Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 10: Sơ lược rối loạn nhịp tim
lượt xem 1
download
Bài giảng này giúp người học có thể: Trình bày hoạt động của hệ thống dẫn truyền tự động trong tim; nêu nguyên nhân, cơ chế và những rối loạn nhịp thường gặp; trình bày những kiến thức về nguyên nhân, cơ chế và tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn nhịp thông thường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 10: Sơ lược rối loạn nhịp tim
- Sơ lược rối loạn nhịp tim SƠ LƯỢC RỐI LOẠN NHỊP TIM Mục tiêu 1. Trình bày hoạt động của hệ thống dẫn truyền tự động trong tim. 2. Nêu nguyên nhân, cơ chế và những rối loạn nhịp thường gặp. 3. Trình bày những kiến thức về nguyên nhân, cơ chế và tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn nhịp thông thường . I. ĐẠI CƯƠNG 1. Hệ nút và mô tự động trong tim - Nút xoang phát xung động tần số 70 lần/phút. - Nút Aschoff-Tawara phát ra xung động # 50 lần/phút. - Bó His phát ra xung động # 30 lần/phút. - Mạng Purkinje phát ra xung động < 30 lần/phút. 2. Hệ thần kinh - Hệ giao cảm chi phối toàn bộ tim nói chung. - Hệ đối giao cảm chi phối nút xoang, các tâm nhĩ, nút nhĩ thất (giới hạn ở vùng trên thất). 3. Rối loạn nhịp Về sinh lý học, nhịp tim đều, nhịp xoang tần số tim dao động từ 50-100 lần/phút. Cơ chế rối loạn nhịp rất phức tạp, có thể do nút xoang suy yếu, tăng catecholamin tuần hoàn tại chỗ, viêm nhiễm, tổn thương, thiếu máu, hoại tử cơ tim, ổ ngoại vị, sự biến đổi về thứ tự hay tốc độ khử cực hay tái cực vv... Nó có thể xảy ra ở một tim bệnh lý hay tim không có bệnh lý thực thể. Điện tim là phưng tiện có thể chẩn đoán và xác minh cơ chế loạn nhịp. II CƠ CHẾ RỐI LOẠN NHỊP TIM Bình thường nút xoang giữ vai trò chủ nhịp điều hòa hoạt động co bóp của tim theo một tần số khá hằng định kìm chế các trung tâm tự động ở bên dưới (các tâm nhĩ, nút nhĩ thất, bó His vv...). 1. Tuy nhiên sự chủ nhịp này chỉ có tính chất tạm thời và loạn nhịp sẽ xảy ra khi có điều kiện thuận lợi như nút xoang giữ chủ nhịp nhưng bản thân nó bị kích thích hay ức chế sẽ gây ra nhịp nhanh xoang, nhịp chậm xoang. 2. Khi nút xoang kém hoạt động tần số phát xung động của nó chậm
- Sơ lược rối loạn nhịp tim 3. Trường hợp một nhóm tế bào ở các tầng nhĩ, bộ nối, thất bị kích thích do nhiều nguyên nhân phát ra xung động có tần số cao, nếu chỉ vài xung động sẽ gây ngoại tâm thu, nếu liên tục sẽ gây nhịp nhanh, tuỳ theo xung động đó ở tầng nào sẽ gây rối loạn nhịp ở tầng đó. Ví dụ: rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh nhĩ... ổ loạn nhịp ở tầng nhĩ. 4. Nút xoang hoạt động bình thường nhưng các xung động của nó truyền xuống hệ thống mô dẫn truyền ở phía dưới bị chậm lại hay bị nghẽn từng lúc hay nghẽn hoàn toàn có thể do tổn thương hệ thống dẫn truyền tự động trong tim chức năng hay thực thể sẽ gây các rối loạn dẫn truyền ở các tầng và mức độ khác nhau, ví dụ sóng xung động xoang vẫn phát bình thường nhưng không truyền xuống được các tâm nhĩ sẽ gây blốc xoang nhĩ hay truyền được xuống nhĩ, khử cực nhĩ nhưng không truyền hoặc truyền chậm hay có lúc truyền được có lúc không xuống bộ nối nhĩ thất sẽ gây blốc nhĩ thất các cấp. Giả thuyết hiện tượng vào lại có thể cho phép giải thích sự phát sinh rối loạn nhịp một trong những quan điểm quan trọng của sinh lý cơ tim là đặc tính khử cực dồng thời của hai tế bào cơ tim đứng cạnh nhau. Nếu đặc tính này biến mất có thể do tồn tại một vùng mô cơ tim không bình thường làm cho dẫn truyền không thông suốt theo chiều bình thường sẽ dẫn đến dẫn truyền theo chiều ngược lại, khi ranh giới giữa vùng lành và vùng bệnh lý sẽ khởi phát một xung động mới không phụ thuộc vào xung động của nút xoang như vậy rối loạn nhịp sẽ xảy ra. Hiện tượng vào lại xảy ra lẻ tẻ có thể gây ra ngoại tâm thu, nếu xảy ra liên tục có thể gây các rối loạn nhịp nhanh như nhịp nhanh trên thất, thất vv...Tuy nhiên cơ chế của rối loạn nhịp còn rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố (tình trạng cơ tim, nhiễm trùng, ngộ độc vv...). III. MINH HỌA MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP THƯỜNG GẶP (ĐIỆN TIM MINH HOẠ) 1. Nhịp nhanh xoang Nhịp nhanh với tần số >100 chu kỳ/phút (100-120 thậm chí 140-150 chu kỳ/phút. Nhịp thất và nhĩ bằng nhau, sóng P đi trước QRS-T. 2. Nhịp chậm xoang Nhịp xoang đều nhưng tần số < 60 chu kỳ/phút. Nhịp thất và nhĩ bằng nhau, sóng P đi trước QRS-T. 3. Ngoại tâm thu thất QRS đến sớm, giãn rộng, có móc, sóng P lẫn vào QRS, ST chênh xuống, trục sóng T đối xứng với trục sóng QRS, thường có nghỉ bù hoàn toàn. 4. Ngoại tâm thu nhĩ Phức bộ thất đến sớm, sóng P biến dạng, hình dạng QRS bình thường, không nghỉ bù hoặc nghi bù không hoàn toàn. 5. Blốc nhĩ thất 5.1. Blốc nhĩ thất cấp I PQ hay PR kéo dài > 0.20s. 5.2. Blốc nhĩ thất cấp II
- Sơ lược rối loạn nhịp tim Có 2 loại - Mobitz I: Theo chu trình Wenkebach, khoảng PQ kéo dài dần cho đến lúc bị blốc (mất phức bộ QRS có chu kỳ), nhịp thất (QRS) không đều. - Mobitz II: Cứ 2-3 sóng P mới có một phức bộ QRS theo sau, tuỳ theo qui luật. 5.3. Blốc nhĩ thất cấp III Là sự gián đoạn hoàn toàn giữa nút xoang, các tâm nhĩ và thất, sóng P và QRS phát xung động theo hai tần số riêng biệt không liên hệ gì với nhau (tần số nhĩ đều, tần số thất đều). 6. Rung nhĩ Mất sóng P thay bằng sóng f tần số 400 - 600 lần/phút, phức bộ QRS không đều về cả tần số, biên độ, khoảng cách và không có quy luật. 7. Cuồng nhĩ Sóng P thay bằng sóng F, tần số 300 lần/phút, cứ 2 - 3 sóng F mới có một QRS, QRS hình dạng thường bình thường, tần số sóng F và QRS đều. 8. Nhịp nhanh kịch phát trên thất Tần số tim đều 160 - 220 lần/phút, các khoảng R-R đều nhau, QRS thường bình thường, sóng P thường khó xác định vì lẫn vào QRS trước đó. 9. Nhịp nhanh kịch phát thất Tần số tim 170 lần/phút, QRS giãn rộng, trát đậm, có móc, sóng S và T trái chiều QRS, sóng P không thấy rõ, hình dạng bình thường nhưng tách khỏi QRS và đập theo tần số riêng. 10. Rung thất Không còn dấu vết của phức bộ P-QRS-T nữa mà chỉ thấy những dao động ngoằn ngoèo với hình dạng, biên độ, tần số không đều, không có qui luật. Tài liệu học tập 1. Trần Đỗ Trinh, Trần Văn Đồng (1998), Hướng dẫn đọc điện tim, NXB Y học. 2. Trần Đỗ Trinh (1972), Điện tâm đồ trong lâm sàng, NXB Y học. 3. Bài giảng Nội cơ sở Trường đại học Y khoa Huế (1998).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 7: Xuất huyết tiêu hóa
5 p | 62 | 7
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 2: Khám da, niêm mạc và cơ quan phụ thuộc
5 p | 56 | 5
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 13: Chẩn đoán ban xuất huyết
5 p | 41 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 11: Điện tâm đồ nhập môn
5 p | 38 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 8: Chẩn đoán đau bụng
5 p | 32 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 7: Hội chứng nhiễm độc giáp
6 p | 56 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 1: Ho ra máu
5 p | 50 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 5: Hội chứng tăng và giảm hoạt vỏ thượng thận
7 p | 45 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 4: Hội chứng giảm hoạt phó giáp
5 p | 35 | 3
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 6: Táo bón, lỵ, tiêu chảy
5 p | 42 | 2
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 2: Hội chứng trung thất
5 p | 22 | 2
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 3: Hội chứng giảm hoạt giáp
6 p | 34 | 2
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 9: Hội chứng suy tim
5 p | 56 | 2
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 12: Hội chứng tăng ure máu
5 p | 43 | 1
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 5: Hội chứng tràn khí màng phổi
7 p | 41 | 1
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 14: Chẩn đoán lách to, hạch to
6 p | 57 | 1
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 15: Chẩn đoán sốt
5 p | 32 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn