intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý lưu vực 1 - Nguyễn Thị Hạnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:74

26
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản lý lưu vực 1 cung cấp cho sinh viên hiểu và giải thích được các quá trình tự nhiên cơ bản trong lưu vực, đồng thời tính toán được các đặc trưng thủy văn, xói mòn đất, sự bồi lắng chất xói mòn trong lưu vực, đồng thời đề xuất được một số giải pháp quản lý lưu vực. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý lưu vực 1 - Nguyễn Thị Hạnh

  1. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                CƠ SỞ 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP BAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG BÀI GIẢNG QUẢN LÝ LƯU VỰC I Giảng viên: Nguyễn Thị Hạnh Đơn vị: Ban quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 1 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  2. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                Đồng Nai, tháng 9 năm 2011 Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 2 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  3. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                QUẢN LÝ LƯU VỰC I  ­ Watershed Management Số đơn vị học trình: 3, số tiết lý thuyết: 45 tiết (3 tín chỉ) Thực tập sản xuất: 15 tiết (01 tuần) HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY Cấu trúc: Lý thuyết 25 tiết, bài tập 5 tiết, thực tập 15 tiết Nội dung: Môn học cung cấp cho sinh viên hiểu và giải thích được các quá   trình tự nhiên cơ bản trong lưu vực, đồng thời tính toán được các đặc trưng thủy văn,   xói mòn đất, sự bồi lắng chất xói mòn trong lưu vực, đồng thời đề  xuất được một  số giải pháp quản lý lưu vực. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Mục tiêu, yêu cầu của môn học: Trang bị cho sinh viên những kiến thức phân  tích, đánh giá, xây dựng và thực hiện những giải pháp quản các tài nguyên thiên nhiên   liên quan đến nước, ngăn chặn sự suy giảm năng suất của các nguồn tài nguyên thiên   nhiên, suy giảm những giá trị sinh thái, môi trường vùng đầu nguồn. Mô tả  vắn tắt nội dung môn học: Quản lý lưu vực là môn học thuộc khối  kiến thức giáo dục chuyên nghiệp giảng dạy cho sinh viên ngành quản lý tài nguyên   rừng và môi trường Trường đại học lâm nghiệp. Về lý thuyết, sau khi học sinh viên sẽ hiểu được mối quan hệ giữa các nguồn   tài nguyên thiên nhiên trong lưu vực, nguyên lý chung của tuần hoàn nước và các quá  trình thuỷ văn, quy luật biến động của đất đai và các nguồn tài nguyên liên quan đến  nước, các giải pháp quản lý nước và các tài nguyên liên quan.  Về thực hành, sau khi học môn quản lưu vực sinh viên sẽ có được kỹ năng về  phân tích và dự báo biến động tài nguyên, thiết kế các giải pháp quản lý bền vững tài  nguyên vùng đầu nguồn. Nội dung chi tiết môn học Phần I: Lý thuyết (tổng số 30 tiết) Bài mở đầu: Khái niệm và sự phát triển của quản lý lưu vực (Tổng số: 3 tiết) Chương 1: Lưu vực và quản lý lưu vực (Tổng số: 5 tiết) 1.1. Khái niệm lưu vực  1.2. Các đặc trưng của lưu vực  1.3. Các thành phần tài nguyên trong một lưu vực 1.4. Quản lý lưu vực và đặc điểm của hoạt động quản lý lưu vực Chương 2: Tuần hoàn nước và các quá trình thuỷ văn (Tổng số: 7 tiết) 2.1. Tuần hoàn nước trong lưu vực  2.2. Các đặc trưng thuỷ văn trong lưu vực  Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 3 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  4. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng thuỷ văn trong lưu vực  2.4. Cân bằng nước trong lưu vực 2.5. Lũ lụt và khả năng giữ nước của rừng Chương 3: Xói mòn đất (Tổng số: 6 tiết) 3.1. Xói mòn đất và các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất  3.2. Phương trình xói mòn đất, ứng dụng phương trình xói mòn đất  3.3. Những giải pháp giảm  thiểu xói mòn đất Chương 4: Các biện pháp quản lý lưu vực (Tổng số: 9 tiết) 4.1. Mục tiêu chung của quản lý lưu vực ở vùng núi nhiệt đới  4.2. Nguyên tắc của quản lý lưu vực  4.3. Các biện pháp kỹ thuật quản lý lưu vực   4.4. Các biện pháp kinh tế xã hội quản lý lưu vực Phần II: Thực hành (Tổng số: 15 tiết) 1. Thiết lập phương trình cân bằng nước cho một lưu vực 2. Thiết kế biện pháp kỹ thuật chống xói mòn đất Phần C: Thực tập sản xuất (Tổng số: 15 tiết) Bài 1. Điều tra hiện trạng tài nguyên trong lưu vực Bài 2. Điều tra điều kiện KT­XH và khoa học công nghệ cho QLTN Bài 3. Xây dựng phương án quản lý lưu vực NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Bài mở đầu Khái niệm và sự phát triển của quản lý lưu vực 1. Khái niệm và tính cấp bách của quản lý lưu vực  Lưu vực là quá trình vận chuyển của nước trên một diện tích nhất định. Vì  vậy muốn tìm hiểu về lưu vực và quản lý lưu vực, trước hết phải tìm hiểu về nước. 1.1. Nước a. Khái niệm về nước Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hyđrô, công thức hóa học là H2O.  Nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và đời sống. 70 % diện   tích Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3 % nằm trong các nguồn có thể  khai  thác dùng làm nước uống. Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 4 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  5. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                Theo Luật Tài nguyên nước do Quốc hội ban hành ngày 20/05/1998 "Nước là   tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường,   quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể  gây ra tai họa cho con người và môi trường".  Nước là vật chất cần thiết để  cấu tạo nên tế  bào và cơ  thể  sống, cần thiết  cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, hoạt động sản xuất và hình thành nên điều kiện  ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm, điều kiện giải trí, nghỉ  ngơi tĩnh dưỡng của con   người.  