intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân bón và độ phì - Chương 5: Các nguyên tố dinh dưỡng và phân bón đa lượng

Chia sẻ: Vi Đinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:68

145
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phân bón và độ phì - Chương 5: Các nguyên tố dinh dưỡng và phân bón đa lượng với kết cấu gồm 3 phần giới thiệu những nội dung về đạm trong đất và các loại phân bón có chứa đạm, lân và phân lân, kali và phân kali.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân bón và độ phì - Chương 5: Các nguyên tố dinh dưỡng và phân bón đa lượng

  1. CHƯƠNG 5 CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG VÀ PHÂN BÓN ĐA LƯỢNG BÀI 1: ĐẠM TRONG ĐẤT VÀ CÁC LOẠI PHÂN BÓN CÓ CHỨA ĐẠM I Đạm Trong Tự Nhiên 1 Chu kỳ chất đạm trong tự nhiên Đạm là chất dinh dưỡng rất quan trọng và thường bị thiếu hụt trong sản xuất cây trồng,  vì vậy hầu hết các hệ thống cây trồng trừ cây họ đậu đều phải được bón phân đạm. Nghiên cứu   về  trạng thái và tính chất của đạm trong đất là việc rất cần thiết để  nâng cao năng suất trong  sản xuất nông nghiệp, đồng thời giảm thiểu tác động xấu của phân đạm đến môi trường. Hiện nay, có rất nhiều nguồn phân bón được dùng để cung cấp đạm cho cây trồng. Ngoài   phân đạm vô cơ được sản xuất từ các nhà máy công nghiệp, phân đạm hữu cơ từ các loại phân   gia súc và chất thải khác và từ sự cố định đạm bởi các cây họ đậu đều có thể cung cấp đạm cho  cây trồng. Nguồn nguyên liệu N chủ yếu được dùng để  sản xuất phân bón đạm là khí N 2 trong khí  quyển, khí này chiếm 75 % thể tích khí quyển, và đạm hữu cơ trong các loại phân hữu cơ. Thực   vật bậc cao không thể đồng hóa N2 thành protein trực tiếp được, đạm dạng khí phải được biến  đổi thành các dạng khác hữu dụng cho cây trồng. Sự  chuyển hóa đạm từ  dạng khí sang dạng  đạm hữu dụng cho thực vật có thể thực hiện bằng một trong những con đường sau: Cố định bởi các vi sinh vật cộng sinh trên rễ các cây họ đậu và trên một số thực vật khác. Cố định bởi các vi sinh vật sống tự do hay không cộng sinh. Cố định đạm dạng khí thành các oxide bởi sự phóng điện trong không khí. Cố  định đạm N2  thành NH3, NO3­, hay CN22­  bởi công nghiệp sản xuất phân đạm tổng   hợp. Hình 5.1 Chu kỳ đạm trong tự nhiên Sự luân chuyển đạm trong khí quyển là một sự cân bằng động, trong đó những dạng đạm  khác nhau được cố  định trong đất. Cùng lúc với quá trình cố  định đạm N 2 cũng sẽ có rất nhiều  tiến trình hóa học và sinh học giải phóng đạm trở lại khí quyển. Chu kỳ của đạm trong hệ thống   đất cây trồng khí quyển liên quan đến rất nhiều quá trình chuyển hóa của các dạng đạm vô cơ  và hữu cơ. Trong chu kỳ đạm ta cần phải hiểu rõ hai phần quan trọng là đầu vào và đầu ra của   đạm, hay sự thu nhập và mất đi của đạm trong đất. Ngoại trừ phân đạm công nghiệp, tất cả sự  chuyển hóa này đều xảy ra trong tự  nhiên, con người cũng có tác động rất lớn đến quá trình   chuyển hóa này thông qua các hoạt động quản lý đất và cây trồng. Mục đích phần này là nêu lên   1
  2. chu kỳ hóa học và sinh vật học của đạm trong tự nhiên; chủ yếu là trong đất và các tác động hay   quản lý của con người nhằm đạt năng suất cây trồng một cách tối hảo và hạn chế tối đa tác hại  của phân đạm đối với môi trường. 2 Quá trình cố định trong tự nhiên 2.1 Sự cố định đạm bởi vi khuẩn cộng sinh Trong lịch sử nông nghiệp, các cây họ đậu và phân súc vật là nguồn cung cấp đạm chính cho cây   trồng. Từ những năm 1940, giá trị của các chất hữu cơ này bị giảm dần do gia tăng sản xuất và   sử dụng đạm tổng hợp có giá thành rẻ và có phản ứng nhanh với cây trồng. Tuy nhiên đạm hữu  cơ vẫn còn là nguồn đạm quan trọng ở nhiều nước. 2.1.1 Lượng đạm được cố định do sự cộng sinh Người ta ước đoán, hàng năm trên địa cầu tổng lượng đạm N2 được cố định sinh học 100  – 175.106 tấn, trong đó khoảng 90.106 tấn được cố định bởi vi khuẩn Rhizobia. Sự sử dụng phân  bón đạm tổng hợp trên thế giới là 77,1.106 tấn trong năm 1977. Lượng đạm N được cố  định bởi các cây họ  đậu có nốt sần chiếm khoảng 75% tổng   lượng đạm sử dụng bởi cây trồng. 2.1.2 Các  sinh vật có liên quan đến sự cố định đạm Lượng đạm cố định được bởi các cây họ  đậu khác nhau. Sự  cố  định đạm bởi phần lớn   các cây họ  đậu đa niên biến động từ  100 – 200 kg/ ha/năm, nhưng trong những điều kiện tối  hảo, lượng đạm cố  định có thể  đạt gấp 2 – 3 lần giá trị này. Các cây họ  đậu ngắn ngày có thể  cố định được 10 – 20 kg/ha/năm. Hình 5.2 Vi khuẩn Rhizobium Có rất nhiều chủng Rhizobium hiện diện trong đất, mỗi chủng yêu cầu cây chủ  riêng   biệt. Ví dụ, vi khuẩn cộng sinh với cây đậu nành sẽ không cố  định N với cỏ  alfalfa. Hạt giống   của cây họ  đậu được khuyến cáo nên chủng với các vi khuẩn thích hợp trước khi gieo cho các  vùng lần đầu tiên trồng các loại cây họ đậu mới. Ví dụ, sự cố định đạm của cỏ alfalfa tăng 40%   khi chủng vi khuẩn và các dòng alfalfa thích hợp. Sự hiện diện của các nốt sần trên rễ cây họ đậu không phải luôn luôn hữu hiệu. Các nốt  sần trưởng thành hữu hiệu của alfalfa thường to, có màu hồng hay đỏ ở trung tâm nốt sần. Màu  đỏ là do đặc tính của chất leghemoblobin và màu này chứng tỏ những tế bào nốt sần này có chứa  rhizobia và đang hoạt động cố định N2. Những nốt sần vô hiệu thường nhỏ (đường kính
  3. Năng suất của các cây trồng khác thường tăng khi chúng được trồng ngay sau vụ  trồng  các cây họ đậu. Một số nguyên nhân là do có liên quan đến lượng đạm hữu dụng của đất được   cải thiện, mặc dù cũng có những  ảnh hưởng do luân canh có thể  làm tăng năng suất. Có rất   nhiều nghiên cứu đồng ruộng đã được thiết lập để đánh giá sự hữu dụng của đạm trong cây họ  đậu đến các cây trồng khác trong vụ sau. Thông thường, khi trồng bắp sau vụ đậu nành thì nhu  cầu đạm cho năng suất tối hảo thường thấp hơn nhu cầu đạm khi trồng hai vụ bắp liên tục. Sự  khác nhau này có sự  đóng góp của đạm hữu dụng từ  cây trồng họ  đậu như  bắp trồng sau đậu   nành. Các kết quả này minh chứng mạnh mẽ rằng lợi ích của sự luân canh cây họ đậu và một số  lợi ích khác là do mức độ hữu dụng của đạm trong đất tăng lên. Lượng đạm hữu dụng do cố định sinh học trong hệ thống phụ thuộc vào các yếu tố sau:  Lượng đạm được cố định. Lượng và loại dư thừa của cây họ đậu được vùi trong đất. Lượng đạm hữu dụng trong đất đối với cây họ đậu. Sự quản lý khi thu hoạch. Sử  dụng đạm trong cây phân xanh của cây trồng vụ  sau cũng biến đổi rất cao. Mức độ  hữu dụng của đạm trong dư thừa cây họ đậu đối với cây trồng vụ sau biến thiên từ  20 – 50 %.  Sự  hữu dụng của đạm trong cây họ  đậu đến các cây trồng xen chưa được nghiên cứu nhiều,   một lượng nhỏ các amino acid và các hợp chất đạm hữu cơ khác có thể được tiết ra từ rễ cây họ  đậu. Sự phân giải sinh học của rễ chết và nốt sần cũng đóng góp một phần đạm cho cây trồng   được trồng cùng với cây họ  đậu. Trong một số điều kiện, lượng đạm được cố  định và sự  hữu  dụng của đạm của cây họ đậu thường không đủ cho nhu cầu của cây trồng sau đó, nên cần thiết  phải bón thêm phân đạm cho cả hai loại cây trồng, cây họ  đậu và cây trồng khác đạt năng suất  tối hảo. Để  sử  dụng đạm trong cây họ  đậu của các cây trồng khác, sự  khoáng hóa đạm của cây   họ đậu yêu cầu xảy ra cùng lúc với thời gian cây trồng sử dụng đạm. Sự khoáng hóa đạm trong   cây họ đậu bởi các vi sinh vật đất được kiểm soát bởi khí hậu, sự khoáng hóa này tăng khi nhiệt   độ  và độ   ẩm thích hợp. Nhưng thời kỳ  hấp thu đạm của các cây trồng có thể  khác nhau, phụ  thuộc vào loại cây trồng. Vì vậy, để các cây trồng khác sử dụng tối đa đạm của cây họ  đậu, sự  hấp thu phải đồng thời với sự  khoáng hóa đạm. Do đó, để  quản lý đạm của cây họ  đậu hiệu  quả cần phải chọn cây trồng thích hợp trong hệ thống luân canh.  2.1.4 Bón phân đạm cho cây họ đậu Sự cố định đạm tối đa chỉ xảy ra khi đạm hữu dụng trong đất ở mức tối thiểu. Sự hoạt   động của Rhizobium giảm khi cây họ  đậu được bón phân vô cơ. Tuy nhiên, đôi khi người ta   khuyến cáo bón lót ruộng một lượng đạm nhỏ để đảm bảo cho cây con của cây họ đậu đủ đạm  cho đến khi Rhizobia cộng sinh trong rễ. Bón phân đạm cũng có lợi cho cây họ đậu khi sự hoạt   động của Rhizobia bị  hạn chế  do những điều kiện thời tiết khắc nghiệt như  lạnh,  ẩm  ướt.   Trong điều kiện này sự cố định đạm của các cây thường thấp và nên bón phân đạm cho cây.   2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự cố định đạm của vi khuẩn cộng sinh Các yếu tố  quan trọng nhất  ảnh hưởng đến lượng đạm cố  định bởi Rhizobia là pH đất,  dinh dưỡng khoáng trong đất, hoạt động quang hợp, khí hậu, và sự quản lý cây họ  đậu. Bất cứ  sự  khủng hoảng nào trong cây họ  đậu gây ra bởi các yếu tố  này cũng có thể  làm giảm nghiêm   trọng năng suất của cây họ đậu và mức độ hữu dụng của đạm đối với cây trồng sau. pH đất, độ  chua của đất là yếu tố  chính hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của Rhizobia   trong đất và có thể   ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự  hình thành nốt sần và tiến trình cố  định   đạm. Rhizobia và rễ của cây họ đậu có thể  bị tổn thương bởi độ  chua do liên quan đến độ  độc  Al3+, Mn2+, và H+ trong đất, cũng như mức độ hữu dụng của Ca 2+, H2PO4­ thấp. Sự mẫn cảm của   các loài Rhizobia đến độ  chua của đất khác nhau rất đáng kể. pH 
  4. của alfalfa, trong khi đó pH khoảng 5,0 – 7 chỉ có  ảnh hưởng rất ít đến R. trifoli và cây họ  đậu  chủ yếu là cỏ ba lá. Bón vôi cho đất chua là một biện pháp cải thiện pH cho các cây họ  đậu cộng sinh với   Rhizobium. Đối với những nơi không có nguồn vôi có thể  thay đổi phương pháp trồng cây họ  đậu, bằng cách chủng các vi khuẩn vào trong hạt hay sử dụng các chủng thích ứng với đất chua. Tình trạng dinh dưỡng khoáng trong các loại đất, các loại đất chua thiếu Ca2+, H2PO4­ có  thể hạn chế sự sinh trưởng của Rhizobia; nhưng sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khoáng khác   ít khi làm giảm sự cố  định đạm. Sự cố  định đạm trong nốt sần cây yêu cầu nhiều Mo hơn cây  chủ, vì vậy Mo là yếu tố vi lượng rất quan trọng đối với các cây cố định đạm. Sự bắt đầu hình   thành và phát triển của nốt sần có thể bị ảnh hưởng do thiếu các nguyên tố Co, B, Fe và Cu. Sự  khác nhau trong mẫn cảm của các chủng Rhizobium đến sự thiếu các chất dinh dưỡng. Nồng độ  NO3­ cao trong đất có thể làm giảm sự hoạt động của enzym nitrogenase và vì vậy làm giảm sự  cố  định đạm. Các nốt sần bị  mất màu hồng khi trong đất có hàm lượng NO3­ cao. Ngoài ra sự  giảm cố định đạm cũng có liên quan đến sự cạnh tranh trong sử dụng các sản phẩm quang hợp   giữa quá trình khử NO3­ và các phản ứng cố định đạm.  Quang hợp và khí hậu, tốc độ hình thành các sản phẩm quang hợp có liên quan mạnh mẽ  đến sự gia tăng cố định đạm bởi vi khuẩn Rhizobia. Những yếu tố làm giảm tốc độ  quang hợp   cũng đồng thời làm giảm sự  cố  định đạm. Các yếu tố  này bao gồm cường độ  ánh sáng giảm,  thiếu nước và nhiệt độ thấp. Phương pháp quản lý cây họ đậu, thông thường bất cứ biện pháp kỹ thuật nào làm giảm  năng suất của cây họ  đậu sẽ  làm giảm lượng đạm được cố  định bởi cây họ  đậu. Những biện  pháp kỹ thuật này bao gồm việc quản lý nước và chất dinh dưỡng, cỏ dại côn trùng, bệnh và thu   hoạch. Kỹ thuật thu hoạch thường khác nhau rất nhiều giữa các khu vực, chu kỳ thu hoạch quá   ngắn, quá sớm hoặc quá trễ  đều có thể  làm giảm năng suất của cây họ  đậu và lượng đạm cố  định. 2.3 Sự cố định đạm bởi các cây gỗ và cây bụi thuộc họ đậu Sự cố định đạm bởi các cây gỗ và cây bụi thuộc cây họ đậu rất quan trọng trong hệ sinh   thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới, và cho các hệ thống nông lâm kết hợp trong các quốc gia đang   phát triển. Nhiều cây họ  đậu cố  định được lượng đạm đáng kể. Ví dụ, Mimosa, Acaica, bồ kết  đen,   và   ba   loài   cây   họ   đậu   lấy   gỗ   là   Gliricidia   sepium,   Leucaena   leucocephala,   Sesbania   biosbinosa đã được dùng làm cây phân xanh trên những hệ  thống cây trồng với lúa là cây trồng  chính. Sự cố định đạm của các thực vật khác. Một số  cây khác được phân bố  rộng rãi cũng có   khả năng cố định đạm bởi cơ chế tương tự như cây họ  đậu và Rhizobia cộng sinh. Một số họ  thực   vật   sau   đây   có   mang   nốt   sần   trên   rễ   và   cố   định   được   đạm.   Betulaceae,   Elaegnaceae,   Myricaceae, Coriariaceae, Rhamnaceae và Casurinaceae. Phi lao và Ceanothus là hai loài được tìm  thấy phổ biến trong các vùng rừng ở Tây Bắc Thái Bình Dương, có thể đóng góp một phần đạm   đáng kể vào hệ sinh thái ở đây. Frankia, một loại xạ khuẩn và vi sinh vật tham gia trong quá trình  cố định đạm bởi các cây lấy gỗ không thuộc họ đậu này.  2.4 Sự cố định đạm bởi các vi sinh vật không cộng sinh trong đất Sự  cố  định đạm trong đất cũng có thể  được tiến hành bởi một số  chủng vi khuẩn sống   tự do và các loại tảo lục lam.  2.4.1 Tảo 4
  5. Hình 5.3 Tảo lam và bèo hoa dâu Các loại tảo lục lam là những sinh vật hoàn toàn tự  dưỡng có nhu cầu ánh sáng, nước,   N2, CO2, và các nguyên tố khoáng cần thiết khác. Số lượng các loài này trong đất ngập nước cao   hơn nhiều so với các vùng đất khô. Vì cần ánh sáng, cho nên chúng chỉ góp một phần nhỏ đạm   cho đất cây trồng cạn sau khi cây trồng đã giao tán. Trong sa mạc hay các vùng bán khô hạn, tảo  lục lam hay rong rêu chứa tảo sẽ  bắt đầu hoạt động sau vài cơn mưa và cố  định lượng đạm  đáng kể trong thời gian hoạt động rất ngắn của chúng. Sự cố định đạm của tảo lục lam rất có ý  nghĩa về mặt kinh tế trong các vùng khí hậu nóng, đặc biệt trên các vùng đất nhiệt đới, đạm trở  nên hữu dụng cho các sinh vật khác bởi tảo lục lam có thể  khá quan trọng trong các giai đoạn  đầu của sự hình thành đất. Có một quan hệ  cộng sinh đáng chú ý giữa Anabaena azola (một loại tảo lục­ lam) và  Azolla (bèo hoa dâu) trong sông hồ nhiệt đới và ôn đới. Tảo lục lam định vị trong khoang lá của   bèo hoa dâu nên được bảo vệ chống lại các điều kiện bên ngoài và có khả năng cung cấp tất cả  đạm cần thiết cho cây chủ. Một đặc điểm quan trọng của tổ hợp này là bèo hoa dâu có bề mặt   thu nhận ánh sáng rất lớn, đây là một đặc điểm giới hạn khả  năng cố  định đạm của tảo lam  sống tự do. Vi sinh vật Beijerinckia, hiện diện trong hầu hết các vùng nhiệt đới, sống trên bề mặt lá   của nhiều loại cây nhiệt đới và cố định đạm trên những lá này thay vì hoạt động trong đất.  Ở  khu vực Đông Nam Á, Azolla được sử  dụng làm phân xanh hàng thế  kỷ  nay trên các  vùng canh tác lúa nước, cũng như  làm thức ăn cho gia súc, hay làm các loại phân bón hỗn hợp   bón cho các loại cây trồng khác, và cũng được sử dụng như là một biện pháp diệt cỏ dại. Khi sử  dụng làm phân xanh bèo hoa dâu cung cấp 50 – 60 kg N/ hecta làm tăng năng suất lúa đáng kể so   với ruộng lúa không bón phân. 2.4.2 Vi khuẩn liên kết cố định đạm Một số vi khuẩn cố định đạm có thể sinh trưởng trên bề  mặt rễ  và trong một số trường  hợp có thể sinh trưởng ngay trong mô rễ của bắp, cỏ, kê, lúa, cao lương, lúa mì và rất nhiều loại   thực vật bậc cao khác. Azospirillum brasilense là loại vi khuẩn cố định đạm được xác định. Tiêm  chủng  Azospirillum brasilense  cho cây ngũ cốc cải thiện được sự  sinh trưởng và dinh dưỡng  đạm, mặc dù phản ứng của sự chủng này biến động rất cao. Một số yếu tố có thể làm gia tăng   sự  hấp thu chất dinh dưỡng của cây trồng là khả  năng thấm của rễ  được thay đổi những hoạt  động   của   hormon   và   tăng   cường   sự   khử   NO3­  trong   rễ.   Đối   với   chủng  Azotobacter  và  Clostridium có thể cung cấp tối đa 5 kg N/ hecta; vì vậy những sinh vật không cộng sinh này có  giá trị rất thấp đối với sự hữu dụng của đạm trong nền nông nghiệp thâm canh. 2.5 Sự bổ sung đạm trực tiếp từ khí quyển vào đất Các hợp chất đạm trong khí quyển được trả  lại cho đất theo mưa, dưới các dạng NH 3,  NO3 , NO2­, N2O; và đạm hữu cơ, đạm dạng ammonia chiếm một lượng lớn  ở  các khu công   ­ 5
  6. nghiệp, nơi NH3 được sử  dụng hay sản xuất. Ammonia cũng có thể  thoát ra từ  bề  mặt đất do   kết quả  của các phản  ứng hóa học trong đất. Đạm hữc cơ  tích lũy dưới dạng những dư  thừa   hữu cơ bị phân giải và thoát vào khí quyển từ bề mặt trái đất. Đất có khả năng hấp thu một lượng đáng kể NH3 từ khí quyển. Trong những vùng không  khí có nồng độ  NH3 cao đất có thể  hấp thu 50 – 70 kg NH 3/ hecta/ năm. Sự  hấp thu này tương   quan thuận với nồng độ NH3 và nhiệt độ nhưng độc lập với lượng mưa. Do có một lượng nhỏ NO2­ hiện diện trong khí quyển nên thường cả NO2­ và NO3­ được  gọi chung là NO3­, NO3­ trong khí quyển được hình thành trong thời gian phóng điện trong khí  quyển, nhưng những nghiên cứu mới đây cho thấy rằng chỉ  có khoảng 10 – 20 % NO3­  trong  nước mưa có liên quan đến sấm sét. Phần còn lại do khí thải công nghiệp hay phát sinh từ đất. Các hợp chất đạm trong khí quyển liên tục được trả  lại cho đất thông qua nước mưa.   Tổng lượng đạm trong nước mưa biến thiên từ 1 – 50 kg/hecta/ năm, phụ thuộc vào vị trí địa lý.  Điều này cho thấy rằng lượng đạm trong nước mưa thường cao ở các vùng xung quanh khu công  nghiệp, và thông thường nồng độ đạm trong nước mưa trong vùng nhiệt đới cao hơn so với vùng   cực và ôn đới. 2.6 Sự cố định đạm công nghiệp, công nghiệp sản xuất phân đạm vô cơ Đạm được cố  định từ  công nghiệp là nguồn đạm quan trọng nhất hiện nay và trong  tương lai. Quá trình sản xuất đạm bằng phương pháp cố  định công nghiệp dựa trên quy trình   Haber – Bosch, trong đó khí H2 và N2 phản ứng với nhau để tạo thành NH3 3 H2 + 2 N2   2 NH3 (ở điều kiện 1200oC và 500 atm) NH3  được sản xuất có thể  được sử  dụng làm phân bón trực tiếp (NH3  khan) tuy nhiên NH3  thường dùng làm nguyên liệu để sản xuất các dạng phân đạm khác. 3 Đạm trong đất 3.1 Các dạng đạm trong đất Lượng đạm trong đất thay đổi từ  0,02 %  ở  tầng đất sâu đến 2,5 % trong đất than bùn.  Nồng độ đạm trong lớp đất mặt của phần lớn các loại đất canh tác thường biến thiên từ  0,03 –   0,4 %. Đạm trong đất hiện diện ở hai dạng đạm hữu cơ và đạm vô cơ. Nhưng 95 % đạm trong   đất mặt là đạm hữu cơ. Các hợp chất đạm vô cơ, các dạng đạm vô cơ  trong đất bao gồm ammonium (NH4+),  nitrite (NO2­), nitrate (NO3­), nitrous oxide (N2O), nitric oxide (NO) và đạm nguyên tố  (N 2) chỉ  được sử dụng bởi Rhizobia và các vi sinh vật cố định đạm khác. Trên quan điểm về độ phì nhiêu của đất, NH4+, NO3­ và NO2­ là quan trọng nhất và được  hình thành từ sự phân giải hảo khí của chất hữu cơ trong đất hay từ các loại phân đạm được bón   vào. Tuy nhiên ba dạng đạm này chỉ chiếm khoảng 2 – 5 % tổng lượng đạm trong đất. N 2O và  NO là các dạng đạm rất dễ bị mất thông qua quá trình phản N hóa. Các hợp chất đạm hữu cơ, đạm hữu cơ  trong đất tồn tại  ở  các dạng như  là protein,   amino acid, amino sugar và các hợp chất đạm phức tạp khác. Tỉ lệ của các dạng đạm hữu cơ này  khác nhau như sau: amino acid 20 – 40 %, amino sugar như hexosamine 5 – 10 % và các hợp chất  có nguồn gốc như  purine, pyrimidine 
  7. Rễ cây trồng hấp thu đạm ở hai dạng NH4+ và NO3­. Thông thường, trên đất không ngập  nước, NO3­  có nồng độ  cao hơn NH4+, NO3­  di chuyển đến rễ  bằng dòng chảy khối lượng và  khuếch tán. Nhưng đồng thời, một số  NH 4+ luôn hiện diện trong đất và có  ảnh hưởng đến sự  sinh trưởng và trao đổi chất của cây trồng bằng nhiều cơ chế khác nhau. Mức độ  hấp thu đạm dạng NH4+ hay NO3­ của cây trồng tùy thuộc vào tuổi và loại cây   trồng, điều kiện môi trường và các yếu tố  khác. Ngũ cốc, bắp, đậu, củ cải đường, dứa, lúa sử  dụng cả  hai dạng này. Cải xoăn, cần tây, các loại đậu, bí, sinh trưởng tốt nhất khi được cung  cấp dạng đạm NO3­  cao. Các cây thuộc họ  cà như  thuốc lá, ca chua, khoai tây thích hợp môi   trường dinh dưỡng có tỉ lệ NO3­/NH4+ cao. 3.2.1 Nitrate Tốc độ hấp thụ NO3­  cao và thích hợp trong điều kiện pH thấp, khi cây hấp thụ NO 3­, sẽ  gia tăng sự tổng hợp các anion hữu cơ trong cây, cùng với sự gia tăng tương ứng  các cation vô  cơ (Ca, K, Mg) nên môi trường sẽ trở nên kiềm tính và một số HCO 3­ có thể được phóng thích từ  rễ cây để duy trì sự trung hòa điện tích trong cây và trong dung dịch đất. 3.2.2 Ammonium Nhiều giả thuyết cho rằng NH4+ là nguồn đạm cây trồng ưa chuộng hơn, vì sẽ tiết kiệm   được năng lượng khi cây trồng sử dụng dạng đạm này thay vì hấp thu NO3­ để tổng hợp protein.  Quá trình khử NO3­ trong cây là tiến trình cần năng lượng, chúng cần hai phân tử NADH cho mỗi  ion NO3­ được khử trong việc tổng hợp protein. Hơn nữa, NH 4+ trong đất ít bị mất do rửa trôi và  phản N hóa. Sự  hấp thu NH4+ của cây trồng tốt nhất  ở pH trung tính và sự  hấp thu này giảm khi độ  chua tăng. Sự hấp thu NH4+ của rễ sẽ làm giảm sự hấp thu Ca2+, Mg2+ và K+ trong khi đó làm tăng  sự hấp thu H2PO4­, SO42­ và Cl­ do tính tương tác thuận và nghịch của các ion. Cây trồng hấp thu NH4+ có thể gia tăng hàm lượng carbohydrate và protein so với hấp thu  NO3­. pH vùng rễ bị giảm khi cây trồng hấp thu NH4+ do rễ tiết H+ để trung hòa điện tích hay cân  bằng điện tích bên trong cây. Người ta nhận thấy trên lúa mì có sự khác biệt đến hai đơn vị pH   khi lúa mì được cung cấp NH4+ và NO3­. Sự  hóa chua này có  ảnh hưởng đến sự  hữu dụng của   các chất dinh dưỡng và sự hoạt động sinh học xung quanh vùng rễ. Giới hạn chống chịu với nồng độ  NH4+ trong cây tương đối hẹp, khi nồng độ  NH4+ tăng  cao sẽ gây ra các phản ứng ngộ độc. Hàm lượng NH4+ cao có thể làm ngưng sự tăng trưởng, hạn  chế sự hấp thu K+, và phát sinh hiện tượng thiếu K +, ngược lại, cây trồng chống chịu với nồng   độ NO3­ cao và tích lũy NO3­ trong mô ở mức độ rất cao. 3.3 Sự tổng hợp NH4+ và NO3­ trong cây  Sự  sinh trưởng của cây trồng thường được cải thiện khi được cung cấp cả  hai dạng   NH4  và NO3­ so với trường hợp chỉ  cung cấp từng loại riêng lẻ. Có nhiều dẫn chứng cho thấy   + khi cung cấp cả  hai dạng đạm này sẽ  có lợi  ở  một số  giai đoạn sinh trưởng đối với một số  giống bắp, cao lương, đậu nành, lúa mì, và lúa mạch. Năng suất của lúa mì, lúa mạch và cao   lương tăng khi được bón NH4+ và NO3­ và số nhánh cũng cao hơn. Năng suất bắp tăng từ 8 – 25   % khi cung cấp NH4+ và NO3­ so với việc cung cấp đơn thuần NO3­. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho rằng nên bón NH4+ trong giai đoạn hạt vào chắc  để năng suất bắp tăng tối đa và tỉ lệ bón NH4+ / NO3­  50:50 là tối hảo. Các kết quả thí nghiệm  khác cũng nhận thấy là 2 – 4 ngày sau khi phun râu là giai đoạn tốt nhất để bón NH 4+ sẽ làm tăng  năng suất đáng kể. 3.4 Dạng đạm vô cơ và các bệnh của cây trồng Dinh dưỡng NH4+  và NO3­  là yếu tố   ảnh hưởng đến sự  xuất hiện và mức độ  nghiêm   trọng  của các loại bệnh cây. Một số loại bệnh sẽ nghiêm trọng hơn khi dạng đạm NH4+ là dạng  7
  8. đạm chủ yếu hiện diện trong vùng rễ, một số bệnh khác lại chiếm ưu thế khi NO 3­ hiện diện  trong vùng rễ. Có hai tiến trình có thể  liên quan đến vấn đề  này, bắt đầu với sự   ảnh hưởng trực tiếp  của các dạng đạm đến hoạt động phát sinh bệnh. Nguyên nhân khác là do ảnh hưởng  của NH 4+  hay NO3­ đến hoạt động của các vi sinh vật có khả năng làm thay đổi sự hữu dụng của các cation   vi lượng. Ví dụ, bón NO3­ cao kích thích hoạt động của một số vi khuẩn làm giảm mức độ hữu  dụng của Mn đối với lúa mì. Ảnh hưởng của dạng đạm đến pH đất trong vùng rễ  cũng là một   phần lý do giải thích tại sao có sự  khác biệt trong mức độ  nghiêm trọng của các bệnh khi bón   các dạng phân đạm khác nhau. 3.5 Chuyển hóa đạm trong đất Khả năng hữu dụng của NH4+ và NO3­ đối với cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào các điều  kiện như  liều lượng, dạng phân đạm được bón vào đất, lượng đạm được bón và lượng đạm   trong chất hữu cơ của đất được khoáng hóa. Trong đó, lượng đạm được giải phóng từ đạm hữu  cơ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự khoáng hóa chất hữu cơ, hấp thu sinh học   đạm và các quá trình mất đạm của đất. Chất hữu cơ  trong đất là các vật liệu hữu cơ có tình trạng phân giải  ở  nhiều giai đoạn   khác nhau. Chất hữu cơ trong đất có thể chia làm hai loại: Mùn là các vật liệu tương đối ổn định và bền vững phân giải tương đối chậm. Những vật liệu hữu cơ  phân giải khá nhanh bao gồm các vật liệu còn tươi từ  dư  thừa   thực vật  đến hợp chất sắp hình thành mùn tương đối ổn định. Các tiến trình sinh học chủ  yếu liên quan đến sự  chuyển hóa của dư  thừa thực vật và   hình thành mùn trong đất là quá trình khoáng hóa và cố định sinh học của đạm trong đất. Những   phản  ứng này kết hợp với các yếu tố  vật lý, hóa học, và môi trường khác có ý nghĩa rất quan   trọng trong sự   ổn định của chất hữu cơ  trong đất và sự  hữu dụng của đạm vô cơ  đối với cây  trồng. 3.6 Sự khoáng hóa đạm trong đất Sự  khoáng hóa đạm là quá trình biến đổi đạm hữu cơ  thành đạm vô cơ, sự  khoáng hóa  đạm hữu cơ bao gồm hai phản ứng, amine hóa và amonium hóa, các phản ứng này diễn ra thông   qua sự  hoạt động của nhiều vi sinh vật dị  dưỡng. Các vi sinh vật dị  dưỡng cần các hợp chất  carbon hữu cơ làm nguồn cung cấp năng lượng. Sự khoáng hóa gia tăng khi nhiệt độ gia tăng, đủ nước, và đầy đủ oxy, sự phân giải cũng   có thể xảy ra trong điều kiện ngập nước mặc dù với tốc độ chậm hơn, thường không phân giải  hoàn toàn. Sự hô hấp thoáng khí và trong điều kiện ít yếm khí chất hữu cơ bị phân giải sẽ giải   phóng đạm dưới dạng NH4+. Phản  ứng amine hóa: các vi khuẩn dị  dưỡng và nấm tham gia vào một hay nhiều bước  trong các phản  ứng phân giải chất hữu cơ. Vi khuẩn chiếm  ưu thế trong việc phá vỡ  các chất   hữu cơ  trong môi trường trung tính và kiềm, và một số  ít loại nấm; trong điều kiện đất chua  nấm là tác nhân chính tiến hành phản ứng amine hóa. Sản phẩm cuối cùng của những hoạt động  của nhóm này sẽ là chất nền cho các hoạt động của nhóm tiếp theo và tiếp tục cho đến khi vật   liệu bị  phân giải. Một trong những giai đoạn cuối cùng là sự  phân giải protein và giải phóng   amine, amino acid và urea. Bước này gọi là amine hóa, được hình thành theo sơ đồ sau: H2O  NH2  NH2 Protein    R – C – COOH + R – NH + C =O + CO2 + năng lượng 2   R – NH2 Vi khuẩn, nấm  H  NH2 Amino acids Amines Urea  8
  9. Phản ứng Amonium hóa. Các amine và amino acid được sản sinh bởi sự amine hóa của N  hữu cơ  được tiếp tục phân giải bởi các sinh vật dị  dưỡng khác, giải phóng ammonium. Bước  này được gọi là quá trình ammonium hóa và được trình bày như sau: R – NH2 + H2O  NH3 + R – OH + năng lượng        NH3 + H2O  NH4+ + OH­ Rất nhiều loại vi khuẩn hảo khí và kị  khí, nấm, và xạ  khuẩn có khả  năng tham gia vào  quá trình này để giải phóng NH4+. Khi NH4+ hình thành chúng có thể bị biến đổi như sau: Có thể được biến đổi thành NO2­ và NO3­ bởi các quá trình nitrite và nitrate hóa. Có thể hấp thụ trực tiếp bởi thực vật bậc cao. Có thể được sử dụng bởi các vi sinh vật dị dưỡng trong sự phân giải các dư  thừa của C  hữu cơ sau đó hấp thu sinh học. Có thể bị cố định, bị  kẹt trong các lá sét, thành dạng không hữu dụng trong một số loại   khoáng sét có tính trương nở. Có thể được giải phóng trở lại khí quyển dưới dạng NH4­ quá trình bay hơi. 3.7 Nồng độ đạm trong dư thừa thực vật Nồng độ  đạm trong dư thừa thực vật cũng có thể  được dùng để  dự  đoán lượng đạm có   thể hấp thu sinh học hay được khoáng hóa. Nồng độ đạm khoảng 1,5 – 1,7% trong dư thừa hữu   cơ đủ để tối thiểu hóa sự hấp thu sinh học của đạm trong đất, trong điều kiện thoáng khí. Trong  điều kiện yếm khí, đất ngập nước, nhu cầu đạm cho sự phân giải các dư  thừa thực vật có thể  chỉ là 0,5%. Các ảnh hưởng của sự khoáng hóa và hấp thu sinh học đến chất hữu cơ  trong đất; Trên   các loại đất nguyên thủy (chưa có sự canh tác) hàm lượng mùn được quyết định bởi thành phần  cơ  giới của đất, địa hình và các điều kiện khí hậu.  Thông thường đất  ở  vùng khí hậu lạnh có  hàm lượng chất hữu cơ  cao hơn trong vùng khí hậu nóng và chất hữu cơ  tăng khi lượng mưa   tăng. Những sự khác nhau này do sự giảm oxi hóa chất hữu cơ trong điều kiện lạnh và sinh khối   tăng khi lượng mưa tăng. Hàm lượng mùn trong đất có sa cấu mịn thường cao hơn trong đất có  sa cấu thô vì liên quan đến sự hình thành sinh khối trong đất có sa cấu mịn thường cao vì sự dự  trữ nước của đất được cải thiện và có sự giảm tiềm năng oxi hóa mùn. Hàm lượng chất hữu cơ  trong đất đồng cỏ thường cao hơn trong đất rừng. Những quan hệ này thường được thể hiện rõ  ràng trên các loại đất được tiêu nước tốt. Trong điều kiện ngập nước, sự  phân giải hảo khí bị  cản trở và chất hữu cơ sẽ tích lũy với hàm lượng cao, bất kể trong điều kiện nhiệt độ và sa cấu   như thế nào.  Duy trì mức độ  OM đầy đủ sẽ  ảnh huởng rất lớn đến nhiều đặc tính khác của đất, các  đặc tính này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất của đất. OM rất quan trọng trong việc  duy trì cấu trúc của đất, đặc biệt là đất có sa cấu mịn. OM làm tăng CEC, làm giảm tiềm năng   rửa trôi các nguyên tố  như  K+, Ca2+, Mg2+. Sự  khoáng hóa chất hữu cơ  cung cấp một cách liên  tục, mặc dù hàm lượng bị giới hạn, N hữu dụng cho cây trồng và cả P và S. Khả năng giữ nước   của đất được cải thiện khi hàm lượng OM tăng. Sự bền vững và gia tăng khả năng sản xuất của   đất cho các thế  hệ  tương lai tùy thuộc vào việc duy trì hàm lượng chất hữu cơ  trong đất một   cách tối hảo. 3.8 Quá trình nitrate hóa Một số NH4+ được phóng thích trong quá trình khoáng hóa của đạm hữu cơ sẽ được biến  đổi thành NO3­, quá trình này được gọi là quá trình nitrate hóa, là một tiến trình bao gồm hai bước  trong đó đầu tiên NH4+ bị biến đổi thành NO2­ và sau đó thành NO3­.  Nitrite hóa: sự oxi hóa sinh học của NH4+ thành NO2­ được trình bày như sau: 9
  10.      2 NH4+ + 3O2 ­­­­­­­­­­> 2 NO2­ + 2 H2O + 4 H+ Nitrosomonas Nitrosomonas là vi khuẩn tự dưỡng bắt buộc, chúng thu nhận năng lượng từ sự oxi hóa đạm và   nhận C từ CO2. Các vi khuẩn tự dưỡng khác (nitrosolobus, nitrospira, nitrosovibrio), và một số vi  khuẩn dị dưỡng cũng có thể oxi hóa NH4+ và các hợp chất đạm khử khác (amine) thành NO2­. Nitrate hóa: trong bước thứ 2 NO2­ tiếp tục bị oxi hóa thành NO3­           2 NO2­  + O2 ­­­­­­­­> 2NO3­ Nitrobacter Sự oxi hóa nitrite xảy ra do vi khuẩn tự dưỡng nitrobacter, mặc dù tiến trình này cũng có  một số vi khuẩn khác tham gia. Nguồn NH4+ có thể được cung cấp từ sự khoáng hóa N hữu cơ  hay từ phân đạm có chứa NH 4+, hay các loại phân đạm sẽ hình thành NH 4+ khi bón vào đất. Tốc  độ phản ứng liên quan đến sự nitrate hóa trong phần lớn các loại đất thoát nước tốt theo thứ tự  NO2­  NO3­ > NH4+  NO2­. Do đó NO2­ thường không được tích lũy trong đất, NO2­ là chất gây  độc cho rễ khi ở nồng độ cao. Cả hai phản ứng trên đều cần O 2 phân tử vì vậy sự nitrate hóa chỉ  xảy ra trên đất thoáng khí. Những phản  ứng trên cũng cho thấy rằng khi nitrate hóa một mole   NH4+ sẽ hình thành 2 mole H+. Sự gia tăng độ chua của đất với tiến trình nitrate hóa là tiến trình   tự nhiên, mặc dù sự hóa chua của đất sẽ càng thêm nghiêm trọng khi bón liên tục các loại phân   đạm chứa NH4+ hay các loại phân đạm khi bón vào đất sẽ hình thành NH4+. Bởi vì ion NO3­ được  hình thành dễ  dàng và rất di động nên cũng dễ  dàng bị  rửa trôi. Nghiên cứu các yếu tố   ảnh   hưởng đến sự  nitrate hóa trong đất sẽ giúp chúng ta hiểu biết kỹ thuật quản lý nhằm tối thiểu   hóa sự mất NO3­ dưới dạng rửa trôi. 3.8.1Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nitrta hóa  Do có liên quan đến sự hoạt động của các vi sinh vật, nên tốc độ  và phạm vi nitrate hóa  chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện môi trường. Thông thường bất cứ yếu tố môi trường   nào thích hợp cho sự sinh trưởng của phần lớn cây trồng cạn thì sẽ thích hợp cho sự hoạt động   của các vi khuẩn nitrate hóa. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nitrate hóa trong đất bao gồm Sự cung cấp NH4+ Mật số các vi sinh vật tham gia vào sự nitrate hóa pH đất Độ thoáng khí của đất Độ ẩm của đất Nhiệt độ đất Sự cung cấp NH4+ là yêu cầu đầu tiên cho sự nitrate hóa   Nếu điều kiện không thích hợp cho sự  khoáng hóa của NH4+  từ  chất hữu cơ  (hay đất  không đuợc bón các loại phân chứa hay hình thành NH 4+) quá trình nitrate hóa sẽ  không xảy ra.   Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho nitrate hóa cũng thích hợp cho quá trình amonium hóa. Nếu có một lượng lớn rơm rạ của ngũ cốc, thân bắp hay các vật liệu tương tự  có tỉ  lệ  C/N cao được vùi vào trong đất có hàm lượng đạm vô cơ thấp, điều này sẽ  dẫn đến kết quả  là  có sự  cố  định đạm sinh học bởi các vi sinh vật tham gia trong quá trình phân giải các dư  thừa  thực vật. Nếu cây trồng được trồng ngay sau khi cày đất cây trồng có thể bị thiếu đạm, sự thiếu   đạm có thể  được hạn chế  bằng cách bón phân đạm để  cung cấp đủ  đạm cho nhu cầu của vi   sinh vật và cây trồng đang sinh  trưởng. Mật độ vi sinh vật nitrate hóa  Các loại đất khác nhau sẽ có khả năng nitrate hóa khác nhau mặc dù có những điều kiện   nhiệt độ, ẩm độ, và mức độ NH4+ cung cấp giống nhau. Yếu tố gây nên sự khác nhau này là dân   số các vi khuẩn nitrate hóa hiện diện với mật độ khác nhau trong các loại đất khác nhau. Sự hiện diện của các vi khuẩn trong đất khác nhau về mật độ sẽ dẫn đến kết quả là sẽ  có sự khác nhau về thời gian từ khi cung cấp NH 4+ đến khi hình thành NO3­ trong đất. Dân số vi  10
  11. sinh vật có khuynh hướng tăng rất nhanh khi cung cấp đầy đủ  C, nên tổng lượng nitrate hóa   không ảnh hưởng bởi số lượng vi sinh vật ban đầu, chỉ phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ ẩm độ  thích hợp cho sự nitrate hóa. pH đất  Sự  nitrate hóa có thể  xảy ra trên một biên độ  pH rộng (4,5 – 10) nhưng pH tối hảo cho   nitrate hóa là trung tính. Các vi khuẩn nitrate hóa cần cung cấp đầy đủ Ca 2+ và H2PO4­ và sự cân  bằng hợp lý của các nguyên tố vi lượng. Ảnh hưởng của pH và Ca2+ hữu dụng đến sự hoạt động  của các vi sinh vật nitrate hóa cho thấy tầm quan trọng của việc bón vôi trên đất nông nghiệp. Độ thoáng khí của đất  Các vi khuẩn nitrate hóa là vi khuẩn hảo khí cho nên chúng sẽ không hoạt động khi thiếu  O2, sự nitrate hóa xảy ra tối đa ở nồng độ 20% O 2 tương tự nồng độ O2 trên khí quyển. Cho thấy  tầm quan trọng của sự duy trì các điều kiện cho phép sự  khuếch tán nhanh của các chất khí ra   vào trong đất. Các loại đất có sa cấu thô hay cấu trúc tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao   đổi khí nhanh chóng và đảm bảo cho sự cung cấp O2 đầy đủ cho các vi sinh vật nitrate hóa. Trả  lại dư thừa thực vật và những chất bổ  sung hữu cơ khác cho đất sẽ  duy trì hay cải   thiện được độ thoáng khí của đất làm gia tăng tiến trình nitrate hóa. Độ   ẩm của đất, sự  hoạt động của các vi vật rất mẫn cảm với độ  ẩm của đất. Tốc độ  nitrate hóa cao nhất ở độ ẩm là 1/3 bar (độ ẩm đồng ruộng). Nước chiếm khoảng 80 – 90% các   lỗ rỗng của đất. Sự khoáng hóa và nitrate hóa bị giảm khi đất quá ẩm ướt với độ  ẩm vượt quá  độ ẩm đồng ruộng. Nhiệt độ   Phần lớn các phản ứng sinh học đều bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Hệ số nhiệt độ Q10 của  sự  khoáng hóa N = 2, trong khoảng nhiệt độ  từ  5 – 35 0C. Có nghĩa là tốc độ  khoáng hóa tăng 2  lần khi nhiệt độ  tăng 100C trong khoảng nhiệt độ  này (hình 5.12). Nhiệt độ  dưới 5 0C và trên  400C sẽ  làm giảm tốc độ  khoáng hóa, thường nhiệt độ  tối hảo từ  30 – 350  C, hàm lượng NO3­  hình thành đáng kể  chỉ  sau 2 tháng khi nhiệt độ  từ  0 – 2 0C. Nhiệt độ  rất tối hảo cho sự nitrate   hóa NH4+  thành NO3­ từ  25 – 350C, mặc dù sự   nitrate hóa có thể  xảy ra trong khoảng nhiệt độ  rộng hơn.  Trong điều kiện đồng ruộng, sự  thay đổi nhiệt độ  sẽ  quyết định mức độ  nitrate hóa. Vì  vậy nếu bón phân NH4+  trong mùa đông, vùng có nhiệt độ  trung bình trong những tháng lạnh là   2,80C, có thể sự  thay đổi nhiệt độ  đất sẽ cho phép sự  nitrate hóa đáng kể. Nhiệt độ  cao xảy ra   trước nhiệt độ thấp dẫn đến kết quả là sự nitrate hóa lớn hơn nếu tình trạng ngược lại xảy ra. 3.8.2 Sự di động của NO3­  Anion NO3­ rất dễ  hòa tan trong nước và không chịu  ảnh hưởng bởi sự hấp thu bề mặt   của keo đất. Do đó nên NO3­ di động rất cao và bị mất do rửa trôi là chính khi hàm lượng N trong   đất cao và có sự  di chuyển của nước. Sự  rửa trôi NO 3­ thường là cơ  chế  mất N chính trên các   loại đất trong các vùng khí hậu ẩm. Cần phải kiểm soát cẩn thận sự rửa trôi của NO 3­ vì NO3­ có tác động nghiêm trọng đối  với môi trường. Mức độ  NO3­ (và H2PO4­) cao trong nước chảy tràn trên mặt và nước thấm lậu   sẽ có thể làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và sẽ kích thích sự sinh trưởng của các thực vật có  hại và tảo trong các ao hồ và các nơi dự trữ nước. Một số yếu tố ảnh hưởng đến lượng NO3­ mất do rửa trôi là . Liều lượng, thời gian, loại và phương pháp bón phân N. . Sử dụng các chất ức chế sự nitrate hóa. . Thâm canh và sự hấp thu N của cây trồng. . Các đặc tính của đất ảnh hưởng đến sự thấm lậu. . Lượng, chế độ, thời gian mưa hay tưới.   11
  12. 3.9 Một số quá trình mất đạm khác trong đất 3.9.1Sự cố định Ammonium Một số khoáng sét, đặc biệt là vermiculite, illite, có khả năng cố định  NH4+ do sự thay thế  NH4+ bởi các cation khác trong các lá sét NH 4+ bị cố định cũng có thể lại được thay thế  bởi các   cation khác trong lá sét như Ca2+, Mg2+, Na+, H+ nhưng không bị thay thế bởi các cation cùng kích  thước với nó (K+). Sự  cố  định NH4+ mới được bón vào đất có thể  xảy ra trên các hạt có kích   thước sét, thịt và cát nếu đất chứa hàm lượng vermiculite cao. Sét thô (0,2 – 2  m) và thịt mịn (2  – 5  m) là các phần quan trọng nhất trong việc cố định khi NH4+ được bón vào đất. Sự hiện diện của K+ thường sẽ hạn chế cố định NH4+ vì K+ cũng có thể bị cố định đầy các  vị trí cố định trên lá sét. Do đó, người ta cho rằng việc bón phân K+ trước khi bón phân NH4+ là  một biện pháp kỹ thuật để làm giảm sự cố định NH4+ trên các vùng đất cố định NH4+cao. Sự cố định NH4+ của sét xảy ra tương đối nhanh trên một số loại đất khi NH4+ được phóng  thích chậm. Sự hữu dụng của NH 4+ mới bị cố định có thể bị thay thế, ít nhất là một phần, NH 4+  đã bị cố định tại chỗ. Hơn nữa, người ta cũng nhận thấy rằng chất ức chế nitrate hóa làm giảm   sự hữu dụng của NH4+ mới bị cố định đối với cây trồng, điều này đã củng cố thêm lý thuyết cho   rằng một số NH4+ bị cố định thường trao đổi và biến đổi thành NO3­ nên có thể được cây trồng  sử dụng dễ dàng. 3.9.2 Sự mất N ở dạng khí N trong đất bị  mất chủ  yếu là do cây trồng lấy đi và rửa trôi. Tuy nhiên trong 1 số  điều  kiện, các ion N vô cơ có thể biến đổi thành dạng khí và bị mất vào khí quyển. Con đường N chủ  yếu bị  mất  ở  dạng khí là sự  phản N hóa  và sự  bay hơi của NH 3 (bảng 5.1). Phần sau đây sẽ  nhấn mạnh đến các cơ chế được xem là quan trọng nhất trong sự mất N. Bảng 5.1 Sự mất N trong đất ở dạng khí Dạng   N   bị  Nguồn cung cấp  N Phản ứng tổng quát mất Khí N2 và NO2 A. Sự phản N hóa NO3­       NO2 ­       NO      N2O       N2 NH4+ NH2OH (thí dụH2N2O2) NO2­  NO3­                                                 B. Sự nitrate hóa                                             NO3­  NH4+   +   NO2 ­          N2   +   2 H2O           C. Các phản ứng hóa học của nitrite với: HNO2    +  NH2­R       N2   +  R­OH+  H2O             Ammonium HNO2  + Lignin            N2   +  N2O  CH3ONO            ­Amino acids D. Lignin  3 HNO2        2NO +   H NO3    + H2O   Mn2+   +  HNO2  H+       Mn2+    + NO + H2O E. Phenol 2+  + 3+      Sự phân hủy của nitrous acid cation kim   Fe  +  HNO2 +   H        Fe   + NO +  H2O   loại chuyển tiếp Khí NH3 A. Phân NH3 lỏng khan NH3 lỏng         NH3   khí      Urea (NH2)2CO    + H2O           2NH3   +  CO2      Muối NH4+ (pH > 7)  NH4+  +  OH­        NH3    + H2O B. Sự  phân giải chất hữu cơ  và phân hữu  Giải phóng và bay hơi NH3 cơ 12
  13. 3.10 Sự phản N hóa Khi đất bị  ngập nước, đất mất O 2 và xảy ra sự  phân giải chất hữu cơ  trong điều kiện   yếm khí. Một số vi sinh vật có khả năng nhận O 2 cho hoạt động của chúng từ NO2­ và NO3­, kèm  theo là sự  giải phóng N2  và N2O. Con đường hóa sinh có thể  dẫn đến sự  mất N này được trình  bày trong phương trình sau :       2HNO3   + 4H+            2HNO2     +    2H+        2NO     2H+         N2O    2H+           N2                 2H2O                                     2H2O                              2H2O                       2H2O  Những thí dụ  về  sự  mất NO2­ và  NO3­  và sự  hình thành N2 và N2O bởi sự  phản N hóa  trong đất chua và đất kiềm được trình bày trong hình 5.15. Chỉ  có 1 ít loại vi khuẩn hảo khí   không bắt buộc riêng biệt tham gia trong quá trình phản N hóa và các vi khuẩn chủ  động tham  gia vào quá trình nitrate hóa thuộc các chủng Pseudomonas, Bacillus và Paracoccus. Một số sinh  vật tự dưỡng cũng có thể tham gia vào quá trình phản N hóa bao gồm  Thiobacillus denitrificans   và T .thipbarus .          Các sinh vật phản N hóa thường có mật số rất lớn trong đất trồng trọt và chúng thường tập  trung xung quanh rễ  cây. Carbonat tiết ra từ  các rễ  hoạt động kích thích sự  sinh trưởng của vi   khuẩn phản N hóa trong vùng rễ. Tiềm năng của sự phản N hóa rất lớn trong hầu hết các loại  đất đang canh tác, nhưng phải có các điều kiện phát sinh làm cho những sinh vật này tăng hoạt  động từ sự hô hấp hảo khí đến kiểu phản N hóa của chế độ trao đổi chất liên quan đến việc sử  dụng NO3­ như là chất nhận điện tử trong điều kiện thiếu O2. Số  lượng N bị  mất  ở  dạng khí do phản N hóa rất biến đổi tùy thuộc các điều kiện môi  trường, từ  mùa này sang mùa khác và năm này sang năm khác. Các tỉ  lệ  của 2 sản phẩm chính  của sự phản N hóa, N2 và N2O cũng thay đổi và sự  tương quan đơn giữa chúng chưa được xác   nhận. Tuy nhiên, người ta cho rằng N2 chiếm ưu thế, đôi khi chiếm đến 90% của tổng N bị mất.   Sự hình thành N2O trở nên lớn hơn khi sự cung cấp O2 của đất được cải thiện. 3.10.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phản N hóa Hàm lượng và tốc độ của sự phản N hóa chịu ảnh hưởng rất lớn bởi một số yếu tố về đất   và môi trường. Quan trọng nhất trong các yếu tố này là hàm lượng và tính chất của chất hữu cơ  hiện diện trong đất, ẩm độ đất, độ thoáng khí, pH đất, nhiệt độ đất, hàm lượng và dạng N vô cơ  (thí dụ NH4+ và NO3­).  Chất hữu cơ dễ phân giải Hàm lượng chất hữu cơ  dễ  phân giải trong đất cũng có  ảnh hưởng đến sự  nitrate hóa N   trong đất.     4(CH2O) + 4 NO3­  +  4H+       4CO2+2N2O+6H2O                        5(CH2O) + 4 NO3­  +  4H+       5CO2+2N2+7H2O     Theo những phương trình này, cần 1 ppm C hữu dụng để sản sinh  1,17 ppm N­N2O hay  0,99 ppm N­N2. Phần lớn các thông tin cơ  bản có liên quan tới sự  phản N hóa trong đất đã được thu nhận   những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với các mẫu đất khô không khí được giữ trong những  khoảng thời gian dài khác nhau trước khi phân tích. Đất được phơi khô và trữ  trong không khí   làm gia tăng rất lớn khả  năng phản N hóa NO3­ dưới điều kiện yếm khí. Việc xử  lý đất trước  này làm tăng đáng kể hàm lượng chất hữu cơ của đất được các vi sinh vật phản N hóa sử dụng  dễ dàng. Trong điều kiện đồng ruộng, dư thừa thực vật tươi được bón vào đất có thể kích thích làm  gia tăng sự phản N hóa.  Ẩm độ của đất 13
  14. Trong các điều kiện môi trường, ẩm độ  đất là yếu tố  quan trọng nhất quyết định sự  mất  N do phản N hóa. Đất ngập nước làm tăng nhanh sự  phản N hóa do sự khuếch tán của O2 đến  các địa điểm hoạt động của vi sinh vật bị hạn chế. Các nhà khoa học Anh đã cho rằng đối với   mỗi 25 mm mưa trong khoảng thời gian 4 tuần lễ sau khi bón phân N, sẽ có khoảng 8 % N được   bón sẽ bị mất. Sự biến đổi NO3­ thành N2O và N2 sẽ tăng nhanh khi mưa làm bão hòa 1 loại đất   do làm tăng hoạt động sinh học. Tiềm năng mất N do phản N hóa lên đến 16 kg N/ha trong  những ngày đầu khi đất mới bão hòa nước.       Tỷ lệ N mất (% NO3 –N bón vào)         100  90         550%  80         450%  70         350%  60  50  40          100%  30  20  20           75%  10           50%    0                   ­10             2     4     6     8     10     12     14     16     18    20     22                                   Thời gian (ngày) Hình 5.4  Ảnh hưởng của ẩm độ (diễn tả bằng % khả năng giữ nước của đất) đến sự phản  N hóa trong đất (đất được xử lý với glucose). Trên các loại đất lúa nước, các loại phân N­NO3­ thường không hiệu quả  do sự mất N từ  quá trình phản N hóa. Tuy nhiên, có một số NO3­ luôn hiện diện trong các loại đất này bởi vì một  phần NH4+ trong vùng thoáng khí (lớp oxid hóa) của hệ thống cây trồng – đất – nước được biến  đổi thành NO3­. Khi NO3­  này khuếch tán vào các phần đất yếm khí, nó nhanh chóng bị  phản N   hóa hoàn toàn. Độ thoáng khí của đất     Độ  thoáng khí hay sự  hữu dụng của O2  ảnh hưởng đến sự  phản N hóa theo 2 cách tương  phản nhau. Sự hình thành NO3­ và NO2­ phụ thuộc vào sự cung cấp đầy đủ O2. Tuy nhiên sự phản  N hóa của chúng chỉ tiến hành khi sự cung cấp O 2 bị hạn chế đến mức thấp nhất cho nhu cầu vi   sinh vật. Tiến trình phản N hóa cũng có thể xảy ra trong đất có độ thoáng khí tốt, có thể là các vị  trí yếm khí nơi mà nhu cầu O2 sinh học vượt quá sự cung cấp. Sự mất N lớn do sự phản N hóa   có thể  xảy ra đồng thời với sự  khuếch tán O2 thấp vào trong đất và nhu cầu hô hấp cao trong  đất. Áp suất O2 giảm sẽ làm tăng sự mất N do phản N hóa. Tuy nhiên N mất trong điều kiện  này sẽ không đáng kể cho đến khi hàm lượng O 2 giảm nghiêm trọng đến nồng độ 10 % hay thấp   hơn.  pH đất Độ chua của đất có thể có ảnh hưởng đáng kể đến sự phản N hóa do có nhiều vi khuẩn   tham gia trong quá trình phản N hóa rất mẫn cảm với pH thấp. Kết quả  là các loại đất chua   14
  15. thường chứa một dân số rất nhỏ các vi sinh vật phản N hóa. Sự phản N hóa không đáng kể trong  các loại đất có pH 5,0 nhưng phản N hóa sẽ xảy ra rất nhanh trong các loại đất có pH cao  Độ chua cũng làm thay đổi các tiến trình hình thành và hàm lượng tương đối của các loại  N dạng khí khác nhau trong quá trình phản N hóa. Ở pH dưới 6,0 đến 6,5, N 2O chiếm ưu thế và  chúng thường hiện diện hơn  ½  N dạng khí được giải phóng trong môi trường chua. Sự  hình   thành NO luôn được hình thành trong điều kiện pH thấp (pH luôn thấp hơn 5,5). NO2  có  thể  là  dạng khí đầu tiên hình thành trong đất có phản ứng trung tính hay hơi chua, nhưng do bị khử về  mặt vi sinh vật học nên N2  có  xu hướng là sản phẩm chính  ở  pH > 6,0. Sự  hiện diện của N 2O  đến sự khử tiếp tục thành N2. Nhiệt độ Sự phản N hóa rất mẫn cảm với nhiệt độ đất và tốc độ phản N hóa tăng rất nhanh trong   khoảng nhiệt độ  2 – 250C. Sự  phản N hóa xảy ra  ở  tốc độ  cao hơn khi nhiệt độ  tăng trong  khoảng 25 – 600C. Sự phản N hóa bị ức chế khi nhiệt độ > 60 0C. Sự phản N hóa tăng nhanh khi  nhiệt độ đất tăng là do các vi sinh vật hảo khí đóng vai trò chính trong sự phản N hóa. Hàm lượng NO3­  Sự cung cấp NO3­ hay NO2­ trong đất là điều kiện tiên quyết cho sự phản N hóa. Nồng độ  NO3­  cao làm tăng tốc độ  phản N hóa và  ảnh hưởng lớn đến tỷ  lệ  các khí N2O:N2  được giải  phóng từ  đất do sự phản N hóa. Một thí dụ về NO3­, NO2­ và các hỗn hợp của 2 dạng này chịu  ảnh hưởng như thế nào đến sự tích lũy N2O trong điều kiện yếm khí được trình bày trong bảng  5.2. Mặc dù NO2­ ức chế sự khử N2O thành N2, nhưng các số liệu cho thấy rằng NO 3­ lại có một  tác động lớn hơn nhiều trong quá trình nitrate hóa. Bảng 5.2:  Ảnh hưởng của các hàm lượng NO3­ và NO2­ đến hàm lượng N2 và N2O  hình thành trong điều kiện khử Đất pH NO3 ­N bón NO2 –N bón N2 hình thành trong  Sự ức chế sự khử  4 giờ N2O (%) µ g / g đất 0 0 43 ­ 20 0 17 60 Clarion 7,2 10 10 20 53 5 15 21 51 0 20 27 37 0 0 33 ­ 20 0 5 85 Tama 6,6 10 10 8 76 5 15 12 64 Đất khô không khí (30g) được đặt trong bình thủy tinh được xử lý với 8ml nước và ủ  ở  30 C với He trong 15 giờ. Các mẫu đất sau đó được cho vào 10 ml nước hay 10 ml nước có chứa   0 KNO3 hay NaNO3 (20 µg/g đất) và ủ 300C trong He có chứa N2O (1.000 µg N2O – N /g đất). Sự hiện diện của thực vật Mặc dù các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tốc độ  mất N do phản N hóa chưa thống   nhất được, nhưng người ta đã nhất trí một cách tổng quát là trong điều kiện đồng ruộng tốc độ  phản N hóa gia tăng bởi cây trồng vì sự giải phóng C hữu dụng tiết ra từ rễ và từ  các mô rễ  bị  chết. Sự phản N hóa trong hầu hết các hệ thống canh tác có bón phân được tác nhân chính cung  cấp C hữu cơ cho vi sinh vật phản N hóa. Cây trồng cũng có làm gia tăng sự phản N hóa do: ­ Sự tiêu thụ O2 thông qua hoạt động của rễ. 15
  16. ­    Sự làm tăng dân số vi sinh vật trong vùng rễ. Cây trồng cũng có thể hạn chế sự phản  N hóa do sự tiêu thụ O2 thông qua hoạt động của rễ hấp thu NO3­. ­ Sử dụng NH4+ mà NH4+ dễ dàng biến đổi thành NO3­. ­ Làm giảm ẩm độ đất, kết quả là cải thiện sự cung cấp O2. ­    Trực tiếp làm tăng mức độ O 2 trong vùng rễ của một số loại cây có thể tự vận chuyển   O2 (thí dụ như cây lúa nước). 3.10.2 Ý nghĩa của sự phản N hóa về mặt nông nghiệp Phân N là nguồn N dễ tiêu của đất bị mất N vào không khí do phản N hóa liên tục. Vì khí   quyển có hàm lượng N2 rất lớn, trong khi NO 3­ trong nước biển ở dạng tự do nên sự phản N hóa   có thể là tiến trình chính trong việc luân chuyển N vào khí quyển. Vì vậy đây là quá trình bù trừ  vào quá trình cố định N2 sinh học. Có thể có 2 kiểu mất N do sự phản N hóa : ­ Các dòng chảy nhanh và rộng kết hợp với các trận mưa to, tưới, tuyết tan. ­ Mất ít nhưng liên tục trong những thời kỳ dài trong các vị trí yếm khí trong đất. Những sự mất N như thế này có thể  chiếm đến 0 – 70 % lượng phân N bón, tiêu biểu là   10 – 30 %. Cả 2 tốc độ và phạm vi của các sự mất N trong điều kiện đồng ruộng vẫn còn là sự  ước đoán mặc dù được nghiên cứu rất nhiều. Sự mất N chủ yếu do sự phản N hóa là tổng N mất do bay hơi N 2O + N2 từ  một loại đất  thịt pha sét, được tưới và tiêu nước tốt là 2,5% tổng phân N bón cho bắp. Trong đó xấp xỉ 75% N   mất dạng khí là N2O. Có sự tương quan giữa gia tăng sự sử dụng phân N và sự bay hơi của N 2O  từ đất và do đó dẫn đến sự phá hủy từng phần tầng ozone bảo vệ sinh quyển từ tia cực tím có   hại về mặt sinh học từ mặt trời. Mặc dù rõ ràng rằng sự phản N hóa của NO 3­ có từ phân N là  nguyên nhân chính của sự  bay hơi N2O, nhưng lượng NO3­  được hình thành bởi các sự  chuyển  hóa tự nhiên của chất hữu cơ trong đất và các tàn dư thực vật thường bị bỏ qua hay không được   tính đến trong nghiên cứu. Sự  phản N hóa có thể  có lợi đối với việc mất đi 1 lượng thừa NO 3­ từ  nước tưới và từ  các nguồn nước thải khác. Đối với việc xử lý nước trực tiếp, có thể cần thiết phải chủng cấy vi   sinh vật phản N hóa và cung cấp đầy đủ  C  ở  các dạng có thể  được khoáng hóa dễ  dàng như  methanol. Nơi những hệ thống xử lý nước thải bị nhiễm bẩn trên đất, cần phải tính để bảo đảm   nồng độ C có thể được khoáng hóa phải đủ trong vùng đất đang được xử lý. 4. Các phản ứng hóa học liên quan đến NO2­  Ngoài sự phản N hóa sinh học, có một số trường hợp sự mất N trong đất và trong phân   bón có thể xảy ra thông qua các phản  ứng hóa học liên quan đến NO2­ (bảng 5.9). Mặc dù NO2­  không phải luôn luôn được tích lũy trong đất, nhưng hàm lượng có thể cao trong các loại đất đá   vôi và trong một số vùng đất cục bộ  bị  ảnh hưởng do việc bón phân N chứa NH 4+ hay sẽ  hình  thành NH4+ trong đất. 4.1 Phản ứng của NO2­ với chất hữu cơ trong đất Sự mất N từ NO2­ do các phản ứng hóa học gia tăng theo sự gia tăng hàm lượng chất hữu  cơ. Các vị  trí phenolic của chất hữu cơ  trong đất có thể  là yếu tố  chính khử  NO2­ thành N2 và  N2O, với nitrophenols được hình thành như  là các sản phẩm trung gian. Tất cả N 2O hay N2 bay  hơi đều phát sinh NO2­ tích lũy, mặc dù tổng lượng N mất do phản ứng này không cao. NO 2­ khi  phản ứng với thành phần của chất hữu cơ trong đất như lignin sẽ trở thành cố định hay liên kết   dưới dạng hữu cơ và bền vững đối với sự khoáng hóa. 4.2 Các yếu tố thích hợp cho sự tích lũy NO2­ 16
  17. NO2­ không phải luôn luôn được tích  lũy trong đất, nhưng khi được tích lũy NO2­ có thể  ảnh hưởng bất lợi cho cây trồng và vi sinh vật. Các điểm bất lợi do NO 2­ thường gây ra là hoạt  động của Nitrobacter bị giảm, do có liên quan đến pH và mức độ NH4+ cao. Ở pH 7,5 – 8,0 tiềm  năng biến đổi NH4+ thành NO2­ vượt quá tiềm năng biến đổi NO2­ thành NO3­, nhưng ở pH trung  tính thì ngược lại. Mặc dù sự hình thành NO2­ trong đất do pH cao, nhưng sự biến đổi NO2­ thành  N2O và N2 lại bị hạn chế do pH đất cao  4.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón đến sự tích lũy NO2­   Bón các loại phân Urea, NH3 lỏng khan, DAP theo hàng sẽ gây ra sự gia tăng nồng độ NH4+  và pH tạm thời, do đó làm gia tăng sự tích lũy NO2­ trong hàng, bất kể pH ban đầu như thế nào. Khoảng cách hàng trồng cây cũng  ảnh hưởng tốc độ  chuyển hóa NH 4+  và sự  hình thành  NO2­ và NO3­ . Các hạt phân urea to hay các kỹ thuật bón đặc biệt, đặt các hạt phân urea có kích   thước to được điều chỉnh trong các lưới hay dụng cụ  phân tán sẽ  làm gia tăng tạm thời pH và  nồng độ NO2­ cục bộ. Sự  khuếch tán hay sự  pha loãng của NH4+ trong các hàng được bón phân sẽ  tạo điều kiện  thích hợp cho sự biến đổi NO2­ thành NO3­. NO2­ có thể khuếch tán qua các điểm  ở  vùng có pH  cao và NH4+ cao để đạt đến môi trường đất nơi Nitrobacter hoạt động sẽ nhanh chóng biến đổi  NH4+ thành NO3­. Một lượng nhỏ  N2O cũng có thể  được hình thành bởi sự  nitrate hóa NH4+ từ  phân bón do các vi sinh vật tự  dưỡng. Các kết quả  nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 0,15% N   được bón bị mất ở dạng N 2O. Tuy nhiên, NH3 lỏng khan sẽ sản sinh N 2O nhiều hơn rất đáng kể  so với phân NH4+. Tóm lại, các cơ chế có thể xảy ra đối với sự mất N liên quan đến NO2­ bao gồm như sau: Sự phân giải của NH4NO3. Sự tự phân giải của HNO2 , kết quả hình thành nên NO + NO2­. Sự biến dạng của NO2­ do sự khử các hợp chất hữu cơ. Sự cố định NO2­ do chất hữu cơ trong đất và sự biến đổi một phần NO2­ thành N2 và N2O. Phản ứng xúc tác của NO2­ với các kim loại như Cu, Fe,và Mn. Tầm quan trọng tương đối của các cơ  chế  mất N này sẽ  có thể  khác nhau giữa các loại  đất và phụ  thuộc vào các hệ  thống quản lý N. Trên quan điểm thực tiễn, sự  mất N do phản N   hóa hóa học trong điều kiện đồng ruộng là quá nhỏ. 5. Sự bay hơi của NH3   Sự  bay hơi của NH3 là cơ  chế mất N xảy ra một cách tự nhiên trong đất (hình 5.1). Tuy   nhiên, so với sự  bay hơi NH3  từ  phân N thì sự  mất NH 3  từ  N được khoáng hóa từ  N hữu cơ  tương đối hơi nhỏ. Vì vậy, sự bay hơi NH 3 sẽ được thảo luận liên quan đến sự bón phân N vãi   trên mặt đất. Rất nhiều các yếu tố đất, môi trường, quản lý phân N ảnh hưởng đến lượng N bị  bay hơi từ phân bón. Để hiểu biết các yếu tố này tương tác như thế nào cần phải hiểu biết các  phản ứng hóa học của các loại phân N với đất. Sự bay hơi NH3 hoàn toàn phụ thuộc vào hàm lượng NH3 và NH4+ trong dung dịch đất, hàm  lượng này phụ thuộc rất lớn vào pH (hình 5.5). Sự quan hệ được mô tả như sau: NH4+    NH3    + H+        ( pKa =9,3 )     (1)            %     100                                        Ammonia 80 60 17
  18. 40 20          Ammonium   0        6       7        8        9         10        11        12        13        14                                                        pH dung dịch Hình 5.5 Ảnh hưởng của pH đến tỉ lệ NH3 và NH4+ trong dung dịch Hàm lượng NH3  chỉ xuất hiện đáng kể khi pH dung dịch vượt quá 7,5. Thí dụ, ở pH 8 và   9,3, NH3 hiện diện là 10% và 50% tổng NH3 + NH4+ trong dung dịch. Vì vậy, sự mất NH3 gia tăng  do pH đất cao tự  nhiên hay do các phản  ứng tạm thời làm tăng pH. Khi NH4+  trong phân bón  được bón vào đất chua hay trung tính thì sẽ có rất ít hay không có  sự bay hơi NH3 xảy ra vì pH  của dung dịch đất không tăng. Cần nhớ lại rằng pH đất sẽ giảm nhẹ khi NH 4+ bị nitrate hóa. Khi  bón các loại phân sẽ hình thành NH4+ trong đất chua hay trung tính như urea, pH dung dịch chung  quanh hạt urea tăng trong thời gian thủy phân theo phương trình như sau : (NH2)2CO    +    H+   +   2H2O      2NH4+   +  HCO3­    (2 ) pH dung dịch tăng trên 7 vì H+  được tiêu thụ  trong phản  ứng; vì vậy sự  cân bằng của  NH4   ­  NH3  sẽ dịch về phía phải (phương trình 1) tạo điều kiện thích hợp cho sự bay hơi NH 3.  + Vì vậy trên đất chua và đất trung tính, phân NH4+ sẽ  bị mất NH3  ít  hơn là phân urea và các loại  phân N có chứa urea. Sự thủy phân của urea sẽ được thảo luận chi tiết ở phần sau. Trên các loại đất phát triển trên đá vôi, pH được đệm ở khoảng 7,5; vì vậy các loại phân  chứa NH4+ có thể  bị mất do bay hơi NH 3. Thí dụ, khi bón (NH4)2SO4 vào đất đá vôi, phân sẽ  bị  phản ứng theo các phương trình sau : (NH4)2SO4 + 2CaCO3  + 2 H2O     2NH4+ + 2HCO3­   + Ca2+   +  CaSO4   (3) NH4+  +  HCO3 ­     NH3   +   CO2   +   H2O           (4) pH của dung dịch đất sẽ tăng do sự hình thành OH ­. Ca2+ và OH­ sau đó có thể kết hợp với  (NH4)2SO4 như sau : (NH4)2SO4   +  Ca2+     + 2 OH      NH3   +  CaSO4     +   H2O    (5) Khi cả  3 phương trình (3,4,5) được kết hợp lại, một phản  ứng tổng quát có thể  được  trình bày như sau : (NH4)2SO4   +  CaCO3                2NH3   + CO2 +  CaSO4    +   H2O    (6) Vì CaSO4 được hình thành có tính hòa tan yếu nên phản ứng sẽ dịch chuyển về phía phải   và sự bay hơi NH3 sẽ thuận lợi hơn. Các phản ứng tương tự  xảy ra với các loại phân NH4+ khác  và sẽ  hình thành các kết tủa Ca không hòa tan như  (NH 4)2HPO4. Sự  mất N do bay hơi sẽ giảm   đối với các loại phân chứa NH4+  nhưng hình thành các sản phẩm có phản  ứng hình thành các  muối Ca hòa tan như NH4NO3, NH4Cl. Thông thường sự mất N do bay hơi NH 3 trên đất đá vôi khá lớn đối với các loại phân urea   hơn là các muối NH4+, ngoại trừ sự hình thành các kết tủa Ca không hòa tan. Sự mất NH 3 cũng  gia tăng với sự gia tăng liều lượng phân bón và với phân dạng lỏng so với nguồn phân N dạng   rắn. Sự  bay hơi NH3  cao rất nhiều khi bón vãi đều trên mặt ruộng so với cách bón vùi sâu  dưới lớp đất mặt hay phương pháp bón theo hàng. Bón vãi phân N và cày vùi ngay sẽ giảm đáng  kể lượng NH3 bay hơi. 18
  19. Sự  mất NH3 cũng chịu  ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường trong giai đoạn  phản   ứng của urea và các muối NH4+ với đất. Thông thường, sự bay hơi gia tăng với sự tăng nhiệt độ  đến khoảng 450C, do liên quan đến tốc độ phản ứng cao hơn và hoạt động của urease. Nếu đất  mặt khô, sẽ làm chậm các phản ứng vi sinh học và hóa học. Sự mất NH3 tối đa xảy ra khi ẩm độ  đất xung quanh độ  ẩm đồng ruộng và khi đất bị khô. Sự  bốc hơi nước từ  mặt đất sẽ  làm thích   hợp hơn cho sự bay hơi NH3. Sự  hiện diện của các dư  thừa thực vật  trên mặt đất cũng có thể  làm tăng rất lớn tiềm  năng bay hơi NH3. Dư  thừa thực vật làm tăng sự  mất NH3  do duy trì điều kiện  ẩm,  ướt  ở mặt   đất và do làm giảm lượng phân urea khuếch tán vào trong đất. Các tàn dư thực vật cũng làm cho   sự hoạt động của urease cao. Cày vùi một phần tàn dư thực vật có thể làm giảm sự mất NH3 có  ý nghĩa khi bón phân urea vãi trên mặt đất. Mặc dù sự  mất NH3  chủ  yếu được xác định trong phòng thí nghiệm, nhưng giá trị  của  chúng được nghiên cứu tỉ mỉ. Người ta nhận thấy rằng kết quả của các hệ thống thí nghiệm với   các điều kiện nhân tạo về  sự di chuyển không khí, nhiệt độ  và ẩm độ  tương đối khá đặc biệt   với những gì xảy ra trong tự nhiên. Thí dụ, sự  mất do bay hơi NH3  cao đến 70 % lượng phân N bón đã được báo cáo từ  những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhưng những nghiên cứu trên đồng ruộng được thiết  lập trên một số điều kiện cho thấy rằng sự mất N do bay hơi với (NH 4)2SO4 được bón vãi trên  mặt đất đá vôi có thể chỉ 50 % tổng lượng phân bón, trong khi sự mất do bay hơi chỉ cao khoảng   25 % đối với urea. Trên đất chua, sự mất NH 3 đối với urea sẽ lớn hơn đối với SA. Lượng NH 3 bị  mất phụ thuộc vào sự tương tác của nhiều yếu tố đất, môi trường và phân N. Sự mất do bay hơi  NH3 sẽ lớn nhất trên đất đá vôi có sa cấu thô cùng với sự che phủ bởi các dư thừa trên bề mặt. 6 Sự trao đổi NH3 với cây trồng Các cây trồng có thể nhận đến 10% nhu cầu N của chúng do hấp thu trực tiếp NH 3 từ khí  quyển. Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng cây bắp non có thể  hấp thu NH 3 trong khí quyển, có  thể hấp thu đến 43% từ không khí chứa 1 ppm NH 3. NH3 được hình thành gần mặt đất của đồng  cỏ 3 lá có thể hấp thu hoàn toàn bởi cây trồng trên đó. Một phản  ứng bất lợi là sự  bay hơi NH3  từ  lá cây, cũng được nhận thấy từ  một số  cây  trồng, bao gồm cỏ 3 lá, bắp, lúa mì mùa đông. Sự giải phóng của NH 3 có liên quan đến giai đoạn  sinh trưởng của cây trồng, sự mất NH3 xảy ra trong thời kỳ thuần thục và úa tàn của cây. Một số  nghiên cứu cho thấy rằng nhiều hơn 1/3 N trong lúa mì bị  bay hơi  ở  dạng NH3 sau thời kỳ nở  hoa. Sự mất NH3 cũng được báo cáo xảy ra ở lúa gạo và đậu nành. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng cả 2 sự hấp thu và mất NH 3 có thể xảy ra trên  các cây trồng trên đồng ruộng. Hàm lượng NH 3 mất phụ thuộc vào ẩm độ của mặt đất và mức   độ bốc hơi, cả 2 đều ảnh hưởng đến lượng NH3 giải phóng vào không khí tiếp xúc với tán cây  trồng. II Các Loại Phân Đạm Cả 2 nguồn N hữu cơ và vô cơ đều là nguồn hữu dụng để cung cấp N cần thiết cho khả  năng sản xuất tối hảo của cây trồng. Trên quan điểm quản lý, sự  hiểu biết về các tiến trình và   các phản ứng của N trong đất là rất quan trọng (sự nitrate hóa, sự bay hơi, sự phản N hóa, sự rửa  trôi) bất kể  khi sử  dụng nguồn N nào. Vì vậy, các biện pháp kỹ  thuật quản lý nhằm làm tối   thiểu hóa sự mất N và gia tăng hiệu quả của phân N sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất và làm giảm   tiềm năng tác động xấu của sự sử dụng phân N đến môi trường. 1 Các dạng phân hữu cơ 19
  20. Trước năm 1850 toàn bộ các loại phân N được tiêu thụ trên thế giới là dạng của các vật   liệu hữu cơ  thiên nhiên, chủ  yếu là N trong phân gia súc và của cây họ  đậu. Hiện nay các vật   liệu này chỉ còn chiếm khoảng 0,1 % hay thấp hơn tổng lượng N sử dụng. Tuy nhiên, phụ thuộc   vào khối lượng phân gia súc được bón mà lượng N và các chất dinh dưỡng khác được bón vào   đất cùng với phân gia súc chiếm 1 tỉ lệ đáng kể. Nồng độ  N trung bình trong các chất hữu cơ tự  nhiên tiêu biểu từ 1 – 13 %. Các vật liệu hữu cơ   ở  một thời điểm nhất định được cho là có sự  giải phóng N chậm,  tuy nhiên các chất hữu cơ ngoài sự cung cấp N cho cây trồng đồng thời tránh sự hấp thu thừa và   làm giảm tiềm năng bị  mất do rửa trôi và phản N hóa. Phần lớn N trở  nên hữu dụng chỉ  trong  vòng 2 – 4 tuần đầu tiên sau khi bón phân hữu cơ. Trong các điều kiện tối hảo cho sự khoáng hóa và nitrate hóa, chỉ có khoảng ½ tổng số N   sẽ  được biến đổi thành dạng hữu dụng cho cây trồng  ở  2 – 3 tháng cuối. Ngoài ra, N được   khoáng hóa trong khoảng thời gian 2­3 tháng, 80% được biến đổi thành dạng NO3­ ở cuối 3 tuần  đầu tiên. Rõ ràng trong điều kiện đủ ẩm và ấm, sự giải phóng chậm của N từ các vật liệu hữu  cơ  không bị   ảnh hưởng, và lượng N hữu dụng cho cây từ  phân hữu cơ  là một phần của tổng   lượng N chứa trong cây trồng. 2 Các loại phân N tổng hợp Phân hóa học hay phân tổng hợp là nguồn phân N quan trọng nhất. Trên 20 năm qua,  lượng phân N trên thế giới tăng từ 22 đến 79 triệu tấn. Sự tiêu thụ này có xu hướng sẽ tiếp tục   tăng trong thế kỷ 21. NH3 lỏng khan là vật liệu cơ bản để sản xuất các loại phân N khác. Phần lớn NH 3 được  sản xuất tổng hợp trên thế giới bằng cách cho các phản ứng các khí N2 và H2 (tiến trình Haber­  Bosch). Từ  NH3  rất nhiều hợp chất N khác được sản xuất. Có một ít loại phân N không bắt  nguồn từ  NH3 tổng hợp, chúng chỉ  chiếm phần nhỏ  trong các loại phân N. Để  thuận tiện, các   hợp chất N khác nhau được xếp nhóm thành các loại: phân N ammonium, phân N nitrate, phân N  chậm phân ly. 2.1 Phân N ammonium 2.1.1 NH3 lỏng khan NH3 lỏng khan chứa xấp xỉ 82%N, có hàm lượng N cao nhất so với bất kỳ loại phân N   nào (bảng 5.3). NH3 có tính chất tương tự như nước, chúng có thể  tồn tại  ở  các trạng thái khí,   lỏng và rắn.  Ưu điểm lớn của NH3  lỏng khan là đặc tính hòa tan của chúng. Sự  thu hút nước  mạnh của NH3 là điểm nổi bậc của NH 3 lỏng khan trong đất. Hậu quả của tính chất này là NH 3  nhanh chóng bị hấp thu bởi nước trong tế bào con người. Bởi vì NH3  dễ gây phản ứng với mắt,  phổi và da nên những cảnh báo an toàn phải luôn được thực hiện trong sử dụng NH 3 lỏng khan.  Cần thiết phải có các dụng cụ bảo hộ khi sử dụng NH3 lỏng khan.  Bảng 5.3 Thành phần tiêu biểu của một số phân phổ biến Loại phân N % P2O5 % K2O  CaO % MgO  S % Cl % % % Ammonium sulfate 21,0 24,0 Ammonia lỏng khan 82,0 ­ ­ ­ ­ ­ ­ Ammonium chloriide 25,0­26,0 ­ ­ ­ ­ ­ 66,0 Ammonium nitrate 33,0­34,0 ­ ­ ­ ­ ­ ­ Ammonium nitrate sulfate 30,0 ­ ­ ­ ­ 5,0­6,0 ­ Ammonium nitrate với vôi  20,5 ­ ­ 10,0 7,0 0,6 ­ Superphosphat   đơn  4,0 16,0 ­ 23,0 0,5 10,0 0,3 ammoniumhóa Monoammonium   phosphate  11,0 48,0­55,0 ­ 2,0 0,5 1,0­3,0 ­ MAP Diammonium phosphate DAP  18,0­21,0 46,0­54,0 ­ ­ ­ ­ ­ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2