Bài giảng PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG TRONG KINH TẾ
lượt xem 197
download
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG Mục tiêu Giúp sinh viên biết được mối quan hệ giữa quá trình ra quyết định và phân tích định lượng. Trang bị cho sinh viên những vấn đề chung về phương pháp định lượng. Giới thiệu Cách tiếp cận định lượng để ra quyết định có nhiều tên gọi khác như sau: Khoa học quản trị, Vận trù học và Khoa học quyết định. Cuộc cách mạng quản trị có tính khoa học của đầu năm 1900, được khởi xướng bởi Frederic W. Taylor, nhưng những nghiên cứu khoa học quản trị hiện đại...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG TRONG KINH TẾ
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG Mục tiêu Giúp sinh viên biết được mối quan hệ giữa quá trình ra quyết định và phân tích định lượng. Trang bị cho sinh viên những vấn đề chung về phương pháp định lượng.
- Giới thiệu 2 Cách tiếp cận định lượng để ra quyết định có nhiều tên gọi khác như sau: Khoa học quản trị, Vận trù học và Khoa học quyết định. Cuộc cách mạng quản trị có tính khoa học của đầu năm 1900, được khởi xướng bởi Frederic W. Taylor, nhưng những nghiên cứu khoa học quản trị hiện đại bắt đầu trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2. Những thành tựu ảnh hưởng đến phương pháp định lượng: Phương pháp đơn hình để giải các bài toán qui hoạch tuyến tính của George Dantzig, năm 1947; Sự bùng nổ của máy tính.
- 1.1. Giải quyết vấn đề và quá trình quyết định 3 Giải quyết vấn đề là quá trình nhận dạng sự khác nhau giữa trạng thái thực tế và mong muốn của các công việc và thực hiện giải quyết sự khác nhau đó. Giải quyết vấn đề gồm 7 bước sau: Xác định vấn đề; Xác định những phương án khác nhau để lựa chọn; Xác định tiêu chuẩn để đánh giá phương án; Đánh giá các phương án; Chọn một phương án; Thực hiện phương án đã chọn; Đánh giá kết quả.
- 1.1. Giải quyết vấn đề và quá trình quyết định 4 Hình 1.1. Mối liên hệ Xác định vấn đề giữa Giải quyết vấn đề và Ra quyết định Xác định phương án Ra quyết định Xác định tiêu chuẩn Đánh giá phương án Giải quyết vấn đề Chọn phương án Thực hiện phương án Quyết định Đánh giá kết quả
- Bước 1: Xác định vấn đề 5 Giả sử có người đang thất nghiệp và mong muốn có việc làm vừa ý. Tôi đang thất nghiệp và cần việc làm
- Bước 2: Xác định những phương án 6 Cho rằng việc tìm kiếm việc làm có kết quả ở các công ty tại Đà Nẵng, Sài Gòn, Hà Nội, Quảng Nam. Như thế, những lựa chọn cho vấn đề ra quyết định có thể như sau: Chấp nhận công việc tại Đà Nẵng Chấp nhận công việc tại Sài gòn Chấp nhận công việc tại Hà Nội Chấp nhận công việc tại Quảng Nam.
- Bước 3: Xác định tiêu chuẩn 7 Chỉ có một tiêu chuẩn: tiền lương, thì phương án lựa chọn tốt nhất sẽ là lương khởi điểm cao nhất. Những vấn đề mà trong đó việc tìm lời giải tốt nhất chỉ lưu ý đến một tiêu chuẩn gọi là những vấn đề ra quyết định một tiêu chuẩn (single-criterion decision problems). Có 3 tiêu chuẩn: lương khởi điểm, tiềm năng thăng tiến, và vị thế nghề nghiệp. Những vấn đề gồm nhiều hơn một tiêu chuẩn để lựa chọn gọi là vấn đề ra quyết định nhiều tiêu chuẩn (multicriteria decision problem).
