Bài giảng Ngân hàng thương mại: Bài 3 - ThS. Đỗ Hoài Linh
lượt xem 2
download
"Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 3: Tài sản và quản lý tài sản" được biên soạn nhằm giúp người học nắm được kiến thức về các khoản mục tài sản và đặc điểm; quản lý tài sản; công thức áp dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ngân hàng thương mại: Bài 3 - ThS. Đỗ Hoài Linh
- BÀI 3 TÀI SẢN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN Giảng viên: ThS. Đỗ Hoài Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0013109224 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: KHỦNG HOẢNG NGÂN HÀNG HOA KÌ Khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Mỹ vào tháng 8/2007, với đặc trưng là các khoản cho vay bất động sản (subprime) và các thủ thuật chứng khoán hoá (titrization), đã làm cho tăng trưởng kinh tế thế giới bị đình trệ trong hai năm 2007 và 2008. 1. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới cuộc khủng hoảng này là gì? 2. Cơ cấu tài sản của ngân hàng đóng vai trò như thế nào trong khủng hoảng? 3. Tại sao NHNN luôn luôn can thiệp vào việc sử dụng nguồn vốn của các NHTM? v1.0013109224 2
- MỤC TIÊU • Nắm được cơ cấu tài sản chung của ngân hàng thương mại. • Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa tài sản của 1 doanh nghiệp kinh doanh và tài sản của 1 ngân hàng thương mại. • Trình bày được các loại tài sản của ngân hàng phù hợp với mục đích và nội dung sử dụng của chúng. • Trình bày được nhu cầu của quản lý tài sản, phương thức quản lý với từng loại tài sản khác nhau. • Tính được lãi suất trước thuế (LSTT), lãi suất sau thuế (LSST), ROA, ROE của ngân hàng. • Phân tích được nhu cầu về quản lý tài sản của NHNN đối với các NHTM. • Phân tích được chức năng và các bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính. v1.0013109224 3
- NỘI DUNG Các khoản mục tài sản và đặc điểm Quản lý tài sản Công thức áp dụng v1.0013109224 4
- 1. CÁC KHOẢN MỤC TÀI SẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM 1.1. Tiền tại quỹ 1.2. Tiền gửi 1.3. Chứng khoán 1.4. Tín dụng 1.5. Các tài sản nội bảng khác 1.6. Các tài sản ngoại bảng v1.0013109224 5
- 1.1. TIỀN TẠI QUỸ • Nội tệ, ngoại tệ, vàng, kim loại quý, đá quý… • Được sử dụng trong lưu thông, hoặc chấp nhận thanh toán; • Có tính thanh khoản cao nhất; • Tính sinh lời thấp, thậm chí một số loại không sinh lời. v1.0013109224 6
- 1.2. TIỀN GỬI TẠI NHNN VÀ TCTD KHÁC GỒM: NHẰM: TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN Thanh toán liên ngân hàng Cho vay liên ngân hàng TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN Tăng lợi nhuận khi có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi Tỷ trọng trong tổng tài sản thường thấp Có xu hướng tăng trong giai đoạn kinh tế ĐẶC ĐIỂM suy thoái Tính thanh khoản cao Tính sinh lời thấp v1.0013109224 7
- 1.3. CHỨNG KHOÁN • NH nắm giữ chứng khoán vì 2 mục tiêu: Chứng khoán là TS đệm cho ngân quỹ; Chứng khoán mang lại thu nhập cao hơn ngân quỹ. • NH nắm giữ các loại chứng khoán: Chứng khoán kinh doanh; Chứng khoán đầu tư: Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn; Chứng khoán sẵn sàng để bán. • Chứng khoán kinh doanh: Là chứng khoán ban đầu được mua và nắm giữ cho mục đích kinh doanh trong ngắn hạn (Mua đi bán lại trên thị trường để hưởng chênh lệch giá). • Chứng khoán đầu tư: Nắm giữ nhằm mục đích thu lợi tức. Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn: là các chứng khoán có kỳ hạn cố định và các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được và NH có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn. Chứng khoán sẵn sàng để bán: là các chứng khoán được giữ trong thời gian không ấn định trước, có thể được bán để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc để ứng phó với trường hợp thay đổi lãi suất, tỉ giá, hoặc giá trị chứng khoán. v1.0013109224 8
- ĐẶC ĐIỂM CHỨNG KHOÁN Khả năng sinh lời cao hơn ngân quỹ nhưng kém hơn tín dụng Tính thanh khoản thấp hơn ngân quỹ nhưng cao hơn tín dụng Có thể gây rủi ro khi lãi suất thị trường thay đổi (LS thị trường tăng → giá CK giảm và ngược lại) Tỷ trọng phụ thuộc vào quyết định của từng NH v1.0013109224 9
- 1.4. TÍN DỤNG • Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả và chữ tín. • Khi gắn tín dụng với một chủ thế nhất định (TD ngân hàng), TD chỉ có một chiều là NH cấp TD cho khách hàng chứ không bao gồm việc NH huy động vốn của khách hàng. v1.0013109224 10
- 1.4. TÍN DỤNG • Đặc điểm: Là tài sản mang lại tổng thu lãi cao nhất cho NH. Tính thanh khoản thấp, phụ thuộc vào kế hoạch hoàn trả nợ vay, khả năng trả nợ của khách hàng và sự phát triển của thị trường mua bán nợ. Tỷ trọng thường lớn nhất trong tổng tài sản của NH. Phân loại tín dụng: Theo thời gian Theo hình thức tài trợ Theo đảm bảo Theo mức độ an toàn Theo ngành kinh tế (CN, NN, DV) Theo loại khách hàng (cá nhân, DN…) Theo mục đích vay ………. v1.0013109224 11
- 1.4. TÍN DỤNG Tại sao cần phân loại TD theo các tiêu thức khác nhau? • Các cách phân loại này cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hoá trong cấp tín dụng. • Cho phép theo dõi rủi ro và sinh lợi gắn liền với những lĩnh vực tài trợ để có chính sách lãi suất, bảo đảm, hạn mức và chính sách mở rộng phù hợp. v1.0013109224 12
- 1.5. CÁC TÀI SẢN NỘI BẢNG KHÁC Tài sản uỷ thác: • Tài sản được hình thành theo sự uỷ thác của khách hàng mà NH cùng chia sẻ rủi ro. • NH làm dịch vụ uỷ thác cho vay cho các NH khác, các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ. • Tài sản uỷ thác bao gồm chứng khoán uỷ thác, đầu tư uỷ thác… • Tuy chiếm tỷ trọng không lớn, song tài sản uỷ thác ít rủi ro và mang lại thu nhập đáng kể. v1.0013109224 13
- 1.6. CÁC TÀI SẢN NGOẠI BẢNG • Là các tài sản không/chưa hình thành bằng vốn của NH: Cam kết bảo lãnh Cam kết tín dụng Hợp đồng tương lai Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng quyền chọn Tài sản ủy thác… • Có thể gây rủi ro, đồng thời mang lại thu nhập, nên cần được theo dõi trên tài khoản ngoại bảng. v1.0013109224 14
- 2. QUẢN LÝ TÀI SẢN 2.1. Khái niệm quản lý tài sản 2.2. Mục tiêu quản lý tài sản 2.3. Nội dung quản lý tài sản v1.0013109224 15
- 2.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ TÀI SẢN Là hoạt động chuyển hoá nguồn vốn thành các loại tài sản như ngân quỹ, tín dụng, chứng khoán, tài sản khác theo một phương thức thích hợp, nhằm thoả mãn các mục tiêu đặt ra. v1.0013109224 16
- 2.2. MỤC TIÊU QUẢN LÝ TÀI SẢN • Mục tiêu: tối đa hoá giá trị vốn chủ sở hữu trên cơ sở đảm bảo an toàn. • Đảm bảo an toàn (an toàn thanh khoản, an toàn tín dụng và các an toàn khác). • NH huy động hàng nghìn tỷ đồng để cho vay và đầu tư, trong khi vốn sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ (< 10%). • Các vụ sụp đổ NH, hoảng loạn tài chính chỉ ra tính nhạy cảm của hệ thống tài chính (trong đó có ngân hàng). • Tổn thất to lớn trong NH ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng tới ổn định chính trị - kinh tế - xã hội và đời sống. → Sự quan tâm thường xuyên của các tầng lớp dân cư, Chính phủ, NHNN và các nhà quản lý ngân hàng. v1.0013109224 17
- 2.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ TÀI SẢN 2.3.1. Quản lý tiền tại quỹ và tiền gửi 2.3.2. Quản lý chứng khoán 2.3.3. Quản lý tín dụng 2.3.4 .Quản lý tài sản nội bảng khác 2.3.5. Quản lý tài sản ngoại bảng v1.0013109224 18
- 2.3.1. QUẢN LÝ TIỀN TẠI QUỸ VÀ TIỀN GỬI • Tiền tại quỹ và tiền gửi là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, được thiết lập nhằm duy trì khả năng chi trả, và các yêu cầu khác. • Tiền gửi tại NHTW nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc theo yêu cầu chính sách tiền tệ. • Duy trì tiền và tiền gửi để đảm bảo: Dự trữ bắt buộc; Đáp ứng yêu cầu; Nhu cầu cho vay/đầu tư ngoài dự kiến. • NH phải duy trì với tỷ lệ thích hợp, phụ thuộc cung, cầu thanh khoản dự kiến của NH: Cầu thanh khoản; Cung thanh khoản; Tỷ lệ thanh khoản của tài sản. v1.0013109224 19
- 2.3.2. QUẢN LÝ CHỨNG KHOÁN • Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình tài chính chủ thể phát hành, biến động tỷ giá, lãi suất thị trường, giá bất động sản, tình hình chính trị... của mỗi quốc gia, khu vực và toàn cầu. • Xem xét chỉ tiêu liên quan đến danh mục chứng khoán như rủi ro, lãi suất, xu hướng của giá chứng khoán và các nhân tố ảnh hưởng khác. • Chứng khoán được phân tích với giá thị trường. • Tuân thủ nguyên tắc "không bỏ trứng vào một giỏ“. v1.0013109224 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 5 - Trần Phước Huy
67 p | 334 | 42
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại - ThS. Nguyễn Anh Tuấn
20 p | 263 | 35
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 2
56 p | 201 | 34
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại - Chương 1: Tổng quan về hoạt động ngân hàng
19 p | 213 | 32
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 6 - Trần Phước Huy
67 p | 164 | 25
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 3 - Trần Phước Huy
65 p | 154 | 24
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 4 - Trần Phước Huy
57 p | 132 | 20
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại - Chương 2: Đo lường và đánh giá hoạt động của ngân hàng
32 p | 114 | 16
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 2 - Trần Phước Huy
52 p | 133 | 11
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 4
32 p | 112 | 10
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 3
59 p | 99 | 7
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại 1: Chương 1 - Tổng quan về ngân hàng và hoạt động ngân hàng
25 p | 33 | 7
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 1 - ThS. Lê Trung Hiếu
75 p | 12 | 4
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 1 - ThS. Đoàn Thị Thanh Hòa
41 p | 50 | 4
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 2 - ThS. Lê Trung Hiếu
56 p | 11 | 4
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 2 - ThS. Đoàn Thị Thanh Hòa
61 p | 42 | 2
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Bài 4 - TS. Lê Thanh Tâm
58 p | 34 | 1
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Bài 1 - ThS. Trần Phước Huy
53 p | 62 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn