intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân bón và độ phì - Chương 6: Các nguyên tố dinh dưỡng và phân bón trung lượng

Chia sẻ: Vi Đinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

106
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phân bón và độ phì - Chương 6: Các nguyên tố dinh dưỡng và phân bón trung lượng giới thiệu đến các bạn những nội dung về lưu huỳnh, Calcium, Magnesium. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân bón và độ phì - Chương 6: Các nguyên tố dinh dưỡng và phân bón trung lượng

  1. CHƯƠNG 6 CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG VÀ PHÂN BÓN TRUNG LƯỢNG BÀI 1: CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG VÀ PHÂN BÓN TRUNG LƯỢNG S, Ca và Mg là các nguyên tố  dinh dưỡng mà cây trồng có nhu cầu tương đối lớn  cho sự sinh trưởng và phát triển. Cây trồng có nhu cầu S và Mg với số lượng tương đương   với P, trong khi đó đối với nhiều loài cây, nhu cầu Ca lớn hơn so với nhu cầu của P. Các   phản  ứng của S trong đất xảy ra tương tự  các phản ứng của N. S chiếm phần lớn trong   các thành phần hữu cơ  hay vi sinh vật trong đất. Ngược lại, Ca 2+ và Mg2+ thường đi cùng  với thành phần keo đất và có tính chất tương tự như  K+. I Lưu huỳnh (S)  1.1 Lưu huỳnh trong đất ­ Hàm lượng S trong đất S là nguyên tố có hàm lượng cao thứ 13 trong vỏ quả đất, hàm lượng trung bình từ  0,06 ­ 0,10  %. Các   khoáng trong   đá  và  đất  có  chứa   S  chính  là  gypsum  (CaSO4.2H2O),  epsomite   (MgSO4.7H2O),   mirabilite   (Na2SO4.10H2O),   pyrite   (FeS2),   sphalerite   (ZnS),  chalcopyrite (CuFeS2), và cobaltite (CoAsS). Các khoáng sulfides quan trọng khác bao gồm  pyrrhotite (Fe11S12), galena (PbS), arsenopyrite (FeS2.FeAs2), và penlandite (Fe,Ni)9S8, được  tìm thấy trên khắp thế giới. Các khoáng silicate thường chứa hàm lượng 
  2. dầu mỏ, các qui trình chế biến công nghiệp như nung chảy các quặng mỏ, tinh luyện dầu   hỏa, và các qui trình công nghiệp khác chiếm vào khoảng 29 % tổng lượng SO 2 này. Tổng  lượng S được trả lại cho đất do mưa biến thiên khoảng 1 kg/ha/năm ở các vùng nông thôn   cho đến 100 kg/ha/năm ở các vùng gần khu công nghiệp. Sự phát xạ  của S vào không khí,  một phần gây ra mưa acid  ở  các nước công nghiệp hóa. Các acids mạnh như  H 2SO4 làm  giảm pH của nước mưa trong nhiều vùng (giảm đến pH 4 ­ 5). Hấp thu trực tiếp SO2 của  đất là một cơ chế quan trọng để SO2 xâm nhập vào đất. Do sự gia tăng ô nhiễm không khí nên nhiều qui định được đưa ra yêu cầu phải làm  sạch và xử lý các khí thải. Nhiều công ty công nghiệp hiện nay được yêu cầu làm sạch các  khí thải, biện pháp này đang được phổ biến rộng nhằm giảm bớt hàm lượng S trong nước   mưa. Trong khi sự phát xạ của các hợp chất S vào không khí do các hoạt động công nghiệp   bị chỉ trích mạnh, thực tế phần còn lại khoảng 70 % hợp chất S có trong không khí lại là   do các tiến trình tự  nhiên gây ra. Các hợp chất S bay hơi được giải phóng với một khối   lượng lớn từ các hoạt động của núi lửa, từ các đầm lầy ven biển, từ sự phân hủy của chất   hữu cơ và từ các nguồn khác trong thiên nhiên. 1.2 Các dạng S trong đất Trong đất S hiện diện ở 2 dạng hữu cơ và vô cơ, nhưng gần 90 % tổng S hiện diện   chủ  yếu dưới dạng vô cơ  trong tầng mặt của các loại đất (không có đá vôi). Các dạng S  vô cơ này bao gồm SO42­ trong dung dịch đất, SO42­ bị hấp phụ bề mặt keo sét, SO42­ không  hòa tan, và các hợp chất S vô cơ ở dạng khử. SO 42­ trong dung dịch và bị hấp phụ bề mặt là  thành phần dễ hữu dụng nhất đối với cây trồng. Chu kỳ của S trong hệ thống đất­cây trồng­khí quyển tương tự như chu kỳ của N,  ở cả các thành phần dạng khí và chất hữu cơ trong đất. 1.2.1 S vô cơ a. SO42­ trong dung dịch  S được rễ cây trồng hấp thu ở dạng SO42­, SO42­ di chuyển đến rễ do sự khuếch tán  và dòng chảy khối lượng. Nếu dung dịch các loại đất có chứa   5 ppm SO42­, phần lớn nhu  cầu S của cây trồng có thể được cung cấp bằng dòng chảy khối lượng. Với nồng độ SO 42­  trong dung dịch từ 3­5 ppm thường đủ cho sự sinh trưởng của phần lớn các loại cây trồng,   nhưng đối với một số cây như cải dầu, cây họ đậu yêu cầu nồng độ S trong dung dịch cao   hơn. Các loại đất cát thiếu S thường có nồng độ  SO 42­ 
  3. Vì có tính chất của một anion và khả  năng hòa tan của các muối SO42­, nên SO42­  cũng giống như  NO3­, có thể  dễ  dàng bị rửa trôi khỏi lớp đất mặt. Tuy nhiên, sự  mất do  rửa trôi khác nhau rất lớn giữa các loại đất.  Lượng nước thấm lậu càng lớn sự  rửa trôi  của SO42­ càng cao. Một yếu tố  khác  ảnh hưởng đến sự  mất SO42­ phụ  thuộc vào bản chất của cation  hiện diện trong dung dịch đất. SO42­ mất do rửa trôi lớn nhất khi các ion có hoá trị 1 như K +  và Na+ chiếm ưu thế trong dung dịch; kế tiếp theo thứ tự là các cation hóa trị 2 như Ca 2+ và  Mg2+; SO42­ mất do rửa trôi ít nhất trong các đất chua có lượng Al3+ trao đổi cao. c. SO42­ hấp phụ bề mặt SO42­  bị  hấp phụ  bề  mặt keo đất là phần quan trọng trong các loại đất có chứa  nhiều oxide Al và Fe. Nhiều loại đất thuộc bộ  Ultisols và Oxisols chứa một lượng SO 42­  hấp phụ rất đáng kể. Các loại đất này có quá trình phong hóa mạnh và hiện diện trong các   vùng mưa nhiều. SO42­ bị hấp phụ  trong các loại đất phong hóa mạnh có thể  rất có có ý   nghĩa đến nhu cầu S của cây trồng bởi vì S dạng này thường dễ hữu dụng. Mặc dù SO42­  bị  hấp phụ  không hữu dụng nhanh như  là SO 42­  hòa tan, nhưng chúng có thể  được giải   phóng trong một khoảng thời gian dài. Sự tích tụ của SO42­ bị hấp phụ trong các tầng đất sâu là kết quả của sự di chuyển  hay rửa trôi SO42­ từ các tầng đất bên trên, kết quả là SO42­ được tích lũy ở các tầng đất sâu  hơn. SO42­ bị hấp phụ có thể chiếm đến 1/3 tổng S trong các tầng đất sâu bên dưới. Trong  các tầng đất mặt luôn có  illite> montmorillonite.  Khi được bão hòa với Al3+, sự hấp phụ theo thứ  tự  như trên đối với kaolinite và illite,   nhưng thấp hơn nhiều đối với montmorillonite. Các oxides ngậm nước  Các oxides Fe và Al là các yếu tố chính gây ra sự hấp phụ phần lớn SO 42­ trong  nhiều loại đất. Tầng và độ sâu của đất  Khả năng hấp phụ SO42­ thường lớn ở các tầng đất sâu do các tầng này thường  chứa nhiều sét và các oxides Fe và Al. Ảnh hưởng của pH  Sự  hấp phụ  SO42­ gia tăng trong điều kiện chua mạnh, và sự  hấp phụ  này trở  nên không đáng kể khi pH>6,5. Khả năng trao đổi anion (AEC) tăng khi pH giảm. Do đó khi nghiền các mẫu đất trước khi chuẩn bị đất phân tích, sẽ có xu hướng là  làm cho SO42­  được trích dễ  dàng hơn. Kết quả  là khi đất được nghiền, S được trích   thường cao hơn trong điều kiện đồng ruộng. d. S vô cơ ở dạng khử (S2­ và S0) Sulfides không hiện diện trong các loại đất vùng cao, tiêu nước tốt. Trong điều  kiện yếm khí của các loại đất ngập nước, có thể có sự tích lũy H 2S được hình thành do sự  phân giải chất hữu cơ. SO42­ hiện diện trong đất cũng có tác dụng như là 1 chất nhận điện   tử  đối với các vi khuẩn khử  SO42­, và SO42­  thường bị  khử  thành H2S. Trên đất oxi hoá  thường không tích lũy hoặc tích lũy rất ít S2­  (khi Eh> ­150 mV) hay đất có pH vượt ra  ngoài khoảng 6,5 – 8,5. Sự tích lũy sulfide giới hạn chủ yếu trong các vùng ven biển bị ảnh  3
  4. hưởng của nước biển. Trong các loại đất bị ngập nước thường có nhiều Fe, nên H 2S được  giải phóng từ chất hữu cơ và từ SO 42­ sẽ hoàn toàn biến mất trong dung dịch do phản ứng   với Fe2+ để hình thành FeS vô định hình, sau đó FeS sẽ biến đổi thành pyrite (FeS2).  Pyrite có thể  bền trong đất, thường có một hàm lượng đáng kể  vẫn còn tồn tại  trong các vùng đất bị ngập nước trước đây nhiều năm sau khi được tiêu nước và canh tác.   Ngược lại, sự oxi hóa các kết tủa FeS vô định hình có thể  hoàn thành chỉ  sau vài giờ  tiếp   xúc với không khí. Sulfate được bón vào đất ngập nước sẽ bị khử thành H 2S. Nếu H2S sau đó không bị  kết tủa bởi Fe và các kim loại khác, sẽ thoát vào không khí. Ảnh hưởng của sự ngập nước   đến sự hình thành H2S trong đất lúa ngập nước gia tăng theo thời gian và hàm lượng chất  hữu cơ được bón vào. Trong một số loại đất đầm lầy chịu ảnh hưởng thủy triều, một lượng lớn các hợp  chất S dạng khử được tích lũy khi pH đất tăng. Nhưng khi các vùng này được tiêu nước,  các hợp chất S sẽ nhanh chóng bị oxi hóa thành SO 42­, làm giảm pH đất đáng kể. Phản ứng   tổng quát của sự oxi hóa FeS2 trong đất như sau: FeS2 + H2O + 7/2 O2   Fe2+ + 2SO42­ + 2H+ Pyrite hiện diện rất phổ  biến trong than đá. Chúng có thể  bị  phân tán rất mịn nên  không thể  nhìn thấy bằng mắt thường, hay có thể  hiện diện dưới dạng những tập hợp   lớn. Khi vật liệu pyrite được đào lên và tiếp xúc với không khí, bị  oxi hóa và H 2SO4  sẽ  được hình thành, gây ra sự hóa chua trên các vùng này, với sự hóa chua này có thể tạo nên   những vấn đề bất lợi trong canh tác và sử dụng đất. S0 nguyên tố  không phải là sản phẩm trực tiếp của sự khử SO 42­ trong các loại đất  yếm khí nhưng là 1 sản phẩm trung gian được hình thành trong quá trình oxi hóa hóa học  của S2­. Tuy nhiên có thể  có sự tích lũy S0 trong đất khi sự oxi hóa các dạng S khử bị cản  trở do sự ngập nước có tính tuần hoàn. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự oxi hóa S0 trong đất S0 nguyên tố, S2­, và các hợp chất S vô cơ khác có thể bị oxi hóa trong đất do các tác   nhân hóa học, nhưng tốc độ  phản  ứng oxi hóa này thường chậm và vì thế  không quan   trọng so với tốc độ  oxi hóa do vi sinh vật tiến hành. Tốc độ  oxi hóa S0 do vi sinh vật phụ  thuộc vào sự  tương tác của 3 yếu tố:  (1) mật độ  vi sinh vật trong đất, (2) dạng S, và (3)  các điều kiện môi trường đất. Vi sinh vật đất  Có 3 loại vi khuẩn có liên quan đến sự oxi hóa S. Các vi khuẩn này là các vi khuẩn   S chemolithotrophic, chúng sử dụng năng lượng giải phóng từ sự oxi hóa S vô cơ cho sự cố  định CO2 trong chất hữu cơ. Sự hoạt động của chúng được diễn tả theo phương trình tổng   quát sau: CO2 + S0 + ½ O2 + H2O   [CH2O] + SO42­ + 2H+. Thiobacillus.  Là vi khuẩn  chemolithotrophic  tiêu biểu. Phần lớn vi khuẩn này là  hảo khí tự dưỡng nghiêm ngặt, nhưng cũng có một số là tự dưỡng không bắt buộc. Các tác   nhân oxi hoá S0 này chiếm ưu thế trong oxi hoá S0 trong các loại đất, và chúng hoạt động   mạnh trong một số môi trường nhất định. Nhóm vi khuẩn thứ  hai oxi hoá S0 là vi khuẩn S photolithotrophic, chúng tiến hành  cố định C bằng quang hợp do sử dụng S 2­ và các hợp chất S khác như là nơi nhận các sản   phẩm oxi hoá. Tính chất hoạt động của chúng được tóm tắt theo phương trình sau: CO2 + 2H2S                       [CH2O] + H2O + S0                                                              ánh sáng Trong lớp vi sinh vật này có hai nhóm chính là:  Chlorobium (vi khuẩn có màu xanh);  và  Chromatium  (vi khuẩn có màu hồng). Chúng là các vi khuẩn yếm khí bắt buộc, môi   4
  5. trường sống thường là trong bùn có chứa H2S và nơi nước đọng được tiếp xúc với ánh  sáng. Lớp thứ  ba của các tác nhân oxi hoá S0  hiện diện  ở  dạng của các  vi sinh vật dị  dưỡng. Các sinh vật dị dưỡng phần lớn là các tác nhân oxi hoá S 0 trong đất, nơi mà 3 ­ 17  % tổng sinh vật dị dưỡng có khả  năng biến đổi S0 thành thiosulfate. Sự  oxi hoá S0 xảy ra  nhiều trong vùng rễ cây trồng, nơi có vi sinh vật dị dưỡng rất đa dạng và có khả năng oxi   hoá S0 cao hơn  các vùng không có rễ cây. Trong các nhóm trên, nhóm vi sinh vật oxi hoá S được biết đến nhiều nhất là các vi   khuẩn tự  dưỡng thuộc chủng Thiobacillus. Tốc độ  oxi hóa S0 trong các loại đất rất khác  nhau là do sự khác nhau về số lượng của vi khuẩn Thiobacillus trong các loại đất đó. Tốc   độ  oxi hóa S ban đầu có thể  tăng đáng kể  do chủng vi khuẩn này vào đất, nhưng tốc độ  cũng có thể tăng khi chủng các vi khuẩn dị dưỡng khác.  Những ảnh hưởng có lợi này thường xảy ra trong thời gian rất ngắn, và ít hiệu quả  trên các thí nghiệm đồng ruộng. Khi bón S0 vào đất sẽ  kích thích sự  phát triển của các vi  sinh vật oxi hóa S0. Sự tăng cường khả năng oxi hóa S0 này và vượt qua ảnh hưởng của các   yếu tố  môi trường có thể  là lý do thành công trong việc tiêm chủng vi sinh vật trên phạm   vi đồng ruộng. Nhiệt độ đất  Nhiệt độ  đất tăng sẽ  làm tăng tốc độ  oxi hóa S 0 trong đất. Các số  liệu cho thấy   rằng tốc độ  oxi hoá gia tăng khi nhiệt độ  tăng đến 30 0C. Nhưng trong khoảng nhiệt độ  từ  55 ­ 600C, các vi sinh vật oxi hóa S0 sẽ bị chết, và nhiệt độ  25 ­ 400C là nhiệt độ  lý tưởng  cho sự sinh trưởng và hoạt động của các vi sinh vật này. Ẩm độ và độ thoáng của đất Các vi khuẩn oxi hoá S0 phần lớn là hảo khí, và sự  hoạt động của chúng sẽ  giảm   khi bị thiếu O2 do ngập nước. Sự oxi hóa S0 thích hợp ở  khoảng  ẩm độ  gần độ  ẩm đồng  ruộng (FMC). Hoạt động oxi hóa của vi sinh vật sẽ giảm khi đất quá khô hoặc quá ướt.  pH đất  Thông thường, sự oxi hóa vi sinh vật của S0 xảy ra trong một khoảng pH đất rộng,  mặc dù đối với một số loài, pH tối hảo có thể là   4,0.  Loại đất và các tính chất khác của đất Có sự  khác nhau rất lớn trong tốc độ  oxi hóa ban đầu của S 0  giữa các loại đất,  nhưng tốc độ  oxi hóa không có quan hệ  với các tính chất của đất như  sa cấu đất, hàm   lượng chất hữu cơ khi có cùng độ ẩm đồng ruộng, pH, SO42­ ban đầu hay mức độ  thiếu S  của đất. Ảnh hưởng của việc bón vôi đến các quá trình này rất khác nhau giữa các nghiên  cứu. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình oxi hóa S0 có nhu cầu các chất dinh dưỡng   tương tự  như  cây trồng, và một số  chất khác. Vì vậy, chúng có thể  cạnh tranh với cây   trồng về mặt dinh dưỡng và thường xảy ra sự thiếu N tạm thời trong cây trồng theo sau sự  kích thích hoạt động oxi hóa S0, khi bón S0 vào đất. Sự oxi hóa S0 xảy ra nhanh hơn trên các  loại đất được bón đầy đủ phân P và K so với các loại đất có hàm lượng P và K thấp. Các vi khuẩn Thiobacillus cần NH4+, nhưng NO3­ có thể làm chúng bị ngộ độc. Các  vi sinh vật này có thể  tồn tại với nồng độ  NH3  cao trong các vùng được bón NH3  lỏng  khan. Nhưng khi nồng độ Cl­ cao sẽ làm giảm sự oxi hóa S 0 và ít ảnh hưởng đến phần lớn   các biến đổi sinh học trong đất. Chất hữu cơ  không phải là yếu tố  chính cho hoạt động  của các vi khuẩn tự dưỡng, nhưng các vi khuẩn dị dưỡng cần chất hữu cơ như là 1 nguồn   cung cấp năng lượng. 1.2.2 S hữu cơ Phần lớn các tầng đất mặt của đất nông nghiệp tiêu nước tốt, S hiện diện ở dạng   hữu cơ, dạng này chiếm trên 90 % tổng S trong phần lớn các loại đất bình thường (không   5
  6. có đá vôi). Tỉ lệ  S hữu cơ trong tổng S trong đất thay đổi rất đáng kể tùy theo loại đất và   độ sâu của đất. Có mối quan hệ rất chặt giữa C hữu cơ, N tổng số, và S tổng số trong các loại đất.   Tỉ  số  C/N/S trong phần lớn các loại đất bình thường thoát thủy tốt xấp xỉ  là 120/10/1,4.   Thông thường tỉ  lệ  C/S biến động nhiều hơn tỉ  lệ  N/S. Sự khác nhau về  tỉ  lệ  C/N/S giữa   các loại đất và trong cùng 1 loại đất do sự  khác nhau trong mẫu chất và các yếu tố  hình   thành đất khác như  khí hậu, thực vật, cường độ rửa trôi, và sự thoát thủy. Tỉ lệ N/S trong   phần lớn các loại đất biến động trong khoảng 6:1 đến 8:1. Nguồn gốc và các tính chất của thành phần S hữu cơ  trong đất có tầm rất quan   trọng vì chúng kiểm soát sự  giải phóng S hữu dụng cho cây trồng. Ba nhóm lớn của các   hợp chất S hữu cơ được tìm thấy trong đất. Các nhóm này là  HI­reducible S, S liên kết với  C, và phần còn lại hay là S trơ.  HI­Reducible S  Thành phần này bao gồm S hữu cơ bị khử thành H2S do các acid hydriodic. S trong  đó phần lớn là  ở  dạng các esters và ethers của SO42­ với các nối C O S. Các hợp chất  trong   nhóm   này   bao  gồm  arysulfates,   phenolic   sulfates,   sulfated   polysaccharides,   và  sulfated lipids. Có khoảng 50 % S hữu cơ hiện diện trong thành phần này, biến động trong   khoảng 27 – 59 %. Nhưng tỉ lệ này có thể cao đến 94,5 % trong các tầng đất sâu. S liên kết với C  S liên kết trực tiếp với C, để  phân biệt nhóm này bằng cách khử  chúng thành S 2­  với Ni. Các amino acids có chứa S như  cysteine và methionine, là các thành phần chính của  nhóm này, chiếm đến khoảng 10 ­ 20 % tổng S hữu cơ. Ngoài ra còn có nhiều dạng S oxi   hoá khác như  sulfoxide, sulfones, sulfenic, sulfinic, và sulfonic acids cũng nằm trong nhóm  này. S trơ S hữu cơ không bị khử do hydriodic acid và Ni được gọi là S trơ hay phần S còn lại.  Phần chưa được xác định này thường chiếm khoảng 30 – 40 % tổng S hữu cơ trong đất. 1.3 Các sự biến đổi của S trong đất Có rất nhiều quá trình biến đổi S trong đất. Chúng biến đổi từ các dạng vô cơ sang hữu cơ  và ngược lại do có sự hiện diện của các vi sinh vật. Các nhóm vi sinh vật chính tham gia  vào các phản ứng này là: các tác nhân khử dị hóa (Desulfovibrio, Desulfotomaculum,  Desulfuromonas); các tác nhân khử đồng hóa (vi khuẩn, nấm, tảo, thực vật; Thiobacillus,  Beggiatoa; Chlorobium và Chromatium; và vi sinh vật heterotrophic). Khi các chất dư thừa của động vật và thực vật được trả lại cho đất, chúng sẽ được  phân giải bởi các vi sinh vật, giải phóng S dưới dạng SO42­; tuy nhiên, phần lớn S vẫn tồn  tại ở dạng hữu cơ và cuối cùng trở  thành một phần của hợp chất mùn. Ngược lại với sự  phân giải tương đối nhanh của các dư  thừa hữu cơ  tươi trong đất, sự  phân giải và giải  phóng S từ thành phần mùn xảy ra rất chậm. Khả  năng cung cấp S của đất cho cây trồng phụ  thuộc rất lớn vào lượng SO 42­  được giải phóng từ thành phần hữu cơ của đất và từ các dư thừa động và thực vật.  1.3.1 Sự khoáng hóa và sự hấp thu sinh học của S  Sự khoáng hóa S là sự biến đổi S hữu cơ thành SO 42­ vô cơ và quá trình này xảy ra  tương tự  như  quá trình khoáng hóa N hữu cơ. Và sự hấp thu sinh học là sự  biến đổi SO 42­  thành S hữu cơ. Do đó bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hoạt động của các vi sinh vật   đều  ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa và hấp thu sinh học S.  Các yếu tố   ảnh hưởng   đến sự khoáng hóa và sự hấp thu sinh học S bao gồm: 6
  7. a. Hàm lượng S trong chất hữu cơ  Sự  khoáng hóa S phụ thuộc vào hàm lượng S trong chất hữu cơ tương tự như sự  khoáng hóa N phụ  thuộc vào hàm lượng N. Đối với các dư  thừa hữu cơ  có chứa S thấp,   thường chỉ có một lượng nhỏ SO42­ được giải phóng trong quá trình khoáng hóa, tương tự  như sự khoáng hóa N. Trong các dư thừa hữu cơ chứa  400/1. S bị hấp thu sinh học có thể bị liên kết trong thành phần mùn của   đất, trong các tế  bào của vi sinh vật, và trong các sản phẩm phụ  của sự tổng hợp vi sinh   vật. Sự hấp thu sinh học xảy ra cùng lúc với sự  khoáng hoá các thành phần hữu cơ có tỉ số  C/S cao do trong điều kiện như thế, nhiều vi sinh vật hình thành có nhu cầu S cao hơn điều  kiện tỉ lệ C/S thấp. Các dư thừa hữu cơ tươi thường có tỉ lệ C/S vào khoảng 50/1. Trong thực tế, khi được trả  lại cho đất một lượng lớn rơm rạ, thân lá bắp hay các   chất hữu cơ khác, cần có đầy đủ  N và S hữu dụng để  tăng cường sự phân giải nhanh các   rơm rạ này. Ngược lại, có thể có sự thiếu hụt N và S tạm thời cho cây trồng trong vụ sau. b. Các dạng S hữu cơ dễ khoáng hóa  Do đóng góp phần lớn vào quá trình khoáng hóa S hữu cơ thành SO42­ hữu dụng cho  cây trồng, nên người ta rất quan tâm đến tính di động của S trong chất hữu cơ. Phần lớn S   hữu dụng được cây trồng có dạng ester SO42­, mặc dù các hợp chất S khác cũng có thể hữu  dụng. c. Nhiệt độ đất  Sự khoáng hóa S sẽ bị hạn chế nghiêm trọng ở 10oC, sự khoáng hóa tăng khi nhiệt  độ tăng từ 20 ­ 400C, và giảm khi nhiệt độ > 400C. Phần lớn S được giải phóng trong thời   gian ủ ở 350C so với ở 200C. Hệ số Q10 của sự khoáng hóa S là 1,9 trong nhiều loại đất.  d. Ẩm độ đất Ẩm độ  đất ảnh hưởng đến sự hoạt động của enzyme sulfatase, tốc độ  khoáng hóa   của S, dạng S được giải phóng từ  chất hữu cơ, và sự  di chuyển của SO42­ trong đất. Sự  khoáng hóa S trong đất bị giảm khi được ủ ở ẩm độ thấp ( 40 %), độ ẩm   tối hảo cho khoáng hóa S là 60 % độ ẩm đồng ruộng. Sự  thay đổi độ  ẩm từ  từ  trong phạm vi từ  độ  ẩm đồng ruộng và điểm héo cây có  ảnh hưởng rất ít đến sự khoáng hóa S. Tuy nhiên, thường có  sự khác về ẩm độ đất nơi sự  khoáng hóa S đạt đỉnh cao trong một số  loại đất. Sự  hữu dụng của S tăng do có chu kỳ  khô, ẩm xen kẻ của đất. Một phần S hữu cơ trong đất rất không bền và rất dễ bị biến đổi thành SO42­ do các  tác nhân vật lý như đun nóng, phơi khô không khí, hay nghiền. Đất chuẩn bị cho các nghiên  cứu trong phòng hay trong nhà kính thường chịu các xử  lý này. Đất khô không khí thường   giải phóng nhiều SO42­ đáng kể, làm tăng 20­80% SO42­ trong dịch trích đã được tìm thấy  trên các loại đất khô không khí  ở  nhiệt độ  25oC. SO42­ được giải phóng do đất khô không  khí rất dễ hữu dụng đối với cây trồng. Sự hữu dụng của SO 42­ gia tăng do đất khô không  khí có thể không có ý nghĩa trong điều kiện đồng ruộng, nhưng điều này có thể giúp ta giải   thích sự biến động theo mùa và theo năm đối với hàm lượng SO42­ trong đất. e. pH đất  pH ảnh hưởng đến sự khoáng hóa S thường không rõ ràng. Trong các loại đất trên   các vùng khác nhau, hàm lượng S giải phóng tỉ lệ thuận với pH đến pH 7,5. Khi pH>7,5, sự  khoáng hóa tăng nhanh hơn, điều này cho thấy có một yếu tố khác ví dụ như thủy phân hóa   học cũng có thể  có liên quan đến quá trình khoáng hóa S. Sự  hình thành SO 42­ trong 1 số  7
  8. loại đất tỉ lệ thuận với hàm lượng CaCO3 bón vào và không chịu ảnh hưởng của pH. Với  pH đất trung tính thì thường thích hợp cho sự hoạt động của vi sinh vật và sự  khoáng hoá   S. f. Ảnh hưởng của cây trồng  Thông thường đối với các loại đất đang trồng cây tốc độ  khoáng hóa S sẽ cao hơn  so với điều kiện không có cây trồng. Hiện tượng này được giải thích là do rễ  cây trồng   tiết các amino acids và đường vào vùng rễ  nên kích thích sự  hoạt động của vi sinh vật.  Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác là do có sự cố định sinh học SO 42­ khá lớn được tìm  thấy trên các loại đất không canh tác. Điều này cho thấy nếu bón SO42­ vào các vùng đất bỏ  hóa,  SO42­ có thể bị mất do hấp thu sinh học. g. Thời gian và phương pháp canh tác  Tương tự như N, khi đất được canh tác, hàm lượng S bị giảm rất nhanh. Theo thời   gian hàm lượng S sẽ  đạt được trạng thái cân bằng tùy theo điều kiện khí hậu, kỹ  thuật   canh tác, và loại đất. Trước khi đạt được điểm cân bằng này, tốc độ  khoáng hóa S giảm   dần và trở nên không đủ thỏa mãn nhu cầu của cây trồng trong quá trình canh tác. Các tỉ lệ  C/N/S trong tầng đất mặt của các đất nguyên thủy thường lớn hơn so với các loại đất đã  canh tác. Việc giảm tỉ lệ này cho thấy S tương đối bền với sự khoáng hóa so với C và N,  hay tốc độ mất C hữu cơ và N có tỉ lệ lớn hơn tốc độ mất S. h. Sự hoạt động của enzyme Sulfatase  Có đến 50 % tổng lượng S trong các tầng đất mặt có thể   ở  dạng các esters SO42­  hữu cơ. Các enzymes sulfatase sẽ thủy phân các esters này và giải phóng SO42­, Đây là quá  trình có tầm quan trọng trong quá trình khoáng hóa S. Tác động tổng quát của sulfatase là: R   O    SO3­ + H2O            R   OH + HSO4­                                    sulfatase Các sulfate ester HI­reducible được xem là các chất có tính chất tương tự  như  các   enzyems sulfatase trong đất. 1.3.2 Sự bay hơi của sulfur Các hợp chất S bay hơi được hình thành thông qua sự chuyển hóa vi sinh vật trong  cả điều kiện thoáng khí và yếm khí. Khi có sự bay hơi xảy ra, các hợp chất S bay hơi như   dimethyl   sulfide   (CH3SCH3),   carbon   disulfide   (CS2),   methyl   mercaptan   (CH3SH),   và/hay  dimethyl disulfide (CH3SSCH3) có thể chiếm đến 55 ­ 100 % của tổng lượng S bay hơi. Các loại đất có hàm lượng chất hữu cơ  thấp lượng S bay hơi thường không đáng   kể  và sự  bay hơi của S thường tăng theo sự  gia tăng hàm lượng chất hữu cơ  trong đất.   Hàm lượng S bị bay hơi thực tế rất nhỏ và thường 
  9. Các hợp chất S bay hơi được giải phóng bên trong cây có thể  ảnh hưởng đến chất   lượng của đồng cỏ  nên sẽ  ảnh hưởng đến sức khỏe gia súc chăn thả. S trong cỏ cũng có   thể bị mất trong quá trình chế biến cỏ khô cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng và một   số bệnh của gia súc. 1.3.3 Những vấn đề thực tiễn của sự chuyển hóa S trong đất  Các cây trồng trên các loại đất có sa cấu thô thường rất nhạy cảm với sự thiếu S,  bởi vì các loại đất này thường có hàm lượng chất hữu cơ  thấp và SO 42­bị rửa trôi mạnh.  SO42­  mất do rửa trôi rất cao trong các loại đất có sa cấu thô và trong vùng mưa nhiều.   Trong các điều kiện như thế, các loại phân bón có chứa S có thể  được bón thường xuyên   so với các loại đất có sa cấu mịn và trong điều kiện mưa ít. Trong một số  vùng, một loại   phân bón có chứa cả 2 dạng SO42­ và S0 có thể sử dụng để kéo dài thời gian hữu dụng của  S cho cây trồng. Biện pháp kỹ thuật này đã được áp dụng trong một số vùng nhiệt đới ẩm. Sự cố định sinh học của phân S có thể xảy ra trong một số loại đất, đặc biệt là các   loại đất có tỉ số C/S hay N/S cao. Ngược lại, sự khoáng hóa S thích hợp trong các loại đất   có tỉ số C/S hay N/S thấp. Ngoài ra cần lưu ý, sự hữu dụng của S thường sẽ tăng theo hàm   lượng chất hữu cơ. Các cây trồng trên các loại đất có hàm lượng chất hữu cơ 
  10. khác. Việc sử dụng lâu dài các loại phân bón không có chứa S cuối cùng sẽ gây ra sự thiếu   S trên cây trồng. Nhu cầu S của cây trồng có quan hệ rất chặt với lượng phân N bón cho cây. Bởi vì   cả  N và S đều có liên quan đến sự tổng hợp protein. Hiệu quả của một loại phân này phụ  thuộc vào sự cung cấp của loại phân kia. 1.4 Phân tích S trong đất Phân tích S trong đất thường không đạt kết quả tốt trong việc dự báo nhu cầu bón   phân S cho cây trồng. Tương tự như NO 3­, SO42­ rất di động trong đất; vì thế trong các vùng   nhiệt đới ẩm, SO42­ trích được trong các phương pháp phân tích thường không phải là một   hàm lượng thực tế để  đánh giá tình trạng S trong đất. Tuy nhiên, nhiều phòng thí nghiệm  xác định bằng cách trích SO42­ với nước, Ca(H2PO4)2, hay CaCl2. Trong 1 số  loại đất, đặc  biệt là trong các vùng ít mưa, các phương pháp phân tích này phản  ảnh khá thực tế  tình   trạng S trong đất. Như  đã thảo luận trước, phần lớn SO 42­ hữu dụng cho cây trồng được  cung cấp do sự khoáng hóa S hữu cơ  trong giai đoạn cây trồng sinh trưởng; tuy nhiên, sự  phân tích đất để định lượng hóa tiềm năng S có thể  được khoáng hóa cũng đã không thành  công trong công tác dự báo bón phân S cho cây trồng. Có thể phương pháp tốt nhất để  đánh giá khả  năng thiếu S là đánh giá sa cấu của   đất và hàm lượng chất hữu cơ trong đất.  Nhiều nghiên cứu cho thấy sự đáp ứng của cây   trong đối với S thường xảy ra trên đất có sa cấu thô và hàm lượng chất hữu cơ thấp. Các   yếu tố  khác được chú ý là (1)  nhu cầu S của cây trồng, (2) lịch sử  cây trồng, (3) sự  sử  dụng phân hữu cơ, (4) gần hay xa sự  phát xạ  S công nghiệp, và (5) hàm lượng S trong   nước tưới. 1.5 Các loại phân S Các vật liệu chứa sulfate khi bón vào mặt đất sẽ di chuyển vào sâu trong phẫu diện   đất theo mưa và nước tưới là dạng hữu dụng tức thời đối với cây trồng, trừ khi sulfate này   bị cố  định sinh học bởi các vi sinh vật phân giải các dư  thừa hữu cơ  có tỉ  lệ  C/S hay N/S   cao. Những nghiên cứu so sánh hiệu quả  của các loại phân SO 42­ cho thấy 1 loại phân có  chứa SO42­ thường có hiệu quả  tương đương bất kể  muối đó chứa cation nào (ngoại trừ  Zn, Cu, hay Mn) và yếu tố  quyết định sự  chọn lựa loại phân S nào chủ  yếu dựa trên đơn   giá của một đơn vị S nguyên chất. Bảng 6.2 Các loại phân bón có chứa S Phân Công thức Hàm lượng dinh dưỡng Chất  (%) khác N P2O5 K2O S Ammonium bisulfite NH4HSO3 14,1 0 0 32,3 Dung   dịch   Ammonium  NH4HSO3 + H2O 8,5 0 0 17 bisulfite Ammonium   nitrate­ NH4NO3.(NH4)2SO4 30 0 0 5 sulfate Ammonium phosphate MAP  11 48 0 2,2 Ammonium   phosphate­ MAP, 16,5 20,5 0 15,5 sulfate DAP+(NH4)2SO4 13 39 0 7 Ammonium polysulfide NH4Sx 20,5 0 0 45 Dung   dịch   Ammonium  NH4Sx 20 0 0 40 polysulfide 10
  11. Ammonium sulfate (NH4)2SO4 21 0 0 24,2 Ammonium thiosulfate (NH4)2S2O3 18,9 0 0 43,3 Dung   dịch   Ammonium  (NH4)2S2O3+ H2O 12 0 0 26 thiosulfate Ferrous sulfate FeSO4.H2O 0 0 0 18,8 32,8 (Fe) Gypsum CaSO4.2H2O 0 0 0 48,6 32,6(CaO) Magnesium   sulfate  MgSO4.7H2O 0 0 0 13 9,8 (Mg) (muối Epsom) Potassium sulfate K2SO4 0 0 50 17,6 Pyrites FeS2 0 0 0 53,5 4,5 (Fe) Potassium   magnesium  K2SO4.2MgSO4 0 0 22 22 11 (Mg) sulfate Potassium thiosulfate 0 0 25 17 Potassium thiosulfide 0 0 22 23 Sulfuric acid (100%) H2SO4 0 0 0 32,7 Sulfur S 0 0 0 100 Sulfur dạngt độn 0­7 0 0 68­ 95 Sulfur dioxide SO2 0 0 0 50 SSP Ca(H2PO4)2  +  0 20 0 13,9 CaSO4.2H2O TSP Ca(H2PO4)2  +  0 46 0 1.5 CaSO4.2H2O Urea­sulfur CO(NH2)2 + S 36  ­ 40 0 0 10­ 20 Urea­sulfuric acid CO(NH2)2.H2SO4 10 ­ 28 9­18 Sulfate kẽm ZnSO4.H2O 0 0 0 1,8 36,4 (Zn) 1.5.1 S0 nguyên tố  S0 là 1 chất rắn dạng tinh thể, không tan trong nước, có tính trơ, màu vàng. Trên thị  trường, S0 được sản xuất dưới dạng mỡ, trơn láng, nên S0 không bị biến đổi do sự  thay  đổi  ẩm độ  và nhiệt độ. Tuy nhiên, khi S0 được nghiền mịn và trộn vào đất, S0 sẽ  nhanh  chóng bị oxi hóa thành SO42­ do các vi sinh vật đất. Hiệu quả của S 0 trong việc cung cấp S  cho cây trong so với SO42­ phụ  thuộc vào nhiều yếu tố, như  độ  mịn của hạt, liều lượng   bón, phương pháp bón, và thời gian bón; các tác nhân oxi hóa S0 trong đất; và các điều kiện  môi trường. Tốc độ  oxi hoá S0 càng tăng khi cỡ  hạt phân càng mịn. Hạt S 0 càng mịn tổng   diện tích bề  mặt càng lớn và sự  hình thành SO42­ càng nhanh. Vì có sự  tương quan nghịch  giữa diện tích bề mặt và đường kính hạt, nên tốc độ oxi hóa tăng theo lũy thừa so với việc   giảm đường kính hạt. Vì thế, gia tăng diện tích bề mặt phân S 0 sẽ làm tăng sự hữu dụng  của SO42­ đối với cây trồng. Khi S0 được nghiền mịn và trộn với các loại đất có khả  năng oxi hóa cao, S 0 sẽ có  hiệu quả như là các loại phân S khác. Thời gian bón cũng đặc biệt quan trọng với các loại   phân S0.  Bón lượng S0 lớn sẽ làm tăng được diện tích bề mặt tiếp xúc với các vi sinh vật oxi  hóa S0, nên dẫn đến sự gia tăng tuyến tính trong sự giải phóng S hữu dụng cho cây trồng.   Trong các loại đất có tính đệm kém, có thể xảy ra điều ngược lại, tỉ lệ S0 bị oxi hóa giảm  khi bón lượng S0 cao. 11
  12. Cách bón S0 vào đất cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ oxi hóa S 0, bón vãi trên mặt  đất sau đó bừa lấp sẽ  tốt hơn bón tập trung theo hàng. Sự  phân bố  đều các hạt phân S 0  trong đất sẽ (1) có sự tiếp xúc lớn hơn giữa hạt phân và các vi sinh vật oxi hóa S 0, (2) làm  tối thiểu hóa bất cứ một vấn đề nào gây ra sự dư thừa acid trong đất. Nếu so sánh phân S0 và SO42­ được bón trên mặt, SO42­ có thể cho một phản ứng tốt  hơn trong giai đoạn đầu. Vì sự hòa tan của SO42­ nên SO42­ có thể di chuyển vào trong vùng  rễ theo nước thấm lậu. Còn đối với S0, đầu tiên phải được oxi hóa thành SO42­. Đây là một  tiến trình xảy ra khá chậm, đặc biệt là khi S0  được bón trên mặt đất. Tuy nhiên, trong  trường hợp phân S0 dạng viên, 1 thời kỳ phơi bày trên mặt đất với các chu kỳ khô ẩm xen   kẽ là cần thiết để  làm tan rã các hạt và phân tán S0. Tiến trình phân tán này trước khi vùi  lấp phân rất quan trọng để  hoàn tất sự  biến đổi S 0 thành SO42­ hữu dụng cho cây trồng.  Ngoại trừ cây trồng lưu niên, phân S0 thường không được khuyến cáo dùng để bón thúc, và  trong tất cả các trường hợp, S 0 phải được bón trước một thời gian khá lâu so với nhu cầu   S của cây trồng. 1.5.2 S0­Bentonite  Phân bón S0­ bentonite đã được sản xuất có chứa 90 % S0 và 10 % bentonite. Khi S0­ bentonite được bón vào đất, thành phần bentonite sẽ hút nước làm cho các hạt phân bị rã ra,   hình thành các hạt S0 mịn hơn, nên nhanh chóng chuyển hóa thành SO42­.  Bởi do không chắc chắn về mức độ  hữu dụng đầy đủ  của S0­ bentonite trong thời  kỳ đầu của cây trồng sau khi bón, nên cần phải vùi lấp vào trong đất ít nhất là 4 ­ 5 tháng   trước khi gieo trồng. Nếu bón phân này ngay trước khi gieo hạt và trên các loại đất thiếu   S, cần phải bón thêm 1 ít phân SO42­. Tốc độ  phân tán của phân S0­ bentonite trên mặt đất  trước khi vùi lấp vào trong đất là 1 tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của loại phân này. 1.5.3 Dung dịch huyền phù S0  Cho phân S0 nghiền mịn vào trong nước có chứa 3 % sét attapulgite sẽ tạo được 1  huyền phù chứa 40 – 60 % S. Huyền phù này có thể  bón trực tiếp vào đất hay có thể  kết  hợp với các loại phân bón dạng huyền phù khác. Loại phân này dễ sử dụng và có ưu điểm   là không tạo ra bụi bẩn như bentonite. 1.5.4 Ammonium Thiosulfate [(NH4)2S2O3 hay ATS] ATS là 1 dung dịch chứa 12 % N và 26 % S và là loại phân bón S được dùng phổ  biến trong công nghiệp phân bón dạng dung dịch. ATS có tính chất tương tự  với các loại   phân N dạng dung dịch và các loại phân hỗn hợp dạng dung dịch N­P­K, có phản ứng trung   tính hay chua ít. Phân này không thể  sử  dụng chung với các loại phân chua. Ngoài việc  được áp dụng rộng rãi do có dạng hỗn hợp dung dịch sạch, phân này còn được sử  dụng ở  dạng huyền phù. Chúng không có tính ăn mòn cao và có thể  được tồn trữ  trong các bồn   chứa bằng thép hay nhôm. ATS có thể  được bón trực tiếp vào đất ở  dạng hỗn hợp hay bằng các vòi tưới và/   hay các hệ thống tưới bằng mương mở. Khi bón vào đất, ATS hình thành S có dạng keo và   (NH4)2SO4. SO42­ sẽ  hữu dụng tức thời, trong khi đó S0 phải được oxi hóa thành SO42­, vì  thế gia tăng mức độ hữu dụng cho cây trồng. Potassium thiosulfate (KTS) cũng có tính chất  tương tự như ATS. 1.5.5 Ammonium Polysulfide (NH4Sx) Ammonium polysulfide là một dung dịch có màu đỏ  đến nâu hay đen có mùi H2S.  Chứa khoảng 20 % N và 45 % S. Ngoài việc dùng như là 1 loại phân bón, chúng còn được   dùng để  cải tạo các vùng đất có pH cao và để  xử  lý nước tưới nhằm hạn chế  sự   thấm   lậu của nước vào trong đất. 12
  13. Ammonium polysulfide được khuyến cáo nên trộn với NH3 lỏng khan, NH3 lỏng, và  các dung dịch UAN. Để tạo sự ổn định với UAN, không được trộn quá 10 % (theo thể tích)   ammonium polysulfide trong hỗn hợp này. Bón cùng lúc ammonium sulfide và NH3  lỏng  khan là cách phổ  biến để  cung cấp cả  N và S cho các vùng trồng cây lương thực. Thông   thường,   phân   này   không   thể   so   sánh   với   các   loại   phân   dung   dịch   chứa   P.  Potassium  polysulfide (0­0­22­23) được dùng trong hệ thống tưới phun và hệ thống tưới ngập để rửa   muối và cung cấp K. 1.5.6 Urea­sulfuric acid   Một qui trình đơn giản, nhanh chóng và kinh tế  là trộn phân urea và sulfuric acid   thành loại phân bón dạng dung dịch có nồng độ N­S đậm đặc. Loại tiêu biểu có chứa 10 %  N và 18 % S và 1 loại khác là 28 % N và 9 % S. Chúng có thể  bón trực tiếp vào đất hay   thông qua hệ thống tưới phun. Vì hỗn hợp này có pH rất thấp (từ  0,5­1,0), nên các thiết bị  sử  dụng phải là thép  không rỉ  hay các vật liệu không bị  ăn mòn khác. Theo dõi pH của nước tưới để  tránh sự  acid hoá khi dưới pH 5,0. 1.5.6 Các loại phân S0­N/P S0 có thể  dễ  dàng trộn vào các loại phân N/P để  phân này có chứa 5 – 20 % S. S 0  trộn trong phân N­P có thể được oxi hóa nhanh hơn so với bón dưới dạng riêng rẻ. S0 trong  phân super lân kép dạng hạt và DAP sẽ  oxi hóa nhanh hơn phân S đơn trên đất chua hay  đất đá vôi. Điều này có thể do những ảnh hưởng của N, P, hay Ca đến hoạt động của các   vi khuẩn oxi hóa S0 và ẩm độ thích hợp xung quanh hạt phân (phân S có tính hút nước cao).  pH tạm thời bị giảm do sự hòa tan của 1 số  loại phân như  TSP cũng có thể  kích thích sự  sinh trưởng của các vi sinh vật oxi hoá S0. Các phản  ứng của S từ  urea­S0 (36­0­0­20 (S)) trong các loại đất có khác nhau, có  thể là do sự khác nhau về  mật độ  và hoạt động của các vi sinh vật oxi hóa trong các loại  đất này; tuy nhiên,  ở  một số  nơi, S 0 trong phân này có thể  hữu dụng nhanh thỏa mãn nhu   cầu của cây trồng. Để hoàn tất sự chuyển hóa của S0 trong phân N­P thành SO42­, hạt phân phải được  phân rã hạt và phân tán S0 trên mặt đất trước khi vùi lấp hoàn toàn vào đất. S0­fortified super lân đơn là loại phân phổ  biến sử  dụng trên nhiều nước, như  Úc,   New Zealand. Super lân đơn được làm giàu với S0 để hình thành những hỗn hợp chứa 18­ 35 % S. S0 được bón vào đất sẽ có ảnh hưởng lâu dài và tốt hơn  S của CaSO 4 trong phân  super lân đơn. 1.6 Những hướng dẫn sử dụng phân bón S Để  thuận tiện trong sử dụng, những khuyến cáo về  sự  sử dụng và cách bón thích  hợp các loại phân S được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 6.3 Các khuyến cáo sử dụng các loại phân bón có chứa S Loại phân (dạng rắn) Khuyến cáo sử dụng Ghi chú Ammonium phosphate­S . Bón trực tiếp và sản xuất  Nếu bón lót hay bón ngay  0 Urea­S0. dưới  dạng phân  hỗn hợp,   trước   khi   gieo   trồng   cần  Phân S0  dễ  phân rả  trong  bón   vài   tháng   trước   khi  bón   thêm   phân   SO42­  (15  nước và phân S dạng hạt. gieo   trồng.   Bón   trên   mặt,  ­20 % tổng phân S). Phân  cần đủ   ẩm để  phân rã hạt  tán các hạt (đủ  ẩm) trước   trước khi vùi lấp. khi   vùi   lấp   sẽ   nâng   cao  13
  14. được hiệu quả  nông học.  Nơi có điều kiện nên bón  4 ­ 5 tháng trước khi gieo  trồng;   khi   bón   lúc   gieo  trồng hay bón cho các loại  đất thiếu S nghiêm trọng  nên bón thêm phân SO42­. Ammonium sulfate Bón   trực   tiếp   và   có   thể  Có   xu   hướng   tách   rời  dùng   sản   xuất   các   loại  trong   phân   hỗn   hợp   nên  phân hỗn hợp khác; có thể  cần   chú   ý   các   tính   chất  có hiệu quả   ở  bất kỳ  thời  vật lý khi sản xuất dưới  gian bón nào. dạng hạt;  nơi  bị  rửa  trôi  mạnh nên bón ngay trước  khi gieo trồng. Ammonium nitrate- Bón   trực   tiếp   và   có   thể  Nơi   rửa   trôi   SO42­  mạnh,  sulfate; ammonium dùng   sản   xuất   các   loại  bón   ngay   khi   gieo   trồng  phosphate-sulfate; phân hỗn hợp khác; có thể  hay thời kỳ  bắt đầu sinh  SSP; potassium có hiệu quả   ở  bất kỳ  thời  trưởng của cây trồng. sulfate; potassium gian bón nào. magnesium-sulfate Calcium sulfate (gypsum) Bón trực tiếp, hiệu quả   ở  Có   thể   khó   khăn   trong  bất cứ thời gian bón nào. thao   tác   bón   (bụi,   đóng  cục). Phân   bón   dạng   dung  dịch Ammonium Bón trực tiếp và dùng sản  Có thể  sản xuất các loại  thiosulfate. xuất   phần   lớn   các   loại  phân hỗn hợp dạng dung  Potassium thiosulfate phân   hỗn   hợp   dạng   dung  dịch với các loại phân Lân  dịch;   có   thể   bón   đều   trên  trung   tính   hữu   dụng  mặt đất trước hay ngay khi  nhanh,   tất   cả   các   phân  gieo trồng; có thể  bón thúc  dung dịch N (trừ  ammonia  cho   1   số   loại   cây   trồng;  lỏng  khan)   và  tất   cả   các  cũng   có   thể   bón   theo   các  loại   phân   dung   dịch   dinh  hệ   thống   tưới   tràn,   tưới  dưỡng vi lượng. phun. Ammonium bisulfite Bón trực tiếp và sản xuất  Có thể sản xuất phân hỗn  phân   hỗn   hợp   với   dung  hợp với các dung dịch Lân  dịch N và N­P; có thể  phun  hữu   dụng   nhanh   và   với  trước khi gieo trồng; cũng  tất cả  các loại dung dịch  có   thể   bón   thông   qua   hệ  N,   trừ   ammoniac   lỏng  thống   tưới   tràn   và   tưới  khan; có thể  bón cùng lúc  phun; có thể có hiệu quả ở  với ammoniac lỏng khan. bất cứ thời gian bón nào. Ammonium Bón trực tiếp và sản xuất  Ammonium   polysulfide  polysulfide. phân hỗn hợp với các dung  thường   không   thích   hợp  Potassium polysulfide dịch   N   khác;   thường   tiêm  để  pha trộn với các dung  vào  đất;   có   thể   phun  đều  dịch có chứa P. trên mặt nhưng sau đó phải  pha   loãng   bằng   cách   tưới  nước;   thường   bón   thúc  14
  15. trong   các   hệ   thống   tưới   tràn. Sulfuric acid Pha   trộn   trong   quá   trình  Sulfuric acid đã được bón  sản   xuất   ammonium  trực   tiếp   cho   các   cây  polyphosphate  và  ammonia  trồng như  củ  hành và tỏi  lỏng   khan   để   sản   xuất  với   mục   đích   kiểm   soát  phân hỗn hợp. cỏ dại. Các dung dịch huyền phù  Bón trực tiếp và bón cùng  Nếu bón lót hay bón ngay  có chứa S0 nguyên tố. lúc với các loại phân khác,  khi   gieo   trồng,   nên   bón  bón vài tháng trước khi cây  thêm   SO42­  (15   –   10   %  bắt đầu sinh trưởng. tổng số S). Các dung dịch huyền phù  Có thể  có hiệu quả   ở  bất  Nơi   rửa   trôi   mạnh   nên  có chứa muối sulfate. cứ thời gian bón nào. bón   ngay   trước   khi   gieo  trồng hay ngay trong thời   kỳ cây sinh trưởng. II Calcium 2.1 Dạng Ca trong đất được sử dụng bởi cây trồng Calcium được cây trồng hấp thu dưới dạng Ca2+ từ  dung dịch đất và Ca2+ được di  chuyển đến bề mặt rễ do cơ chế dòng chảy khối lượng và tiếp xúc trực tiếp. Hiện tượng   thiếu Ca trên cây trồng thường không phổ biến nhưng có thể xảy ra trên các loại đất chua,  rửa trôi mạnh và không được bón vôi. Trong đất chứa nhiều Ca2+ thường có sự tích lũy Ca  xung quanh vùng rễ. Ca2+  trong dung dịch của các loại đất vùng ôn đới biến thiên từ  30 – 300 ppm.  Nhưng trong các vùng có lượng mưa cao hơn, nồng độ  Ca 2+ sẽ thay đổi từ  8 – 45 ppm và   thường trung bình là 33 ppm. Với nồng độ 15 ppm trong dung dịch có thể đủ cho năng suất  cây trồng cao. Nồng độ Ca2+  trong đất thường cao hơn nhu cầu cho sự sinh trưởng của cây trồng  do nồng độ cao ít ảnh hưởng đến sự hấp thu Ca 2+, bởi vì sự hấp thu Ca2+ bị kiểm soát chủ  yếu bởi đặc tính di truyền của cây trồng. Mặc dù nồng độ Ca2+ trong dung dịch đất thường  lớn hơn khoảng 10 lần so với nồng độ K+, nhưng lượng Ca2+ hấp thu luôn thấp hơn K+. Do  khả  năng hấp thu Ca2+  của rễ  cây trồng bị  giới hạn  ở  các chóp rễ  còn non trong đó các   màng tế bào của nội bì vẫn còn chưa bị hóa gỗ. Các điều kiện cản trở  sự  hình thành rễ  mới sẽ  làm giảm sự  vươn dài của rễ  cây  tiếp cận với Ca2+ và gây ra tình trạng thiếu Ca. Các vấn đề  có liên quan đến sự  hấp thu   không đủ Ca2+ dường như  chỉ xảy ra với các cây trồng có hệ  thống rễ  nhỏ  so với các cây  có hệ thống rễ phát triển rộng hơn. Trong nông nghiệp, chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến nhu cầu Ca 2+ của một số  cây trồng nhất định, như đậu phộng, cà chua, cần tây vì các loại cây này thường không đủ  khả năng hấp thu Ca2+ từ  đất, mặc dù các loại đất này có khả  năng cung cấp đủ  Ca2+ cho  các loại cây trồng khác. Cung cấp Ca2+ thích hợp có tầm rất quan trọng đối với các loại   cây như cỏ họ đậu, bắp cải, khoai tây và củ cải đường là những cây có nhu cầu Ca2+ cao. 2.2 Hàm lượng Ca trong đất Hàm lượng Ca trong vỏ  quả  đất khoảng 3,64 %; tuy nhiên, hàm lượng này khác  nhau rất lớn giữa các loại đất. Các loại đất cát trong vùng nhiệt đới  ẩm thường có hàm   lượng Ca2+ rất thấp trong khi các loại đất trong vùng ôn đới ẩm, nồng độ Ca 2+ thường biến  động trong khoảng 0,7 – 1,5%, Tuy nhiên, các loại đất phong hóa mạnh trong vùng nhiệt   15
  16. đới ẩm có thể chứa ít hơn 0,1 – 0,3 % Ca. Hàm lượng Ca trong đất đá vôi thay đổi từ  25 %. Khi nồng độ Ca xấp xỉ 3 % chứng tỏ trong đất có sự hiện diện của CaCO3. Ca trong đất có nguồn gốc từ  các loại đá và khoáng. Khoáng  plagioclase anorthite  (CaAl2Si2O3) là nguồn Ca chính quan trọng nhất, mặc dù pyroxenes (augite) và amphiboles  (hornblende) cũng khá phổ  biến trong đất. Một hàm lượng nhỏ  Ca cũng có thể  có nguồn  gốc từ biotite, apatite, và 1 số borosilicates. Hàm lượng Ca trong các loại đất vùng khô hạn thường cao, bất kể sa cấu, điều này   do các vùng này ít mưa và rửa trôi không đáng kể. Calcite (CaCO3) thường chiếm tỉ lệ cao  trong   việc   cung   cấp   Ca   trên   các   loại   đất   vùng   khô   hạn   và   bán   khô   hạn.  Dolomite  [CaMg)CO3)2]  cũng có thể  hiện diện cùng với  CaCO3. Trong một số  loại đất vùng khô  hạn, calcium sulfate hay gypsum (CaSO4.2H2O) cũng có thể hiện diện. Sự biến chuyển của Ca2+ trong dung dịch đất tương đối ít phức tạp hơn so với K +.  Ca2+ có thể  (1) bị mất theo nước tiêu, (2) được hấp thụ bởi vi sinh vật, (3) được hấp phụ  trên CEC, hay (4) bị kết tủa thành những hợp chất Ca thứ sinh, đặc biệt là trong các vùng   khí hậu khô. Theo qui luật chung, các loại đất  ở  vùng  ẩm, sa cấu thô, hình thành từ  các đá có   chứa các khoáng chứa Ca thấp. Do đó, hàm lượng Ca trên các loại đất này thường thấp.   Các loại đất có sa cấu mịn và được hình thành từ các loại đá có chứa các loại khoáng mang   Ca cao thường có hàm lượng Ca trao đổi và tổng số cao. Tuy nhiên, trong các vùng khí hậu  ẩm, ngay cả các loại đất hình thành trên đá vôi cũng thường bị hóa chua trong các tầng đất  mặt vì Ca và các cations khác bị mất do rửa trôi mạnh. Khi nước có chứa CO 2 hòa tan được  thấm lậu vào trong đất, H+ được hình thành sẽ thay thế Ca2+ (và các cations base khác) trên  phức hệ trao đổi. Nếu nước này thấm lậu nhanh đất sẽ hóa chua theo thời gian. Hiện tượng thiếu Ca thường ít khi xảy ra trên các loại đất sản xuất nông nghiệp vì  phần lớn các loại đất chua thường vẫn chứa hàm lượng Ca2+ đủ cho cây trồng sinh trưởng.  Phổ  biến trong sản xuất cây trồng là sự  thiếu hụt gián tiếp do hàm lượng Ca2+ thấp xuất  hiện trên cây ăn quả và các bộ phận dự trữ của cây trong thời kỳ sinh trưởng nhanh nhưng  sự cung cấp Ca2+ bên trong nội tại của cây bị giới hạn. 2.3 Tính chất của Ca trong đất Ca trong các loại đất chua, vùng khí hậu  ẩm thường hiện diện phần lớn  ở  dạng   trao đổi và trong các khoáng nguyên sinh. Hầu hết các loại đất này, các ions Ca 2+, Al3+, và  H+  chiếm  ưu thế  trong phức hệ  trao đổi. Cũng như  các cation khác, các dạng Ca 2+ trong  dung dịch và Ca2+ trao đổi luôn ở  trạng thái cân bằng động. Nếu nồng độ  Ca2+ trong dung  dịch giảm do sự rửa trôi hay cây trồng lấy đi, Ca2+ từ trên bề mặt hấp phụ trao đổi sẽ giải  phóng để tái cung cấp Ca2+ cho dung dịch. Các cations khác, như  H+ và/hay Al3+, sẽ chiếm  các vị trí trao đổi được để  lại do sự  giải phóng của Ca 2+. Ngược lại, nếu Ca2+ trong dung  dịch tăng, sự cân bằng sẽ thay đổi theo hướng ngược lại, hậu quả là 1 số Ca 2+ bị hấp phụ  bởi phức hệ trao đổi.   Trong các loại đất không chứa các khoáng  CaCO3, CaMg(CO3)2, hay CaSO4, hàm  lượng Ca2+ trong dung dịch đất được kiểm soát bởi hàm lượng Ca2+ trao đổi. Các yếu tố  quan trọng nhất của đất quyết định sự hữu dụng của Ca2+ đối với cây trồng là: Ca tổng số, pH đất, CEC, % Ca2+ bão hòa trên CEC, loại keo đất, tỉ lệ Ca2+ với các  cation khác trong dung dịch. Đất cát, chua với CEC thấp thường hàm lượng Ca tổng số  rất thấp và không thể  thoả  mãn Ca2+ hữu dụng cho cây. Trên những loại đất này có thể  cần thiết phải bổ  sung  Ca, đồng thời phải hiệu chỉnh độ  chua của đất. Hoạt độ  H+ cao (pH đất thấp) sẽ cản trở  sự  hấp thụ  Ca2+. Ví dụ, khi pH xuống thấp từ  5,6 đến 4,0, nồng độ  Ca2+  được yêu cầu  phải cao hơn nhiều để rễ đậu nành sinh trưởng bình thường. 16
  17. Trong các loại đất chua, Ca thường không dễ dàng hữu dụng cho cây trồng nếu đất   có độ  bão hòa Ca thấp. Ví dụ, một loại đất có CEC thấp và chỉ có 1000 ppm Ca 2+ trao đổi  nhưng có % Ca bão hòa cao có thể  cung cấp Ca2+ cho cây trồng nhiều hơn so với đất có  Ca2+ trao đổi là 2.000 ppm nhưng có % Ca bão hòa thấp trên CEC. Độ bão hòa Ca2+ cao chỉ thị pH thích hợp cho sự sinh trưởng của cây trồng và hoạt  động của vi sinh vật. Khi Ca có độ  bão hòa cao luôn có nghĩa là  các cations gây độc cho  cây như Al3+ trong đất chua và Na+ trong đất mặn sẽ có nồng độ thấp. Nhiều cây trồng sẽ  có phản ứng với việc bón Ca khi % Ca bão hòa thấp hơn 25 %. Ca 2+ bão hòa  40 % ­ 60 % sẽ làm giảm năng suất bông vải.  Loại sét trong đất cũng có  ảnh hưởng đến sự  hữu dụng của Ca 2+; các sét 2:1 yêu  cầu có độ  bão hòa Ca2+ cao hơn so với sét 1:1. Đặc biệt là sét  montmorillonite yêu cầu độ  bão hòa Ca2+ > 70 % mới cung cấp đủ  Ca hữu dụng cho cây, trong khi đó các sét  kaolinite  có khả năng cung cấp đủ Ca2+ ở độ bão hòa Ca2+ 40 – 50 %. Khi tăng nồng độ  Al3+ trong dung dịch đất sẽ  làm giảm sự  hấp thụ  Ca 2+ của bắp,  bông vải, đậu nành và lúa mì. Cũng như  Ca2+, nồng độ  Al3+ trong dung dịch của các loại  đất khoáng được kiểm soát bởi % độ bão hòa của chúng trên CEC. Nhưng với các loại đất   hữu cơ, hàm lượng trên CEC trao đổi quyết định hàm lượng Al3+ trong dung dịch đất hơn là  % độ bão hòa. Sự hữu dụng và hấp thụ Ca đối với cây trồng cũng bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ giữa Ca 2+  và các cations khác trong dung dịch đất. Tỉ lệ Ca/tổng cation từ 0,10 ­ 0,15 có thể cung cấp   đủ Ca2+ cho phần lớn cây trồng. Sự hấp thu Ca2+ bị giảm khi hàm lượng NH4+, K+, Mg2+, Mn2+ , và Al3+ cao, nhưng sự  hấp thu Ca2+ sẽ  tăng khi cây trồng được cung cấp NO3—N. Sự  dinh dưỡng với nồng độ  NO3­ cao sẽ làm tăng cường sự tổng hợp anion hữu cơ và dẫn đến sự  tích lũy các cations   trong cây, đặc biệt là Ca2+. 2.4 Hiện tượng mất Ca trong đất Khi có sự  rửa trôi xảy ra, Na+ là ion dễ dàng bị mất nhất, sau đó là Ca2+; nhưng vì  trong phần lớn các loại đất, hàm lượng Ca2+ trong dung dịch và trao đổi thường lớn hơn rất  nhiều so với Na+, nên lượng Ca2+  bị  mất lớn hơn nhiều so với Na+. Ca thường là cation  chiếm tỉ lệ cao trong nước tiêu, sông suối, và hồ. 2.5 Các loại phân Calcium Calcium không phải luôn được sản xuất dưới dạng phân bón hỗn hợp hay riêng   biệt, nhưng thường hiện diện như là một thành phần phụ của của các loại phân bón khác,   đặc biệt là phân P. Super lân đơn (SSP) và super lân kép (TSP) đều có chứa 18 ­ 21 và 12 –   14 % Ca. Nồng độ  Ca trong Ca(NO3)2 khoảng 19 %. Các chelates tổng hợp như  CaEDTA  chứa khoảng 3 – 5 % Ca, trong khi đó một số  phức chất tự  nhiên được dùng như  là các  chất mang các nguyên tố  dinh dưỡng vi lượng có chứa khoảng 4 – 12 % Ca. Ca trong  chelate cũng có thể dùng phun lên lá cây trồng. Đá phosphate có chứa 35 % Ca, và khi được   bón với liều lượng cao cho các loại đất nhiệt đới chua, sẽ cung cấp một lượng Ca rất lớn. Nguồn nguyên liệu chính để dùng làm phân bón Ca là các vật liệu có chứa vôi như  CaCO3  (đá vôi),CaMg(CO3)2  (dolomite) và các vật liệu khác được dùng để  trung hòa độ  chua của đất. Trong trường hợp nơi Ca chỉ được yêu cầu cung cấp cho cây trồng nhưng   không cần để hiệu chỉnh độ chua của đất ta có thể dùng gypsum. Gypsum (thạch cao, CaSO4.2H2O)  được tìm thấy nhiều nơi trên thế  giới. Có một  lượng   lớn   gypsum   là   sản   phẩm   trung   gian   được   hình   thành   trong   nhà   máy   sản   xuất   phosphoric acid. 17
  18. Gypsum là phân Ca phổ biến dùng bón cho đậu phộng ở Mỹ và được bón trực tiếp  cho cây ở giai đoạn ra hoa. Một số nước châu Phi, CaSO4 có trong phân super lân được bón  cho đậu phộng có thể  cung cấp cả  S và Ca cho cây. Gypsum có ảnh hưởng rất ít đến pH  đất; vì thế  nên có thể  có giá trị  trên cây trồng cần một độ  chua nhất định và cần Ca cao.   Gypsum  được sử  dụng rất phổ  biến trên đất mặn trong các vùng khô hạn. Ca2+ thay thế  Na+ trên phức trao đổi, và Na+ sau đó sẽ  bị rửa trôi ra khỏi vùng rễ. Độ  bão hòa Na + giảm  sẽ làm kết cụm các hạt đất và làm tăng khả năng thấm nước của đất. III Magnesium (Mg) 3.1 Dạng Mg cây trồng sử dụng Cây trồng hấp thụ Mg ở dạng Mg 2+ từ dung dịch đất và Mg2+ di chuyển đến rễ cây  do cơ  chế  dòng chảy khối lượng và khuếch tán. Lượng Mg2+ cây hấp thu do cơ  chế tiếp   xúc trực tiếp của rễ đối với Mg thấp hơn rất nhiều so với Ca 2+. Hàm lượng Mg2+ cây trồng  hấp thu thường thấp hơn Ca2+ hay K+. Nồng độ Mg2+ trong dung dịch đất trong vùng nhiệt  ôn đới tiêu biểu khoảng 5 ­ 50 ppm, mặc dù có nơi đạt đến 120 – 2400 ppm. Nhu cầu Mg2+ khác nhau tùy loại cây trồng. Đồng cỏ, bắp, khoai tây, cọ  dầu, bông   vải, cam quít, thuốc lá và củ cải đường là những cây có nhu cầu Mg2+ khá cao. Hiện tượng  thiếu Mg thường xuất hiện trên táo trong những năm có năng suất cao. Sự hấp thu và phản ứng đối với phân Mg cũng khác nhau giữa các giống cây trồng.  Do có sự  tương tác giữa các điều kiện thời tiết và môi trường với các giống cây  trồng nên có thể dẫn đến sự thiếu Mg trong từng điều kiện nhất định.  3.2 Hàm lượng Mg trong đất Mg chiếm 1,93 % các thành phần của vỏ quả đất. Tuy nhiên, hàm lượng Mg 2+ trong  đất rất biến đổi, từ 0,1 % trong đất cát có sa cấu thô trong các vùng khí hậu ẩm cho đến 4   % trong đất có sa cấu mịn trong vùng khô hạn hay bán khô hạn được hình thành từ  các  mẫu chất có chứa Mg cao. Mg trong đất có nguồn gốc từ sự phong hóa các đá có chứa các   khoáng nguyên sinh như  biotite, dolomite, hornblende, olivine, và serpentite. Mg cũng được  tìm thấy trong các khoáng sét thứ  sinh như  chlorite, illite, montmorillonite, và vermiculite.  Epsomite (MgSO4.7H2O) và bloedite [Na2Mg(SO4)3.4H2O]  có thể  hiện diện trong đất khô  hạn hay bán khô hạn với một hàm lượng rất lớn. Trong thời gian phong hóa khoáng, Mg   được giải phóng vào dung dịch đất, nơi đây Mg có thể   (1) bị mất theo nước thấm lậu, (2)   bị hấp thu bới các sinh vật sống, (3) bị hấp phụ trên CEC, hay (4) bị kết tủa thành khoáng  thứ cấp, chủ yếu trong các vùng khí hậu khô hạn. Mg thường có hàm lượng thấp trong dung dịch đất do các khoáng sét bị phong hóa   chậm, do sự rửa trôi và cây trồng hấp thu. Vermiculite có hàm lượng Mg cao, và có thể  là  nguồn Mg đáng kể  trong các loại đất. Mg có thể  bị  thiếu trong các trường hợp như  đất  chua, có sa cấu thô, rửa trôi mạnh với CEC thấp; đất đá vôi phát triển trên mẫu chất có Mg  thấp; đất chua được bón vôi nhưng vôi có hàm lượng Mg thấp; bón nhiều phân NH4+ hay  K+; các cây trồng có nhu cầu Mg cao. Sự dư thừa Mg cũng có thể xảy ra trong một số trường hợp đất hình thành trên đá  nền là serpentite hay nơi chịu  ảnh hưởng của nước ngầm có hàm lượng Mg cao. Sự  dinh  dưỡng Ca có thể bị phá vỡ khi Mg2+ trao đổi vượt quá Ca2+ trao đổi. 3.3 Tính chất của Mg trong đất Mg hiện diện trong đất chủ yếu ở dạng phân ly trong dung dịch và trên bề mặt trao   đổi. Cây trồng hấp thụ Mg phụ thuộc vào hàm lượng Mg2+ trong dung dịch, pH đất, độ bão  hòa % Mg trên CEC, hàm lượng các ions trao đổi khác, và loại sét. 18
  19. Cũng như  K, nhưng ít phổ  biến hơn, Mg có thể  hiện diện trong đất dưới dạng   chậm hữu dụng, dạng này cân bằng với Mg2+ trao đổi. Sự hình thành các dạng tương đối  chậm hữu dụng này trong đất chua gia tăng khi có sự hiện diện của các hợp chất Mg hòa   tan và sét 2:1. Mg2+ có thể bị giữ trong các tinh tầng của các loại khoáng có tính co trương   mạnh. Có thể có sự thay đổi rất lớn trong Mg2+ trao đổi sau khi đất được bón vôi có chứa  Mg. Đầu tiên, nồng độ  Mg2+ tăng, nhưng khi pH đạt gần trung tính nồng độ  này sẽ giảm   do sự cố định Mg2+ thông qua các phản ứng với silica hay aluminum chlorite và để cùng kết  tủa với Al(OH)3. Đất có sa cấu thô trong vùng khí hậu  ẩm có tiềm năng thiếu Mg rất lớn. Các loại  đất này thường chứa lượng Mg tổng số  và trao đổi thấp. Đất có thể  thiếu Mg khi hàm   lượng Mg2+ trao đổi 
  20. serpentite,   26   %   Mg),   dung   dịch   magnesium   chloride   (MgCl 2.10H2O,   8   ­   8   %   Mg),   các  chelates tổng hợp (2 ­ 4 % Mg), và các phức chất hữu cơ tự nhiên (4 – 9 % Mg). MgSO4, MgCl2, Mg(NO3)2, và các chelates tổng hợp và tự  nhiên dạng dung dịch rất  thích hợp cho sử dụng phun lên lá. Sự  thiếu hụt Mg trên các vườn cam quít thường được   hiệu chỉnh bằng cách phun  Mg(NO3)2  lên lá. Trong một số  vùng trồng cây ăn quả, dung   dịch  MgSO4  được phun lên lá, và trong các vườn cây thiếu nghiêm trọng cần thiết phải   phun trong nhiều năm. K2SO4.MgSO4 được sử  dụng rộng rãi dưới dạng huyền phù. Nồng độ  huyền phù   đặc biệt, dạng này có bán trên thị trường. Grass tetany (bệnh co giật ­ bệnh phát sinh do thiếu Mg trong thức ăn) Hàm lượng Mg thấp trong các đồng cỏ, có thể là một vấn đề  nghiêm trọng trong 1  số  đồng cỏ  chăn nuôi. Trâu bò sử  dụng cỏ  có chứa Mg thấp sẽ  bị  bệnh   hypomagnesia  (giảm hàm lượng Mg), hay  grass tetany, bệnh gây ra do hàm lượng Mg trong máu thấp  không bình thường. Bón phân NH4+ hay K+  cao có thể  làm giảm nồng độ  Mg2+  trong mô  cây. Ví dụ, hàm lượng Mg trong cây bắp non bị  giảm đáng kể  khi bón NH4+  so với bón  NO3­. Grass tetany thường xảy ra trong mùa xuân, lúc N vẫn có thể  còn ở  dạng NH4+, đặc  biệt là nếu thời tiết lạnh. Ngoài ra, hàm lượng protein cao của cỏ khi tiêu hoá (và các thức   ăn khác) sẽ làm giảm sự hấp thụ Mg bởi động vật. Hàm lượng Mg cũng có thể  tăng do sử dụng đá vôi dolomite, hay do việc sử dụng   các loại phân bón có chứa Mg. Vì vậy các cây họ đậu trồng trong hệ thống  đồng cỏ được   khuyến cáo là những cây này có nhu cầu Mg cao hơn  các cây họ hòa thảo. Trâu bò cũng có   thể ăn muối Mg để chống lại bệnh grass tetany. Mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng hypomagnesia là kết quả của sự bón thừa  phân N hay K, nhưng ta xem bệnh này do thiếu Mg để xử lý thích hợp hơn. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2