Bài giảng Máy điện: Chương 5 - TS. Đặng Quốc Vương
lượt xem 5
download
Chương 5 - Máy điện một chiều. Sau khi học xong chương này, người học có thể hiểu được một số kiến thức cơ bản về: Tổng quan về máy điện một chiều, quan hệ điện từ trong máy điện một chiều, từ trường trong máy điện một chiều, đổi chiều trong máy điện một chiều, máy phát và máy điện một chiều.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Máy điện: Chương 5 - TS. Đặng Quốc Vương
- MÁY ĐIỆN I Nội dung Chương 1. Máy biến áp Chương 2. Những vấn đề chung về MĐ quay Chương 3. Máy điện không đồng bộ Chương 4. Máy điện đồng bộ Chương 5. Máy điện một chiều 1
- Chương 5. Máy điện một chiều Nội dung I. Tổng quan về MĐMC II. Quan hệ điện từ trong MĐMC III. Từ trường trong MĐMC IV. Đổi chiều trong MĐMC V. Máy phát và ĐCĐMC 2
- Chương 5. Máy điện một chiều Nội dung I. Tổng quan về MĐMC II. Quan hệ điện từ trong MĐMC III. Từ trường trong MĐMC IV. Đổi chiều trong MĐMC V. Máy phát và ĐCĐMC 3
- I. Tổng quan về MĐMC 1. Cấu tạo máy điện một chiều Máy điện một chiều (MĐMC) có hai phần chính là stato (phần cảm) và roto (phần ứng). Hình 5.1 vẽ mặt cắt dọc trục và mặt cắt ngang trục MĐMC hai đôi cực. Hình 5.1: Mặt cắt dọc trục và mặt cắt ngang trục máy điện một chiều
- I. Tổng quan về MĐMC 1. Cấu tạo máy điện một chiều (tiếp)
- I. Tổng quan về MĐMC 1.1. Phần stator (phần cảm) ! Stato còn gọi là phần cảm gồm gông từ làm bằng thép đúc, vừa để dẫn từ vừa làm vỏ máy (hình 5.2b); các cực từ chính gồm cực từ và dây quấn kích từ; các cực từ phụ gồm cực từ và dây quấn kích từ mạch các bộ phận chính sau: Hình 5.2:a) Cực từ chính b)Stato và roto
- I. Tổng quan về MĐMC 1.1. Phần stator (phần cảm) (tiếp) a. Cực từ chính ! Là bộ phận sinh ra từ trường gồm có lõi sắt cực từ và dây quấn kích từ lồng ngoài lõi sắt cực từ. Lõi sắt cực từ làm bằng thép lá kỹ thuật điện hay thép các bon dày 0,5 đến 1mm ghép lại bằng đinh tán. ! Vành cung mỏm cực từ (hình 5.2a) thường bằng 2/3 τ và có khe hở sao cho phân bố từ trường dọc khe hở gần hình sin. Trên lõi cực có dây quấn kích từ. Các cực từ được gắn chặt vào thân máy nhờ những bu lông. Hình 5.2
- I. Tổng quan về MĐMC 1.1. Phần stator (phần cảm) (tiếp) b. Cực từ phụ Được đặt giữa các cực từ chính dùng để cải thiện đổi chiều, triệt tia lửa trên chổi than. Lõi thép của cực từ phụ cũng có thể làm bằng thép khối, trên thân có đặt dây quấn kích từ. Dây quấn cực từ chính Cực từ chính Cực từ phụ Dây quấn cực từ phụ Cực từ chính Cực từ phụ
- I. Tổng quan về MĐMC 1.1. Phần stator (phần cảm) (tiếp) c. Vỏ máy (gông từ) Vỏ máy làm nhiệm vụ kết cấu đồng thời dùng làm mạch từ. Trong MĐ nhỏ và vừa thường dùng thép tấm để uốn và hàn lại. Máy có công suất lớn dùng thép đúc. d. Các bộ phận khác - Nắp máy: Để bảo vệ máy khỏi bị những vật ngoài rơi vào làm hư hỏng dây quấn. Trong máy điện nhỏ và vừa nắp máy có tác dụng làm giá đỡ ổ bi. - Chổi than: Để đưa điện từ phần quay ra ngoài hoặc ngược lại. Chổi than làm bằng than hay graphit, đôi khi chộn thêm bột đồng để tăng tính dẫn điện
- I. Tổng quan về MĐMC 1.2. Phần ứng (Rotor) ! Roto còn được gọi là phần ứng, gồm lõi sắt phần ứng, dây quấn phần ứng, vành góp. Dây quấn phần ứng nối với mạch ngoài qua vành góp và hệ thống chổi than. a. Lõi sắt phần ứng ! Lõi sắt thường dùng thép lá kỹ thuật điện dày 0,5 mm có sơn cách điện hai mặt rồi ép chặt lại để giảm tổn hao do dòng điện xoáy gây nên. ! Trên các lá thép có dập các rãnh để đặt dây quấn. Rãnh có thể hình thang, hình quả lê hoặc hình chữ nhật Rãnh dây quấn Lỗ thông gió dọc Lỗ nắp trục máy trục
- I. Tổng quan về MĐMC 1.2. Phần ứng (Rotor) (tiếp) b. Dây quấn phần ứng Dây quấn phần ứng MĐMC thực chất là dây quấn phần ứng MĐKĐB (hoặc ĐB) gồm các phần tử nối tiếp nhau qua vành đổi chiều để chỉnh lưu sđđ xoay chiều thành một chiều. ! Dây quấn thường làm bằng đồng có bọc cách điện, với loại máy điện nhỏ thì dây hình tròn, với loại máy điện vừa và lớn dây hình chữ nhật. Lâi sắt ! Để tránh bị văng ra do sức ly tâm, miệng rãnh thường có nêm hoặc đai chặt dây quấn. Nêm Nêm có thể bằng tre hoặc nhựa bakelit. Cách điện Dây quấn có hai kiểu quấn là quấn sóng và quấn rãnh xếp (xem lại chương 2) Dây quấn
- I. Tổng quan về MĐMC 1.2. Phần ứng (Rotor) (tiếp) b. Dây quấn phần ứng phần tử Dây quấn xếp lớp trên phần tử 1 phần tử 2 lớp dưới y1 y y2 phiến góp N 1 2 3 phiến góp N S chổi than 1 2 S Es
- I. Tổng quan về MĐMC 1.2. Phần ứng (Rotor) (tiếp) c. Cổ góp và chổi than Dùng để đổi chiều dòng điện xoay chiều thành một chiều. - Cổ góp gồm nhiều phiến đồng hình đuôi nhạn, cách điện với nhau bằng Mica, hợp thành hình trụ tròn. Cách điện Mica Phiến góp đồng Vòng chặn Bu lông xiết Trục máy Tấm ốp kim loại Cổ góp
- I. Tổng quan về MĐMC 1.2. Phần ứng (Rotor) (tiếp) c. Cổ góp và chổi than ! Chổi than (chổi điện) làm bằng than graphit. Các chổi tỳ chặt lên cổ góp nhờ lò xo, giá chổi điện gắn trên nắp máy. Số chổi than bằng số cực từ ! Các chổi than dương được nối chung thành cực dương của máy, đồng thời các chổi than âm cũng được nối chung tạo thành cực âm của máy. d. Các bộ phận khác ! Cánh quạt dùng để quạt gió làm nguội máy. ! Trục máy, trên đó có đặt lõi thép phần ứng, cổ góp, cánh quạt. Trục máy thường được làm bằng thép các bon. ! Ổ bi
- I. Tổng quan về MĐMC 1.3. Nguyên lý làm việc của MĐMC a. Máy phát điện ! Hình vẽ cấu tạo một MFMC đơn giản, stato là nam châm điện một đôi cực từ (N - S); roto gồm dây quấn phần ứng chỉ có một phần tử (có hai cạnh tác dụng ab và cd) nối với hai phiến đổi chiều; hai chổi than A và B nối với tải là bóng đèn. ! Khi dùng ĐC sơ cấp quay phần ứng, các thanh dẫn ab và cd cắt dường sức từ trường của cực từ, cảm ứng sđđ. Chiều sđđ xác định theo quy tắc bàn tay phải
- I. Tổng quan về MĐMC 1.3. Nguyên lý làm việc của MĐMC a. Động cơ điện ! Khi đặt điện áp một chiều U vào AB, trong dây quấn có dòng điện phần ứng Iư qua các thanh dẫn ab và cd. Các thanh dẫn có dòng điện, đặt trong từ trường, chịu lực tác dụng, chiều lực tác dụng xác định theo quy tắc bàn tay trái.
- I. Tổng quan về MĐMC 1.4. Các đại lượng định mức của MĐMC Chế độ làm việc định mức của các máy điện là chế độ làm việc trong những điều kiện mà nhà chế tạo đã qui định. Chế độ định mức được đặc trưng bởi những đại lượng định mức được ghi trên nhãn máy hoặc trong lý lịch máy. Các đại lượng định mức bao gồm: ! Công suất định mức: Pđm (W, kW) là công suất đầu ra, đối với MF là công suất điện, đối với ĐC là công suất cơ trên trục của máy điện ! Điện áp định mức: Uđm (V, kV): Là điện áp ra ở hai đầu cực ở chế độ định mức. ! Dòng điện định mức Iđm (A, kA): Là dòng điện qua hai cực MĐ ở chế độ định mức.. ! Tốc độ định mức: nđm (vòng / phút). ! Hiệu suất định mức: ηđm .
- I. Tổng quan về MĐMC 1.5. Phân loại và ứng dụng ! Dây quấn kích từ và nguồn kích từ độc lập với phần ứng. Để điều chỉnh dòng kích từ người ta sử dụng Rđc. Công suất mạch kích từ vào khoảng 1 ÷ 5% công suất máy tiêu thụ. ! Dây quấn kích từ nối song song với phần ứng. Để điều chỉnh dòng kích từ người ta sử dụng Rđc. Công suất mạch kích từ vào khoảng 1 ÷ 5% công suất máy tiêu thụ
- I. Tổng quan về MĐMC 1.5. Phân loại và ứng dụng ! Dây quấn kích từ nối tiếp với phần ứng (hình 5.23c). Công suất mạch kích từ vào khoảng 5 ÷ 10% công suất máy tiêu thụ ! Dây quấn kích từ gồm hai phần: Dây quấn kích từ song song và dây quấn kích từ nối tiếp. Thường thì dây quấn kích từ song song là phần chính. Để điều chỉnh dòng kích từ người ta sử dụng Rđc. Công suất mạch kích từ vào khoảng 5 ÷ 10% công suất máy tiêu thụ
- Chương 5. Máy điện một chiều Nội dung I. Tổng quan về MĐMC II. Quan hệ điện từ trong MĐMC III. Từ trường trong MĐMC IV. Đổi chiều trong MĐMC V. Máy phát và ĐCĐMC 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải bài tập máy điện chương 5
6 p | 712 | 248
-
Bài giảng Máy điện: Chương 5 - Máy điện đồng bộ
59 p | 155 | 36
-
Bài giảng Máy điện: Chương 5 - TS. Nguyễn Quang Nam
33 p | 132 | 26
-
Bài giảng Lý thuyết máy điện: Chương 5 - Văn Thị Kiều Nhi
18 p | 202 | 25
-
Bài tập máy điện-Chương 5
6 p | 171 | 23
-
Bài giảng Máy điện: Chương 5 (phần 1) - Trịnh Hoàng Hơn
24 p | 117 | 15
-
Bài giảng Máy điện - Chương 5: Sức điện động dây quấn máy điện xoay chiều
6 p | 110 | 14
-
Bài giảng Máy điện: Chương 5 (phần 2) - Trịnh Hoàng Hơn
16 p | 75 | 12
-
Bài giảng Máy điện: Chương 5 (phần 3) - Trịnh Hoàng Hơn
26 p | 76 | 12
-
Bài giảng Ngắn mạch điện: Chương 5 - CĐ Phương Đông
18 p | 103 | 11
-
Bài giảng Máy phát điện: Chương 5 và chương 6
135 p | 98 | 10
-
Bài giảng Máy điện: Chương 5 - ThS. Phạm Khánh Tùng
53 p | 46 | 6
-
Bài giảng Kỹ thuật điện: Chương 5 - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
34 p | 60 | 5
-
Bài giảng Máy điện 1: Chương 5 - TS. Trần Tuấn Vũ
21 p | 43 | 3
-
Bài giảng Điều khiển nhà máy điện - Chương 5: Các chế độ điều khiển lò hơi
9 p | 23 | 3
-
Bài giảng Trang bị điện: Chương 5 - TS. Đỗ Văn Cần
27 p | 15 | 3
-
Bài giảng Điều khiển số máy điện: Chương 5 - TS. Nguyễn Thanh Sơn
32 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn