp Giao kết gián tiếp
  6. Điều 386. Bộ luật dân sự 2015 Đề nghị giao kết hợp đồng 1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị). 2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
  7. Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.
  8. Chấp nhận đề nghị giao kết HĐ Là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
  9. Thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết HĐ: - Trong thời hạn quy định - Nếu quá thời hạn thì trở thành đề nghị mới - Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.
  10. Thời điểm giao kết HĐMBHH - HĐ được giao kết từ thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết - HĐ giao kết trực tiếp bằng văn bản - HĐ giao kết bằng lời nói - HĐ có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ TH các bên có thỏa thuận khác or PL có quy định khác.
  11. Địa điểm giao kết hợp đồng - Do các bên thỏa thuận - Nơi cư trú, trụ sở chính của bên đưa ra đề nghị giao kết HĐ
  12. c. Điều kiện có hiệu lực của HĐ Theo BLDS 2015 giao dịch dân sự có hiệu lực khi: Người tham gia hợp đồng phải có đủ năng lực chủ thể Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện
  13. Nội dung của HĐ - Các điều khoản chủ yếu - Điều khoản thông thường - Điều khoản tùy nghi
  14. Nội dung của HĐMBHH Tên loại HĐ Tên đối tượng HĐ (tên loại HH) Số lượng Chất lượng Giá Thời hạn thanh toán Phương thức thanh toán Trách nhiệm khi có hành vi vi phạm HĐ
  15. Hình thức của HĐMBHH - Lời nói - Văn bản - Hành vi - Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
  16. Thực hiện hợp đồng Giao, nhận hàng hóa - Bên Bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ - Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng
  17. Quyền và nghĩa vụ của các bên Nghĩa vụ của bên bán: giao hàng, giao chứng từ Đúng thời hạn - Giao hàng: Đúng địa điểm Đúng số lượng Đúng chất lượng
  18. Nghĩa vụ của bên mua Thanh toán - Địa điểm thanh toán: + Địa điểm kinh doanh của bên bán hoặc nơi cư trú của người bán + Địa điểm giao hàng, giao chứng từ - Thời hạn thanh toán + Theo thỏa thuận + Thời hạn giao hàng, giao chứng từ +Nếu bên mua có quyền kiểm tra hàng trước thì việc thanh toán được thực hiện sau khi đã kiểm tra xong
  19. Địa điểm giao, nhận hàng hóa - Theo thỏa thuận - Hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì phải giao hàng tại nơi có hàng hóa đó - Hợp đồng có thỏa thuận về vận chuyển thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên - Trụ sở kinh doanh của bên bán
  20. Thời hạn giao hàng - Theo thoả thuận trong hợp đồng. - Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. - Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng. - Giao hàng trước thời hạn thỏa thuận ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2