intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Kinh tế xây dựng: Chương 1 - Xây dựng trong nền kinh tế quốc dân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kinh tế xây dựng: Chương 1 - Xây dựng trong nền kinh tế quốc dân" được biên soạn với các nội dung chính sau đây: Vai trò của xây dựng trong nền kinh tế quốc dân; Quá trình hình thành công trình xây dựng; Các lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành công trình xây dựng; Những đặc điểm của sản phẩm và sản xuất xây dựng. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Kinh tế xây dựng: Chương 1 - Xây dựng trong nền kinh tế quốc dân

  1. BÀI GIẢNG KINH TẾ XÂY DỰNG - HP 1 SINH VIÊN: …………………………….. LỚP: ……… 1
  2. THỜI LƯỢNG VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM 1. Thời lượng: 30 tiết lý thuyết, 9 tiết bài tập 2. Cách tính điểm: ĐHP = 0,4*ĐQT + 0,6*ĐKT Trong đó: ĐHP: Điểm học phần ĐKT: Điểm kết thúc (thi cuối kỳ) ĐQT: Điểm quá trình: 4 điểm chuyên cần + 4 điểm kiểm tra + Điểm thưởng/phạt [-8 ÷ +2] 2
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quản lý Nhà nước về Kinh tế và Quản trị kinh doanh trong xây dựng - Nguyễn Văn Chọn - NXB Xây dựng 2004; 2. Kinh tế quản trị kinh doanh Xây dựng - Nguyễn Văn Chọn - NXB Khoa học kỹ thuật 1996; 3. Kinh tế Xây dựng – Nguyễn Văn Thất – NXB Xây dựng 2010; 4. Giáo trình Kinh tế Xây dựng – Chủ biên Đinh Văn Khiên – NXB Xây dựng 2009; 5. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành do Giảng viên cung cấp. 3
  4. NỘI DUNG MÔN HỌC Chương I: Xây dựng trong nền kinh tế quốc dân Chương II: Quản lý nhà nước về xây dựng Chương III: Lao động và tiền lương trong xây dựng Chương IV: Vốn sản xuất kinh doanh trong xây dựng Chương V: Cung ứng vật tư trong xây dựng Chương VI: Giá sản xây dựng và hạch toán sản xuất kinh doanh xây dựng 4
  5. CHƯƠNG I: XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1.1. Vai trò của xây dựng trong nền kinh tế quốc dân 1.2. Quá trình hình thành công trình xây dựng 1.3. Các lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành công trình xây dựng 1.4. Những đặc điểm của sản phẩm và sản xuất xây dựng 5
  6. 1.1. Vai trò của xây dựng trong nền kinh tế quốc dân • Ngành xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò chủ chốt ở khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định cho mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. • Trực tiếp góp phần thay đổi các mối quan hệ phát triển giữa các ngành kinh tế quốc dân như: quan hệ giữa phát triển công nghiệp với nông nghiệp; quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, giáo dục và các mối quan hệ khác. • Trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị của đất nước, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập vào ngân sách quốc gia. • Hoạt động đầu tư xây dựng sử dụng nguồn lực vô cùng lớn của xã hội, do đó nếu hoạt động này kém hiệu quả sẽ gây ra những tổn thất lớn, lâu dài đến sự phát triển của đất nước. 6
  7. 1.1. Vai trò của xây dựng trong nền kinh tế quốc dân Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (tỷ đồng) 708.826 830.278 924.495 989.300 Vốn đầu tư cho ngành XD (tỷ đồng) 26.227 39.023 43.914 46.299 Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng sản phẩm trong nước (tỷ đồng) 1.658.289 1.980.914 Sản phẩm ngành XD (tỷ đồng) 110.255 139.162 Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng số lao động (nghìn người) 47.744 49.049 50.352 51.699 Số lao động Xây dựng (nghìn người) 2.594 3.108 3.221 3.289 Năm 2009 2010 Tỷ trọng giữa vốn đầu tư cho ngành xây dựng và tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội 3,70% 4,70% Tỷ trọng giữa giá trị sản phầm do ngành xây dựng tạo ra và giá trị sản phẩm do toàn xã hội tạo ra 6,65% 7,03% Tỷ trọng giữa số lao động do ngành xây dựng tạo ra và số lao 7 động do toàn xã hội tạo ra 5,43% 6,34%
  8. 1.2. Quá trình hình thành công trình xây dựng 1.2.1. Quá trình hình thành công trình xây dựng theo nghĩa rộng Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Quy hoạch phát triển ngành Quy hoạch xây dựng Nhu cầu xây dựng Dự án đầu tư xây dựng Khả năng đầu tư của công trình của nhà công trình nhà nước và các thành nước và xã hội phần kinh tế khác 8
  9. 1.2. Quá trình hình thành công trình xây dựng 1.2.2. Quá trình hình thành công trình xây dựng theo nghĩa hẹp * Giai đoạn chuẩn bị đầu tư - Lập báo cáo đầu tư để xin phép chủ đầu tư (nếu có) - Lập dự án đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình - Thẩm định dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình - Quyết định đầu tư (phê duyệt) dự án * Giai đoạn thực hiện đầu tư - Lập kế hoạch đấu thầu - Xin giao đất hoặc thuê đất - Chuẩn bị mặt bằng xây dựng - Khảo sát thiết kế, thẩm định hoặc thẩm tra phê duyệt thiết kế và dự toán công trình - Xin phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cần phải có giấy phép - Lựa chọn nhà thầu - Thi công xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị và giám sát thi công - Vận hành chạy thử, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng - Quyết toán vốn, quy đổi vốn, thực hiện bảo hành công trình xây dựng và thiết bị 9
  10. 1.3. Các lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành công trình xây dựng 1.3.1. Chủ đầu tư dự án 1.3.2. Nhà thầu 10
  11. 1.3.1. Chủ đầu tư dự án * Khái niệm về chủ đầu tư - Chủ đầu tư: Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư. - Chủ đầu tư xây dựng công trình: Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. * Cách xách định chủ đầu tư xây dựng công trình - Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước. - Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, người vay vốn là chủ đầu tư. - Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật. 11
  12. 1.3.2 Nhà thầu Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Phân loại nhà thầu trong hoạt động xây dựng: Theo tính chất quản lý: Nhà thầu chính, nhà thầu phụ. Theo tính chất công việc và lĩnh vực chuyên môn: 1. Nhà thầu tư vấn 2. Nhà thầu thi công xây dựng 3. Nhà thầu cung ứng và lắp đặt thiết bị 12
  13. 1.4. Những đặc điểm của sản phẩm XD và sản xuất XD 1.4.1. Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng 1. Phân biệt sản phẩm của các hoạt động xây dựng và sản phẩm cuối cùng của toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng 2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng - Sản phẩm xây dựng là công trình, nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, gắn liền với đất nhưng lại phân bố tản mạn khắp các vùng lãnh thổ. - Sản phẩm xây dựng đa dạng, phức tạp, có tính cá biệt cao về công dụng, về chế tạo. - Sản phẩm xây dựng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương xây dựng công trình. - Sản phẩm xây dựng có kích thước lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài. Nhu cầu vốn, lao động, vật tư, máy móc thiết bị thi công rất lớn. Do đó, những sai sót trong quá trình xây dựng gây nên lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sửa đổi. - Sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lực lượng khác nhau cùng hợp tác tạo thành. - Sản phẩm xây dựng ảnh hưởng cũng như tác động rất lớn đến kiến trúc cảnh quan, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, do đó liên quan rất nhiều đến lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương nơi xây dựng công trình. - Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật và quốc phòng. 13
  14. 1.4. Những đặc điểm của sản phẩm XD và sản xuất XD 1.4.2. Những đặc điểm của sản xuất xây dựng 1. Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây dựng: - Sản xuất xây dựng thiếu tính ổn định, có tính lưu động cao theo lãnh thổ. Từ đặc điểm này kéo theo một loạt các tác động sau: Các phương án công nghệ và tổ chức xây dựng thường xuyên phải biến đổi cho phù hợp với điều kiện sản xuất dẫn đến: - Sản xuất xây dựng tiến hành theo đơn đặt hàng thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu cho từng công trình. - Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng công trình) dài. - Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp đòi hỏi có nhiều lực lượng tham gia hợp tác. - Sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu, thời tiết. - Tốc độ phát triển khoa học công nghệ trong xây dựng thường chậm hơn các ngành sản xuất khác. - Sản xuất xây dựng có sự chênh lệch về lợi nhuận theo từng hợp đồng xây dựng. 2. Một số đặc điểm của sản xuất XD xuất phát từ điều kiện tự nhiên, KT-XH Theo điều kiện tự nhiên: Sản xuất xây dựng tiến hành trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm; công trình xây dựng phân bố không đều trên khắp các vùng lãnh thổ chạy dọc suốt từ cực Bắc tới cực Nam của đất nước, địa hình, địa chất, thuỷ văn phức tạp; vật liệu xây dựng khá phong phú. Theo điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội: Xuất phát điểm kinh tế của Việt Nam tương đối thấp, kinh tế đang phát triển nhưng chưa vững chắc. Trong bối cảnh hội nhập thì sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng có nhiều nguy cơ, thách thức. Việt Nam áp dụng mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên có những điểm riêng khác một số nước khác. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2