intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Máu và các chế phẩm của máu (nguyên tắc sử dụng) - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Thiên Hương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Máu và các chế phẩm của máu (nguyên tắc sử dụng) do ThS.BS. Nguyễn Hoàng Thiên Hương biên soạn với mục tiêu: Trình bày được các loại chế phẩm của máu; Hiểu và trình bày được chỉ định và chống chỉ định truyền máu và/hoặc các chế phẩm của máu; Trình bày được cách sử dụng máu và các chế phẩm của máu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Máu và các chế phẩm của máu (nguyên tắc sử dụng) - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Thiên Hương

  1. MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM CỦA MÁU (NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG) T HS . B S . NGUYỄN HOÀ N G T HI ÊN HƯƠ N G B Ộ M Ô N N HI - KHOA Y, Đ H Q U Ố C GI A T P. HCM
  2. MỤC TIÊU 1. Trình bày được các loại chế phẩm của máu 2. Hiểu và trình bày được chỉ định và chống chỉ định truyền máu và/hoặc các chế phẩm của máu 3. Trình bày được cách sử dụng máu và các chế phẩm của máu
  3. DÀN BÀI A. Thể tích máu bình thường của trẻ B. Các biến chứng của truyền máu và các chế phẩm của máu C. Đặc điểm các chế phẩm của máu và cách sử dụng D. Tóm tắt
  4. NGUYÊN TẮC CHUNG TẠI SAO? “ Cần Ít phản ứng phụ nấy” 1. gì truyền 2. Chi phí thấp 3. Tận dụng tối ưu nguồn máu hạn chế trong cộng đồng
  5. A. THỂ TÍCH MÁU BÌNH THƯỜNG 1 "Blood Component Replacement" (2018), Helen K. Hughes MD, MPH; Lauren K. Kahl, MD, The Harriet Lane Handbook, Elsevier, pp. 385-394.
  6. B. CÁC BIẾN CHỨNG 1. Các phản ứng truyền máu cấp: a) Phản ứng tán huyết cấp b) Phản ứng sốt không tán huyết c) Phản ứng nổi mày đay 2. Phản ứng truyền máu muộn 3. Sự lây nhiễm các bệnh lý nhiễm trùng 4. Nhiễm trùng huyết
  7. PHẢN ỨNG TÁN HUYẾT CẤP - Do không tương hợp nhóm máu - Hậu quả: Tán huyết nội mạch, Suy thận cấp, DIC - Triệu chứng: sốt, lạnh run, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, sốc, tiểu máu và chảy máu. - CLS: DIC, hemoglobin niệu (+), Coombs test (+) - Xử trí: ngưng truyền máu/chế phẩm máu ngay lập tức, điều trị hỗ trợ.
  8. PHẢN ỨNG SỐT KHÔNG TÁN HUYẾT - Thường do Cytokine gây viêm - Hay gặp ở những bệnh nhân đã truyền máu trước đây - Triệu chứng: sốt, lạnh run, đổ mồ hôi - Xử trí: ngừng truyền và đánh giá - Phòng ngừa: sử dụng thuốc trước khi truyền (hạ sốt, antihistamines, corticosteroids, nếu cần sử dụng túi máu đã giảm bạch cầu – leukocytes-poor PRBCs)
  9. PHẢN ỨNG NỔI MÀY ĐAY - Do phản ứng với protein trong huyết thanh người cho - Xử trí: ngừng truyền máu ngay lập tức; điều trị với antihistamines, epinephrine và steroids nếu có suy hô hấp (tham khảo thêm Bài Sốc phản vệ) - Sử dụng máu giảm bạch cầu ở những lần truyền tiếp theo
  10. ĐÁNH GIÁ CÁC PHẢN ỨNG TRUYỀN MÁU CẤP (CLS) (1) Nước tiểu: Test tìm Hb (2) Máu: xác định nhóm máu, tầm soát kháng thể, và làm lại test Coombs trực tiếp (DCT) trên huyết thanh trước và sau khi truyền máu (3) Máu cho: cấy máu tìm vi khuẩn
  11. PHẢN ỨNG TRUYỀN MÁU MUỘN - Thường do bất tương hợp nhóm kháng nguyên phụ trong máu - Hiệu giá kháng thể thấp hoặc không có ở thời điểm truyền máu - Xảy ra 3-10 ngày sau truyền máu - Triệu chứng: mệt mỏi, vàng da, và nước tiểu sậm màu - CLS: thiếu máu, test Coombs (+), kháng thể kháng hồng cầu mới, hemoglobin niệu - Xử trí: Can thiệp cấp cứu ít khi xảy ra hơn đối với các phản ứng cấp sau truyền máu
  12. LÂY NHIỄM CÁC BỆNH LÝ - Máu cho sẽ được test các bệnh lý: HIV type 1 và 2, human T-lymphotrophic virus (HTLV) type I và II, HBV, HCV, giang mai (syphilis), West Nile virus. - Theo số liệu năm 2009 (Red Book), nguy cơ nhiễm bệnh là: HIV (1/2.000.000), HTLV (1/100.000), HBV (1/63.000-500.000), HCV (1/100.000), parvovirus (1/10.000) - CMV, HAV, ký sinh trùng, các bệnh lý tickbornes và prion
  13. NHIỆM TRÙNG HUYẾT - Xảy ra khi các chế phẩm của máu lây nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là tiểu cầu, vì tiểu cầu được lưu trữ ở nhiệt độ phòng - Nguy cơ đối với sự lây truyền vi khuẩn đối với: PRBCs (Pack red blood cells) : 1/5 triệu đơn vị, PTL (Platelet) : 1/100.000.
