Bài giảng môn Quản trị chiến lược: Chương 4 - Trần Quang Cảnh
lượt xem 5
download
Bài giảng môn Quản trị chiến lược: Chương 4 với mục tiêu giúp các bạn hiểu được ý nghĩa của chiến lược cấp công ty; Biết các chiến lược cấp công ty thông dụng; Biết cách áp dụng các chiến lược cấp công ty. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng môn Quản trị chiến lược: Chương 4 - Trần Quang Cảnh
- MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Hiểu được ý nghĩa của chiến lược cấp công ty Biết các chiến lược cấp công ty thông dụng Biết cách áp dụng các chiến lược cấp công ty 1
- 1.Ý nghĩa của chiến lược cấp công ty Chiến lược cấp công ty giúp nhà quản trị xác định: Ngành kinh doanh nào cần tiếp tục Ngành kinh doanh nào cần loại bỏ Ngành kinh doanh nào nên tham gia 2
- 2. Các chiến lược chuyên sâu (chiến lược tăng trưởng tập trung) Khái niệm: Các chiến lược chuyên sâu là các chiến lược đặt trọng tâm vào việc cải tiến các sản phẩm và/ hoặc thị trường hiện có mà không thay đổi bất kỳ các yếu tố nào khác. Khi theo đuổi chiến lược này DN cố gắng để khai thác mọi cơ hội có được về sản phẩm và/hoặc thị trường đang tiêu thụ bằng cách thực hiện tốt hơn các công việc mà họ đang tiến hành. 3
- Ưu điểm của các loại chiến lược này là : Tập trung nguồn lực, quản lý không quá phức tạp, tận dụng được lợi thế về kinh nghiệm. Nhược điểm: phụ thuộc vào thị trường, khó khai thác cơ hội mới, khó tối đa hóa lợi nhuận. 4
- 2.1. Chiến lược xâm nhập thị trường Khái niệm: Doanh nghiệp tìm cách tăng thị phần cho các sản phẩm, dịch vụ hiện có trong thị trường hiện tại thông qua những nỗ lực tiếp thị nhiều hơn. Phương cách thực hiện Tăng sức mua của khách hàng hiện tại Doanh nghiệp có thể thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm thường xuyên hơn và sử dụng mỗi lần với số lượng nhiều hơn; 5
- Lôi kéo khách hàng từ đối thủ cạnh tranh bằng cách chú trọng một trong các khâu của công tác Marketing; Mua lại đối thủ cạnh tranh (doanh nghiệp bị mua lại sản xuất cùng mặt hàng và cạnh tranh trong cùng một thị trường với doanh nghiệp mua lại). 6
- Tăng quy mô tổng thể của thị trường Làm cho những người từ trước đến nay không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tại thị trường hiện tại bắt đầu sử dụng các sản phẩm đó; Nếu khách hàng mới nằm ngoài thị trường hiện tại thì việc tăng quy mô tổng thể của thị trường có thể được coi là chiến lược phát triển thị trường. 7
- Nguyên tắc chỉ đạo Thị trường các sản phẩm của doanh nghiệp chưa bị bão hòa; Tốc độ tiêu dùng của người tiêu thụ có thể tăng cao; Thị phần của đối thủ chính giảm sút trong khi doanh số toàn ngành lại tăng; Hiệu quả tiếp thị còn cao; Đạt được lợi thế tiết kiệm theo quy mô; Năng lực quản trị và năng lực vốn của doanh nghiệp cho phép thực hiện chiến lược. 8
- 2.2. Chiến lược phát triển thị trường Khái niệm: Là chiến lược doanh nghiệp tìm cách thâm nhập vào các thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hiện doanh nghiệp đang sản xuất hay cung ứng. 9
- Phương cách thực hiện Tìm thị trường ở địa bàn mới Xây dựng hệ thống phân phối tại địa bàn mới; Xuất khẩu hàng hóa trực tiếp; Đầu tư sản xuất và tiêu thụ tại địa bàn mới; 10
- Tìm các thị trường mục tiêu mới Tìm kiếm các nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu hoàn toàn mới trong cùng một địa bàn thị trường hiện tại Phát triển kênh tiêu thụ mới Sử dụng các phương tiện quảng cáo mới Tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm, mỗi công dụng mới của sản phẩm có thể tạo ra một thị trường hoàn toàn mới. 11
- Nguyên tắc chỉ đạo Các kênh phân phối mới đã sẵn sàng; Doanh nghiệp thành công và có vị thế mạnh ở thị trường hiện tại; Khả năng cung ứng, sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như những áp lực cạnh tranh của thị trường mới; 12
- Thị trường mới chưa bị bão hòa, còn tiềm ẩn nhu cầu lớn; Khi doanh nghiệp có sẵn điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh; Và năng lực quản trị và năng lực về vốn của doanh nghiệp phải còn phải đang cho phép thực hiện. 13
- 2.3. Chiến lược phát triển sản phẩm,dịch vụ Khái niệm: Doanh nghiệp sẽ cải tiến cải tiến, sửa đổi sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm tăng sự hấp dẫn cho sản phẩm, dịch vụ Phương cách thực hiện Phát triển các sản phẩm riêng biệt Cải tiến các tính năng sản phẩm; Cải tiến về chất lượng; Cải tiến về kiểu dáng, mầu sắc, bao bì, kết cấu sản phẩm; 14
- • KET THUC BUOI 3
- Thêm các mẫu mã mới với kích cỡ đa dạng. Phát triển các danh mục sản phẩm Kéo dãn cơ cấu mặt hàng Kéo xuống phía dưới; Kéo lên phía trên; Kéo về cả lên phía trên và xuống phía dưới. Lấp kín cơ cấu mặt hàng Hiện đại hoá cơ cấu mặt hàng Phát triển các loại sản phẩm mới, mở rộng sản phẩm hiện thời, nhiên cứu phương án chiến lược theo chu kỳ sống của sản phẩm. 16
- Nguyên tắc chỉ đạo Sản phẩm, dịch vụ hiện tại đang ở giai đoạn chín muồi trong vòng đời sản phẩm; Khi doanh nghiệp cạnh tranh trong một ngành có đặc điểm là có những phát triển công nghệ nhanh chóng; Khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn với giá cạnh hơn; 17
- Công ty cạnh tranh trong một ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh; Áp dụng chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực nghiên cứu để phát triển sản phẩm, dịch vụ một cách hiệu quả; Doanh nghiệp cũng cần có năng lực quản trị trong lĩnh vực sản xuất chế biến, năng lực vốn để đầu tư công nghệ để đầu tư công nghệ chế biến sản xuất thử, sản xuất đại trà. 18
- 3. Các chiến lược kết hợp (các chiến lược hội nhập) Thích hợp với các doanh nghiệp đang kinh doanh trong các ngành kinh tế mạnh nhưng do dự hay không có khả năng áp dụng một trong các chiến lược chuyên sâu; Cơ hội có sẵn phù hợp với mục tiêu, chiến lược dài hạn của doanh nghiệp; Chiến lược loại này giúp doanh nghiệp củng cố vị thế của mình, có thể coi như một chiến lược tăng trưởng. 19
- 3.1. Kết hợp về phía trước (hội nhập dọc thuận chiều) Khái niệm: Doanh nghiệp tìm cách tăng trưởng bằng cách mua lại, nắm quyền sở hữu hoặc có được sự kiểm soát đối với hệ thống phân phối. Phương cách thực hiện Mua lại hệ thống phân phối của đối thủ cạnh tranh; 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Quản trị dịch vụ - ThS. Trần Kim Ngọc
74 p | 357 | 51
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược - Chương 7: Chiến lược cấp công ty
29 p | 160 | 20
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược - Chương 9: Thực hiện chiến lược
19 p | 176 | 19
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược - Chương 3: Phân tích môi trường nội bộ
26 p | 171 | 15
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược - Chương 2: Phân tích môi trường ngoại vi
21 p | 147 | 12
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược - Chương 6: Xây dựng và lựa chọn chiến lược
29 p | 134 | 10
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược - Chương 1: Nhập môn quản trị chiến lược
17 p | 127 | 7
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược: Chiến lược đại dương xanh
38 p | 68 | 7
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược: Chương 6 - Trần Quang Cảnh
50 p | 45 | 5
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược: Chương 5 - Trần Quang Cảnh
34 p | 30 | 5
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược: Chương 2 - Trần Quang Cảnh
78 p | 30 | 5
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược - Chương 10: Kiểm tra chiến lược
12 p | 72 | 5
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược - Chương 5: Xác định xứ mạng và mục tiêu
16 p | 88 | 5
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược: Chương 7 - Trần Quang Cảnh
23 p | 45 | 5
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược: Chương 1 - Trần Quang Cảnh
72 p | 48 | 4
-
Bài giảng môn Quản trị kinh doanh tổng hợp: Chương 7 - ThS. Ngô Thị Hương Giang
16 p | 40 | 4
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược: Chương 3 - Trần Quang Cảnh
45 p | 32 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn