intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Mặt khách quan của tội phạm - GV. Trần Ngọc Lan Trang

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:39

163
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Mặt khách quan của tội phạm do GV. Trần Ngọc Lan Trang thực hiện bao gồm những nội dung về khái niệm; hành vi khách quan của tội phạm; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; vấn đề quan hệ nhân quả; những biểu hiện khác thuộc mặt khách quan của tội phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Mặt khách quan của tội phạm - GV. Trần Ngọc Lan Trang

  1. GV: Trần Ngọc Lan  Trang
  2. NỘI DUNG 1. Khái niệm 2. Hành vi khách quan của tội phạm 3. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội 4. Vấn đề quan hệ nhân quả 5. Những biểu hiện khác thuộc mặt khách quan
  3. 1. Khái niệm Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
  4. 1. Khái niệm  Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan: -Hành vi nguy hiểm -Hậu quả nguy hiểm -Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả -Các dấu hiệu bên ngoài khác: thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện, thủ đoạn…
  5. 1. Khái niệm Ý nghĩa: -Định tội -Định khung hình phạt -Xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS -Xác định mặt chủ quan của tội phạm
  6. 2. Hành vi khách quan của tội phạm    1. Khái niệm 2. Các hình thức thể hiện hành vi khách quan 3. Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan
  7. 2.1. Khái niệm Hành vi khách quan của tội phạm là những xử sự của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Hành vi khách quan là yếu tố quan trọng nhất của mặt khách quan
  8. 2.1. Khái niệm Đặc điểm: -Tính nguy hiểm cho xã hội -Hoạt động có ý thức và có ý chí của con người -Hành vi trái pháp luật hình sự
  9. 2.1. Khái niệm Tính nguy hiểm cho xã hội - Thể hiện: gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm Điều 8 BLHS: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội”.
  10. 2.1. Khái niệm Hoạt động có ý thức và có ý chí của con người Biểu hiện của con người chỉ được coi là hành vi khi nó có sự kiểm soát của ý thức và điều khiển của ý chí  Biểu hiện của con người trên thực tế tuy có gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội đựơc luật hình sự bảo vệ nhưng không có sự kiểm soát của ý thức và ý chí thì không thể xem đó là hành vi khách quan.
  11. 2.1. Khái niệm Hoạt động có ý thức và có ý chí của con người Các biểu hiện không được coi là “hành vi” phạm tội: - Biểu hiện của người không có chủ định - Biểu hiện của người trong tình trạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
  12. 2.1. Khái niệm Hoạt động có ý thức và có ý chí của con người - Biểu hiện trong tình trạng bất khả kháng - Biểu hiện trong tình trạng bị cưỡng bức + Cưỡng bức tinh thần + Cưỡng bức thân thể
  13. Cưỡng bức tinh thần Một người phải làm hoặc không là một việc gây thiệt hại cho XH do bị người khác cưỡng ép bằng những thủ đoạn đe dọa + Người bị cưỡng bức chưa hoàn toàn tê liệt ý chí, vẫn có thể lựa chọn xử sự khác  biểu hiện vẫn bị coi là hành vi + Người bị cưỡng bức hoàn toàn tê liệt ý chí, không còn sự lựa chọn  biểu hiện không bị coi là hành vi thu
  14. Cưỡng bức thân thể Một người gây ra thiệt hại cho XH do bị người khác tác động vào thân thể + Người bị cưỡng bức không kiểm soát được ý thức + Người bị cưỡng bức không điều khiển được ý chí Biểu hiện không bị coi là hành vi thu
  15. 2.1. Khái niệm Hoạt động có ý thức và có ý chí của con người Mức độ kiểm soát của ý thức Mức độ TNHS và ý chí 1. Hành vi hoàn toàn có sự kiểm TNHS trọn vẹn soát 2. Hành vi có sự kiểm soát ở TNHS hạn chế mức độ hạn chế 3. Biểu hiện nằm ngoài sự kiểm Không chịu soát TNHS
  16. 2.1. Khái niệm Hành vi trái pháp luật hình sự Hành vi bị BLHS cấm và quy định hành vi đó là tội phạm Điều 2 BLHS: “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS”.
  17. 2.1. Khái niệm Một xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội chỉ được coi là hành vi khách quan của tội phạm nếu thỏa mãn cả 3 đặc điểm: - tính nguy hiểm cho xã hội - có sự kiểm soát của ý thức và ý chí của con người - trái pháp luật hình sự
  18. 2.2. Hình thức thể hiện của hành vi 1. Hành động phạm tội 2. Không hành động phạm tội
  19. 2.2.1. Hành động phạm tội Hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể đã làm một việc bị pháp luật cấm.
  20. 2.2.2. Không hành động phạm tội Hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2