Bài giảng Nghiên cứu Marketing: Chương 5 - TS. Phạm Thành Thái
lượt xem 5
download
Bài giảng Nghiên cứu Marketing: Chương 5 Đo lường và thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng cung cấp cho người học những kiến thức như: Sơ lược nghiên cứu định lượng; Đo lường và cấp độ thang đo trong nghiên cứu; Công cụ thu thập dữ liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nghiên cứu Marketing: Chương 5 - TS. Phạm Thành Thái
- CHƯƠNG 5 ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Phạm Thành Thái Khoa Kinh tế, Trường ĐH Nha Trang
- NỘI DUNG CHÍNH Sơ lược nghiên cứu định lượng Đo lường và cấp độ thang đo trong nghiên cứu Công cụ thu thập dữ liệu Hỏi & Đáp 2
- Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu định lượng Phương pháp phổ biến Khảo sát Thử nghiệm Công cụ thông dụng Thu thập dữ liệu - Bảng câu hỏi - Phỏng vấn trực diện/điện thoại/thư/internet Xử lý dữ liệu - Phân tích thống kê đơn biến – đa biến 3
- Sơ lược nghiên cứu định lượng Lượng hóa mối quan hệ/sự thay đổi trong hiện tượng, tình huống, vấn đề… Các biến số sử dụng là biến số định lượng Thường sử dụng trong các khoa học về kinh tế, giáo dục, vật lý, dịch tễ học,… Sử dụng với mục đích kiểm định lý thuyết khoa học Một nghiên cứu có thể kết hợp cả phương pháp định lượng và định tính 4
- Sơ lược nghiên cứu định lượng Các loại dữ liệu Có 3 loại dữ liệu như sau: - Dữ liệu đã có sẵn (thứ cấp) - Dữ liệu chưa có sẵn (sơ cấp) - Dữ liệu chưa có trên thị trường (thực nghiệm) 5
- Đo lường và cấp độ thang đo trong nghiên cứu 1. Đo lường: - Là cách thức sử dụng các con số để diễn tả các hiện tượng khoa học mà chúng ta cần nghiên cứu. - Một hiện tượng khoa học cần đo lường gọi là một khái niệm nghiên cứu, gọi tắt là khái niệm. - Để đo lường → các cấp độ thang đo khác nhau. - Một khái niệm có thể đo lường trực tiếp nhưng cũng có thể đo lường gián tiếp thông qua các biến đại diện hay biến đo lường/ biến quan sát. 6
- Xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu Theo Nguyễn Đình Thọ (2011, 301), quy trình xây dựng thang đo gồm 3 bước chính: (1) Xây dựng tập biến quan sát (2) Đánh giá sơ bộ thang đo (3) Đánh giá chính thức thang đo 7
- Quy trình xây dựng và đánh giá thang đo 8
- Đo lường và cấp độ thang đo trong nghiên cứu 2.Các cấp độ thang đo: Chia thành bốn cấp độ thang đo: - Thang đo định danh (nominal scale) - Thang đo thứ tự (Ordinal scale) - Thang đo khoảng (Interval scale) - Thang đo tỷ lệ (Ratio scale) 9
- Đo lường và cấp độ thang đo trong nghiên cứu Cấp thang đo Đặc điểm Định danh Để xếp loại, không có ý nghĩa về lượng Non metric (Định tính) Để xếp thứ tự, không có ý nghĩa về Thứ tự lượng Đo khoảng cách, có ý nghĩa về lượng Khoảng Metric nhưng gốc 0 không có ý nghĩa (Định lượng) Đo độ lớn, có ý nghĩa về lượng và gốc Tỷ lệ 0 có ý nghĩa 10
- Đo lường và cấp độ thang đo trong nghiên cứu 2.1. Thang đo định danh: - Dùng cho các đặc điểm thuộc tính - Dùng các mã số để phân loại các đối tượng - Thang đo định danh là thang đo trong đó số đo dùng để xếp loại, nó không có ý nghĩa về lượng. 11
- Đo lường và cấp độ thang đo trong nghiên cứu 2.1. Thang đo định danh: Ví dụ 1: Câu hỏi “Nghề nghiệp của bạn là gì”? Giáo viên 1 Công nhân 2 Thư ký 3 Ví dụ 2: Trong các loại bia sau đây, bạn đã dùng qua loại nào? Sài gòn 1 Tiger 2 Heineken 3 12
- Đo lường và cấp độ thang đo trong nghiên cứu 2.2. Thang đo thứ tự : - Thường dùng cho các đặc điểm thuộc tính, và đôi khi cũng được dùng cho các đặc điểm số lượng. - Có quan hệ hơn kém - Sự chêch lệch không nhất thiết phải bằng nhau - Thang đo cấp thứ tự là loại thang đo trong đó số đo dùng để so sánh thứ tự, nó không có ý nghĩa về lượng. 13
- Đo lường và cấp độ thang đo trong nghiên cứu 2.2. Thang đo thứ tự : Ví dụ 1: Bạn vui lòng xếp thứ tự theo sở thích của bạn các thương hiệu nước ngọt sau theo cách thức sau đây: (1) thích nhất, (2) thích nhì,… Pepsi …. Tribeco …. 7 up …. Coke …. 14
- Đo lường và cấp độ thang đo trong nghiên cứu 2.2. Thang đo thứ tự : Ví dụ 2: Xin cho biết mức doanh thu của quý doanh nghiệp trung bình hàng tháng? Dưới 200 triệu đồng 1 Từ 200 – 500 triệu đồng 2 Từ 500 – 1 tỷ đồng 3 Từ 1 tỷ - 3 tỷ đồng 4 Trên 3 tỷ đồng 5 15
- Đo lường và cấp độ thang đo trong nghiên cứu 2.3. Thang đo khoảng: - Thường dùng cho các đặc điểm số lượng, và đôi khi cũng được áp dụng cho các đặc điểm thuộc tính. - Thang đo khoảng là thang đo thứ tự có các khoảng cách đều nhau. - Thang đo khoảng là loại thang đo trong đó số đo dùng để chỉ khoảng cách nhưng gốc 0 không có ý nghĩa. 16
- Đo lường và cấp độ thang đo trong nghiên cứu 2.3. Thang đo khoảng: Thang đo Likert: Stt Chất lượng cuộc gọi Rất Không Bình Đồng Rất không đồng ý thường ý đồng ý đồng ý Q4.1 Chất lượng đàm thoại rõ ràng, 1 2 3 4 5 không bị nhiễu sóng Q4.2 Không bị rớt mạch, đàm thoại 1 2 3 4 5 được liên tục, thông suốt Q4.3 Chất lượng máy của nhà cung 1 2 3 4 5 cấp đảm bảo hoạt động bình thường Q4.4 Vùng phủ sóng rộng (có thể di 1 2 3 4 5 chuyển ở mọi nơi) 17
- Đo lường và cấp độ thang đo trong nghiên cứu 2.3. Thang đo khoảng: Thang đo Likert: Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của bạn trong phát biểu “Tôi rất thích sữa chua Yomost”. Hoàn Trung Đồng Hoàn toàn toàn Phản đối dung ý đồng ý phản đối 1 2 3 4 5 18
- Đo lường và cấp độ thang đo trong nghiên cứu 2.4. Thang đo tỷ lệ: - Dùng cho các đặc tính số lượng - Có đầy đủ các đặc tính của thang đo khoảng - Thang đo tỷ lệ là thang đo ở bậc cao nhất. - Thang đo tỷ lệ là loại thang đo trong đó số đo dùng để đo độ lớn, và gốc 0 có ý nghĩa. - Ví dụ: + Xin bạn vui lòng cho biết bạn có bao chiếc áo dài?..........chiếc. + Trung bình một tuần bạn chi bao nhiêu tiền cho nước giải khát?.....đồng. 19
- Công cụ thu thập dữ liệu 1. Bảng câu hỏi Một bảng câu hỏi tốt sẽ giúp nhà nghiên cứu thu thập được dữ liệu cần thiết với độ tin cậy cao. Một bảng câu hỏi phải thỏa mãn hai yêu cầu cơ bản sau đây: Phải có đầy đủ các câu hỏi mà nhà nghiên cứu muốn thu thập dữ liệu từ các trả lời. Phải kích thích được sự hợp tác của người trả lời. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nghiên cứu Marketing: Chương 2 - Nguyễn Thị Minh Hải
44 p | 207 | 28
-
Bài giảng Nghiên cứu Marketing: Chương 1 - Nguyễn Thị Minh Hải
28 p | 134 | 22
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing: Chương 1 - ThS. Dư Thị Chung
68 p | 176 | 20
-
Bài giảng Nghiên cứu Marketing: Chương 1 - Tổng quan về phương pháp nghiên cứu Marketing
36 p | 184 | 9
-
Bài giảng Nghiên cứu Marketing: Chương 1 - TS. Phạm Thành Thái
22 p | 58 | 9
-
Bài giảng Nghiên cứu Marketing: Chương 1 - ĐH Kinh tế Quốc dân
14 p | 82 | 7
-
Bài giảng Nghiên cứu Marketing: Chương 2 - ĐH Kinh tế Quốc dân
11 p | 80 | 4
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing - Chương 3: Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing
52 p | 7 | 4
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing: Chương 1 - ThS. Vũ Thịnh Trường
62 p | 58 | 3
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing: Chương 2 - ThS. Vũ Thịnh Trường
26 p | 111 | 3
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing - Chương 7: Xử lý và phân tích dữ liệu
59 p | 7 | 2
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing - Chương 2: Mô hình nghiên cứu marketing
28 p | 4 | 2
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing - Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu marketing
68 p | 5 | 2
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing - Chương 5: Phương pháp nghiên cứu định lượng
45 p | 11 | 1
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing - Chương 6: Đo lường trong nghiên cứu & thiết kế bảng câu hỏi
53 p | 11 | 1
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing - Chương 8: Kiểm định giả thuyết thống kê
44 p | 4 | 1
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing - Chương 4: Phương pháp nghiên cứu định tính
53 p | 5 | 0
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing - Chương 9: Báo cáo kết quả nghiên cứu
39 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn