Bài giảng pháp luật - Nhà nước
lượt xem 140
download
Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp. Nhà nước xuất hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những lực lượng giai cấp đối kháng nhau;
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng pháp luật - Nhà nước
- Nhà nước- nguồn gốc Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị đ ược giai cấp th ống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà n ước vì thế mang bản chất giai cấp. Nhà n ước xuất hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những lực lượng giai cấp đối kháng nhau; nhà n ước là bộ máy do lực lượng nắm quyền thống trị (kinh tế, chính trị, xã hội) thành lập nên, nhằm mục đích đi ều khi ển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia, trong đó chủ yếu để bảo vệ các quyền lợi của l ực lượng thống trị. Thực chất, nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp. Bản chất của nhà nước Nhà nước mang bản chất giai cấp. Nhà nước chỉ ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Giai cấp nào thì nhà nước đó. Do trong xã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước. Cho đến nay, đã có 4 loại Nhà nước được hình thành do 4 giai cấp tương ứng thành lập ra: Nhà n ước ch ủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước xã hội chủ nghĩa). Nhà n ước đ ược giai cấp thống trị thành lập để duy trì sự thống trị của giai cấp mình, để làm người đại diện cho giai cấp mình, b ảo vệ lợi ích của giai cấp mình. Đặc trưng của nhà nước Nhà nước có những đặc điểm sau: • Nhà nước có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều chỉnh m ọi quan hệ xã h ội b ằng pháp lu ật. • Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế. • Nhà nước có quyền phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính. • Nhà nước có quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có bộ máy cưỡng chế, quản lí những công vi ệc chung c ủa xã hội. Chức năng của nhà nước • Ban hành pháp luật và văn bản dưới luật; • Ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô, điều tiết, điều phối các chính sách kinh t ế - xã h ội; • Đầu tư, cung cấp sản phẩm, dịch vụ xã hội cơ bản (cấp phép, kiểm dịch, kiểm đ ịnh, giám sát, ki ểm tra, v.v...); • Giải quyết các vấn đề xã hội (người già, trẻ em, người tàn tật, v.v...); • Bảo vệ môi trường, giao thông, phòng chống thiên tai, bão lụt, v.v... Nhà nước xã hội chủ nghĩa - Là tổ chức mà thông qua đó, Đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đ ạo c ủa mình đ ối v ới toàn xã hội - Là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của CNXH - Là một nhà nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách m ạng XHCN - Là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên CNXH Tư bản chủ nghĩa với xã hội chủ nghĩa Khác nhau: Tư bản chủ nghĩa Xã hội chủ nghĩa Lực lượng sản xuất thấp Lực lượng sản xuất cao Chế độ tư hữu về tài liệu sản xuất chủ yếu Chế độ công hữu về tài liệu sản xuất chủ yếu Bất bình đẳng giữa các giai cấp Bình đẳng giữa các giai cấp Áp bức bóc lột sức lao động Nhà nước tư sản Nhà nước chuyên chính vô sản Xã hội con người phát triển phiến diện Xã hội con người phát triển toàn diện Giống nhau: Tính ưu việt của xhcn (1) Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi m ọi ách bóc lột về kinh tế và nô d ịch v ề tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện; (2) Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản suất tiên tiến, hiện đ ại;
- (3) CNXH là từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về t ư liệu s ản xu ất; (4) CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao dộng mới với năng suất cao; (5) CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động; (6) Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đ ại bi ểu cho l ợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động; (7) Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân tộc - qu ốc t ế đ ược gi ải quy ết phù h ợp, k ết hợp lợi ích giai cấp - dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; Nhà nước Việt Nam Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Hiến pháp năm 1992 (đã được s ửa đ ổi, b ổ sung vào năm 2001), là một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Điều 2, Hiến pháp). Đây là sự k ết h ợp của hai ki ểu Nhà nước: Nhà nước xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền. Bản chất Do là Nhà nước pháp quyền, nên Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang các b ản ch ất chung c ủa Nhà nước pháp quyền, đó là: • Các cơ quan Nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật. Bản thân Nhà n ước đ ặt mình trong khuôn khổ pháp luật. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có quy đ ịnh rõ đ ịa v ị pháp lý, chức năng, thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước bao gồm Quốc hội (chương VI Hiến pháp, Lu ật Tổ ch ức Quốc hội Việt Nam), Chủ tịch nước (chương VII Hiến pháp), Chính phủ (chương VIII Hiến pháp, Lu ật Tổ ch ức Chính phủ), Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân (chương X Hiến pháp, Luật Tổ ch ức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân), Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân (ch ương IX Hi ến pháp, Lu ật T ổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân). Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thu ộc Chính ph ủ, ban quản lý các khu kinh tế, thì có các Nghị định của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền h ạn và cơ cấu t ổ chức của họ. Nhà nước mang bản chất giai cấp, là tổ chức để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp th ống trị. Cho đ ến nay đã có các kiểu Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà n ước tư s ản, Nhà n ước xã h ội ch ủ nghĩa. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở: • Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà n ước Việt Nam thông qua quyết định các chủ trương, đường lối và thông qua việc đưa đảng viên của mình vào nắm giữ các ch ức danh quan trọng của Nhà nước. Các bản chất khác của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: • Không có sự phân chia giữa 3 ngành lập pháp, hành pháp, và tư pháp, mà là sự phân công có ph ối h ợp gi ữa 3 ngành này. • Là Nhà nước đơn nhất và tập quyền: Ở Việt Nam chỉ có một Hiến pháp chung. Các địa ph ương không có quyền lập hiến và lập pháp mà chỉ có quyền lập quy. Ủy ban nhân dân các cấp chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp trên và của Chính phủ. Ngoài ra, theo Hiến pháp, Nhà nước Việt Nam còn có bản chất sau: • Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bộ máy Nhà nước Nhà nước Việt Nam là hệ thống 4 cơ quan. Đó là: • Các cơ quan quyền lực (cơ quan lập pháp): Quốc hội, Hội đồng Nhân dân. • Các cơ quan hành chính (cơ quan hành pháp): Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thu ộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân. • Hệ thống cơ quan xét xử:Tòa án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân địa phương. • Hệ thống cơ quan Kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân địa ph ương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại hàng hóa dịch vụ: Chương 1
22 p | 296 | 32
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 4 - GV. Nguyễn Hoàng Mỹ Linh
23 p | 186 | 30
-
Bài giảng Pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam - TS. Đàm Bích Hiên
29 p | 212 | 22
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 8: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
17 p | 125 | 18
-
Bài giảng Pháp luật: Bài 2 - Hiến pháp
45 p | 19 | 13
-
Bài giảng Pháp luật lao động
19 p | 45 | 8
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 2 - CĐ Kinh tế Công nghệ
32 p | 60 | 7
-
Bài giảng Pháp luật trong kinh doanh du lịch – Chương 5: Trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực du lịch
39 p | 110 | 6
-
bài giảng pháp luật đại cương: phần 2
55 p | 102 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật – Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
30 p | 9 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 7 - ThS. Trần Ngọc Định
33 p | 74 | 5
-
Bài giảng Pháp luật trong kinh doanh du lịch – Chương 4: Pháp luật về công ty (Tiếp theo)
36 p | 48 | 4
-
Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 2: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường - Đánh giá môi trường
13 p | 13 | 4
-
Bài giảng Pháp luật: Bài 2 - Phạm Thị Lưu Bình
28 p | 12 | 3
-
Bài giảng Pháp luật tài nguyên và môi trường (Ngành: Quản lý đất đai - Đại học) - Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long
50 p | 42 | 3
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 10: Tư pháp quốc tế
22 p | 10 | 2
-
Bài giảng Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại - Chương 2: Thương nhân và các công ty thương mại, chủ thể trong hoạt động kinh tế đối ngoại
36 p | 3 | 2
-
Bài giảng Pháp luật phá sản
28 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn