intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nhiễm khuẩn hô hấp cấp và cách chăm sóc - TS.BS. Phạm Thị Minh Hồng

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

334
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nhiễm khuẩn hô hấp cấp và cách chăm sóc nhằm giúp học viên trình bày phác đồ đánh giá, phân loại và xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi; trình bày phác đồ đánh giá, phân loại và xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ < 2 tháng tuổi; trình bày được cách chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nhiễm khuẩn hô hấp cấp và cách chăm sóc - TS.BS. Phạm Thị Minh Hồng

  1. NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP VÀ CÁCH CHĂM SÓC TS.BS. Phạm Thị Minh Hồng Giảng viên chính – Phó Trưởng Bộ Môn Nhi Đại học Y Dược TPHCM
  2. MỤC TIÊU HỌC TẬP  Trình bày phác đồ đánh giá, phân loại và xử trí NKHHC ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi  Trình bày phác đồ đánh giá, phân loại và xử trí NKHHC ở trẻ < 2 tháng tuổi  Trình bày được cách chăm sóc trẻ NKHHC tại nhà
  3. NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH  Bệnh phổ biến  Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao  Có thể mắc bệnh nhiều lần trong 1 năm, trung bình từ 3-5 lần  Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của trẻ  Ảnh hưởng đến công việc của cha, mẹ
  4. NGUYÊN NHÂN  Phần lớn do virut:  Virut có ái lực với đường hô hấp  Khả năng lây lan của virut dễ dàng  Tỷ lệ người lành mang virut cao  Khả năng miễn dịch đối với virut ngắn và yếu  dễ phát triển thành dịch và nhiễm lại  Thường gặp: virut hợp bào hô hấp (RSV), cúm, á cúm, sởi, Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus...  Ở các nước đang phát triển  Vi khuẩn vẫn đóng vai trò quan trọng  Thường gặp: Hemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, liên cầu, tụ cầu, Mycoplasma, Chlamydia...
  5. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ  Cân nặng lúc sinh dưới 2.500g  Suy dinh dưỡng  Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ  Thời tiết lạnh, thay đổi đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa  Khói bụi, thuốc lá trong nhà  Nhà chật chội, thiếu vệ sinh  Đời sống kinh tế thấp  Thiếu vitamin A
  6. TRIỆU CHỨNG  Đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau.  Bắt đầu với ho, sốt, chảy mũi  Sau đó: thở nhanh, lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, khò khè, cánh mũi phập phồng, tím tái…  Nếu không được xử trí kịp thời: NGƯNG THỞ Lưu ý : diễn tiến nhẹ  nặng rất nhanh Đánh giá, phân loại, xác định điều trị kịp thời: QUAN TRỌNG
  7. PHÂN LOẠI Tùy theo vị trí tổn thương, chia 2 loại:  Nhiễm khuẩn hô hấp trên: thường gặp, nhẹ  Viêm mũi - họng, VA  Viêm amidan  Viêm tai giữa  Viêm xoang  Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: ít gặp hơn, nặng  Viêm thanh quản  Viêm khí quản, phế quản  Viêm tiểu phế quản  Viêm phổi
  8. Viêm họng do liên cầu
  9. Viêm họng do liên cầu
  10. Viêm xoang hàm phải
  11. Viêm thanh quản cấp qua nội soi
  12. Viêm thanh quản cấp trên X quang
  13. PHÂN LOẠI THEO WHO Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: Nếu trẻ có 1 trong 3 dấu hiệu sau  VPN / BRN  Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân: bỏ bú, co giật, nôn mọi thứ, li bì hoặc khó đánh thức  Thở rít khi nằm yên  Rút lõm lồng ngực  Nếu trẻ có thở nhanh  VP  2-12 tháng: nhịp thở ≥ 50 lần/phút  12th – 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút  Nếu trẻ không có các dấu hiệu trên  0VP, ho hoặc cảm lạnh
  14. PHÂN LOẠI THEO WHO Trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi: Nếu trẻ có 1 trong 5 dấu hiệu sau  Bệnh rất nặng  Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân: bỏ bú, co giật, nôn mọi thứ, li bì hoặc khó đánh thức  Thở rít khi nằm yên  Khò khè  Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt  Nếu trẻ có 1 trong 2 dấu hiệu sau  Viêm phổi nặng  Nhịp thở ≥ 60 lần/phút  Rút lõm lồng ngực  Nếu trẻ không có BRN hoặc VPN  0VP, ho hoặc cảm lạnh
  15. XỬ TRÍ  Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng:  Chích kháng sinh liều đầu  Chuyển gấp đi bệnh viện  Viêm phổi:  Kháng sinh trong 5 ngày  Hạ sốt, giảm ho, thông thoáng mũi bằng NaCl 0.9%  Dặn bà mẹ khi nào cần đưa trẻ đến khám ngay  Khám lại trong 2 ngày  Không viêm phổi:  Nếu ho trên 30 ngày: nhập viện để tìm nguyên nhân  Không dùng kháng sinh, hạ sốt, giảm ho, thông mũi  Dặn bà mẹ khi nào cần đưa trẻ đến khám ngay  Khám lại trong 5 ngày nếu không tiến triển tốt
  16. XỬ TRÍ – KHÁNG SINH Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng:  Ampicillin: 50mg/kg/liều đầu TB  Gentamycin: 5mg/kg TB Viêm phổi: 1 trong 4 kháng sinh sau:  Ampicillin: 100mg/kg/ngày chia 4 lần uống  Amoxicillin: 50mg/kg/ngày chia 3 lần uống  Bactrim: 48mg/kg/ngày chia 2 lần uống  Procaine Penicillin 50.000đv/kg/ngày TB
  17. XỬ TRÍ – KHÒ KHÈ Nếu có suy hô hấp: nhịp thở > 70l/p, co lõm ngực, tím tái  Ventolin 0,15mg/kg/lần + NaCl 0.9% 2ml  Phun khí dung qua oxy 6l/phút Nếu không suy hô hấp:  Ventolin: 0,1mg/kg/8giờ uống (viên 2mg, sirop 1mg/5ml hoặc 2mg/5ml)  Bricanyl: 0,15mg/kg/8giờ uống (sirop 1,5mg/5ml)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2