intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 3: Quan hệ pháp luật

Chia sẻ: Sơn Tùng | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:25

1.248
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Pháp luật đại cương - Chương 3: Quan hệ pháp luật" cung cấp cho người học các kiến thức: Khái niệm, cấu thành của quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn sinh viên và những ai quan tâm dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 3: Quan hệ pháp luật

  1. CHƯƠNG 3 QUAN HỆ PHÁP LUẬT    
  2. I. KHÁI NIỆM 1. Khái niệm 2. Đặc điểm II. CẤU THÀNH CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT 2.1. Chủ thể quan hệ pháp luật 2.1.1 Khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật 2.1.2 Các loại chủ thể quan hệ pháp luật  2.2. Nội dung quan hệ pháp luật 2.2.1 Quyền chủ thể  2.2.2 Nghĩa vụ chủ thể  2.3. Khách thể quan hệ pháp luật III. SỰ KIỆN PHÁP LÝ 3.1. Khái niệm: 3.2. Phân loại sự kiện pháp lý 
  3. I. KHÁI NIỆM Quan  hệ  pháp  luật  là  những  quan  hệ  nảy  sinh  trong xã hội  được các  quy phạm pháp luật điều  chỉnh, theo đó các bên tham gia có các quyền và  nghĩa vụ pháp lý cụ thể.  Hay:   “Quan  hệ  xã  hội  được  xác  lập,  tồn  tại,  phát  triển và chấm dứt trên cơ sở của các quy phạm  pháp luật.” 
  4. Đặc điểm:  Quan hệ pháp luật là quan hệ  xã hội có ý  chí  Quan  hệ  pháp  luật  xuất  hiện  trên  cơ  sở  các  QPPL,  tức  là  trên  cơ  sở  ý  chí  của  giai  cấp thống trị được thể chế hóa.  Nội dung của quan hệ pháp luật được cấu  thành  bởi  các  quyền  và  nghĩa  vụ  pháp  lý  của  các  chủ  thể  mà  việc  thực  hện  được  đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước.  Quan hệ pháp luật có tính xác định
  5. II. CẤU THÀNH CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT 2.1. Chủ thể quan hệ pháp luật ­  Định  nghĩa:  Chủ  thể  quan  hệ  pháp  luật  là  khái  niệm để chỉ các bên tham gia quan hệ pháp luật, có  các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. ­ Chủ thể có thể là một con người cá thể (cá nhân),  nhân danh chính mình hoặc là tập thể (tổ chức) nhân  danh cả tập thể tham gia vào quan hệ pháp luật.  ­ Để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật thì chủ thể  phải có năng lực chủ thể.  
  6. Năng lực chủ thể Năng lực pháp luật  Năng lực hành vi  ­  Là  khả  năng  của  chủ  thể  được  hưởng  quyền  và  gánh  ­là  khả  năng  thực  tế  của  chủ  thể  vác  nghĩa  vụ  theo  quy  định  được  Nhà  nước  thừa  nhận,  bằng  của pháp luật.  chính  hành  vi  của  mình  xác  lập,  ­  Năng  lực  pháp  luật  xuất  thực  hiện  các  quyền  và  nghĩa  vụ  hiện kể từ khi cá nhân sinh ra  và  chỉ  mất  đi  khi  người  đó  pháp lý.  chết  hoặc đối với tổ chức thì  ­ Năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi  từ khi  tổ chức được thành lập  cá nhân đã đến độ tuổi nhất định và  và  mất  đi  khi  tổ  chức  không  đạt  được  những  điều  kiện  nhất  còn tồn tại.  định ­  Năng  lực  pháp  luật  mang  tính thụ động. Chủ thể không  Đối  với  tổ  chức,  năng  lực  hành  vi  thể tạo ra cho mình quyền và  xuất  hiện  cùng  một  lúc  với  năng  nghĩa  vụ  pháp  lý  mà  do  ý  chí  lực pháp luật.  của Nhà nước.  ­  Năng  lực  hành  vi  mang  tính  chủ 
  7. Năng lực pháp luật là điều kiện  CẦN  còn năng lực hành vi là điều kiện  ĐỦ  để  chủ  thể  trực  tiếp  tham  gia  một  cách  chủ  động,  độc  lập  vào  các  mối  quan hệ pháp luật. Không thể có chủ  thể  quan  hệ  pháp  luật  không  có  năng  lực pháp luật mà lại có năng lực hành  vi.
  8. 2.1.2 Các loại chủ thể quan hệ pháp luật: a/ Cá nhân (thể nhân) Công dân Cá  nhân Người nước ngoài Người không quốc tịch
  9. b/ Pháp nhân  Để  được  gọi  là  một  tổ  chức  có  tư  cách  pháp  nhân  thì  tổ  chức  đó  phải  đáp  ứng  đầy đủ 4 yếu tố. 1. Được thành lập hợp pháp  2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ  3.  Có  tài  sản  độc  lập  với  cá  nhân,  tổ  chức  khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó  4.  Nhân  danh  mình  tham  gia  các  quan  hệ  pháp luật một cách độc lập.
  10. Các loại pháp nhân: 1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân. 2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị ­ xã hội. 3. Tổ chức kinh tế. 4. Tổ chức chính trị xã hội ­ nghề nghiệp, tổ  chức xã hội, tổ chức xã hội ­ nghề nghiệp. 5. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện. 6. Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại  Điều 84 của Bộ luật này.
  11. c/ Một số chủ thể có năng lực pháp lý hạn  chế * Hộ gia đình:  ­ Định nghĩa:  Hộ gia đình là tổ chức bao gồm các thành viên  có  tài  sản chung,  cùng  đóng  góp  công  sức  để  hoạt động kinh tế chung  trong sản xuất  nông,  lâm, ngư nghiệp  hoặc  ở một số lĩnh vực sản  xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định. 
  12. * Tổ hợp tác Định nghĩa:  Tổ  hợp  tác  được  hình  thành  trên  cơ  sở  hợp  đồng hợp tác có  chứng thực  của Uỷ ban nhân  dân xã, phường, thị trấn của từ  ba cá nhân trở  lên,  cùng  đóng  góp  tài  sản,  công  sức  để  thực  hiện những công việc nhất định, cùng hưởng  lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong  các quan hệ dân sự. 
  13. * Các đơn vị phụ thuộc của pháp nhân: Như  Văn  phòng  đại  diện,  chi  nhánh,  doanh  nghiệp  thành  viên  hoạch  toán  phụ  thuộc  …  đều  hoạt  động  dưới  danh  nghĩa  của  pháp  nhân,  bằng  tài  sản  của  pháp  nhân.  Pháp  nhân  có quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao  dịch do  đơn vị phụ thuộc xác lập, thực hiện;  các  đơn  vị  này  tham  gia  quan  hệ  pháp  luật  theo sự ủy quyền của pháp nhân.
  14. * Doanh nghiệp tư nhân, Hộ kinh  doanh + Doanh nghiệp tư nhân:  là doanh nghiệp do một cá nhân  làm  chủ  và  tự  chịu  trách  nhiệm  bằng  toàn  bộ  tài  sản  của  mình  về  mọi  hoạt  động của  doanh  nghiệp; doanh  nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại  chứng khoán nào và mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01  Doanh nghiệp tư nhân. + Hộ kinh doanh:  là chủ thể kinh doanh do một cá nhân là  công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ  gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một  địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có  con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ đối với hoạt  động kinh doanh.
  15. 2.2. Nội dung quan hệ pháp luật Quyền chủ thể  Nghĩa vụ chủ thể     
  16. * Quyền chủ thể:  ­ Định nghĩa: quyền chủ thể là những cách xử sự mà pháp luật cho  phép  chủ  thể  được  tiến  hành  nhằm  đáp  ứng  các  lợi  ích  của  mình. Nói cách, quyền chủ thể là khả năng của chủ thề xử sự  theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép.  ­ Đặc tính:  +  Khả  năng  của  chủ  thể  xử  sự  theo  cách  thức  nhất  định  mà  pháp luật cho phép. +  Khả  năng  yêu  cầu  các  chủ  thể  khác  chấm  dứt  các  hành  vi  cản trở thực hiện quyền và nghĩa vụ, hay nói cách khác là khả  năng  yêu cầu chủ thể khác phải thực hiện các hành vi đáp ứng  quyền của mình.  +  Khả  năng  của  chủ  thể  yêu  cầu  các  cơ  quan  nhà  nước  có  thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  17. * Quyền chủ thể:  Phân  loại:  Căn  cứ  vào  tính  chất  của  lợi  ích  được  đáp  ứng,  quyền chủ thể được chia làm hai loại: + Quyền tài sản: là quyền mang lại các lợi ích vật chất cho  chủ thể. Nó có thể trị giá được và có thể đem ra trao đổi,  chuyển nhượng. Bằng ý chí chủ thể có thể tách quyền tài  sản ra khỏi chính người có quyền. + Quyền phi tài sản là quyền mang lại cho chủ thể các lợi ích  tinh  thần,  không  thể  trị  giá  được  và  đương  nhiên  không  thể mang ra trao đổi, chuyển nhượng cho bất kỳ ai. Đó là  quyền  gắn  liền  với  mỗi  cá  nhân  cụ  thể,  chấm  dứt  khi  người bị tước quyền bởi một bản án (quyết định) có hiệu  lực hoặc đã không còn tồn tại về mặt pháp lý.
  18. * Nghĩa vụ chủ thể:  ­  Định  nghĩa:  Nghĩa  vụ  chủ  thể  là  cách  xử  sự  mà  Nhà  nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp  ứng  quyền và lợi ích của chủ thể khác.  ­ Đặc tính: + Phải thực hiện những hành vi nhất định (xử sự chủ  động); + Phải kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất  định (xử sự thụ động); + Phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực  hiện các xử sự nhất định nói trên. 
  19. * Nghĩa vụ chủ thể:  ­ Phân loại:  Căn cứ vào cách thức tiến hành xử sự, nghĩa vụ được  chia thành hai loại: + Nghĩa vụ làm: là cách xử sự thể hiện bằng hành  động cụ thể. + Nghĩa vụ không làm: là cách xử sự kiềm chế, không  hành động.
  20. 2.3. Khách thể quan hệ pháp luật ­ Định nghĩa: Khách thể của quan hệ pháp  luật là những lợi ích vật chất tinh thần và  những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn  những  nhu  cầu,  đòi  hỏi  của  các  tổ  chức  hoặc cá nhân mà vì chúng các chủ thể tham  gia  vào  quan  hệ  pháp  luật,  thực  hiện  các  quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình.     
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2