Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 7 - Cung - Cầu tiền tệ
lượt xem 81
download
Sau khi học xong chương Cung – Cầu tiền tệ, sinh viên sẽ nắm bắt được: các khái niệm cơ bản liên quan đến mức cung tiền và mức cầu tiền, các lý thuyết kinh tế học giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến MA và MS. Ứng dụng các lý thuyết đã học vào bài tập thực tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 7 - Cung - Cầu tiền tệ
- Chương 7 Cung – Cầu tiền tệ Hà Nội, tháng 82007 1
- Mục đích chương học Sau khi học xong chương Cung – Cầu tiền tệ, sinh viên sẽ nắm bắt được: Các khái niệm cơ bản liên quan đến mức cung tiền và mức cầu tiền. Các lý thuyết kinh tế học giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến MA và MS. Ứng dụng các lý thuyết đã học vào bài tập thực tế.
- Tài liệu Chương 7, giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê. Chương 14, 15 và 23, sách tham khảo Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, F.Miskin, NXB Khoa học và Kĩ thuật. Chapter 16 and 21, The Economics of Money, Banking and Financial Markets, the seventh edition, F.Miskin, Addison – Wesley Press. Tạp chí Ngân hàng, tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, tạp chí Nghiên cứu Kinh tế. www.sbv.gov.vn; www.boj.gov.vn; www.federalreserve.gov;....
- Tóm tắt nội dung 1. Mức cầu tiền tệ (MD) 1.1. Khái niệm 1.2. Thành phần 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng 2. Mức cung tiền tệ (MS) 2.1. Khái niệm 2.2. Đo lường MS 2.3.Quá trình cung ứng tiền và các nhân tố ảnh hưởng đến MS 3. Quan hệ cung – cầu tiền tệ
- 1. Mức cầu tiền tệ 1.1. Khái niệm Mức cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước giữ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và bảo toàn giá trị trong điều kiện giá cả và các biến số vĩ mô cho trước.
- 1. Mức cầu tiền tệ 1.1. Khái niệm Đặc trưng của mức cầu tiền (MD) là: Thể hiện nhu cầu của các chủ thể phi ngân hàng Mục đích nắm giữ tiền của các chủ thể gồm: tiêu dùng và bảo toàn giá trị MD đo lường được trong điều kiện lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, vòng quay tiền tệ, tỷ giá… là các biến số đã cho trước Nhu cầu tiền thực tế
- 1. Mức cầu tiền tệ 1.2. Thành phần Theo Keynes, mức cầu tiền được hình thành bởi ba bộ phận tương ứng với động cơ nắm giữ tiền của công chúng: 1.2.1. Mức cầu tiền giao dịch 1.2.2. Mức cầu tiền dự phòng 1.2.3. Mức cầu tiền đầu tư/đầu cơ
- 1. Mức cầu tiền tệ 1.2.1. Mức cầu tiền giao dịch • Khái niệm: Mức cầu tiền giao dịch là nhu cầu tiền tệ với tư cách là phương tiện trao đổi nhằm phục vụ cho nhu cầu giao dịch hàng ngày của các chủ thể kinh tế trong xã hội. • Ví dụ: mua hàng hóa, trả công dịch vụ, thanh toán khoản nợ…
- 1. Mức cầu tiền tệ 1.2.1. Mức cầu tiền giao dịch • Đặc điểm Đây là nhu cầu chi tiêu thường xuyên của các chủ thể trong xã hội. Nhu cầu này đòi hỏi phải được đáp ứng bằng phương tiện có tính lỏng cao như tiền mặt hoặc tiền gửi không kỳ hạn tại NH. Có nhiều cách một cá nhân có thể sử dụng để thỏa mãn nhu cầu này. Việc lựa chọn cách nào sẽ quyết định đến mức cầu tiền giao dịch.
- 1. Mức cầu tiền tệ 1.2.2. Mức cầu tiền dự phòng • Khái niệm: Mức cầu tiền dự phòng là nhu cầu tiền tệ nhằm đáp ứng các khoản chi tiêu không dự tính trước được khi có các nhu cầu đột xuất. • Ví dụ: ốm đau, tai nạn, hỏng xe, thiên tai, bệnh dịch…
- 1. Mức cầu tiền tệ 1.2.2. Mức cầu tiền dự phòng • Đặc điểm: Để đáp ứng nhu cầu đột xuất, có rất nhiều cách như nắm giữ nhiều tiền hơn để hình thành nên bộ phận cầu tiền dự phòng; cắt giảm chi tiêu thường xuyên khi nhu cầu đột xuất phát sinh; đi vay; xin các khoản viện trợ không hoàn lại… → Quy mô của cầu tiền dự phòng phụ thuộc vào chênh lệch ròng giữa chi phí của việc nắm giữ tiền và chi phí sử dụng các phương án khác.
- 1. Mức cầu tiền tệ 1.2.3. Mức cầu tiền đầu tư/đầu cơ • Khái niệm: Mức cầu tiền đầu tư/đầu cơ là lượng tiền được nắm giữ nhằm quản lí tài sản một cách linh hoạt và có hiệu quả trên cả hai góc độ tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro. • Ví dụ: bố mẹ nắm giữ tiền chuẩn bị cho con cái du học; tích lũy tiền để xây nhà, mua xe…
- 1. Mức cầu tiền tệ 1.2.3. Mức cầu tiền đầu cơ/đầu tư • Đặc điểm: Công chúng nắm giữ tiền với tư cách là một công cụ đầu tư. Động cơ đầu tư nhằm mục đích bảo toàn lợi nhuận dựa trên khả năng phán đoán tình hình sẽ xảy ra trong tương lai tốt hơn so với phần còn lại của thị trường.
- 1. Mức cầu tiền tệ 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức cầu tiền tệ 1.2.1. Lý thuyết số lượng tiền tệ đơn giản của Irving Fisher 1.2.2. Trường phái Cambridge cổ điển 1.2.3. Lý thuyết ưa thích tính lỏng của Keynes 1.2.4. Mô hình BaumolTobin 1.2.5. Lý thuyết số lượng tiền tệ hiện đại của Milton Friedman
- 1. Mức cầu tiền tệ 1.2.1. Lý thuyết số lượng tiền tệ đơn giản của Irving Fisher Giả thiết: Công chúng nắm giữ tiền mặt chỉ vì động cơ giao dịch và không tự do hành động theo nhu cầu tiền mà mình muốn nắm giữ, họ phụ thuộc vào các TGTC trong nền kinh tế và các phương tiện thanh toán mà họ có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch
- 1. Mức cầu tiền tệ 1.2.1. Lý thuyết số lượng tiền tệ đơn giản của Irving Fisher Phương trình liên hệ thu nhập đến số lượng tiền tệ và tốc độ lưu thông tiền tệ: M x V = P x Y (7.1) + M: tổng lượng tiền tệ + V: tốc độ chu chuyển tiền tệ (số lần trung bình trong một thời kỳ xác định mà 1 đơn vị tiền tệ được chi dùng để mua tổng số hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế) + P: mức giá cả của nền kinh tế + Y: tổng thu nhập thực tế của nền kinh tế
- 1. Mức cầu tiền tệ 1.2.1. Lý thuyết số lượng tiền tệ đơn giản của Irving Fisher Phương trình mức cầu tiền giao dịch: 1 M = .P.Y d (7.2) V Vì V là nhân tố ít biến đổi trong ngắn hạn do phụ thuộc vào các yếu tố khó thay đổi trong ngắn hạn nên phương trình (7.2) có thể viết lại dưới dạng như sau: M = k .P.Y d (7.3) →
- 1. Mức cầu tiền tệ 1.2.1. Lý thuyết số lượng tiền tệ đơn giản của Irving Fisher Kết luận: Phương trình (7.3) cho biết cầu tiền giao dịch tỷ lệ thuận với thu nhập danh nghĩa theo tỷ lệ k. Đánh giá: + Ưu điểm: đã bước đầu giải thích được nhân tố ảnh hưởng đến mức cầu giao dịch một cách trực quan, dễ hiểu. + Nhược điểm: giả thiết bất hợp lí; chưa chỉ ra được tác động của lãi suất đối với mức cầu tiền.
- 1. Mức cầu tiền tệ 1.2.2. Trường phái Cambrigde cổ điển Giả thiết: + Các cá nhân tự do quyết định việc nắm giữ tiền + Nguyên nhân thúc đẩy công chúng nắm giữa tiền là do: → Tiền tệ có chức năng là phương tiện trao đổi nên công chúng nắm giữ nó để thỏa mãn nhu cầu giao dịch của mình. Đây chính là bộ phận cầu tiền giao dịch tỷ lệ thuận với thu nhập danh nghĩa. → Tiền tệ có chức năng là phương tiện cất trữ giá trị nên công chúng nắm giữ nó như một công cụ tài chính để cất giữ của cải. Đây chính là bộ phận cầu tiền tích lũy tỷ lệ thuận với thu nhập danh nghĩa.
- 1. Mức cầu tiền tệ 1.2.2. Trường phái Cambrigde cổ điển Phương trình mức cầu tiền giao dịch: M = k .P.Y d (7.4) - Kết luận: Mức cầu tiền giao dịch tỷ lệ thuận với thu nhập danh nghĩa theo tỷ lệ k nhưng k không phải một hằng số mà là một số biến động - Đánh giá: + Ưu điểm: đã đề cập đến mức cầu tiền tích lũy; ảnh hưởng của lãi suất đến mức cầu tiền giao dịch. + Nhược điểm: chưa chỉ ra được một cách trực quan ảnh hưởng của nhân tố lãi suất đến mức cầu tiền.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 6 - Ngân hàng Trung ương
27 p | 261 | 29
-
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 5 - Trung gian tài chính phi ngân hàng
17 p | 170 | 27
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 1
54 p | 199 | 23
-
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 9 - Chính sách tiền tệ
29 p | 185 | 19
-
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ - Chương 10: Ngân hàng thương mại
37 p | 202 | 19
-
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 1 Bản chất chức năng của tiền - ThS. Nguyễn Hồng Thắng
17 p | 120 | 17
-
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ - Chương 11: Ngân hàng Trung ương
28 p | 204 | 17
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 3
42 p | 102 | 7
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 7 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
8 p | 8 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 6 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
17 p | 6 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 5 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
6 p | 9 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 4 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
12 p | 7 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 3 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
7 p | 7 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 2 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
9 p | 5 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 9 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
3 p | 10 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 8 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
6 p | 8 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 1 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
11 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn