intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Máy xây dựng: Chương 4 - ThS.Nguyễn Văn Dũng

Chia sẻ: Bautroimaudo Bautroimaudo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

94
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Máy xây dựng: Chương 4 Máy làm đất cung cấp cho người học những kiến thức như: Các vấn đề chung về máy làm đất; Máy ủi; Máy San (Xe Ban); Máy cạp (máy xúc chuyển); Máy đào (Xe cuốc); Máy đầm lèn;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Máy xây dựng: Chương 4 - ThS.Nguyễn Văn Dũng

  1. CHƯƠNG 4 - MÁY LÀM ĐẤT 4.1 Các vấn đề chung về máy làm đất 1 Khái niệm và mục đích sử dụng máy làm đất - Máy làm đất là hệ thống máy móc thực hiện các công tác đất trong xây dựng như: Đào đắp đất, vận chuyển đất, san phẳng mặt nền công trình, Đầm lèn tạo độ cứng cho nền đất… - Ngày nay các công trình xây dựng có khối lượng đào đắp đất rất lớn như công trình thủy lợi, thủy điện, công trình đường bộ, sân bay, cảng … nên nhất thiết phải được cơ giới bằng máy móc, việc sử dụng máy móc vào công tác thi công đất mang lại lợi ích về kính tế, rút ngắn thời gian thi công và công trình đạt chất lượng cao vì vậy hiện nay máy làm đất được sử dụng phổ biến, số lượng và chủng máy đa dạng bao gồm : máy ủi, máy đào, máy cạp, máy san, máy lu
  2. 4.2 Máy ủi 1. Công dụng : Máy ủi là máy chủ đạo trong nhóm máy đào và vận chuyển đất, được sử dụng có hiệu quả để làm các công việc sau: + Đào và vận chuyển đất trong cự li 100 m, tốt nhất ở cự li 1070m với các nhóm đất cấ I, II, III. + Lấp hào, hố và san bằng nền móng công trình. + Đào và đắp nền cao tới 2m. + ủi hoặc san rải vật liệu như đá dăm, cát, sỏi,… Ngoài ra, máy ủi còn có thể làm các công việc như làm công tác chuẩn bị, bào cỏ, hạ cây có đường kính nhỏ,…
  3. 2. Phân loại: -Theo công suất và lực kéo danh nghĩa máy ủi được chia thành: + rất nặng (công suất trên 300 mã lực, lực kéo trên 30T), + nặng (công suất 150300 mã lực, lực kéo 2030T), + trung bình (công suất 75 150 mã lực, lực kéo 13,520T), + nhẹ (công suất 3575 mã lực, lực kéo 2,513,5T) + rất nhẹ (công suất tới 3,5 mã lực; lực kéo tới 2,5T) - Theo kiểu điều khiển nâng hạ lưỡi ủi có: máy ủi điều khiển bằng cơ học - cáp; máy ủi điều khiển bằng thuỷ lực. - Theo thiết bị di chuyển máy ủi được chia thành: máy ủi di chuyển bánh xích và máy ủi di chuyển bánh hơi. - Theo cấu tạo của bộ công tác ủi, máy ủi được chia thành máy ủi thường và máy ủi vạn năng. Hiện nay máy ủi điều khiển bằng thuỷ lực được sử dụng phổ biến vì có những ưu điểm sau: + Trọng lượng bộ công tác nhỏ hơn do lưỡi ủi được ấn xuống nền nhờ lực đẩy của xi lanh. + Điều khiển chính xác, nhẹ nhàng. + Tuổi thọ cao, kết cấu nhỏ gọn, đẹp, + Chăm sóc kỹ thuật đơn giản.
  4. a) Máy ủi điều khiển cơ học b) Máy ủi điều khiển thủy lực
  5. 3. CÊu t¹o : 5 4 2 3 1 6 7 12 11 10 9 8 - S¬ ®å cÊu t¹o m¸y ñi 1 - Luìi ñi 7 - B¸nh sao chñ ®éng 2 - Thanh chèng 8 - Con l¨n tú 3 - Xi lanh 9 - XÝch 4 - §éng c¬ 10 - Khíp cÇu 5 - Cabin 11 - Khung ñi 6 - Con l¨n ®ì 12 - B¸nh bÞ ®éng
  6. Máy ủi Komatsu D575A
  7. 4. Nguyên lý hoạt động: Máy ủi được sử dụng trong 2 trường hợp ủi và san rãi. Vun ®èng ñi ph¼ng 1 L® Lvc L san 2 3 4 1 - VÞ trÝ ®µo, 2 - Qu¸ tr×nh ®µo, 3 - Qu¸ tr×nh san, 4 - Vun ®èng hoÆc san ph¼ng - Hạ lưỡi ủi bập vào nền đào, cho máy tiến về phía trước, đất dần tích tụ trước lưỡi ủi. Khi đất đã đầy, vận chuyển khối đất bằng cách nâng lưỡi ủi lên một mức (chưa thoát khỏi nền đào) với mục đích đào thêm chút ít để bù vào phần đất bị hao hụt trong lúc vận chuyển. Khi đến nơi đổ điều khiển cặp xi lanh thuỷ lực cho lưỡi ủi thoát khỏi nền đào, quay máy (lùi máy nếu cự ly ngắn) về vị trí ban đầu để thực hiện chu kỳ làm việc tiếp theo. - Nếu muốn san rãi đều khối đất đã vận chuyển, điều khiển cặp xi lanh thuỷ lực nâng lưỡi ủi lên chiều dày muốn san rãi và cho máy tiến về phía trước. Video1 Video2 Video3
  8. Máy ủi đào đất theo 3 hình thức sau: (Ha) C1 L1 (Hb) C2 L2 (Hc) C3 L3 + Sơ đồ đào theo 1 lớp mỏng (Ha): áp dụng khi thi công đất rắn, với sơ đồ này không tận dụng được sức kéo của động cơ, chiều dài cắt đất lớn. + Sơ đồ hình răng cưa (Hb): áp dụng đối với đất cát khô, đất sét được sới trước, công suất tận dụng được tới 90%, năng suất tăng. + Sơ đồ hình nêm (Hc): Quãng đường đào đất là ngắn nhất, tận dụng 100% sức kéo của động cơ, thích hợp với đất nhẹ, xốp.
  9. 5. Năng suất và biện pháp nâng cao năng suất a. Năng suất khi ủi 3600.VK .K t .K d N= T .K x (m3/h) Trong đó: Vk - Thể tích khối lăn (m3) Kt - Hệ số sử dụng thời gian. Kd - Hệ số phụ thuộc vào địa hình. Kx – Hệ số phụ thuộc độ cứng của đất T - Thời gian 1 chu kỳ công tác, s l1 l 2 l 0 T=    t c  t 0  2t (s) v1 v 2 v 0 l1, l2, l0 - Quãng đường đào, vận chuyển, đi trở về chỗ đào, m. v1, v2, v0 - Vận tốc tương ứng với các quãng đường trên, m/s. tc - Thời gian gài số, s t0 - Thời gian hạ lưỡi ủi, s. t - Thời gian quay máy, s.
  10. b. Năng suất của máy ủi khi san rãi 3600.l.( L sin   b).K t N= (m2/h) l  n.  t  v  Trong đó: l - Chiều dài đoạn đường cần san rải, m. L - Chiều dài lưỡi ủi, m.  - Góc lệch của lưỡi ủi so với phương dọc trục của máy, độ. Kt - Hệ số sử dụng thời gian. n - Số lần máy ủi khi san đi lại qua 1 vị trí. v - Vận tốc của máy khi san, m/s. t - Thời gian quay máy, s. b – Khoảng cách của 2 vệt san kế tiếp chồng lên nhau, m
  11. c. Biện pháp nâng cao năng suất máy ủi - Tổ chức thi công theo chiều dốc vì khi đó trở lực di chuyển khối lăn giảm, sức đẩy tăng, thể tích khối lăn tăng, tăng năng suất của máy ủi. - Dùng biện pháp song hành, dùng hai hoặc nhiều máy cùng làm việc bên nhau, lưỡi ủi cách nhau 0,250,3 m; khi đó đất sẽ ít rơi vãi trong lúc vận chuyển, năng suất tăng khoảng 1015%. 0,25 - 0,3 m .
  12. - Dùng biện pháp di chuyển đất theo rãnh, thể tích khối đất tăng lên do đất bị rơi vãi trong khi vận chuyển không đáng kể r·nh luìi ñi - Dùng biện pháp đào và di chuyển tiếp sức, chia nhỏ cự li công tác một cách hợp lý, biện pháp này có thể tăng năng suất từ 510%. - Nâng cao tay nghề của công nhân.
  13. 4.3 Máy San (Xe Ban) 1. Công dụng : Máy san được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong việc san bằng và tạo phẳng nền móng công trình như nền đường, sân bay,…Ngoài ra nó còn được sử dụng để làm các công việc sau: - Đào và đắp nền đường thấp ít dốc. - Làm công tác chuẩn bị như bào cỏ, xới đất cứng hoặc ủi đất. - San rải, trộn cấp phối, đá dăm, sỏi. - Đào rãnh thoát nước, bạt ta luy,… Đối tượng là các loại đất cấp I, II, III thích hợp là các loại đất cấp I và II. Cự ly san có hiệu quả cần lớn hơn 500m, khi ủi đất cự ly làm việc không nên vượt quá 30m
  14. - Theo khả năng di chuyển chia máy san thành: máy san tự hành và không tự hành. a) Máy san không tự hành b) Máy san tự hành - Theo công suất và trọng lượng máy chia máy san thành: + Rất nặng (công suất >160 mã lực, trọng lượng > 19 T), + Nặng (công suất tới 160 mã lực, trọng lượng tới 19 T) + Trung bình (công suất tới 100 mã lực, trọng lượng tới 13 T), + Nhẹ (công suất tới 63 mã lực, trọng lượng tới 9T). - Theo phương pháp điều khiển chia máy san thành: + máy san điều khiển cơ học + máy san điều khiển thuỷ lực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2