b. Đặc tính của nguồn nước Tính hiệu ích của nước thể hiện qua các tính chất liên quan đến khả năng đáp  ứng cho nhu cầu sống và thiên nhiên, quan trọng nhất là tính ngọt, tính sạch, tính tại   chỗ, tính đủ và tính ổn định. * Tính ngọt của nguồn nước: Phần lớn cuộc sống của con người và các sinh   vật trên lục địa phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước ngọt, nước ngọt được cung cấp   chủ yếu từ giáng thủy. Mưa hoặc tuyết cung cấp nước cho mặt đất, hình thành nên  nước trong đất, nước ở sông suối, ao hồ và nước ngầm trong các tầng sâu, … bằng  nhiều cách khác nhau con người khai thác các nguồn nước này để  phục vụ cho sinh   hoạt, sản xuất và tạo nên những điều kiện giải trí nghỉ dưỡng phục vụ đời sống của  chính con người. *Tính sạch của nguồn nước: Con người cũng không thể  tùy tiện sử  dụng  một loại nước bất kỳ  mà chỉ  sử  dụng khi chúng phải đạt ở  độ  sạch nhất định. Độ  sạch cần thiết  ấy tùy thuộc vào mục đích sử  dụng. Nước sử  dụng cho mục đích y  tế, chế biến thực phẩm, ăn uống và sinh hoạt thường đòi hỏi có độ  sạch cao nhất.   Nước cho thủy lợi, nuôi trồng thủy sản, … cần ở độ sạch thấp hơn. Nước cho thủy   điện, giao thông, … yêu cầu có độ sạch thấp hơn nữa. Trên cơ sở nghiên cứu những  ảnh hưởng của chất lượng nước đến đời sống và sản xuất, nhà nước đã và đang xác  định những tiêu chuẩn nước sạch đối với mỗi hoạt động khác nhau. *Tính ổn định của nguồn nước: mặc dù có thể vận chuyển nước từ nơi này  đến nơi khác nhờ hệ thống các sông đào, kênh mương, ống dẫn, … nhưng việc cung   cấp nước đi xa thường tốn kém và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để tiết kiệm  và hạ  giá thành phần lớn con người vẫn sử dụng nước tại chỗ. Các thành phố, khu   dân cư, khu sản xuất thường được phân bố ở những nơi có nguồn cung cấp nước ổn  định như: Ven sông, ven hồ và những nơi có khả năng khai thác nước ngầm khác. Hiệu ích của nguồn nước còn phụ  thuộc vào tính  ổn định của dòng chảy.  Nguồn nước thất thường sẽ  làm giảm mức an toàn cho sản xuất và đời sống. Các  hiện tượng hạn hán, lũ lụt, mất mùa cây trồng, tạm ngừng phát điện, … phần lớn có  liên quan đến tính kém ổn định của nguồn nước. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ  quan trọng của các chương trình quản lý nguồn nước hiện nay là điều tiết dòng chảy  để giảm nhẹ những thiệt hại do tính không ổn định của nguồn nước gây nên. Bảo vệ  nguồn nước là toàn bộ  những hoạt động nhằm duy trì và cải thiện  tính hiệu ích của nguồn nước. Mục tiêu đặt ra là làm tăng sản lượng nước tại chỗ ở  Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 5 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  6. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                mọi điểm trên lãnh thổ, đặc biệt là sản lượng nước trong mùa khô, làm giảm tính   biến động của dòng chảy, làm giảm lũ lụt và hạn hán, ngăn chặn và khắc phục các  quá trình làm ô nhiễm nguồn nước. Nước có tầm quan trọng đặc biệt nhưng sự phân bố không đều về chất lượng   và số  lượng nguồn nước là một trong những nhân tố  cơ  bản dẫn đến sự  phân bố  không đều của các giống loài sinh vật, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, khu dân   cư và sự phồn thịnh của xã hội loài người. Nhận thức được tầm quan trọng của nước, con người đã không ngừng tìm   hiểu, nghiên cứu các hiện tượng, quá trình có liên quan đến chất lượng và số lượng   của nguồn nước, các giải pháp để khai thác và sử dụng nó một cách hiệu quả. Trong   những thập kỷ gần đây, trong khi nhu cầu nước ngày một tăng thì nguồn nước lại bị  suy thoái nghiêm trọng. Hiện tượng hoang hóa đất đai, đói nghèo và bệnh tật có liên  quan đến nguồn nước đang đe dọa cuộc sống của hàng tỉ người trên khắp hành tinh,  việc nghiên cứu sử  dụng bền vững và hiệu quả  nguồn nước đã trở  thành một nhu   cầu, một nhiệm vụ cấp bách mang tính sống còn. Thực tiễn đó đã ra đời môn khoa  học mới đó là khoa học về Quản lý lưu vực. 1.2. Lưu vực  Lưu vực là phần diện tích bề mặt đất trong tự nhiên mà mọi lượng nước mưa  khi rơi xuống sẽ  tập trung lại và thoát qua một cửa ra duy nhất. Trên thực tế, lưu  vực thường được đề  cập đến là lưu vực sông, và toàn bộ  lượng nước trên sông sẽ  thoát ra cửa sông. Nhìn tổng thể, lưu vực được mô phỏng như sau: Hình mô phỏng một lưu vực  Theo khái niệm chung, lưu vực là một đơn vị  diện tích mặt đất, mà trong đó  những quá trình tích luỹ và vận chuyển của nước diễn ra tương đối độc lập với các  diện tích xung quanh.  Trong thực tế, lưu vực thường được hiểu là diện tích mà toàn bộ  nước mưa  rơi xuống được tập trung về  một điểm trước khi chảy ra. Lưu vực này phân cách   với các lưu vực khác xung quanh bằng những dông núi, đồi, gò liên tiếp bao quanh  nó. Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 6 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  7. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                1.3. Quản lý lưu vực Theo tài liệu hướng dẫn quản lý lưu vực của tổ chức nông lương thế giới thì  “quản lý lưu vực là quá trình thiết lập và thực hiện một chuỗi các hành động liên  quan   đến   việc   đẩy   mạnh   việc   sử   dụng   hệ   thống   tự   nhiên   trong   một   lưu   vực   (watershed) để đạt được những mục tiêu cụ thể” (FAO Conservation Guide, 1986).  Trong quản lý tài nguyên chỉ  tập trung vào quản lý từng tài nguyên riêng lẻ  như thủy sản, rừng và đời sống hoang dã; hay quản lý riêng lẻ từng thành phần của   môi trường như  nước, không khí, đất đai dẫn tới việc quản lý các hệ  sinh thái bị  phân cách và mang tính chủ  quan từ  người sử  dụng, quản lý lưu vực được xem là   cách tiếp cận hợp lý hơn để khai thác và bảo vệ tài nguyên. Một số  nhà khoa học coi quản lý lưu vực như  một tiến trình hướng dẫn, tổ  chức sử dụng đất và những tài nguyên khác để cung cấp tốt những yêu cầu và phục  vụ  con người mà không  ảnh hưởng tới tài nguyên đất và nước. Quản lý lưu vực  cũng được định nghĩa như một quá trình tối ưu hóa về sử dụng tài nguyên trong lưu   vực như tối đa sự cung cấp nước, hạn chế tối đa các vấn đề  xói mòn và bồi tụ, lũ   lụt và hạn hán. Đến nay, quản lý lưu vực có thể được hiểu là việc xây dựng và tổ chức thực   hiện các hoạt động nhằm duy trì, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho  phát triển  kinh tế xã hội  lưu vực. Quản lí lưu vực là quản lí, bảo vệ và phát triển nguồn nước tự nhiên của một   lưu vực sông (nước mặt, nước dưới đất).  Nội dung QLLV gồm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố  địa hình, địa chất,  thổ  nhưỡng, thực vật và nước dưới đất hình thành trên lưu vực; đánh   giá các  ảnh  hưởng hoạt động kinh tế của con người đến nguồn nước của lưu vực, sử dụng đất,  chống xói mòn, trồng hoặc phá rừng, ... trên lưu vực; tính toán và xác định các đặc   tính cũng như  trữ  lượng nguồn nước tự nhiên của lưu vực; nghiên cứu và đề  xuất   các biện pháp nhằm quản lí, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước của lưu   vực. Mục đích của QLLV là phục hồi và cải thiện tính hữu ích của nguồn nước   nhằm phát huy những giá trị kinh tế và sinh thái ở mức tối đa. Để đạt được mục đích   trên, con người phải nghiên cứu quy luật hình thành, vận động và biến đổi của tài   nguyên nước, mối quan hệ  của nước với các thành phần môi trường khác, những   hoạt động kinh tế  có  ảnh hưởng quyết định đến đời sống của con người và thiên  nhiên, nghiên cứu được những giải pháp nâng cao hiệu quả  kinh tế và sinh thái của   nước. Quản lý lưu vực (QLLV) là khoa học nhằm duy trì, nâng cao tính hiệu ích của   nguồn nước, phát huy giá trị  kinh tế  và sinh thái  ở  mức tối đa. Về  mặt hành động:  “Quản lý lưu vực là một quá trình thiết lập và thực hiện một chuỗi các hành động  liên   quan   đến   việc   đẩy   mạnh   sử   dụng   hệ   thống   tự   nhiên   trong   một   lưu   vực  (watershed) để đạt được những mục tiêu cụ thể” (FAO, 1986). Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 7 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  8. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                Đặc tính cơ bản của quản lí lưu vực bao gồm: * Quản lý lưu vực là hoạt động mang tính kỹ thuật Nước là một nhân tố tự nhiên, các tính chất và đặc điểm biến đổi của nó phụ  thuộc chặt chẽ vào nhiều nhân tố  tự  nhiên khác theo quy luật vật lý và hóa học. Vì   vậy, để  bảo vệ, phát triển và sử  dụng nước một cách hiệu quả  cần có những biện  pháp kỹ  thuật được xây dựng trên cơ  sở  nghiên cứu quy luật phụ  thuộc vào đặc  điểm của nguồn nước và các nhân tố ảnh hưởng đặc biệt khác. Các hoạt động mang tính kỹ  thuật để  cải thiện tính hữu ích của nguồn nước   và nâng cao giá trị sử dụng như: Trồng rừng, phát triển rừng để cải thiện chất lượng   nước và ổn định dòng chảy, chống xói mòn bảo vệ đất nông nghiệp để duy trì năng  suất cây trồng trên các cùng đất dốc, xây dựng hồ đập để điều tiết dòng chảy, nâng   cao hiệu quả sử dụng năng lượng điện, tạo điều kiện phát triển nghề  cá, cải thiện  giống cây trồng vật nuôi, khai thác hợp lý các sản phẩm nông lâm nghiệp, tạo cảnh  quan phục vụ du lịch, phát triển công nghệ sau thu hoạch, … đều góp phần làm tăng   hiệu quả sử dụng nguồn nước và được coi là những nội dung của hoạt động QLLV. * Quản lý lưu vực là hoạt động mang tính liên ngành Tài nguyên nước không tồn tại một cách riêng lẻ,  ở  vùng đầu nguồn mà là  một bộ phận cấu thành và có liên hệ mật thiết với các nguồn tài nguyên thiên nhiên   khác như: Khí hậu, đất, địa hình địa mạo, sinh vật, … chúng cùng nhau hình thành   nên hệ  thống tự  nhiên, mà trong đó mỗi thành phần đều có tác động đến các thành  phần khác trong mối quan hệ biện chứng, chúng cần thiết cho sự tồn tại của nhau và   của cả  hệ thống. Những tác động của con người làm biến đổi một bộ  phận này sẽ  dẫn đến những biến đổi của các bộ phận khác cũng như hiệu quả sử dụng của toàn  hệ  thống. Vì vậy, để  có được hiệu quả  tối ưu từ  các nguồn tài nguyên, thì quản lý   lưu vực   phải là  hoạt động  mang  tính  tổng  hợp,  không  thể   quản lý   bộ  phận  tài   nguyên này mà thiếu quản lý bộ phận tài nguyên khác. Đây là lý do vì sao hoạt động  QLLV cần được thực hiện theo quan điểm hệ  thống, cần sự  phối hợp của nhiều   ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế ­ xã hội khác nhau. * Quản lý lưu vực là những hoạt động mang tính kinh tế Mục đích của hoạt động QLLV là mang lại hiệu quả tối  ưu từ việc sử dụng   các nguồn tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến tài nguyên nước. Hiệu quả đó bao   gồm hiệu quả  kinh tế  tổng hợp của nhiều ngành như: Nông nghiệp, lâm nghiệp,   năng lượng, ngư nghiệp, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp nông thôn, du lịch, dịch vụ,   … và hiệu quả  sinh thái môi trường như:  Ổn định khí hậu, giảm nhẹ  thiên tai, bảo   vệ các giống loài, bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, làm tăng vẻ đẹp   cảnh quan, duy trì những truyền thống văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử, …  Nhưng vì bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ những điều kiện sản xuất để đạt  được tính  ổn định lâu bền, nên suy cho cùng thì hiệu quả sinh thái môi trường cũng   quy được thành hiệu quả kinh tế, nhưng phần lớn đó là hiệu quả kinh tế trong tương  lai. Vì tính kinh tế  phải được xây dựng trên cơ  sở  cân nhắc hiệu quả  tổng hợp về  kinh tế và môi trường. Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 8 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  9. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                * Quản lý lưu vực là hoạt động mang tính xã hội Trong tự  nhiên, nước được vận động theo quy luật của trọng lực, nước di   chuyển từ trên cao xuống dưới thấp, từ nơi ẩm đến nơi khô, chảy tràn trên mặt hoặc   chảy ngầm trong lòng đất qua các lớp nông sâu khác nhau. Sự  di chuyển của nước   không phụ thuộc vào ranh giới hành chính của làng xã hay hộ gia đình, nó có thể vận  chuyển từ nơi này đến nơi khác theo quy luật của dòng chảy qua diện tích của nhiều  gia đình, làng xã, lãnh thổ, … Vì vậy, hoạt động QLLV của một hộ  gia đình, một   làng xã hay một địa phương thường mang lại lợi ích cho cả cộng đồng.  Mặt khác, nhiều hoạt động quản lý lưu vực như: Bảo vệ và phát triển rừng,   xây dựng hồ đập chứa nước, cải thiện giống cây trồng vật nuôi, phòng chống lũ lụt,   cải tạo dòng chảy, … chỉ thực hiện khi có sự  tham gia và liên kết của nhiều thành   viên trong cộng đồng cũng như  toàn xã hội. Do vậy, QLLV thực sự  là hoạt động   mang tính xã hội, đem lại lợi ích và cũng cần có sự tham gia của toàn xã hội. 2. Lịch sử Quản lý lưu vực Quản   lý   lưu   vực   (Watershed   management)   còn   gọi   là   kinh   doanh   lưu   vực  nước, kinh doanh vùng rừng đầu nguồn nhằm phát huy tối đa hiệu ích sinh thái, kinh  tế và xã hội của tài nguyên nước trong đất mà lấy lưu vực làm đối tượng, trên cơ sở  quy hoạch toàn diện, sắp xếp hợp lý phù hợp với các ngành, sử  dụng đất vào mục   đích nông, lâm, ngư, áp dụng biện pháp thích hợp để thiết lập và bố trí các đối sách  quản lý tổng hợp, từ  đó tiến hành bảo vệ, cải tiến và lợi dụng hợp lý đối với tài  nguyên nước. Quản lý tài nguyên nước vùng núi trên thực tế là giữ gìn nguồn nước   và đất ở vùng đồi núi. Ở  Châu Âu, QLLV bắt nguồn từ  việc sửa chữa đất vùng núi, do dân số  tập   trung lớn nhất tại vùng núi, tình trạng thoái hoá đất, sạt lở  đất ngày càng diễn ra   nghiêm trọng, con người đã coi trọng việc sửa chữa đất vùng núi với đối tượng là   lưu vực. Đồng thời, không ngừng tăng thêm nhu cầu tài nguyên nước, lợi dụng đa   mục tiêu về  tài nguyên thiên nhiên vùng núi cùng với việc phát triển nông nghiệp;   điều này cũng yêu cầu người dân coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên vùng   núi, đặc biệt là bảo vệ, cải tiến và lợi dụng hợp lý tài nguyên nước. Sau thời kỳ  phục hưng văn hóa Châu Âu, xung quanh việc tàn phá rừng bừa   bãi tại các khu vực vùng núi dẫn đến việc hoang phí đất, các nước đã quản lý lưu  vực suối với việc khôi phục rừng làm trung tâm. Ở Châu Mĩ, công tác quản lý lưu vực sớm nhất đầu tiên phải kể tới là nước  Mĩ. Năm 1930 nước Mĩ xây dựng cơ quan quản lý lưu vực đầu tiên đó là cục quản lý  lưu vực. Quan điểm về quản lý lưu vực ở nước Mỹ là do một nhà thuỷ văn rừng đưa  ra vào niên đại 40 của thế  kỷ  XX. Họ  cho rằng chỉ có thể  dùng phương pháp tổng   hợp mới có thể cải thiện tính chất của nước và tình trạng thuỷ văn của khu vực này.   Họ  kiến nghị cần kết hợp giữa việc cải thiện tình trạng thuỷ  văn, phòng trừ  sạt lở  đất đá với việc lợi dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên như  nước, đất và cây  rừng. Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 9 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  10. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                Ở Nhật Bản, vào năm 1928  sau cuộc cải cách từ nạn nước lũ và sạt lở đất đá   ở miền Đông Quan, với tư tưởng truyền thống là “Trị nước từ trị núi” đã thiết lập ra   khoa học về công trình phòng chống cát Nhật Bản (còn gọi là Bảo toàn lưu vực). Sở  Lâm Dã thuộc Bộ  Nông Lâm Nhật Bản đưa ra chính sách quản lý rừng và chủ  trì   quản lý rừng là công tác “bảo toàn lưu vực”. Từ  “quản lý vùng núi” trong từ điển đã   ban bố tại Nhật Bản có nghĩa là “quản lý lưu vực”. Sau năm 1917, học thuyết cảnh quan của những nhà khoa học về rừng phòng  hộ  nông nghiệp  ở  Liên Xô (cũ) đã đưa ra hệ  các đối sách về  quản lý lưu vực, bao  gồm việc quy hoạch phương pháp kinh doanh, phương pháp cải tạo đất rừng, cải  tạo nông nghiệp và công trình thuỷ lợi cải tạo đất. Trong những nước đang phát triển thì lợi ích từ  vùng núi đối với người dân   còn nhiều, nông nghiệp du canh du cư phát triển, thiếu những nhận thức cơ bản về  việc bảo vệ  nguồn nước, sự  lợi dụng rừng không hợp lý và vấn đề  thoái hoá lưu   vực vùng núi diễn ra nghiêm trọng. Chính phủ các nước đã chú ý và tăng cường quản   lý lưu vực  ở vùng núi với nội dung như sau: Một số nhà nước trước đây chỉ  chú ý   đến hạ  du thhi2 nay đã chú ý đến thượng du, đưa ra luật bảo vệ  rừng nguyên sinh   trong lưu vực, cấm chặt phá và lửa rừng nhưng hiệu quả mang lại không cao. Một   số  nước như  Thái Lan, Zamaika, Inđônêxia đã áp dụng phương pháp hỗ  trợ  người   dân qua kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp để bảo vệ và quản lý lưu vực, chính phủ  một số  nước đã thiết lập các cơ  quan quản lý lưu vực trong các ban ngành lâm  nghiệp, xúc tiến công tác quản lý lưu vực như  ở Thái Lan,  Ấn Độ, Thổ  Nhĩ Kỳ, …   Tổ  chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngoài việc tổ  chức các lớp bồi dưỡng   kỹ thuật về quản lý lưu vực cho các nước đang phát triển, còn hỗ  trợ tiền cho công  tác quản lý lưu vực như: Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, … Việt Nam cũng  là một trong các quốc gia đã từng nhận được hỗ  trợ  từ  phía tổ  chức Nông Lương  Liên hợp quốc về quản lý lưu vực. Việt Nam là nước có vùng đồi núi chiếm 2/3 diện tích toàn quốc, diện tích rửa  trôi bề mặt ở vùng đồi núi lên đến hàng triệu ha. Đất ở lưu vực vùng núi do canh tác   không hợp lý cùng với nạn tàn phá rừng, xói mòn diễn ra nghiêm trọng, tầng đất  canh tác mỏng, đất thoái hoá, môi trường sinh thái thoái hoá, sản lượng cây trồng đạt   giá trị thấp và khồng ổn định.  Từ  khi hoà bình lập lại  ở miền Bắc, đặc biệt là sau khi đất nước hoàn toàn   đựợc giải phóng Đảng và Chính phủ  đã rất coi trọng việc quản lý lưu vực  ở  vùng   núi, coi việc quản lý lưu vực là cương lĩnh lãnh đạo người dân ở  khu vực cần xóa  đói giảm nghèo, là chính sách và đối sách quan trọng nhằm nâng cao đời sống của  ngưòi dân địa phương. Những lưu vực vùng núi đã qua quản lý điều kiện môi trường  được cải thiện rõ rệt, lợi nhuận kinh tế của người dân được nâng cao, giảm lượng   xói mòn, rửa trôi đất, sản lượng lương thực tăng cao, hệ  kinh tế  sinh thái lưu vực   phát triển và tuần hoàn theo hướng ngày càng tốt đẹp.  Một số  mô hình cũng đạt được giải thưởng cấp nhà nước, đồng thời cùng  được tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) và các chuyên gia nước ngoài đánh  giá cao. Những năm gần đây nhà nước ta cũng đã đề  ra Chương trình “Quản lý lưu   Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 10 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  11. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                vực tổng hợp” và tổng kết được một số  lý luận cơ  bản về  quản lý lưu vực tổng   hợp. Chương 1 Lưu vực và tài nguyên trong lưu vực 1. Khái niệm lưu vực và quản lý lưu vực 1.1. Khái niệm lưu vực Trong tự nhiên, khi nước mưa rơi xuống chúng luôn vận chuyển theo quy luật  của trọng lực đó là chảy từ trên cao xuống thấp. Từ đỉnh núi hoặc sườn núi trên cao  nước chảy tràn bề  mặt hoặc các khe mạch trong đất xuống sườn thấp và chân núi.  Nước từ những suối nhỏ trên cao chảy vào các suối lớn hơn phía dưới và cuối cùng   đổ vào các con sông. Theo nguyên lý này toàn bộ lượng nước chảy qua một điểm nào   đó trên dòng chảy đều được dồn đến từ một khu vực thu nước cố định trên mặt đất. Hình 1: Lưu vực nhìn theo mặt cắt ngang Đặc điểm số  lượng, chất lượng nước cũng như  tính hiệu ích của nó phụ  thuộc vào diện tích khu vực thu nước, đặc điểm của tài nguyên cùng cách thức quản   lý tài nguyên trên khu vực đó như: Điều kiện địa hình, đất đai, tình trạng lớp phủ  thực vật, diện tích, vị trí và đặc điểm công nghệ canh tác, số lượng, quy mô và vị trí   các hồ đập, kênh mương, …   Đặc điểm của quá trình thủy văn và mối tương tác giữa các bộ  phận tài  nguyên trong khu vực diễn ra tương đối độc lập với khu vực bên cạnh. Người ta gọi  mỗi khu vực như vậy là một vùng thu nước hay một lưu vực (watershed). Nó được  sử  dụng như  những đối tượng để  nghiên cứu quá trình thủy văn, mối quan hệ  của   các bộ phận tài nguyên thiên nhiên và hiệu quả của hoạt động QLLV. Theo khái niệm chung, lưu vực là một đơn vị  diện tích mặt đất mà trong đó  những quá trình tích lũy và vận chuyển của nước diễn ra tương đối độc lập với các   diện tích xung quanh.  Trong thực tế, lưu vực thường được hiểu là diện tích mà toàn bộ  nước mưa  rơi xuống được tập trung về  một điểm trước khi chảy ra. Lưu vực này phân cách   với các lưu vực khác xung quanh bằng những đỉnh núi, đồi, gò liên tiếp bao quanh nó. Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 11 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  12. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                Khái niệm lưu vực chỉ mang tính tương đối vì quy mô của một lưu vực có thể  biến động trong phạm vi lớn từ 1 vài ha đến hàng triệu ha. Thực tế, mỗi lưu vực lớn   có thể chứa nhiều lưu vực con và ngược lại, lưu vực nhỏ này có thể là một bộ phận   của những lưu vực kia lớn hơn. Ngoài ra, sự độc lập của các quá trình thủy văn trong   mỗi lưu vực chỉ là tương đối, vì thực chất các quá trình thủy văn của mỗi lưu vực ở  mức độ nhiều hay ít, trực tiếp hoặc gián tiếp vẫn ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của  quá trình thủy văn ở các lưu vực khác. Chẳng hạn, nước bốc hơi từ một lưu vực này   có thể di chuyển tới và ngưng kết ở một lưu vực khác, hoặc không khí khô nóng của   lưu vực này có thể  di chuyển đến và làm tăng bốc hơi nước của lưu vực khác, …   trong thực tế thì tất cả các lưu vực đều nằm trong hệ thống tuần hoàn nước của trái  đất. * Các chức năng của lưu vực ­ Lưu vực là nơi tồn tại của con người và các giống loài động thực vật, đảm   bảo duy trì những điều kiện vật lý và không gian sống cho sự tồn tại của con người   trong thiên nhiên.  ­ Lưu vực cung cấp các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin cần thiết  cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người. ­ Lưu vực là nơi chứa đựng và thanh lọc các loại chất thải ra trong quá trình   sản xuất và đời sống của con người. ­ Lưu vực cũng là nơi lưu giữ  những yếu tố  xã hội cần thiết cho sự  tồn tại   của con người như: Các yếu tố  cấu trúc xã hội, kiến thức, phong tục tập quán, tôn  giáo, tín ngưỡng, ... * Khái niệm về Quản lý lưu vực  Theo tài liệu hướng dẫn quản lý lưu vực của Tổ chức Nông Lương Thế giới   thì “Quản lý lưu vực là quá trình thiết lập và thực hiện một chuỗi các hành động liên   quan   đến   việc   đẩy   mạnh   việc   sử   dụng   hệ   thống   tự   nhiên   trong   một   lưu   vực   (watershed) để đạt được những mục tiêu cụ thể.” (FAO Conservation Guide, 1986).  Đến nay, quản lý lưu vực có thể được hiểu là việc xây dựng và tổ chức thực  hiện các hoạt động nhằm duy trì, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho  phát triển kinh tế xã hội lưu vực. 2. Cấu trúc lưu vực Cấu trúc lưu vực là thuật ngữ  dùng nói đến đặc điểm của các bộ  phận hợp   thành lưu vực như: Diện tích, độ dốc, độ cao, hình dạng, loại đá, loại đất, tình trạng   lớp phủ thực vật, số lượng, diện tích và phân bố của hồ đập, … Cấu trúc lưu vực có   ảnh hưởng quyết định đến đặc điểm của quá trình tích lũy, vận chuyển cũng như  tính hiệu ích của nước. Sơ đồ cấu trúc chung của một lưu vực nước được mô tả trên  hình 2. Khái niệm một số thuật ngữ được sử dụng để mô tả trong sơ đồ trên: Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 12 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  13. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                ­ Đường phân thủy mặt: Là đường nối liền các ngọn núi, đồi, gò liên tiếp bao   quanh lưu vực. Nước mưa rơi vào diện tích trong đường phân thủy mặt sẽ chảy vào   sông suối của lưu vực. Ngược lại, nước mưa rơi vào diện tích ngoài đường phân  thủy mặt sẽ chảy vào sông suối của các lưu vực khác xung quanh. Hình  Đường phân thuỷ mặt Giáng thủy 2: Sơ đồ  Bốc thoát hơi n­ cấu trúc lưu  vực  Lưu vực  (Adenrson   nhỏ Sông  H.. 1976) Suối ­  Đường phân  Đường  thủy   ngầm:  Sông chính phân  Là   đường  thủy  ngầm phân   chia  Lớp vỏ thấm nước Mạch ngầm nước   ngầm  dưới   mặt  Dòng chảy sông suối Đá mẹ Khe dò đất.   Nếu  Dòng chảy ngầm nước   ngấm  xuống lớp đất sâu trong đường phân thủy ngầm sẽ chảy vào sông suối của lưu vực.  Ngược lại, nước ngấm xuống lớp đất sâu ngoài đường phân thủy ngầm sẽ chảy vào   sông suối của các lưu vực khác. Thường thì đường phân thủy mặt trùng với đường  phân thủy ngầm. Chỉ  trường hợp các lớp đất đá được phân bố  thành những lớp  nghiêng so với mặt đất thì có thể nước ngầm ở ngoài đường phân thủy mặt vẫn có  thể chảy vào sông suối của lưu vực. Dòng chảy sông suối được tạo nên bởi hai bộ  nguồn chính: Dòng chảy trên  mặt đất và dòng chảy ngầm nhưng ở các lớp đất cao hơn đáy sông.  ­ Dòng chảy ngầm: Là dòng chảy trong lớp cát, sỏi và đá dưới đáy sông.  Thường không đo trực tiếp được dòng chảy ngầm mà phải xác định thông qua các bộ  phận khác của cân bằng nước.  ­ Vỏ thấm nước của lưu vực: là lớp đất trên cùng tương đối tơi, xốp nước có  thể thấm qua và di chuyển được.  ­ Mạch ngầm và khe dò là nơi những lớp đá không thấm nước bị đứt gẫy tạo   thành đường dẫn nước xuống các lớp đá dưới sâu.  ­ Sông chính là sông lớn nhất trong lưu vực, có độ chênh cao nhỏ và thường có   nước quanh năm. Sông nhánh là các sông nhỏ hơn, thường dốc hơn và có thể bị cạn  theo mùa.  ­ Lưu vực con là một bộ  phận của lưu vực và có quá trình tích lũy, vận  chuyển nước tương đối độc lập với những lưu vực con khác. 3. Các bộ phận tài nguyên chính trong lưu vực Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 13 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  14. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                Các bộ  phận tài nguyên chính trong lưu vực gồm: Đất, nước và thực vật.   Chúng có quan hệ  chặt chẽ và  ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Đặc điểm của mỗi bộ  phận này được quy định bởi những đặc điểm của các bộ phận khác. Đất là nguồn tài nguyên quan trọng trong lưu vực có ảnh hưởng đến thực vật  và nguồn nước. Đất có độ phì cao sẽ đảm bảo được những điều kiện cần thiết cho   phát triển lớp phủ thực vật nhờ đó bảo vệ được nguồn nước. Trong điều kiện đất bị  thoái hóa, thực vật kém phát triển thì khả  năng thanh lọc làm sạch nước, khả  năng   giữ nước và điều hòa dòng chảy cũng như các tĩnh hữu ích khác của nguồn nước sẽ  giảm xuống. Thực vật là một bộ phận quan trọng, có chức năng hình thành và cung cấp liên  tục những sản phẩm nuôi dưỡng sự sống trong lưu vực. Sự  sinh trưởng, phát triển  của thực vật chịu  ảnh hưởng của điều kiện đất đai và nguồn nước, song cũng ảnh  hưởng mạnh mẽ đến các đặc điểm của hai nguồn tài nguyên này. Khi lớp phủ thực  vật phát triển tốt nó có thể bảo vệ đất khỏi xói mòn, cung cấp mùn qua cành khô lá  rụng, làm tơi xốp đất bằng hệ rễ dày đặc, … Nhờ đó lớp phủ thực vật có tác dụng   bảo vệ và cải tạo các tính chất vật lý và hóa học đất, nâng cao độ phì đất. Mặt khác,  lớp phủ thực vật đất cũng có vai trò làm giảm dòng chảy mặt, tạo điều kiện để tăng  độ   ẩm và dòng chảy ngầm trong đất. Nhờ  đó nó có tác dụng làm sạch nước, cung  cấp nước ổn định hơn cho đất và điều hòa dòng chảy sông suối. Nước là bộ  phận tài nguyên có  ảnh hưởng lớn đến đất, thực vật cũng như  toàn bộ  các đặc điểm khác của lưu vực. Thiếu nước sẽ  làm giảm độ  phì đất và  những điều kiện cần thiết khác cho phát triển của thực vật. Phần lớn các vùng đất   hoang hóa, sa mạc, bán sa mạc đều liên quan đến sự thiếu hụt và phân bố không đều   của nước. Đất, nước và thực vật luôn tác động qua lại lẫn nhau trong mối liên hệ  biện   chứng. Chúng quy định những đặc điểm của nhau và quyết định phần lớn những tính   chất của sinh cảnh. Có thể  hình dung tính thống nhất của các bộ  phận tài nguyên  thiên nhiên trong lưu vực theo sơ đồ sau: ĐẤ T NƯỚC LƯU  VỰ TH C ỰC  VẬT Hình 3: Sơ đồ về tính thống nhất giữa các bộ phận tài nguyên trong lưu vực Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 14 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  15. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                Trong lưu vực, sự  biến đổi của một thành phần này luôn luôn kéo theo sự  biến đổi của các thành phần khác, những tác động làm cải thiện hoặc dẫn đến thoái  hóa thành phần này luôn dẫn đến những biến đổi theo chiều hướng cải thiện hoặc   làm thoái hóa thành phần khác. Vì vậy, trong thực tế  không thể  bảo vệ  được một   thành phần đơn lẻ  khi không tiến hành bảo vệ  đồng thời những thành phần khác.   Ngược lại, khi đã bảo vệ được một thành phần này cũng có nghĩa là đã bảo vệ được  những thành phần khác còn lại trong hệ thống. Đây cũng chính là lý do chương trình  quản lý lưu vực luôn mang tính tổng hợp – quản lý đồng thời các tài nguyên vì hiệu  suất cao của toàn hệ thống. Chương 2 Tuần hoàn nước và các quá trình thủy văn 1. Khái niệm về tuần hoàn nước và các quá trình thuỷ văn Trong tự  nhiên nước vận chuyển theo hai chiều trái ngược nhau, từ  thấp lên  cao khi ở thể lỏng và vận chuyển từ cao xuống thấp khi ở thể khí. Nhờ quy luật này   mà nước trong tự nhiên vận chuyển được theo những chu trình khép kín được gọi là   sự tuần hoàn nước.  Vòng tuần hoàn nước: Là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong  lòng đất và trong bầu  khí quyển  của  Trái Đất. Nước trái đất luôn vận  động và  chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và   ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ  hàng tỉ  năm và tất cả  cuộc  sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó, Trái Đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể  sống được nếu không có nước. Vòng tuần hoàn nước được Cục Địa chất Mĩ mô  phỏng qua sơ đồ sau: Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 15 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  16. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                Hình 4: Vòng tuần hoàn nước (nguồn: http://vi.wikipedia.org) Vòng tuần hoàn nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu   từ  các  đại dương.  Mặt Trời  điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng  nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí   bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ  thấp hơn hơi  nước bị  ngưng tụ  thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những   đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia   tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ dưới dạng tuyết được  tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng nghìn năm.  Trong những vùng khí hậu  ấm áp hơn, khi  mùa xuân  đến, tuyết tan và chảy thành  dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ  rơi trên các đại  dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ  trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Một phần   dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong khu vực, với  dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương. Dòng chảy mặt, nước thấm được  tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt. Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng  chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một  lượng nhỏ  nước được giữ  lại  ở  lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở  lại vào  nước mặt và đại đương dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra   thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát  hơi qua lá cây. Phân bổ nước được thể hiện qua biểu đồ ở hình 03. Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 16 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  17. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                Hình 5: Nước trên trái đất (nguồn: http://vi.wikipedia.org) ­ Đại tuần hoàn nước: Là vòng tuần hoàn nước lớn trong đó nước từ  đại  dương bốc hơi vào khí quyển, hơi nước được vận chuyển nhờ  gió vào các lục địa,  sau đó được ngưng kết thành mưa rơi xuống mặt đất. Theo dòng chảy nước mặt và  nước ngầm đổ  ra sông suối, cuối cùng quay trở  về  đại dương. Tính trung bình một  năm từ  các đại dương có 448.000 km3  nước bốc hơi vào khí quyển. Trong đó có  36.000 km3  được vận chuyển vào đất liền và có đúng khối lượng nước  ấy được  chuyển theo sông suối đổ ra biển.  ­ Tiểu tuần hoàn nước: Là vòng tuần hoàn nước nhỏ trong đó nước bốc hơi từ  mặt đệm của một địa phương, được ngưng kết và rơi xuống ngay tại địa phương đó.   Theo những tính toán thuỷ  văn, trung bình một năm từ  lục địa có 63.000 km 3 nước  bốc hơi vào khí quyển. Cũng trong một năm tổng lượng mưa  ở  đất liền là 99.000   km3, đúng bằng tổng lượng nước bốc hơi từ lục địa cộng với lượng nước được vận  chuyển từ đại dương vào.  Tiểu tuần hoàn nước có ý nghĩa quan trọng. Nó làm tăng lượng mưa, làm tăng   lượng nước tưới cho thực vật, tăng nước cung cấp cho các hồ, đập. Để  nâng cao  hoạt động của tiểu tuần hoàn nước ở  lục địa cần phải cải tạo tính chất vật lý của   mặt đệm theo chiều hướng làm tăng khả năng tích luỹ và bốc thoát hơi nước của nó.  Chẳng hạn, trồng rừng, xây hồ, đập, ... Như vậy, tuần hoàn nước được xem như một hệ thống gồm các bộ phận tích   luỹ  nước (khí quyển, vỏ  đất, sông suối, …) và các dòng vận chuyển nước (rắn,  lỏng, khí) trong từng bộ phận cũng như  giữa các bộ  phận đó. Người ta gọi các quá  trình tích luỹ  và vận chuyển nước trong tự  nhiên là những quá trình thuỷ  văn. Phụ  thuộc vào tính chất vật lý, địa lý của địa phương mà đặc điểm của những quá trình  thuỷ  văn rất khác nhau, chúng lại quyết định đến toàn bộ  tính hiệu ích của nguồn  nước trong lưu vực.  Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 17 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  18. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                Theo Cục Địa chất Mĩ, nước gồm có 13 thành phần như sau: Nước đại dương: Một lượng nước khổng lồ được trữ ở các đại dương trong  một thời gian dài hơn là được luân chuyển qua vòng tuần hoàn nước. Các nhà địa  chất Mĩ  ước tính có khoảng 1.338.000.000 km3  nước được trữ  trong đại dương,  chiếm khoảng 96,5 %, và đại dương cũng cung cấp khoảng 90 % lượng nước bốc  hơi vào trong vòng tuần hoàn nước trên trái đất. Trong những thời kỳ  khí hậu lạnh, nhiều đỉnh núi băng và những dòng sông   băng được hình thành, một lượng nước trái đất khá lớn được tích lại dưới dạng băng  làm giảm bớt lượng nước trong những thành phần khác của vòng tuần hoàn nước.   Ngược lại, trong thời kỳ  ấm cuối thời kỳ băng hà những sông băng bao phủ  1/3 bề  mặt trái đất, mực nước các đại dương thì thấp hơn ngày nay khoảng 122   m  (400  feet). Cách đây khoảng 3 triệu năm, khi trái đất  ấm hơn, mực nước của các đại  dương có thể đã cao hơn hiện nay khoảng 50 m (165 feet). Có những dòng chảy trong đại dương di chuyển một khối lượng lớn nước   khắp thế giới. Những sự di chuyển này có ảnh hưởng lớn đến vòng tuần hoàn nước   và khí hậu. Dòng Gulf Stream được biết đến nhiều như là một dòng biển nóng trong  vùng Đại Tây Dương, chúng vận chuyển nước từ vùng Vịnh Mexico ngang qua Đại  Tây Dương hướng đến nước Anh. Với tốc độ  60 dặm (97 km) một ngày, dòng Gulf  Stream đem theo một lượng nước nhiều bằng 100 lần tất c ả các sông trên trái đất.  Xuất phát từ  những vùng khí hậu  ấm, dòng Gulf mang theo nước  ấm hơn đến  Bắc  Đại Tây Dương, làm  ảnh hưởng đến khí hậu của một vài vùng, như  phía tây nước   Anh.  Bốc hơi: Bốc hơi nước là một quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi  hoặc khí. Bốc hơi nước là đoạn đường đầu tiên trong vòng tuần hoàn mà nước   chuyển từ thể lỏng thành hơi nước trong khí quyển. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng  các đại dương, biển, hồ và sông cung cấp gần 90 % độ  ẩm của khí quyển qua bốc  hơi, 10 % còn lại là do thoát hơi của cây. Nhiệt hay còn gọi là năng lượng là nhân tố  cần thiết cho bốc hơi nước xuất   hiện. Năng lượng được sử dụng để bẻ gãy những liên kết giữa các phân tử nước, nó  là nguyên nhân tại sao nước có thể  dễ  dàng bốc hơi tại  điểm sôi  (212°F, 100°C)  nhưng bốc hơi rất chậm tại điểm đóng băng. Khi độ   ẩm tương đối không khí đạt  100 %, tức là ở trạng thái bão hoà hơi nước, bốc hơi không thể tiếp tục diễn ra. Quá   trình bốc hơi nước tiêu thụ nhiệt năng từ môi trường, đó là nguyên nhân tại sao nước  bốc hơi từ da làm bạn mát. Bốc hơi nước từ các đại dương là cách chính để nước được luân chuyển vào   trong khí quyển. Diện tích của các đại dương (trên 70 % diện tích bề  mặt của Trái  Đất được bao phủ bởi các đại dương) cung cấp những cơ hội lớn cho quá trình bốc   hơi diễn ra. Trên phạm vi toàn cầu, lượng nước bốc hơi cũng bằng với lượng giáng  thủy. Mặc dù vậy, tỉ lệ giữa lượng nước bốc hơi và lượng giáng thuỷ biến đổi theo   vùng địa lý. Thông thường, trên các đại dương lượng bốc hơi nhiều hơn lượng giáng  thủy, trong khi đó trên mặt đất, lượng giáng thủy vượt quá lượng bốc hơi. Phần lớn  lượng nước bốc hơi từ  các đại dương rơi ngay trên đại dương qua quá trình giáng  Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 18 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  19. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                thủy. Chỉ  khoảng 10 % nước bốc hơi từ  các đại dương được vận chuyển vào đất  liền và rơi xuống thành giáng thuỷ. Khi bốc hơi, một phân tử nước tồn tại trong khí   quyển khoảng 10 ngày. Kết quả tính toán cho thấy nếu dồn toàn bộ nước trong khí quyển về mặt đất   sẽ được một lớp dày chừng 25 mm. Trong khi đó, tổng lượng mưa hàng năm ở  một  địa phương có thể  lên tới hàng nghìn mm. Như  vậy, nước trong khí quyển đã thực   hiện 40­50 vòng tuần hoàn một năm, trong đó nó phải trải qua ba mắt xích quan   trọng là bốc hơi, ngưng kết và giáng thuỷ. Nước được bốc hơi từ  biển hồ, sông, suối, mặt đất, thực vật, ... vào khí   quyển.   Khi gặp  điều  kiện  thuận lợi nhất  định,   hơi  nước  trong  khí  quyển được  ngưng kết và quay trở  về  mặt đất dưới dạng mưa, tuyết, sương, ... tạo nên những  vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên.  Nước khí quyển: Mặc dù khí quyển không là kho chứa nước khổng lồ, nhưng   nó là một “siêu xa lộ” để  luân chuyển nước khắp toàn cầu. Trong khí quyển luôn   luôn có nước, những  đám mây  chính là một dạng nhìn thấy được của nước khí   quyển, trong không khí trong cũng chứa đựng nước ­ những phần tử  nước này quá  nhỏ  để  có thể  nhìn thấy được. Thể  tích nước trong khí quyển tại bất kỳ thời điểm  nào vào khoảng 12.900 km3. Nếu tất cả lượng nước khí quyển rơi xuống cùng một  lúc, nó có thể bao phủ khắp bề mặt trái đất với độ dày 2,5 cm. Sự  ngưng tụ  hơi nước: Sự  ngưng tụ  hơi nước là quá trình hơi nước trong   không khí được chuyển sang thể nước lỏng. Ngưng tụ hơi nước rất quan trọng đối  với chu trình tuần hoàn nước vì nó hình thành nên các đám mây, những đám mây này   có thể tạo ra mưa, nó là cách chính để nước quay trở lại trái đất. Ngưng tụ hơi nước  là quá trình ngược lại với bốc hơi nước.  Sự ngưng tụ hơi nước cũng là nguyên nhân của hiện tượng sương, hoặc nước  tụ trên mắt kính khi ta từ một phòng lạnh đi ra ngoài trong một ngày nóng, ẩm ướt,   còn trong một ngày lạnh nước có thể nhỏ giọt bên ngoài cốc uống nước hay có nước   ở phía bên trong cửa sổ. Ngay cả khi bầu trời trong xanh không một gợn mây, nước  vẫn tồn tại dưới hình thức hơi nước và những giọt nước li ti không thể  nhìn thấy   được. Những phân tử  nước kết hợp với những phân tử  bụi,  muối,  khói  trong khí  quyển để hình thành nên các hạt nhân mây (giọt mây nhỏ, đám mây nhỏ), nó gia tăng  khối lượng và phát triển thành những đám mây. Khi những giọt nước kết hợp với   nhau, gia tăng về  kích thước, những đám mây phát triển và đến một mức độ  nhất  định thì mưa sẽ xảy ra. Các đám mây hình thành trong khí quyển do không khí chứa hơi nước bốc lên  cao và lạnh đi. Phần quan trọng của quá trình này là không khí sát mặt đất ấm lên do   bức xạ  mặt trời. Nguyên nhân lớp khí quyển phía bên trên mặt đất lạnh đi là do áp  lực không khí. Không khí có trọng lượng và tại mực nước biển trọng lượng của một   cột không khí nén xuống trên đầu bạn khoảng 32 kg trên mỗi inch vuông (6,5 cm2),  áp lực này được gọi là khí áp, nó là kết quả  của  mật độ  không khí trong cột không  khí phía trên. Càng lên cao càng ít không khí phía bên trên vì thế càng ít áp lực, khí áp  Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 19 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
  20. Ban Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường                                                                                               Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm   nghiệp                                                                                                                thấp hơn và mật độ không khí giảm theo độ cao. Điều này làm cho không khí trở nên  lạnh hơn.  Giáng thủy: Là nước thoát ra khỏi những đám mây dưới dạng nước mưa, mưa   tuyết, mưa đá, tuyết. Đó là cách chính để  nước từ  khí quyển quay trở  lại Trái Đất.   Phần lớn lượng giáng thuỷ là mưa. Lượng giáng thủy trên trái đất được thể hiện qua  hình 6. Hình 6: Lượng giáng thủy trung bình năm trên thế giới Những đám mây trên bầu trời chứa hơi nước và những hạt nhân mây nhỏ, các  hạt nhân mây này quá nhỏ để có thể rơi xuống thành mưa, nhưng nó cũng đủ lớn để  hình thành nên các đám mây có thể nhìn thấy được. Nước liên tục bốc hơi và ngưng   tụ  trong khí quyển. Nếu nhìn gần một đám mây, ta có thể  nhìn thấy những phần  đang biến mất (đang bốc hơi) trong khi những phần khác đang phát triển (ngưng tụ). Phần lớn lượng nước được ngưng tụ  trong các đám mây không rơi xuống  thành giáng thuỷ. Vì để  giáng thuỷ  xảy ra, trước tiên những giọt nước nhỏ  phải  được ngưng tụ. Những phân tử nước có thể kết hợp với nhau thành những giọt nước   lớn hơn và đủ nặng để rơi thành mưa. Cần tới hàng triệu hạt mây để hình thành chỉ  một hạt mưa nhỏ. Lượng giáng thủy phân bố  không đều trên thế  giới, trong một nước hoặc  thậm chí trong một thành phố. Ví dụ tại quận 9 – Tp.HCM, một trận mưa giông mùa  hè có thể  cho một lớp nước dày vài cm, trong khi đó  ở  quận Bình Thạnh, quận 5,  quận 3 – Tp.HCM chỉ cách đó vài km thì vẫn khô ráo.  Nước băng và tuyết: Nước được giữ lâu dài trong băng, tuyết và các sông băng  là một thành phần của vòng tuần hoàn nước toàn cầu. Vùng Nam cực chiếm 90 %   tổng lượng băng của trái đất, các đỉnh núi băng ở Greenland chiếm 10 % tổng lượng   băng trên toàn cầu. Một vài số liệu về các dòng sông băng và những đỉnh núi băng: Bài giảng môn Quản lý lưu vực I                                                          ­ 20 ­                                                     Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị  Hạnh                                                 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0