- Bước 4: Đánh giá các phương án 8 Bảng 1-1: Dữ liệu của vấn đề chọn nơi làm việc Lương khởi điểm Tiềm năng Phương án (1000đồng) thăng tiến Vị thế nghề nghiệp 1. Đà Nẵng 800 Rất tốt Tốt 2. Sài Gòn 1200 Trung bình Tốt 3. Hà Nội 1000 Tốt Trung bình 4. Q.Nam 700 Rất tốt Tốt
- Bước 5: Chọn phương án 9 Bây giờ chúng ta sẵn sàng lựa chọn từ những phương án khả thi. Khó khăn trong lựa chọn chính là tầm quan trọng của các phương án không như nhau và không có phương án là nào tốt nhất với mọi tiêu chuẩn. Giả sử chúng ta sau khi đánh giá cẩn thận dữ liệu ở Bảng 1-1, chúng ta quyết định chọn phương án 3. Vì thế, phương án 3 được gọi là một quyết định (decision).
- 1.2. Ra quyết định và phân tích định lượng 10 Ra quyết định là một quá trình gồm 5 bước và có thể chia thành các giai đoạn như trên Hình 1.2. Hình 1.2. Các giai đoạn của quá trình ra quyết định Phân tích vấn đề Cấu trúc vấn đề Đánh Xác Xác Xác Chọn giá định định định phương phương vấn phương tiêu án án đề án chuẩn
- 1.2. Ra quyết định và phân tích định lượng 11 Hình 1-3: Vai trò của phân tích định tính và định lượng Phân tích vấn đề Ph. tích định tính Cấu trúc vấn đề Xác định Xác Xác Tóm Quyết phương định định tiêu lượt và định án vấn đề chuẩn đánh giá Ph.tích định lượng
- Tại sao phải phân tích định lượng? 12 Vấn đề phức tạp; Vấn đề quan trọng đặc biệt mà nhà quản trị muốn phân tích trước khi đưa ra quyết định; Vấn đề mới mà nhà quản trị không có kinh nghiệm; Những vấn đề có đặc trưng lặp đi lặp lại, và nhà quản trị muốn tiết kiệm thời gian và nguồn lực bằng việc dựa vào thủ tục định lượng để quyết định hằng ngày.
- 1.3.1. Các bước nghiên cứu định lượng 13 Chuẩn bị Xây dựng Giải Viết Dữ liệu mô hình Mô hình báo cáo
- a. Xây dựng mô hình 14 Mô hình là sự tái hiện đối tượng hay tình huống thật và có thể được trình bày ở những dạng khác nhau. Gồm 3 loại: Mô hình tượng hình (iconic models): là những mô hình vật thể mà nó là bản sao vật lý của đối tượng thật. Ví dụ: Mô hình máy bay, mô hình xe tải đồ chơi Mô hình tương tự (analog models): là những mô hình vật thể nhưng dạng không giống như đối tượng đã được mô hình hoá. Ví dụ: Đồng hồ tốc độ của ô tô là mô hình tương tự, Nhiệt kế là mô hình tương tự Mô hình toán học: bao gồm những mô hình trình bày bằng hệ thống các ký hiệu và mối liên hệ hoặc biểu thức toán học
- a. Xây dựng mô hình 15 Mục đích của mô hình là giúp chúng ta thực hiện suy đoán về tình huống hay đối tượng thật bằng việc nghiên cứu và phân tích mô hình. Nghiên cứu với mô hình sẽ tốn ít thời gian , chi phí và giảm rũi ro hơn so với thử nghiệm trực tiếp với đối tượng hay tình huống thật. Nghiên cứu mô hình máy bay chắc chắn sẽ nhanh hơn và chi phí ít hơn so với việc sản xuất và nghiên cứu máy bay với kích thước thật. Giá trị của mô hình phụ thuộc mô hình tái hiện tình huống thật tốt như thế nào.
- Các thành phần của các mô hình toán học 16 Hàm mục tiêu (objective function): Sự biểu diễn bằng toán học nhằm mô tả mục tiêu của bài toán. Những ràng buộc (constraints): ràng buộc về nguồn lực hay nhu cầu. Những đại lượng của mô hình Những đầu vào không điều khiển: Những nhân tố môi trường có thể ảnh hưởng đến hàm mục tiêu và những ràng buộc. Những đầu vào điều khiển: Những đầu vào mà có thể điều khiển hay được xác định bởi người ra quyết. Những đầu vào điều khiển là những phương án quyết định gọi là biến quyết định (decision variables) của mô hình.
- Các thành phần của các mô hình toán học 17 Mô hình có tất cả những đầu vào không điều khiển được biết và không thay đổi được gọi là mô hình tiền định. Tỷ suất thuế thu nhập không chịu sự chi phối của nhà quản trị nên trở thành đầu vào không điều khiển trong bất cứ mô hình quyết định. Vậy, mô hình toán với tỷ suất thuế thu nhập là đầu vào không điều khiển là mô hình tiền định Mô hình có đầu vào không điều khiển là không chắc chắn và ràng buộc bị thay đổi gọi là mô hình ngẫu nhiên hay mô hình xác suất. Một đầu vào không điều khiển của mô hình xây dựng kế hoạch là nhu cầu sản phẩm. Vì nhu cầu thay đổi nên mô hình sử dụng cầu không chắc chắn được gọi là mô hình ngẫu nhiên.
- Sơ đồ chuyển đầu vào thành đầu ra 18 Hình 1.4 Sơ đồ chuyển đầu vào của mô hình thành đầu ra Những đầu vào Những đầu vào không điều khiển điều khiển Mô hình toán học Đầu ra
- Sơ đồ chuyển đầu vào thành đầu ra 19 Hình 1.5 Sơ đồ mô hình sản xuất Những đầu vào không điều khiển Đầu vào điều khiển -Lợi nhuận mỗi đơn vị sản phẩm: 10 Giá trị khối lượng sản phẩm sản xuất: 8 -Chí phí lao động mỗi sản phẩm: 5 giờ -Năng lực: 40 giờ Mô hình toán học Max 10(8) S.t. 5(8)≤40 8≥0 Đầu ra Tổng lợi nhuận: 80 Thời gian đã dùng cho sản suất: 40
- b. Chuẩn bị dữ liệu 20 Dữ liệu là giá trị của những đầu vào không điều khiển trong mô hình. Tất cả dữ liệu phải được xác định trước khi giải và phân tích mô hình. Trong nhiều tình huống khi xây dựng mô hình, dữ liệu chưa có nên thường dùng những ký hiệu để xây dựng mô hình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Phương pháp định lượng trong quản lý
234 p | 1227 | 282
-
Bài giảng Phân tích định lượng trong kinh doanh (Trần Tuấn Anh) - Chương 4: Quy hoạch tuyến tính
34 p | 365 | 77
-
Bài giảng môn PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG TRONG KINH TẾ
61 p | 302 | 74
-
Bài giảng Phân tích định lượng trong kinh doanh (Trần Tuấn Anh) - Chương 5: Quản trị dự án
35 p | 301 | 74
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh: Chương 6 - ThS. Nguyễn TIến Dũng
16 p | 265 | 58
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh: Chương 5 - ThS. Nguyễn TIến Dũng
11 p | 218 | 49
-
Bài giảng Phương pháp định lượng trong kinh tế (full)
273 p | 167 | 42
-
Bài giảng Định mức KT kỹ thuật - Cơ sở của QTKD: Bài 3 - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương
25 p | 186 | 42
-
Bài giảng Bài 3: Nghiên cứu định lượng
26 p | 161 | 24
-
Bài giảng Ra quyết định quản trị: Chương 6 - TS. Nguyễn Ngọc Thắng
8 p | 167 | 24
-
Bài giảng học phần Quản lý rủi ro đầu tư: Bài 2 - TS. Hồ Ngọc Ninh
31 p | 110 | 13
-
Bài giảng Marketing quốc tế: Chuyên đề 6 - Phạm Văn Chiến
17 p | 96 | 10
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
90 p | 92 | 9
-
Bài giảng Ứng dụng định lượng trong quản trị doanh nghiệp thủy sản
11 p | 117 | 8
-
Bài giảng Quản lý chất lượng ngành may: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Kim Thu
91 p | 23 | 6
-
Bài giảng Quản lý chất lượng ngành may: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Kim Thu
74 p | 23 | 5
-
Bài giảng Quản trị lực lượng bán hàng: Chương 3 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh
62 p | 19 | 5
-
Bài giảng Quản trị tác nghiệp 1: Chương 2 - PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu
22 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn