intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 7.1 - Trường ĐH Văn Lang

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 7.1 Luật đất đai, cung cấp cho người học những kiến thức như: Tổng quan luật đất đai; Một số nội dung cơ bản của luật đất đai; Điều phối đất đai; Giải quyết tranh chấp đất đai;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 7.1 - Trường ĐH Văn Lang

  1. LUẬT ĐẤT ĐAI
  2. TỔNG QUAN LUẬT ĐẤT ĐAI 1. Khái niệm Luật Đất đai 1.1. Quá trình phát triển Luật Đất đai: Trước Hiến Hiến pháp Hiến pháp Hiến pháp Luật pháp 1980 1980 1992 2013 Đất đai Luật Đất đai 2013 Luật Đất 1993 Luật Đất Dân sự đai 1987 đai 2003 (01/7/ (15/10/1993) 2014) Luật sửa đổi, bổ Luật sửa đổi, bổ sung sung (01/01/1999) (01/10/2001)
  3. 1.2. Khái niệm Luật Đất đai: ● Theo nghĩa hẹp: Luật Đất đai là một đạo luật. ● Theo nghĩa rộng: Luật Đất đai là một lĩnh vực pháp luật trong hệ thống pháp luật VN, bao gồm tổng hợp toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sở hữu, sử dụng và quản lý đất đai nhằm khai thác đất đai một các có hiệu quả, phù hợp giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người sử dụng đất.
  4. 1.3. Đối tượng điều chỉnh và Phương pháp điều chỉnh của Luật Đất đai * Đối tượng điều chỉnh: Là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai. → Là những quan hệ phát sinh trực tiếp → Bao gồm hai nhóm quan hệ:
  5. Nhóm quan hệ sở hữu, Nhóm quan hệ sử dụng quản lý giữa: giữa: + cơ quan quản lý nhà nước + người sử dụng đất với về đất đai với nhau, và nhau, và + cơ quan quản lý nhà nước + người sử dụng đất với về đất đai với người sử chủ thể khác tham gia dụng đất quan hệ.
  6. * Phương pháp điều chỉnh: - Phương pháp mệnh lệnh hành chính áp dụng cho nhóm quan hệ sở hữu, quản lý. - Phương pháp bình đẳng thỏa thuận áp dụng cho nhóm quan hệ sử dụng.
  7. 2. Các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật đất đai 2.1. Chủ thể: -Quốc hội và HĐND các cấp - Hệ thống cơ quan quản lý + Chính phủ và UBND các cấp; + Cơ quan quản lý: cơ quan Tài nguyên và Môi trường; - Tổ chức dịch vụ công về đất đai
  8. + Văn phòng Đăng ký đất đai: → đơn vị sự nghiệp công do UBND cấp tỉnh thành lập, trực thuộc Sở TN-MT; → có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng, được mở tài khoản để hoạt động; → có chi nhánh tại cấp huyện; → chức năng: thực hiện đăng ký bất động sản; xây dựng, quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai.
  9. + Tổ chức Phát triển Quỹ đất: → đơn vị sự nghiệp công; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng, được mở tài khoản để hoạt động; → có chi nhánh tại cấp huyện; → chức năng: tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường; nhận chuyển nhượng qsdđ; đấu giá qsdđ và thực hiện các dịch vụ khác.
  10. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan. - Người sử dụng đất (Điều 5 và các Khoản 26, 27, 29 và 30 Điều 3): cần đáp ứng hai điều kiện: + Có năng lực chủ thể, và + Có quyền sử dụng đất từ: (i)Nhà nước giao đất, cho thuê đất; (ii)Nhận chuyển quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất khác; (iii)Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. - Chủ thể khác.
  11. 2.2. Khách thể: Là đất đai và tùy loại chủ thể mà được xác định ở phạm vi khác nhau. Được phân loại thành ba nhóm (Điều 10 -Nhóm đất và Điều 11 LĐĐ; Điều 3 NĐ 43/2014/NĐ- nông nghiệp; CP): Nhóm Nhóm đất đất chưa phi nông sử dụng. nghiệp
  12. 2.3. Quyền và nghĩa vụ: Quyền chiếm hữu Nhà nước Người sử dụng đất Cơ sở phát sinh Quyền sở hữu Quyền sử dụng Cách thực hiện Gián tiếp Hầu như trực tiếp quyền Giới hạn Không bị giới hạn Giới hạn không gian, thời gian, có thể bị chấm dứt. - Quyền sử dụng; - Quyền định đoạt.
  13. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 1. Chế độ sở hữu đất đai 2. Điều phối đất đai 3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 4. Giải quyết tranh chấp đất đai
  14. MỘT SỐNỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 1. CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Sở hữu toàn dân đối với đất đai (Điều 4 Luật Đất đai 2013) Là hình thức sở hữu của toàn thể nhân dân đối với đất đai, trong đó quyền sở hữu được thực hiện bởi một tổ chức đại diện do nhân dân lập ra là Nhà nước. → Là hình thức sở hữu mang tính trừu tượng. → Là khái niệm xuất phát từ các nước XHCN và phái sinh từ khái niệm sở hữu nhà nước.
  15. Cơ sở xác lập chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai tại Việt Nam 01 02 Bản chất của chế độ Đất đai là sản vật tự XHCN không cho nhiên trao tặng con phép tồn tại người bóc lột người nên không 03 người nên không ai có quyền chiếm giữ, thừa nhận có sự tư Đất đai có tầm quan hưởng lợi riêng mình. hữu đất đai. trọng trên mọi lĩnh vực nên việc sử dụng đất phải mang tính cộng đồng.
  16. 2. ĐIỀU PHỐI ĐẤT ĐAI 2.1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất * Định nghĩa: - QHSDĐ: là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng KT-XH và đơn vị hành chính trong một thời gian xác định. - KHSDĐ: là việc phân chia QHSDĐ theo thời gian để thực hiện trong kỳ QHSDĐ.
  17. ĐIỀU PHỐI ĐẤT ĐAI * Hệ thống QH, KHSDĐ QH, KHSDĐ cấp quốc gia QH, KHSDĐ QH, KHSDĐ QH, KHSDĐ quốc phòng cấp tỉnh an ninh QH, KHSDĐ cấp huyện
  18. ĐIỀU PHỐI ĐẤT ĐAI * Nguyên tắc lập QH, KHSDĐ * Căn cứ, nội dung lập QH, KHSDĐ * Kỳ QH, KHSDĐ - Kỳ QHSDĐ: 10 năm; - Kỳ KHSDĐ: + cấp quốc gia, cấp tỉnh, an ninh, quốc phòng: 05 năm; + cấp huyện: hàng năm. * Trách nhiệm, thẩm quyền liên quan QH, KHSDĐ
  19. ĐIỀU PHỐI ĐẤT ĐAI * Báo cáo thực hiện QH, KHSDĐ UBND Bộ Bộ Quốc cấp xã Công an phòng UBND UBND Bộ Chính cấp cấp tỉnh TNMT phủ huyện trình Quốc hội
  20. ĐIỀU PHỐI ĐẤT ĐAI 2.2. Giao đất, cho thuê đất * Định nghĩa: - Nhà nước giao đất: là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. - Nhà nước cho thuê đất: là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2