Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 14: Chí Phèo (tiếp theo)
lượt xem 76
download
Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 14: Chí Phèo (tiếp theo) thiết kế bằng Powerpoint chuyên ghiệp giúp nâng cao kĩ năng và kiến thức trong việc soạn bài giảng điện tử giảng dạy và học tập. Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 14: Chí Phèo (tiếp theo) trình bày bằng Slide rất sống động với các hình ảnh minh họa giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được bài giảng và nhanh chóng năm bắt các nội dung chính bài học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 14: Chí Phèo (tiếp theo)
- Chào mừng các em học sinh đến với buổi học ngày hôm nay CHÍ PHÈO - Nam Cao- Ngữ văn 11 1
- Kết cấu bài giảng I. GIỚI THIỆU 1. Hoàn cảnh sáng tác 2.Tóm tắt truyện II. PHÂN TÍCH 1. Làng Vũ Đại 2. Hình tượng nhân vật Bá Kiến 3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo a. Bản chất xã hội, ý nghĩa điển hình và sức tố cáo độc đáo b. Sự thức tỉnh của Chí Phèo c. Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người và rơi vào bi kịch 4. Nghệ thuật III. CHỦ ĐỀ IV. TỔNG KẾT 2
- I. GIỚI THIỆU 1. Hoàn cảnh sáng tác - Truyện được Nam Cao sáng tác năm 1941. - Nam Cao dựa vào “người thật, việc thật” ở làng Đại Hoàng rồi hư cấu thêm để viết tác phẩm này. - Truyện lúc đầu có tên “Cái lò gạch cũ”, sau đó nhà xuất bản đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”, cuối cùng khi in lại trong tập “Luống cày” (1945), tác giả đổi tên là “Chí Phèo”. 2. Tóm tắt truyện. 3
- Em có nhận xét gì về làng Vũ Đại? 4
- II. PHÂN TÍCH 1. Làng Vũ Đại. - Làng: xa tỉnh, nghèo đói quanh năm, nạn cường hào, ảnh hưởng thuế má. - Địa chủ: trên cùng là cụ tiên chỉ Bá Kiến, tiếp đến là bọn cường hào thay nhau cai trị, áp bức bóc lột dân lành; đồng thời thường xuyên diễn ra mâu thuẫn trong nội bộ: bọn chúng “chỉ là một đàn cá tranh mồi”, “bè nào cũng muốn ăn”, rình cơ hội để trị nhau, “chờ nhau lụn bại để cưỡi lên đầu lên cổ nhau”. - Nông dân: nghèo khổ , sống cam chịu và định kiến. Làng Vũ Đại là hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 5
- Theo em Bá Kiến là người như thế nào? Chi tiết nào trong tác phẩm cho thấy điều đó? 6
- 2. Hình tượng nhân vật Bá Kiến - Là nhân vật đại diện cho tầng lớp thống trị ở nông thôn. - Bản chất gian hùng: + Giọng quát rất “sang”: “bắt đầu bao giờ cụ cũng quát để thử dây thần kinh của con người”. + Lối nói ngọt nhạt, “cái cười Tào Tháo”. + Chính sách cai trị thâm độc. + Thể hiện trong cách đối xử với Chí Phèo. Bá Kiến mang bản chất thâm độc, xảo quyệt là điển hình cho chính sách cai trị ở nông thôn. 7
- “…Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân.” (t 220) “Cái nghề quan bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu.” (t 220) “Một người khôn ngoan thì chỉ bóp đến nửa chừng. Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn, đập ghế, đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì vứt trả lại năm hào vì thương anh túng quá.” (t 221) 8
- 3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo .a. Bản chất xã hội, ý nghĩa điển hình và sức tố cáo độc đáo. - Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật của một bộ phận nông dân bị xô đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh trong xã hội thực dân – phong kiến. Chí Phèo trong phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” 9
- Tác giả đã miêu tả lai lịch Chí Phèo như thế nào? Theo em bi kịch cuộc đời Chí bắt đầu từ đâu? 10
- Từ khi sinh ra đến năm 20 tuổi .- Khi còn nhỏ Chí Phèo là đứa trẻ bị bỏ rơi, “hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ”. - Lớn lên Chí Phèo là một thanh niên: + Hiền lành lương thiện: “hiền lành như đất” + Có ước mơ bình dị: “…một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải….” + Có ý thức nhân phẩm: bị “bà ba” bắt làm chuyện không đứng đắn, “hắn thấy nhục hơn là thích”. Trước khi đi tù Chí Phèo là một nông dân, khỏe mạnh, hiền lành, thuần phác, trong sáng, và có ý thức về cuộc sống. 11
- Sự tha hoá của Chí Phèo thể hiện như thế nào? 12
- Quá trình bị lưu manh hoá - Nguyên nhân : + Trực tiếp: cơn ghen của Bá Kiến. + Gián tiếp: nhà tù thực dân. - Biểu hiện của sự lưu manh: + Nhân hình: trông dữ tợn, gớm giếc + Nhân tính: Ngôn ngữ: “chửi” là công cụ để Chí Phèo giao tiếp với xã hội. Tâm lý: u mê tăm tối vì chìm đắm trong những cơn say. . Hành vi: rạch mặt ăn vạ, đốt phá + ba lần xách dao đến nhà Bá Kiến Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. 13
- Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! (t 216) Chí Phèo trong suy nghĩ trẻ thơ 14
- Hắn vừa đi vừa chửi…. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật… Đã thế hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều…. Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo … (t 215) 15
- Những cơn say của hắn tràn cơn này sang cơn khác, thành một cơn dài, mênh mông, hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy hãy còn say, đập đầu rạch mặt chửi bới dọa nạt trong lúc say, u ống rượu trong lúc say, để rồi say nữa say vô tận. (t 226) Hắn biết đâu đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện… Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua. (t 226) 16
- Rạch mặt ăn vạ… 17
- Với giọng văn lạnh lùng, lối miêu tả ngắn gọn súc tích, Nam Cao đã vẽ nên hình tượng Chí Phèo bị tha hóa, mất cả nhân tính lẫn nhân hình sức tố cáo mạnh mẽ của tác phẩm. 18
- Thị Nở được miêu tả như thế nào? Em có cảm nhận gì về sự gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở? 19
- b. Mối tình Chí Phèo – Thị Nở và sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo. Mối tình Chí Phèo – Thị Nở - Thị Nở: người đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn”, ngơ ngẩn, ế chồng… - Ban đầu Chí Phèo đến với Thị Nở chỉ do say rượu và hành động theo bản năng. - Lòng yêu thương của Thị Nở đã khiến bản chất lương thiện của người nông dân trong Chí Phèo thức dậy. Thị Nở trong phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 13: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
29 p | 440 | 76
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 31: Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
30 p | 596 | 68
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 12: Phong cách ngôn ngữ báo chí
23 p | 423 | 62
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 1: Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự)
33 p | 741 | 56
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu)
17 p | 744 | 56
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 11: Chữ người tử tù
37 p | 406 | 54
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 3: Thương vợ
18 p | 583 | 54
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 6: Thực hành về thành ngữ, điển cố
20 p | 520 | 49
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 32: Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận
35 p | 708 | 47
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 2: Tự tình (bài II)
22 p | 673 | 41
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 10: Ngữ cảnh
21 p | 394 | 40
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 3: Đọc thêm: Khóc Dương Khuê
26 p | 414 | 34
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 2: Thao tác lập luận phân tích
16 p | 348 | 32
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 33: Ôn tập Văn học
25 p | 213 | 22
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 1: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
11 p | 180 | 21
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp)
30 p | 173 | 21
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 3: Đọc thêm: Vịnh khoa thi hương
16 p | 185 | 21
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
11 p | 216 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn