intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nghiệp vụ thương mại quốc tế: Chương 4 - Hợp đồng ngoại thương

Chia sẻ: Gdfb Gdfb | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

198
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chương 4 Hợp đồng ngoại thương nằm trong bài giảng Nghiệp vụ thương mại quốc tế nêu những vấn đề chung về hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên mua – bán có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau. Trong đó qui định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua,bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nghiệp vụ thương mại quốc tế: Chương 4 - Hợp đồng ngoại thương

  1. Chương 4 HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
  2. 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 4.1.1. Khái niệm Hợp đồng ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên mua – bán có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau. Trong đó qui định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua,bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
  3. 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG Định nghĩa này nêu rõ  Bản chất của hợp đồng này là sự thoả thuận của các bên ký kết (các đương sự)  Chủ thể của hợp đồng này là Bên bán (bên xuất khẩu) và Bên mua (bên nhập khẩu ).  Đối tượng của hợp đồng này là tài sản  Khách thể của hợp đồng này là sự di chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
  4. 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 4.1.2. Đặc điểm  Chủ thể của hợp đồng: có trụ sở kinh doanh đăng ký ở các quốc gia khác nhau.  Đồng tiền thanh toán: có thể là ngoại tệ của một trong hai hoặc cả hai bên.  Đối tượng của hợp đồng: Hàng hóa –phải chuyển ra khỏi biên giới nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.
  5. 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 4.1.3. Yêu cầu đối với hợp đồng ngoại thương 4.1.3.1 Hợp đồng ngoại thương phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý vững chắc  Luật của nước người mua, nước người bán  Các luật và tập quán có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế như: Incoterms, Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, UCP-DC…
  6. 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 4.1.3.2.Chủ thể của hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp  Phải là thương nhân hợp pháp có điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo luật định  Những người tham gia ký kết hợp đồng phải là những người đại diện hợp pháp cho mỗi bên. Nếu người khác ký phải có giấy ủy quyền hợp lệ bằng văn bản của người đại diện hợp pháp
  7. 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 4.1.3.3. Hình thức của hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp Theo tập quán thương mại quốc tế, có ba dạng hình thức của hợp đồng:  Hình thức thỏa thuận miệng  Hình thức ký kết bằng văn bản  Hình thức mặc nhiên
  8. 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 4.1.3.4. Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp  Tên hàng  Số lượng  Quy cách chất lượng  Giá cả  Phương thức thanh toán  Địa điểm và thời hạn giao hàng  Trong hợp đồng không chứa đựng bất cứ nội dung nào trái với pháp luật hiện hành của nước người bán, nước người mua và trái với tập quán buôn bán quốc tế.
  9. 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 4.1.4. Phân loại hợp đồng ngoại thương 4.1.4.1. Phân loại theo thời gian thực hiện hợp đồng có hai loại  Hợp đồng ngắn hạn  Hợp đồng dài hạn
  10. 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 4.1.4.2. Phân loại theo nội dung quan hệ kinh doanh trong hợp đồng ngoại thương, người ta chia làm 4 loại hợp đồng:  Hợp đồng xuất khẩu  Hợp đồng nhập khẩu  Hợp đồng tái xuất khẩu  Hợp đồng tái nhập khẩu
  11. 4.1. NHỮNG V ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG Xét theo hình thức của hợp đồng có các loại sau:  Hình thức văn bản  Hợp đồng gồm một văn bản  Hợp đồng gồm nhiều văn bản như những điện báo, thư từ giao dịch  Hình thức miệng  Hình thức mặc nhiên
  12. 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 4.1.5. Bố cục của một văn bản hợp đồng ngoại thương 4.1.5.1. Phần mở đầu  Tiêu đề hợp đồng  Số hiệu của hợp đồng (Contract No…)  Địa điểm và thời gian ký kết hợp đồng
  13. 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 4.1.5.2. Phần thông tin về chủ thể hợp đồng  Tên đơn vị: nêu cả tên đầy đủ và tên viết tắt (nếu có).  Địa chỉ đơn vị: nêu đầy đủ số nhà, tên đường, thành phố và tên quốc gia.  Các số máy fax, telex, điện thoại và địa chỉ email nếu có.  Số tài khoản và tên ngân hàng đơn vị có tài khoản giao dịch thường xuyên.  Người đại diện ký hợp đồng: cần nêu rõ họ tên và chức vụ người đại diện trong đơn vị.
  14. 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 4.1.5.3. Phần nội dung của hợp đồng  Những điều khoản chủ yếu: là các điều khoản bắt buộc phải có đối với một hợp đồng mua bán, thiếu các điều khoản đó hợp đồng không có giá trị pháp lý.  Những điều khoản thường lệ (hay còn gọi là điều khoản đương nhiên): là những điều khoản mà nội dung của chúng đã được quy định trong các văn bản pháp luật.  Những điều khoản tùy nghi: Là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau khi pháp luật cho phép.
  15. 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 4.1.5.3. Phần cuối của hợp đồng ngoại thương a. Hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản? Mỗi bên giữ bao nhiêu bản? b. Hợp đồng thuộc hình thức nào? Văn bản viết tay, bản fax, telex…? c. Ngôn ngữ hợp đồng sử dụng. d. Hợp đồng có hiệu lực kể từ bao giờ. e. Trường hợp có sự bổ sung hay sửa đổi hợp đồng thì phải làm thế nào? f. Chữ ký, tên, chức vụ người đại diện của mỗi bên, đối với bên Việt Nam, chữ ký còn được đóng dấu tròn mới có giá trị.
  16. 4.2. KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÁC ĐIỀU KHOẢN CHỦ YẾU CỦA HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 4.2.1.Điều khoản tên hàng (Commodity) - Nhằm xác định mặt hàng là đối tượng trao đổi để hai bên mua bán hiểu thống nhất với nhau - Là điều kiện bắt buộc theo luật của tất cả các quốc gia
  17. 4.2.1.Điều khoản tên hàng (Commodity) Cách qui định tên hàng: 1. Tên hàng + Tên TM + Tên khoa học 2. Tên hàng + Xuất xứ 3. Tên hàng + Nhãn hiệu 4. Tên hàng + Qui cách phẩm chất 5. Tên hàng + Công dụng 6. Tên hàng + Số hiệu trong bảng danh mục
  18. 4.2.2. Điều khoản về chất lượng (Quality) Qui định phẩm chất dựa vào hàng thực Qui định phẩm chất dựa vào hàng mẫu  Hàng mẫu có thể do người mua đưa ra  Hàng mẫu do người bán đưa ra (counter sample) Qui định bằng cách xem hàng trước (inspected and approved) Qui định phẩm chất hiện trạng hàng hóa (tale quale)
  19. 4.2.2. Điều khoản về chất lượng (Quality)  Qui định dựa vào dung trọng  Quy định phẩm chất dựa vào hàm lượng của chất chủ yếu trong hàng hóa  Phương pháp xác định phẩm chất dựa vào nhãn hiệu hàng hóa (Trade-mark)
  20. 4.2.2. Điều khoản về số lượng (Quantity) 4.2.3.1. Đơn vị tính số lượng  Đơn vị tính bằng cái, chiếc, hòm…  Đơn vị theo hệ đo lường  Hệ mét (metric system): Kg, MT, Mét, Km…  Hệ Anh - Mỹ ( Anglo – American system): Pound, ST, yard, mile,…  Đơn vị tính số lượng tập hợp: tá (12 cái), Gross (12 tá), đôi (pair), bộ (set)…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0