Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 4 - Nguyễn Hoàng Phi Nam (2019)
lượt xem 3
download
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Các nguyên tắc kế toán liên quan đến việc xác định lợi nhuận, các khoản điều chỉnh và các bút toán điều chỉnh, các bút toán khóa sổ và kết chuyển, hoàn thành chu trình kế toán Lập BCTC đơn giản, một số tỷ số tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 4 - Nguyễn Hoàng Phi Nam (2019)
- Trường Đại học Mở TPHCM – Khoa Kế toán Kiểm toán Chương 4 Khoá sổ và Lập Báo cáo tài chính
- Mục tiêu Sau khi nghiên cứu xong chương này, bạn có thể: § Giải thích được các nguyên tắc kế toán áp dụng trong việc xác định lợi nhuận trong một thời kỳ. § Thực hiện các bút toán điều chỉnh và khóa sổ cơ bản. § Lập các báo cáo tài chính đơn giản. § Phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của BCTC.
- Nội dung • Các nguyên tắc kế toán liên quan đến việc xác định lợi nhuận • Các khoản điều chỉnh và các bút toán điều chỉnh • Các bút toán khóa sổ và kết chuyển • Hoàn thành chu trình kế toán • Lập BCTC đơn giản • Một số tỷ số tài chính
- Các nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến xác định lợi nhuận • Lợi nhuận và cơ sở dồn tích. • Kỳ kế toán. • Nguyên tắc ghi nhận doanh thu. • Nguyên tắc phù hợp
- Lợi nhuận và cơ sở dồn tích Xác định lợi nhuận là xác định thời điểm ghi nhận các nghiệp vụ. Có 2 cơ sở kế toán để ghi nhận các nghiệp vụ: - Cơ sở dồn tích: thời điểm ghi nhận nghiệp vụ là ngay khi nó phát sinh, chứ không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền - Cơ sở tiền: thời điểm ghi nhận các nghiệp vụ vào thời điểm thu hoặc chi tiền 5
- Lợi nhuận và cơ sở dồn tích (tiếp) 6
- Ví dụ 1 Công ty Kho Vận Ngoại Thương cho Cty Thủy Sản Nam Việt thuê kho lạnh với giá 12.000.000 đồng/tháng. Ngày 2 tháng 1, Cty Nam Việt trả ngay 36.000.000 đồng cho thời gian thuê kho từ 1/1 đến 31/3. • Ghi nhận doanh thu, chi phí theo cơ sở dồn tích và theo cơ sở tiền cho mỗi trường hợp tại cả hai công ty? 7
- Kỳ kế toán • Kỳ kế toán là khoảng thời gian hoàn thành một chu trình kế toán: • Kỳ kế toán cơ bản là 12 tháng, gọi là niên độ kế toán hay năm tài chính. 8
- Kỳ kế toán (tiếp) • Kỳ kế toán bảo đảm thông tin được báo cáo thường xuyên. • Việc phân chia các nghiệp vụ vào từng kỳ kế toán không đúng sẽ làm giảm sự trung thực của thông tin trên BCTC – Năm 1, trả trước tiền thuê văn phòng trong 3 năm chi phí của Năm 1 chỉ được tính 1/ 3 của số tiền đã trả. – Năm 1, chi tiền mua TSCĐ kế toán sẽ phân chia số tiền đã đầu tư trong 5 năm hay 10 năm? 9
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu • Doanh thu được ghi nhận khi phát sinh chứ không căn cứ vào thời điểm mà doanh nghiệp thu được tiền. – Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ và khách hàng chấp nhận. – Về số tiền, doanh thu là giá bán của sản phẩm, hàng hóa đã bán và dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng. 10
- Ví dụ 2 § Cty F nhận thực hiện tour du lịch cho đoàn khách là công ty A. Ngày 25/6/20x1, Cty A trả phí trọn gói là 520 triệu đồng. Chuyến du lịch được thực hiện từ ngày 3 -11/8/20x1. Kế toán của công ty F sẽ ghi nhận doanh thu vào thời điểm nào? § Để có khách hàng mới là cty B, Cty F đã chấp nhận thực hiện một dịch vụ cho khách hàng B với giá chỉ 350 triệu, trong khi giá thông thường của dịch vụ này là 400 triệu. Kế toán của công ty F ghi nhận doanh thu là bao nhiêu? 11
- Nguyên tắc phù hợp Nguyên tắc phù hợp yêu cầu người kế toán: – Xác định tất cả các chi phí phát sinh trong mỗi kỳ kế toán; – Đo lường chi phí đảm bảo sự phù hợp với doanh thu trong mỗi kỳ kế toán.
- Ví dụ 3 Để phục vụ cho tour du lịch của đoàn khách cty A, Cty F đã chi 200 triệu đồng mua vé máy bay vào ngày 20/7/20x1. Các vật dụng đã mua từ 1/4/20x1 là 120 triệu đồng, trong đó dùng cho tour này 20 triệu đồng. Chi phí chi tiêu trong tour được ứng cho hướng dẫn viên ngày 31/7/20x1 là 100 triệu đồng, tuy nhiên thực tế chi là 92 triệu đồng. Tiền thù lao hướng dẫn viên cho đoàn là 120 triệu đồng, được thanh toán vào ngày 1/9/20x1. Yêu cầu: a. Tính các chi phí phát sinh theo nguyên tắc phù hợp. 13
- Các bút toán điều chỉnh Khái niệm Các bút toán điều chỉnh cơ bản
- Khái niệm • Cuối mỗi kỳ kế toán, một quá trình điều chỉnh cần được thực hiện nhằm hai mục đích: – Bảo đảm xác định và đo lường đầy đủ doanh thu, chi phí của kỳ (theo nguyên tắc dồn tích và phù hợp), từ đó xác định lợi nhuận – Đưa các tài khoản về trạng thái sẵn sàng cho việc lập Báo cáo tài chính. 15
- Các bút toán điều chỉnh cơ bản vChi phí trả trước vKhấu hao TSCĐ vChi phí dồn tích (chi phí phải trả) vDoanh thu dồn tích (doanh thu chưa thu tiền) vDoanh thu chưa thực hiện 16
- Chi phí trả trước • Khái niệm • Tài khoản sử dụng 17
- Khái niệm • Chi phí trả trước là các khoản đã chi ra trong một kỳ kế toán nhưng lại có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của nhiều kỳ kế toán sau đó. • Điều chỉnh chi phí trả trước là phân bổ chi phí trả trước vào các kỳ kế toán một cách phù hợp. • Các loại chi phí trả trước thường gặp – Tiền thuê mặt bằng trả trước – Tiền bảo hiểm – Chi phí quảng cáo trả trước 18
- Sơ đồ tài khoản Tiềnmặt / Tiền gởi NH Chi phí trả trước CPBH / CPQLDN (1) (2) Chi phí trả trước phát sinh Phân bổ chi phí trả trước Số dư: Chi phí trả cón phân bổ cho các kỳ sau
- Ví dụ 4 • Tháng 1/20x1, Cty A thuê cty dịch vụ quảng cáo B thực hiện đăng quảng cáo trên báo trong 6 kỳ (1 tháng/ 2kỳ). Cty A đã thanh toán toàn bộ tiền quảng cáo của 6 kỳ là 6 triệu đồng vào ngày 15/1/20x1 bằng tiền mặt. Yêu cầu: a. Hãy tính chi phí của Cty A trong tháng 1/20x1 và ghi nhận các bút toán có liên quan trong tháng 1/20x1. b. Bút toán nào là bút toán điều chỉnh?20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 1 - Th.s Đào Thị Thu Giang
59 p | 501 | 115
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 5 - Kế Toán các quá trình kinh doanh chủ yếu trong doanh nghiệp
18 p | 456 | 114
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - Th.s Đào Thị Thu Giang
14 p | 359 | 90
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 3 - Th.s Đào Thị Thu Giang
84 p | 308 | 89
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Phần 2 - Ths. Nguyễn Thị Trung
44 p | 1209 | 67
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 7 - Th.s Đào Thị Thu Giang
62 p | 271 | 62
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 6 - Th.s Đào Thị Thu Giang
53 p | 259 | 60
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Phần 1 - Ths. Nguyễn Thị Trung
51 p | 230 | 36
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 1 - TS. Trần Thị Kim Anh
90 p | 321 | 29
-
Tập bài giảng Nguyên lý kế toán
207 p | 49 | 15
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 1 - Đoàn Quỳnh Phương
74 p | 7 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 4 - Đoàn Quỳnh Phương
59 p | 13 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 5 - Đoàn Quỳnh Phương
31 p | 8 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 6 - Đoàn Quỳnh Phương
90 p | 12 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 3 - Đoàn Quỳnh Phương
32 p | 12 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 7 - Đoàn Quỳnh Phương
53 p | 8 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 8 - Đoàn Quỳnh Phương
18 p | 12 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - Đoàn Quỳnh Phương
52 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn