intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng: Chương 8 - ThS. KTS. Mai Thị Hạnh Duyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng - Chương 8 Nguyên tắc thiết kế nhà ở, cung cấp cho người học những kiến thức như: phân loại nhà ở; các không gian chức năng trong nhà ở. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng: Chương 8 - ThS. KTS. Mai Thị Hạnh Duyên

  1. CHƯƠNG 8: NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ NHÀ Ở NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
  2. 8.1. KHÁI NIỆM: - Nhà ở là loại hình kiến trúc xuất hiện sớm nhất. Là không gian phục vụ cho sinh hoạt gia đình của con người, bảo vệ con người trước bất lợi của thiên nhiên đồng thời tạo điều kiện cho con người nghỉ ngơi tái tạo sức lao động, làm kinh tế, sinh tồn và phát triển. - Trong xã hội hiện đại, nhà ở còn là những trung tâm tiêu thụ, nơi hưởng thụ những thành tựu của nền khoa học kỹ thuật (đầy đủ những tiện nghi).
  3. 8.1.1 PHÂN LOẠI NHÀ Ở: 1. Theo chức năng: Nhà ở kiểu gia đình, kiểu căn hộ, kiểu ký túc xá; kiểu khách sạn,… 2. Theo phương thức tổ hợp: đơn lập, song lập, tứ lập, liền kề, chung cư. 3. Theo giải pháp mặt bằng: Nhà ở toàn khối; kiểu khối ghép; kiểu đơn nguyên,…. 4. Theo không gian cư trú: Nhà ở nông thôn; Nhà ở đô thị. 5. Theo tầng cao: Nhà ở thấp tầng; Nhà ở cao tầng. 6. Theo phương pháp xây dựng và vật liệu: Gạch, đá; BTCT; Gỗ;….Xây dựng thủ công, lắp ghép,…
  4. 8.1.2 CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA NHÀ Ở TRONG XÃ HỘI: a. Bảo vệ và phát triển thành viên: - Nhà ở là nơi chống chọi mọi khắc nghiệt và những ảnh hưởngtrực tiếp của môi trường khí hậu, và sự bất ổn của môi trường xãhội. - Nhà ở còn là cơ sở để gia đình tồn tại và phát triển về mặtnhân khẩu, tiếp tục duy trì và phát triển nòi giống. - => Muốn vậy Nhà ở phải độc lập,khép kín, an toàn và có không gian phù hợp với nhu cầu gia đình.
  5. 8.1.2 CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA NHÀ Ở TRONG XÃ HỘI: b.Tál tạo sức lao động: Con người ngoài thời gian đi lại và lao động ngoài xã hội,còn dành thời gian cho sự sống riêng tư trong ngôi nhà, qũy thời gian đó là để tái tạo sức lao động thông qua cáckhông gian tương ứng sau: + Không gian ăn uống (bếp, phòng ăn...) + Không gian ngủ, nghi (phòng ngủ)) + Không gian vệ sinh: (tắm rửa, WC)
  6. 8.1.2 CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA NHÀ Ở TRONG XÃ HỘI: c. Chức năng văn hoá tinh thần: - Nhà ở là nơi giúp cho con người hoàn thiện mình về mọi mặt, hình thành nếp sống văn hoá gia đình, nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển thể chất hài hoà với tinh thần. - VD: Không gian sinh hoạt tâm linh, tưởng niệm. -Nhà ở là nơi con người được tự do tổ chức cuộc sống riêng tư theo sở thích
  7. 8.1.2 CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA NHÀ Ở TRONG XÃ HỘI: d. Chức năng giáo dục xã hộl ban đầu : - Con người không thể sống tách rời xã hội và cộng đồng. Vì vậy, nhà ở cần tạo điều kiện để con người có mối quan hệ với láng giềng, với những người cùng huyết thống hay thân tộc, tạo không khí thân thương hòa thuận - Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi tiếp tục hoàn thiện tri thức và nhân cách, lành mạnh hóa thể chất, tình cảm và sinhhoạt tâm linh
  8. 8.1.2 CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA NHÀ Ở TRONG XÃ HỘI: e. Chức năng kinh tế: _ Nhà ở nông thôn truyền thống là một đơn vị kinh tế gia đình tự cung và tự cấp. _ Nhà ở đô thị là chỗ ở kết hợp văn phòng cho thuê hay cửa hàng buôn bán nhỏ. Trong xã hội phát triển, nhà ở hiện đại cần tổ chức các không gian làm việc thiên về các hoạt động tri thức, sáng tạo...
  9. 8.1.3. YÊU CẦU VỀ THIẾT KẾ NHÀ Ở : a. Tính độc lập khép kín: - Đảm bảo khai thác sử dụng theo YÊU CẦU RIÊNG từng gia đình. b. Thuận tiện và thích nghi cho nhiều thành viên trong gia đình: - Đáp ứng mọi hoạt động của gia đình: quy mô nhân khẩu, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… - Mỗi không gian chức năng trong nhà đáp ứng về diện tích cần thiết, mối quan hệ công năng hợp lý. - Phân khu rõ các hoạt động chung và riêng để tạo được không khí ấm cúng cho gia đình và phát triển hài hòa cho từng thành viên. - Đáp ứng mức sống, thị hiếu, sở thích, khả năng kinh tế của gia đình và của xã hội đồng thời phù hợp với chính sách nhà ở. c. Thỏa mãn đồng thời yêu cầu vật chất và tinh thần: - Bảo đảm các yêu cầu vật chất cụ thể (diện tích, khối tích, tiện ích) - Bảo đảm các nhu cầu tinh thần: Mỗi thành viên gia đình đều có nhu cầu sinh hoạt biệt lập theo sở thích. d. An toàn và bền vững: - An toàn khi sử dụng. - Bền vững về môi trường và thẩm mỹ
  10. 8.2. CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG NHÀ Ở 1. Không gian chức năng chính: - Phòng ngủ - Phòng khách, Phòng sinh hoạt chung - Phòng làm việc, giải trí,… - Phòng ăn, bếp - Phòng thờ …. 2. Không gian chức năng phụ: - Khu vệ sinh, - Sân nước (gia công), sân phơi, … - Ban công, lô gia (là không gian chỉ có một mặt nhìn ra ngoài), - Nhà xe, kho,… - Sân vườn, hồ bơi (nếu có),… 3. Không gian Giao thông: - Giao thông đứng: cầu thang bộ, thang máy - Giao thông ngang: hành lang, cầu nối, lối đi lộ thiên…. - Nút giao thông: sảnh chính, sảnh phụ, sảnh tầng, tiền phòng,….
  11. 8.2.1 Moái lieân heä giöõa caùc khu chöùc naêng: • Cần có sự tổ hợp hợp lý nhằm thoả mãn sự liên hệ giữa các không gian chính là ngắn nhất, tránh chồng chéo nhau. • Không gian sảnh, hành lang, hiên đóng vai trò là nút giao thông toàn nhà. 18
  12. • Việc phân khu chức năng trong nhà ở nhằm tạo sự thuận lợi trong sinh hoạt; đảm bảo các hoạt động của người sử sụng không bị chồng chéo, ảnh hưởng lẫn nhau. • Qua đó vừa đảm bảo tính độc lập, riêng tư cần thiết giữa các phòng trong không gian cá thể; vừa tạo không khí ấm cúng sum họp, giao lưu giữa các thành viên trong gia đình trong không gian sinh hoạt chung. Thỏa mãn đồng thời nhu cầu vật chất và tinh thần 19
  13. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2