Bài giảng Quản trị chiến lược - Chương 4: Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp (Năm 2022)
lượt xem 22
download
Bài giảng Quản trị chiến lược - Chương 4: Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: phân tích nguồn lực – năng lực – năng lực cốt lõi; xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp; đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp; mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên trong (IFAS);... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị chiến lược - Chương 4: Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp (Năm 2022)
- Chương 4. Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp Học phần: 3 tín chỉ Đối tượng: Chính quy 87 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- Nội dung ❑ 4.1. Phân tích nguồn lực – năng lực – năng lực cốt lõi ❑ 4.2. Xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ❑ 4.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp ❑ 4.4 Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên trong (IFAS) 88 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- 4.1.1 Phân tích các nguồn lực ❑ Khái niệm: Nguồn lực là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh ❑ Phân loại: ▪ Nguồn lực hữu hình: vật chất, tài chính, con người, tổ chức… ▪ Nguồn lực vô hình: công nghệ, danh tiếng, bí quyết… 89 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- Ví dụ: Top 10 Thương hiệu thế giới Giá trị thương hiệu 2020 Giá trị thương hiệu 2019 Thương hiệu Vị trí 2020 Vị trí 2019 (triệu đô) (triệu đô) Amazon 1 1 220.790.,8 187.905,2 Google 2 3 159.722,1 142.754,9 Apple 3 2 140.524,3 153.634,3 Microsoft 4 4 117.072 119.595 Samsung Group 5 5 94.494 91.282 ICBC 6 8 80.791,01 79.822,64 Facebook 7 7 79.804,43 83.201,5 Walmart 8 11 77.520,39 67.866,78 Ping An 9 14 69.041 57.625,82 Huawei 10 12 65.084,36 62.278,16 Nguồn: Brand Finance 90 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- 4.1.2 Phân tích các năng lực ❑ Khái niệm: Năng lực thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực, đã được liên kết một cách có mục đích tại các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. ▪ Năng lực được phát hiện khi có sự tương tác giữa nguồn lực vô hình và hữu hình ▪ Năng lực thường dựa trên việc phát triển, thực hiện, trao đổi thông tin và kiến thức thông qua nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 91 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- 4.1.2. Phân tích các năng lực ❑ Cơ sở của năng lực: ▪ Kiến thức hoặc kỹ năng độc đáo của nhân viên ▪ Tài chuyên môn chức năng của những nhân viên này ❑ Năng lực thường được phát triển tại những khu vực chức năng chuyên biệt hoặc là một phần của khu vực chức năng. 92 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- Một số năng lực của DN Các lĩnh vực Năng lực Doanh nghiệp chức năng Phân phối Kỹ năng quản trị logistic hiệu quả Wal-Mart Nguồn nhân lực Có động cơ thúc đẩy, giao quyền điều hành và khả Aerojet năng giữ chân người lao động Hệ thống Cơ sở dữ liệu khách hàng Wal-Mart quản trị thông tin Amazon.com Marketing Hoạt động xúc tiến thương hiệu các sản phẩm. Gillette Dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả Ralph Lauren Clothing Khả năng nhận ra xu thế thời trang trong tương lai Quản trị Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ quản lý Hewlett-Packard Cấu trúc tổ chức có hiệu quả Pepsi Co Sản xuất Kỹ năng thiết kế và sản xuất s/p có độ tin cậy. Komatsu Công nghệ sản xuất bằng máy móc tự động và tinh vi Intel Sản xuất các bộ phận và sản phẩm siêu nhỏ Sony Nghiên cứu Năng lực công nghệ độc đáo Corning và phát triển Phát triển giải pháp điều khiển thang máy Mitsibushi Công nghệ kỹ thuật số Canon 93 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- 4.1.3. Phân tích các năng lực cốt lõi Nguồn lực ❑ Năng lực cốt lõi là những năng lực mà doanh nghiệp thực hiện đặc biệt tốt hơn so với các năng Năng lực lực khác của doanh nghiệp → là nền tảng cơ sở của Cốt lõi chiến lược phát triển và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực 94 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- 4.1.3 Phân tích các năng lực cốt lõi ❑ Các Ví dụ về năng lực cốt lõi của DN ▪ Các kỹ năng đặc biệt sản xuất các sản phẩm chất lượng cao. ▪ Cung cấp các dịch vụ hậu mãi. ▪ Chi phí sản xuất thấp. ▪ Vị trí hệ thống của hàng bán lẻ thuận lợi. ▪ Công nghệ mới cho việc phát triển sản phẩm. ▪ Đội ngũ bán hàng có kỹ năng chuyên môn cao. 95 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- Nội dung ❑ 4.1. Phân tích nguồn lực – năng lực – năng lực cốt lõi ❑ 4.2. Xây dựng lợi thế cạnh tranh (LTCT) của DN ❑ 4.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp ❑ 4.4 Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên trong (IFAS) 96 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- 4.2.1. Khái niệm LTCT và LTCT bền vững ❑ Lợi thế cạnh tranh (LTCT): là những năng lực đặc biệt giúp DN đạt được những lợi ích tương tự như các ĐTCT nhưng ở mức chi phí thấp hơn (lợi thế chi phí) hoặc đạt được những lợi ích vượt xa các sản phẩm cạnh tranh (lợi thế khác biệt). LTCT cho phép DN cung ứng giá trị cao hơn cho KH, đồng thời tạo ra lợi nhuận lớn hơn cho chính công ty (Porter, 2016). ❑ Lợi thế cạnh tranh bền vững ▪ Theo Coyne Kevin (1986): LTCT bền vững có liên quan đến nỗ lực của DN trong việc thiết lập và duy trì lợi thế trong một thời gian dài. LTCT bền vững bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố: quy mô của thị trường mục tiêu; tiếp cận nhiều hơn đến các nguồn lực và KH; hạn chế về quyền hạn của các ĐTCT. Thông thường một DN có thể tạo ra LTCT bền vững dựa trên các đặc điểm không thể dễ dàng sao chép. 97 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- 4.2.2. Các yếu tố cấu thành LTCT Chất lượng Vượt trội Lợi thế cạnh tranh Hiệu suất Đáp ứng -Chi phí thấp vượt trội khách hàng -Khác biệt hóa Vượt trội Sự đổi mới Vượt trội 98 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- a. Hiệu suất vượt trội ❑ Khái niệm: Hiệu suất được tính bằng số lượng đầu vào cần thiết để sản xuất một đơn vị đầu ra sản phẩm = Đầu ra/Đầu vào ❑ Ảnh hưởng: Hiệu suất tạo nên năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn Hiệu suất vượt trội giúp doanh nghiệp đạt được Lợi thế cạnh tranh thông qua việc giảm cấu trúc chi phí 99 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- Cách thức đạt tới Hiệu suất vượt trội ❑ Tận dụng tính kinh tế theo qui mô (Microsoft, Ford’s Model T) ❑ Tận dụng đường ảnh hưởng học tập (ngành chăm sóc sức khỏe) ❑ Tận dụng đường cong kinh nghiệm (công nghiệp máy bay) ❑ Ứng dụng hệ thống sản xuất linh hoạt và kế hoạch hóa ❑ Quản trị nguyên liệu đầu vào, JIT(Just-in-time) ❑ Tập trung vào các chiến lược R&D, quản trị nhân sự, quản trị hệ thống thông tin và quản trị cơ sở hạ tầng. 100 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- b. Chất lượng vượt trội ❑ Khái niệm: Chất lượng của sản phẩm vượt trội được đánh giá dựa trên hai thuộc tính: ▪ Có độ tin cậy cao: Thực hiện tốt mọi chức năng được thiết kế và bền ▪ Tuyệt hảo: được nhận thức bởi khách hàng là tuyệt vời ❑ Ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh: ▪ Các sản phẩm có Chất lượng vượt trội có khả năng khác biệt hóa và gia tăng giá trị của sản phẩm theo đánh giá của khách hàng ▪ Việc loại bỏ lỗi của sản phẩm giúp tránh lãng phí, tăng hiệu suất và do đó giảm cấu trúc chi phí → Lợi nhuận tăng … 101 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- Sơ đồ chất lượng trong ngành ôtô Khi khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm, họ thường đánh giá dựa trên hai thuộc tính: 1. Quality as Excellence 2. Quality as Reliability 102 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- Cách thức đạt Chất lượng vượt trội ❑ Tăng chất lượng của sản phẩm vượt trội dựa trên độ tin cậy ▪ Ứng dụng các tiêu chuẩn về chất lượng như 6 Sigma, TQM, ISO… ▪ Ứng dụng qui trình tăng cường chất lượng của Deming ❑ Tăng chất lượng của sản phẩm dựa trên tính tuyệt hảo ▪ Nghiên cứu thuộc tính nào của sản phẩm là quan trọng nhất đối với khách hàng ▪ Thiết kế Sp đi kèm với dịch vụ để làm nổi trội thuộc tính quan trọng nhất ▪ Quyết định sẽ tập trung thúc đầy thuộc tính nào và làm thể nào để định vị thuộc tính đó tốt nhất theo cảm nhận của khách hàng ▪ Thường xuyên có những cải tiến trong các thuộc tính và phát triển những thuộc tính sản phẩm mới 103 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- c. Sự đổi mới vượt trội ❑ Khái niệm: Sự đổi mới là hoạt động tạo nên sản phẩm hoặc qui trình mới ❑ Ảnh hưởng: ▪ Tạo nên những sản phẩm có thể thỏa mãn khách hàng tốt hơn ▪ Nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện tại ▪ Giảm chi phí Sự đổi mới có thể bị sao chép → Đổi mới liên tục Sự đổi mới vượt trội thành công có thể là nguồn tạo nên Lợi thế cạnh tranh quan trọng thông qua việc tạo cho doanh nghiệp sản phẩm/qui trình độc đáo mà đối thủ cạnh tranh không có 104 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- Cách thức đổi mới ❑ Hình thức đổi mới ▪ Đổi mới sản phẩm: tạo ra những sản phẩm mà khách hàng nhận thấy có giá trị hơn, và gia tăng lợi nhuận cận biên cho doanh nghiệp. ▪ Đổi mới qui trình: tạo nên giá trị bằng cách giảm thiểu chi phí sản xuất ❑ Qui trình đổi mới ▪ Xây dựng những kỹ năng trong nghiên cứu căn bản và ứng dụng ▪ Lựa chọn dự án và tiến hành quản lý ▪ Hợp nhất các lĩnh vực chức năng ▪ Sử dụng các đội phát triển sản phẩm ▪ Phát triển các qui trình bổ sung song song 105 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
- d. Đáp ứng khách hàng vượt trội ❑ Khái niệm: Đáp ứng khách hàng vượt trội là việc nhận dạng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh ❑ Cách thức đáp ứng khách hàng: ▪ Sự đổi mới và chất lượng vượt trội là không thể thiếu để có thể đáp ứng khách hàng ▪ Khách hàng hóa sản phẩm/dịch vụ theo những nhu cầu đặc biệt của khách hàng cá nhân hoặc tổ chức ▪ Có thể tăng cường đáp ứng khách hàng thông qua thời gian đáp ứng, cách thức thiết kế, dịch vụ sau bán, hỗ trợ khách hàng… Đáp ứng khách hàng vượt trội tạo nên sự khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, do đó tạo nên sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu và doanh nghiệp có thể đạt được mức giá tối ưu 106 Bộ môn Quản trị chiến lược 9/7/2022
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 1 - Ts.Lê Thị Thu Thủy
29 p | 272 | 56
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 1 - GS.TS Bùi Xuân Phong
14 p | 312 | 52
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 1 - ThS. Hà Anh Tuấn
29 p | 140 | 19
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Giới thiệu quản trị chiến lược
113 p | 131 | 18
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Bài 1 - TS. Hà Sơn Tùng
30 p | 93 | 17
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 1 - Nguyễn Đình Hòa
18 p | 188 | 13
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 1 - PGS. TS. Nguyễn Hải Quang
24 p | 44 | 11
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 2 - Nguyễn Thế Hùng
57 p | 12 | 10
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 5 - Nguyễn Thế Hùng
25 p | 15 | 10
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 3 - Nguyễn Thế Hùng
74 p | 18 | 10
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 1 - Nguyễn Thế Hùng
44 p | 13 | 10
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 4 - Nguyễn Thế Hùng
83 p | 16 | 10
-
Bài giảng Quản trị chiến lược - Bài 1: Đại cương về quản trị chiến lược
20 p | 83 | 9
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 1 - Tổng quan chiến lược và quản trị chiến lược
25 p | 28 | 8
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Nội dung 1 - PGS. TS. Nguyễn Khắc Hoàn
21 p | 15 | 7
-
Bài giảng Quản trị chiến lược - Chương 1: Tổng quan về quản trị chiến lược hướng tới phát triển chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
28 p | 49 | 7
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Nội dung 2 - PGS. TS. Nguyễn Khắc Hoàn
72 p | 13 | 6
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Nội dung 3 - PGS. TS. Nguyễn Khắc Hoàn
39 p | 18 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn