Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 4.4 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
lượt xem 10
download
Bài giảng "Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 4.4 - Ngân hàng thương mại" được biên soạn bao gồm các nội dung chính sau: Lịch sử phát triển của ngân hàng thương mại; Chức năng của ngân hàng thương mại; Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại; Bảng cân đối tài sản ngân hàng;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 4.4 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
- LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ MÃ HỌC PHẦN EM 3510 Nguyễn Thị Bích Nguyệt C9.208 - Bộ môn Kinh tế học Nguyet.nguyenthibich@hust.edu.vn 12/26/2021 1
- NỘI DUNG HỌC PHẦN CHƯƠNG 1 – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ CHƯƠNG 2 – LÃI SUẤT CHƯƠNG 3 – THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG 4 – CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH CHƯƠNG 5 – TÀI CHÍNH CÔNG CHƯƠNG 6 – TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP - TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CHƯƠNG 7 – NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CHƯƠNG 8 – TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 2
- CHƯƠNG 4 CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 12/26/2021 3
- NỘI DUNG 4.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.2. CÁC LOẠI HÌNH TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.3. QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4.4. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 4
- 4.4. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ngân hàng thương mại là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế ⁃ Là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế ⁃ Là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường ⁃ Là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước ⁃ Là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 5
- 4.4. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Căn cứ vào hình thức sở hữu - Ngân hàng thương mại Quốc doanh - Ngân hàng thương mại cổ phần - Ngân hàng liên doanh - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài - Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 6
- 4.4. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Căn cứ vào chiến lược kinh doanh - Ngân hàng bán buôn - Ngân hàng bán lẻ - Ngân hàng hỗn hợp 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 7
- 4.4. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Căn cứ vào tính chất hoạt động - Ngân hàng chuyên doanh - Ngân hàng kinh doanh tổng hợp 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 8
- 4.4. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4.4.1. Lịch sử phát triển của ngân hàng thương mại Thời kỳ từ thế Thời kỳ sơ kỷ thứ XVII đến khai thế kỷ thứ XIX Thời kỳ từ thế kỷ Thời kỳ từ đầu thứ V đến thế kỷ thế kỷ thứ XX thứ XVII đến nay 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 9
- 4.4. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4.4.1. Lịch sử phát triển của ngân hàng thương mại Thời kỳ sơ khai: Trước thế kỷ thứ V - Giai đoạn phát triển các NH sơ khai: Từ 3.500 đến 1.800 TCN - NV của nghề kinh doanh tiền tệ: Nhận giữ tiền vàng và các tài sản có giá trị - Người cung cấp: Người có vị trí cao, có tiềm lực tài chính trong nền kinh tế (thợ kim hoàn, lãnh chúa, nhà thờ) - Để giảm chi phí lưu trữ, vận chuyển, trao đổi → Sử dụng giấy chứng nhận quyền sở hữu vàng để thanh toán → mầm mống của NV phát hành tiền giấy - Nhận thấy có thể sử dụng lượng tiền tồn quỹ nhàn rỗi để cho vay → Tham gia vào quá trình cung ứng tiền 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 10
- 4.4. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4.4.1. Lịch sử phát triển của ngân hàng thương mại Thời kỳ từ thế kỷ thứ V đến XVII - Hoàn thiện việc ghi chép → Các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng ra đời - Cuối thế kỷ X: Nghiệp vụ chuyển tiền và bảo lãnh tiền - Giai đoạn từ thế kỷ XI-XVII: Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu phát triển - Đến thế kỷ XVII: Các nghiệp vụ một NH kinh doanh đã hoàn thiện - Ra đời một loạt các ngân hàng đa nghiệp vụ: Hà Lan (1609)→ Thụy Điển (1656) → Anh (1694) → Mỹ (1791) → Pháp (1800) 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 11
- 4.4. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4.4.1. Lịch sử phát triển của ngân hàng thương mại Thời kỳ từ thế kỷ thứ XVIII đến XIX - Kỳ phiếu được đưa vào sử dụng thay cho tiền và vàng: Kỳ phiếu của ngân hàng lớn, uy tín phát hành được ưa chuộng và sử dụng, chiếm lĩnh thị trường, kỳ phiếu của ngân hàng nhỏ bị đẩy ra khỏi lưu thông - Các ngân hàng lớn phát hành nhiều kỳ phiếu → Nhà nước không thể kiểm soát được lượng tiền tệ trong lưu thông → Phân hệ thống ngân hàng thành 2 cấp: Ngân hàng lớn được phép phát hành tiền – Ngân hàng phát hành; Ngân hàng nhỏ hơn không được phép phát hành tiền – chỉ làm trung gian tín dụng và thanh toán 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 12
- 4.4. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4.4.1. Lịch sử phát triển của ngân hàng thương mại Thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến nay - Nhà nước quốc hữu hóa Ngân hàng phát hành, cho phép duy nhất ngân hàng này được phép phát hành tiền → Phân cấp rõ rệt trong hệ thống ngân hàng → Ngân hàng Trung ương thay mặt Nhà nước kiểm soát lưu thông tiền tệ, là ngân hàng của Chính phủ và ngân hàng của các ngân hàng - Các ngân hàng trung gian phát triển quy mô, loại hình nghiệp vụ. Ngân hàng thương mại đóng vai trò chủ chốt, cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 13
- 4.3. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4.3.2. Chức năng của ngân hàng thương mại Trung gian tín dụng Trung gian thanh toán Tạo tiền gửi 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 14
- 4.3. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4.3.2. Chức năng của ngân hàng thương mại a. Trung gian tín dụng - Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người dư thừa vốn và người cần vốn Gửi tiền Cho vay Người Ngân hàng Người dư thừa vốn cần vốn Ủy thác thương mại Đầu tư đầu tư 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 15
- 4.3. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4.3.2. Chức năng của ngân hàng thương mại a. Trung gian tín dụng - Đối với người gửi tiền: Thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi dưới hình thức tiền lãi, hơn nữa ngân hàng đảm bảo cho sự an toàn về khoản tiền và cung cấp các dịch vụ thanh tóa tiện lợi - Đối với người đi vay: Thỏa mãn được nhu cầu vốn để kinh doạn, chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 16
- 4.3. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4.3.2. Chức năng của ngân hàng thương mại a. Trung gian tín dụng - Đối với nhân hàng thương mại: Tìm kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới - Đối với nền kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 17
- 4.3. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4.3.2. Chức năng của ngân hàng thương mại b. Trung gian thanh toán - NHTM làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng - NHTM đóng vai trò thủ quỹ cho các doanh nghiệp và các cá nhân - Thực hiện chức năng thanh toán trên cơ sở chức năng trung gian tín dụng: Qua việc nhận tiền gửi, NH mở tài khoản để các chủ tài khoản theo dõi các khoản thu, chi → đây là tiền đề để khách hàng thực hiện các thanh toán qua ngân hàng, đặt ngân hàng vào vị trí làm trung gian thanh toán - Thực hiện thanh toán qua ngân hàng giúp giảm thiểu những rủi ro khi thanh toán bằng tiền mặt → nhu cầu thanh toán qua ngân hàng tăng cao 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 18
- 4.3. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4.3.2. Chức năng của ngân hàng thương mại b. Trung gian thanh toán NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế - Cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng... - Giúp các chủ thể tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo thanh toán an toàn - Tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt - Thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 19
- 4.3. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4.3.2. Chức năng của ngân hàng thương mại c. Tạo tiền gửi Từ một số tiền gửi , qua hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM, sẽ tạo ra tiền tín dụng (tiền ghi sổ) mới gấp nhiều lần so với số tiền ban đầu 12/26/2021 Monetary and Financial Theories 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 1 - ĐH Kinh tế
29 p | 222 | 39
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính (Phan Trần Trung Dũng) - Chương 1 Tổng quan về tài chính
16 p | 271 | 26
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 9 - ĐH Kinh tế
27 p | 144 | 21
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 1.5 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
24 p | 53 | 13
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 5
14 p | 153 | 10
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Chương 1: Tổng quan về tài chính và hệ thống tài chính
21 p | 100 | 10
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Chương 3: Tài chính doanh nghiệp
23 p | 91 | 10
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 4
20 p | 96 | 9
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính công: Chương 5 - Trương Minh Tuấn
19 p | 76 | 5
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 4 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
12 p | 11 | 5
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 1 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
11 p | 10 | 4
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 2 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
9 p | 8 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 3 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
7 p | 9 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 5 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
6 p | 13 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 6 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
17 p | 9 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 7 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
8 p | 15 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 9 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
3 p | 13 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 8 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
6 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn