intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Kinh tế xây dựng: Chương 4 - Vốn sản xuất kinh doanh trong xây dựng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kinh tế xây dựng: Chương 4 - Vốn sản xuất kinh doanh trong xây dựng" được biên soạn với các nội dung chính sau đây: Khái niệm, thành phần vốn sản xuất kinh doanh xây dựng; Vốn cố định trong kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp; Đánh giá tài sản cố định trong xây dựng; Hao mòn tài sản cố định trong xây dựng; Khấu hao tài sản cố định trong xây dựng; Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong xây dựng; Vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Kinh tế xây dựng: Chương 4 - Vốn sản xuất kinh doanh trong xây dựng

  1. CHƯƠNG 4 : VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG XD 4.1. Khái niệm, thành phần vốn sản xuất kinh doanh xây dựng 4.2. Vốn cố định trong kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp 4.3. Đánh giá tài sản cố định trong xây dựng 4.4. Hao mòn tài sản cố định trong xây dựng 4.5. Khấu hao tài sản cố định trong xây dựng 4.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong xây dựng 4.7. Vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp 54
  2. 4.1. Khái niệm, thành phần vốn sản xuất kinh doanh xây dựng 4.1.1. Khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tiền mặt, các loại giấy tờ có giá và toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp tồn tại dưới các hình thức khác nhau được sử dụng vào sản xuất kinh doanh để sinh lợi cho doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau như: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các giấy tờ có giá (cổ phần, trái phiếu, trái phiếu, tín phiếu…), các tài sản có hình thái vật chất và phi vật chất, … 4.1.2. Thành phần của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Căn cứ vào chức năng của đồng vốn và đặc điểm quay vòng của vốn để chia vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành 2 bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động. 55
  3. 4.2. Vốn cố định trong kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp 4.2.1. Các khái niệm về vốn cố định và tài sản cố định 1. Khái niệm vốn cố định Vốn cố định của doanh nghiệp xây dựng là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, bao gồm toàn bộ tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp. 2. Khái niệm tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... 3. Khái niệm tài sản cố định vô hình Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả... 4. Các tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định a. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình b. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình 56
  4. 4.2. Vốn cố định trong kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp 4.2.2. Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp xây dựng Có nhiều cánh phân loại tài sản cố định tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu 1. Phân loại theo tính chất quản lý và tính chất sử dụng tài sản: ✔ Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh (Còn gọi là tài sản cố định sản xuất) ✔ Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng (còn gọi là tài sản cố định phi sản xuất) ✔ Tài sản cố định bảo quản hộ, cất giữ hộ 2. Phân loại theo phạm vi hoạt động: ✔ Tài sản cố định cho hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp ✔ Tài sản cố định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác: dịch vụ, du lịch, tài chính, … 3. Phân loại theo đặc điểm tham gia vào sản xuất: ✔ Tài sản cố định sản xuất tích cực ✔ Tài sản cố định sản xuất thụ động 4. Phân loại theo nguồn vốn hình thành: ✔ Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc ngân sách ✔ Tài sản cố định hình thành từ các nguồn vốn khác 57
  5. 4.3. Đánh giá tài sản cố định trong xây dựng 4.3.1. Mục đích ý nghĩa của việc đánh giá tài sản cố định + Biết được mức độ hao mòn của tài sản cố định + Nắm chắc được năng lực sản xuất của tài sản cố định + Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định + Lập kế hoạch sửa chữa hoặc tái đầu tư tài sản cố định + Chuyển nhượng hoặc mua sắm tài sản cố định + Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước + Sáp nhập doanh nghiệp, liên doanh liên kết… 58
  6. 4.3. Đánh giá tài sản cố định trong xây dựng 4.3.2. Đánh giá tài sản cố định về mặt giá trị ✔ Nguyên giá tài sản cố định: (4.1) ✔ Giá trị khôi phục của TSCĐ: (4.2) ✔ Giá trị còn lại của TSCĐ: • Theo nguyên giá (4.3) • Theo giá trị khôi phục (4.4) 4.3.3. Đánh giá tài sản cố định về mặt kỹ thuật ✔ Phương pháp đánh giá: Quan sát thực tế, khảo sát và kiểm định kỹ thuật, thí nghiệm, phân tích lý lịch… ✔ Nội dung đánh giá: Đánh giá chi tiết từng bộ phận riêng rẽ, đánh giá tổng hợp tình trạng của TSCĐ. 59
  7. 4.4. Hao mòn tài sản cố định trong xây dựng 4.4.1. Khái niệm chung về hao mòn TSCĐ Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, do sự bào mòn của tự nhiên, do tăng năng suất lao động của xã hội, do tiến bộ kỹ thuật…trong quá trình hoạt động. 4.4.2. Các loại hao mòn TSCĐ: Căn cứ vào nguyên nhân sinh ra hao mòn và đặc điểm của hiện tượng hao mòn mà chia hao mòn ra 2 loại: 1. Hao mòn hữu hình Khái niệm Hao mòn hữu hình TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tác động trong quá trình sản xuất, do sự bào mòn của tự nhiên và do sự lão hoá của các chi tiết cấu tạo của TSCĐ trong quá trình hoạt động. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ hao mòn hữu hình + Nhân tố thiết kế, chế tạo TSCĐ + Các nhân tố thuộc môi trường và điều kiện làm việc + Các nhân tố về chế độ bảo quản, bảo dưỡng + Các nhân tố về trình độ và tay nghề của người sử dụng + Các nhân tố về điều kiện tự nhiên 60
  8. 4.4. Hao mòn tài sản cố định trong xây dựng 4.4.2. Các loại hao mòn TSCĐ: 2. Hao mòn vô hình Khái niệm Hao mòn vô hình là sự lạc hậu về kỹ thuật và sự giảm giá trị của TSCĐ do năng suất lao động của xã hội ngày càng tăng, tiến bộ khoa học công nghệ gây nên. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra hao mòn TSCĐ mà chia hao mòn vô hình thành 2 loại: + Hao mòn vô hình loại một xảy ra đối với một TSCĐ đang sử dụng khi xuất hiện loại TSCĐ mới có cùng nguyên lý cấu tạo và cùng công dụng nhưng có giá thấp hơn do việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khâu chế tạo hoặc/và năng suất lao động xã hội ngày càng tăng làm cho giá thành chế tạo TSCĐ mới nhỏ hơn so với TSCĐ cũ. + Hao mòn vô hình loại 2 xảy ra đối với TSCĐ đang sử dụng khi xuất hiện loại TSCĐ mới có cùng công dụng nhưng có nguyên lý cấu tạo tiến bộ hơn, có hiệu quả sử dụng lớn hơn thể hiện ở năng suất cao hơn do việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào cả khâu thiết kế và chế tạo ra TSCĐ mới này. Trong trường hợp này giá mua TSCĐ mới có thể cao hơn so với TSCĐ cũ nhưng chắc chắn giá thành một đơn vị sản phẩm do TSCĐ mới làm ra nhỏ hơn so với TSCĐ cũ. Tác hại của hao mòn vô hình + Trong mọi trường hợp, hao mòn vô hình làm cho sức cạnh tranh của TSCĐ bị giảm sút. + Đối với TSCĐ bị hao mòn vô hình loại một nếu vẫn sử dụng buộc phải đánh giá lại để hạ mức khấu hao thì mới cạnh tranh được, như vậy làm cho TSCĐ bị mất giá, không thu hồi đủ vốn đầu tư đã bỏ ra để mua sắm. + Đối với TSCĐ bị hao mòn vô hình loại hai thì phải đặt vấn đề thay thế bằng TSCĐ mới hoặc hiện đaị hoá TSCĐ cũ, như vậy hoặc là không thu hồi đủ vốn đầu tư mua sắm TSCĐ cũ, hoặc là tốn kém cho chi phí hiện đại hoá. 61
  9. 4.5. Khấu hao tài sản cố định trong xây dựng 4.5.1. Các khái niệm liên quan đến khấu hao TSCĐ 1. Khái niệm về khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống giá trị của TSCĐ vào giá thành sản phẩm do nó sản xuất ra nhằm mục đích thu hồi vốn đầu tư cho TSCĐ. 2. Các loại khấu hao Khấu hao cơ bản: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào giá thành sản phẩm do nó sản xuất ra nhằm mục đích thu hồi vốn đầu tư ban đầu cho TSCĐ. Khấu hao sửa chữa lớn: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống tổng số tiền dự kiến để sửa chữa lớn cho cả đời TSCĐ vào giá thành sản phẩm do nó làm ra. Hiện nay người ta không quan niệm phân bổ chi phí sửa chữa lớn là khấu hao nữa mà coi là một bộ phận chi phí sản xuất kinh doanh được phân bổ. 3. Tiền phải khấu hao Tổng số tiền phải trích khấu hao cho cả đời TSCĐ được tính như sau: A = G0 + Csl + Cp – SV (4.5) 4. Mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao là số tiền phải khấu hao ở từng năm của TSCĐ Tỷ lệ khấu hao là tỷ lệ phần trăm giữa mức khấu hao và giá tính khấu hao của TSCĐ ở kỳ đó. 62
  10. 4.5. Khấu hao tài sản cố định trong xây dựng 4.5.2. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ ✔ Khấu hao đều theo thời gian: (4.6) ✔ Khấu hao theo sản lượng: (4.7) ✔ Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: (4.8) ✔ Phương pháp khấu hao cân đối giảm dần: (4.9) ✔ PP khấu hao theo tổng STT năm vận hành: (4.10) Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý cho doanh nghiệp 63
  11. 4.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong xây dựng 4.6.1. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ Hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào TSCĐ của doanh nghiệp phụ thuộc vào 2 giai đoạn: giai đoạn mua sắm, tạo dựng TSCĐ và giai đoạn vận hành khai thác TSCĐ. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ là để xem xét việc vận hành, khai thác TSCĐ của doanh nghiệp có mang lại hiệu quả cao hay không, từ đó để đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả cho đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp. 4.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung Mức doanh lợi của một đồng vốn cố định: Chỉ tiêu này thường tính cho một kỳ kế hoạch (năm) Mlcđ = L / Vcdbq (4.11) Hiệu suất sử dụng TSCĐ (hiệu suất sử dụng vốn cố định) Chỉ tiêu này cũng thường tính cho một kỳ kế hoạch (năm) Hscđ = Gxl / Gcđ (4.12) 64
  12. 4.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong xây dựng 4.6.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả riêng rẽ từng mặt 1. Đánh giá trình độ sử dụng TSCĐ theo số lượng Mtt / Mhc ; Mtt / Mlv Mtt: Số TSCĐ thực tế làm việc trong năm Mhc: Số TSCĐ hiện có của doanh nghiệp Mlv: Số TSCĐ được phép làm việc của doanh nghiệp 2. Đánh giá trình độ sử dụng TSCĐ theo thời gian Ttt / Tcđ ; Ttt / Tđm ; Ttt / Tkh ; Ttt / Tl Ttt: Thời gian làm việc thực tế của TSCĐ trong kỳ Tcđ: Theo gian làm việc theo chế độ trong kỳ Tđm: Thời gian làm việc theo định mức của TSCĐ trong kỳ Tkh: Thời gian làm việc theo kế hoạch của TSCĐ trong kỳ Tl: Thời gian theo lịch 3. Đánh giá trình độ sử dụng TSCĐ theo năng suất Ptt / Pđm ; Ptt / Pkh ; Ptt / Pkt Ptt: Năng suất thực tế của TSCĐ Pđm: Năng suất định mức của TSCĐ Pkh: Năng suất kế hoạch của TSCĐ Pkt: Năng suất kỹ thuật của TSCĐ 65
  13. 4.7. Vốn lưu động trong SX kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp 4.7.1. Khái niệm, thành phần và cơ cấu của vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng 1. Khái niệm Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp xây dựng phải ứng trước để thoả mãn nhu cầu cho các giai đoạn dự trữ sản xuất, giai đoạn sản xuất và giai đoạn lưu thông, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thường xuyên liên tục. Vốn lưu động bao gồm toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động của doanh nghiệp có chu kỳ sử dụng ngắn, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như nguyên vật liệu, tiền mặt, đầu tư ngắn hạn… Những tài sản lưu động tồn tại dưới dạng vật chất (nguyên vật liệu) có chức năng chủ yếu là đối tượng lao động, chỉ tham gia một lần vào sản xuất kinh doanh và giá trị được chuyển toàn bộ vào sản phẩm. 2. Thành phần và cơ cấu Thành phần của vốn lưu động Đặc điểm của vốn lưu động là luôn luôn vận động và quá trình tuần hoàn của đồng vốn trải qua 3 giai đoạn: Dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Ở bất cứ thời điểm nào doanh nghiệp cũng có một số vốn nằm ở khâu dự trữ sản xuất, ở khâu sản xuất và ở khâu lưu thông. Vì vậy thành phần vốn lưu động của doanh nghiệp gồm 3 bộ phận: + Vốn lưu động trong dự trữ + Vốn lưu động trong sản xuất + Vốn lưu động trong lưu thông Cơ cấu của vốn lưu động Cơ cấu của vốn lưu động là tỷ trọng của từng thành phần vốn chiếm trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất nhất định. 66
  14. 4.7. Vốn lưu động trong SX kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp 4.7.2. Sự chu chuyển của vốn lưu động 1. Khái niệm Sự vận động của đồng vốn có tính chất tuần hoàn theo chu kỳ từ giai đoạn dự trữ, sang sản xuất, sang giai đoạn lưu thông và ngược lại gọi là sự chu chuyển của vốn lưu động. 2. Các chỉ tiêu đánh giá sự chu chuyển của vốn lưu động a. Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ: n = G/V (4.13) Việc xác định mức vốn lưu động bình quân trong kỳ đang xét được tính toán thưo công thức sau: V = (V1/2 + V2 + V3 + … + V12 + Vc12/2) / 12 Vđ, Vc là mức vốn lưu động hiện có ở đầu kỳ và cuối kỳ đang xét Vi (i = 2 ÷ n) là mức vốn lưu động hiện có ở đầu các tháng từ tháng thứ 2 đến thứ n 12 là số tháng trong kỳ đang xét b. Thời gian của một vòng quay vốn lưu động t = T / n = T * Vbq/G (4.14) Nhu cầu vốn lưu động cho một đồng giá trị sản lượng Mv = Vbq/G = 1/n 67
  15. 4.7. Vốn lưu động trong SX kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp 4.7.2. Sự chu chuyển của vốn lưu động 3. Hiệu quả do tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động a. Tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động làm tăng giá trị sản lượng hoàn thành bàn giao thanh toán trong kỳ (giữa nguyên mức vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo): + Giảm chi phí xây dựng nhờ tiết kiệm chi phí cố định + Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp do tăng khối lượng và do tiết kiệm chi phí + Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp… b. Tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động sẽ tiết kiệm vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ (giá trị sản lượng hoàn thành bàn giao thanh toán trong kỳ kế hoạch không đổi so với kỳ báo cáo): + Có thể sử dụng khoản vốn lưu động tiết kiệm được vào mục đích khác + Giảm chi phí trả lãi vay vốn lưu động nếu doanh nghiệp phải dùng vốn vay để hoạt động + Giảm chi phí sản xuất kinh doanh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp + Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. 68
  16. 4.7. Vốn lưu động trong SX kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp 4.7.3. Định mức vốn lưu động 1. Ý nghĩa và nguyên tắc xác định định mức vốn lưu động a. Ý nghĩa: + Định mức vốn lưu động là cơ sở để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, từ đó có kế hoạch huy động các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh + Định mức vốn lưu động là chỉ tiêu kinh tế để giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh + Định mức vốn lưu động cũng phản ảnh trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp b. Nguyên tắc xác định: + Định mức vốn lưu động phải chính xác, đảm bảo đủ vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục. + Định mức vốn lưu động phải hết sức tiết kiệm, tránh tình trạng ứ đọng vốn quá nhiều + Kế hoạch vốn lưu động phải phù hợp với các kế hoạch khác của doanh nghiệp, đặc biệt là kế hoạch sản xuất kinh doanh. 69
  17. 4.7. Vốn lưu động trong SX kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp 4.7.3. Định mức vốn lưu động 2. Nội dung của định mức vốn lưu động Gồm các nội dung sau: Định mức dự trữ nguyên vật liệu Trong sản xuất xây dựng mỗi loại nguyên vật liệu có đặc điểm khác nhau về tính chất kỹ tuật, về nguồn cung cấp, về điều kiện cung cấp… Do đó thường xác định mức dự trữ cho từng loại vật liệu như sau: Vdt = Cvbq * Ndt Cvbq là chi phí vật liệu bình quân cho 1 ngày đêm Ndt là số ngày cần dự trữ nguyên vật liệu Số ngày dự trữ gồm: Ndt = N1 + N2 + N3 + N4 + N5 + N1 là số ngày dự trữ thường xuyên. Đây là thành phần dự trữ cơ bản nhất, nó được tính bằng số ngày cách nhau giữa 2 lần cung cấp nguyên vật liệu. Tuy nhiên trong thời gian xây dựng thì nguyên vật liệu được cung cấp thành nhiều đợt, khoảng cách giữa các đợt lại không đều nhau nên phải tính bình quân như sau: N1i là khoảng cách giữa 2 lần cung cấp thứ i Ai là giá trị vật liệu cung cấp lần thứ i m là số lần cung cấp trong kỳ đang xét + N2 là số ngày dự trữ cho chuẩn bị cấp phát vật liệu tại công trường, thường xác định bằng kinh nghiệm 70 + N3 là số ngày dự trữ bảo hiểm dự phòng cho những biến cố bất ngờ xảy ra làm phá vỡ kế hoạch vận chuyển, cung cấp vật tư, cũng thường xác định bằng
  18. 4.7. Vốn lưu động trong SX kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp 4.7.4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần tìm các biện pháp để đẩy nhanh tốc độ quay vòng cuả vốn. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ quay vòng của vốn gồm 3 nhóm thuộc 3 giai đoạn quay vòn của vốn: 1. Đối với giai đoạn dự trữ: + Áp dụng các biện pháp tổ chức cung ứng vật tư hợp lý. + Tăng cường sử dụng vật liệu địa phương tại chỗ. + Tổ chức tốt công tác bảo quản vật tư, tránh hao hụt, thất thoát. + Xác định mức dự trữ vật tư hợp lý, không thừa, không thiếu. 2. Đối với giai đoạn sản xuất: Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, cải tiến tổ chức sản xuất, dùng các biện pháp nâng cao năng suất… nhằm rút ngắn thời gian thi công, áp dụng các biện pháp tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu. 3. Đối với giai đoạn thanh quyết toán: + Lựa chọn và thương thảo hình thức thanh toán có lợi + Chủ động chuẩn bị tốt các hồ sơ thanh toán + Áp dụng các biện pháp thúc đẩy tiến trình thanh toán… 71
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2