  14. Lý do không xem xét người cho trực tiếp 1. Người cho ít khả năng đáng tin cậy về những yếu tố nguy cơ 2. Tăng nguy cơ các bệnh cơ thể chủ kháng mảnh ghép liên quan truyền máu (GVHD) nếu nhận từ họ hàng 3. Có thể gây phản ứng kháng nguyên-kháng thể đối với người hiến tủy xương tiềm năng
  15. Lý do xem xét người cho trực tiếp 1. Những chương trình truyền máu mạn tính (vd, thalassemia hay bệnh hồng cầu liềm), nơi người cho cung cấp hồng cầu có kháng nguyên tương hợp với bệnh nhân 2. NAIT (Neonatal Alloimmune Thrombocytopenia), khi tiểu cầu mẹ thiếu kháng nguyên gây ra phản ứng và phù hợp với điều trị lý tưởng.
  16. C. CÁC CHẾ PHẨM MÁU VÀ CÁCH SỬ DỤNG 1. Máu toàn phần (Whole blood) 2. Hồng cầu lắng (Red blood cells, RBC) 3. Tiểu cầu đậm đặc (Platelet concentrate) 4. Huyết tương tươi đông lạnh (Fresh Frozen Plasma, FFP) 5. Kết tủa lạnh (Cryptoprecipitated factor, AHF) 6. Yếu tố VIII đơn dòng (Monoclonal factor VIII) 7. Yếu tố VIII hoặc IX tái tổ hợp (Recombinant factor VIII or IX) 8. Gammaglobulin
  17. MÁU TOÀN PHẦN ĐẶC TÍNH LƯU TRỮ VÀ HẠN DÙNG - V: 75ml, 125ml hoặc - Nhiệt độ: (+2)-(+6) oC 250ml/đơn vị - Lưu trữ: max 35 ngày - Chống đông: CPD-A(14ml - Chất lượng giảm dần theo số ngày lưu CPDA/100ml máu) trữ: - Nồng độ Hb #12g/dl, Hct #35% + Giảm: pH; 2,3 DPG của HC, giảm phóng thích Oxy cho mô + Tăng nồng độ K+ huyết tương + Mất c/n PLT, yếu tố VIII giảm nặng sau 48g lưu trữ.
  18. MÁU TOÀN PHẦN - Quyết định truyền máu khi đã xem xét: TCLS, CLS (Hct hoặc Hb), độ nặng của bệnh lý tim phổi và hệ TKTW, nguyên nhân và quá trình thiếu máu, các chọn lựa và pp thay thế - Lưu ý các nguy cơ nhiễm trùng và phản ứng liên quan truyền máu - Hiện nay HCL (hồng cầu lắng) được sử dụng nhiều hơn máu toàn phần
  19. MÁU TOÀN PHẦN CHỈ ĐỊNH - Mất máu cấp khối lượng lớn (20-30% thể tích máu cơ thể): mất hồng cầu và giảm thể tích máu Sốc mất máu, Lactate Ringer TTM 20ml/kg trong khi chờ máu - Thay máu Thay máu sơ sinh: Chọn nhóm máu O. Dùng máu mới
  20. MÁU TOÀN PHẦN CÁCH DÙNG: - Phải phù hợp nhóm máu ABO và Rh của bệnh nhân - Nên dùng đường truyền riêng, truyền trong vòng 30ph sau khi lấy từ ngân hàng máu, tối đa 2g - Tốc độ truyền tùy tình trạng huyết động học và mức độ mất máu. Thời gian truyền tối đa 4g - Không cần làm ấm trước truyền, trừ t/h bơm máu trực tiếp, truyền nhanh khối lượng lớn, thay máu - Sau khi lãnh máu, không trả lại ngân hàng máu sau 30ph, do nguy cơ nhiễm khuẩn và giảm chất lượng túi máu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2