Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu - Chương 1: Tổng quan về quản trị cơ sở dữ liệu
Chia sẻ: HidetoshiDekisugi HidetoshiDekisugi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26
lượt xem 5
download
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu - Chương 1: Tổng quan về quản trị cơ sở dữ liệu. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: các khái niệm chung; nhiệm vụ và vai trò của quản trị cơ sở dữ liệu; thiết lập môi trường quản trị cơ sở dữ liệu;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu - Chương 1: Tổng quan về quản trị cơ sở dữ liệu
- KHOA HTTT KINH TẾ & TMĐT BÀI GIẢNG HỌC PHẦN Bộ môn: Tin học 1
- Mục đích của học phần: Trang bị các kiến thức, phương pháp để quản trị CSDL. Cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản về quản trị CSDL, tổ chức, cài đặt, khai thác, và quản trị cơ sở dữ liệu một cách có hiệu quả sử dụng ngôn ngữ SQL Server. Yêu cầu đạt được: Biết cách tổ chức, xây dựng, quản lý và đảm bảo an toàn CSDL. Biết cách sử dụng ngôn ngữ SQL Server để khai thác và quản lý, bảo trì CSDL. Vận dụng được một số các kỹ năng cơ bản theo chuẩn kỹ năng nghề nghiệp MTA (Microsoft Technology Associate) của Microsoft. 2
- Cấu trúc học phần: 36,9 – Số TC: 03 (45 tiết) Nghe giảng: 36 tiết Thảo luận (bài tập): 9 tiết 3
- Chương 1: Tổng quan về quản trị CSDL Chương 2: Các hoạt động quản trị CSDL Chương 3: Quản trị CSDL với ngôn ngữ SQL Chương 4: Tái cấu trúc hoạch định CSDL 4
- 1. Bộ môn Tin học, tập bài giảng Quản trị CSDL, Đại học Thương mại, 2019 2. Craig S. Mullins. Database Administration: The Complete Guide to DBA Practices and Procedures. Addison- Wesley publication, 2013 3. Elmasri, Navathe, Fundamentals of Database Systems, 6th Edition, 2010 4. Nguyễn Kim Anh. Nguyên Lý Của Các Hệ Cơ Sở Dữ Liệu. NXB Đại Học Quốc Gia 2009 5. Microsoft SQL Server 2008 Books Online 6. Brian Knightet al, Professional SQL Server 2008 Administration, Wrox Press, 2009 5
- 1.1. Khái niệm chung 1.2. Nhiệm vụ và vai trò của quản trị CSDL 1.3. Thiết lập môi trường quản trị CSDL 6
- Dữ liệu và CSDL Hệ CSDL và Quản trị CSDL Một số phần mềm quản trị CSDL 7
- CSDL (Database): ◦ Là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau chứa thông tin về một tổ chức nào đó (trường đại học, công ty,…) được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Một số đặc tính của CSDL ◦ Tính tự mô tả ◦ Tính độc lập giữa chương trình và dữ liệu ◦ Tính trừu tượng dữ liệu ◦ Tính nhất quán ◦ Các cách nhìn dữ liệu 8
- Giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất và do đó đảm bảo được tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu Đảm bảo dữ liệu có thể được truy xuất theo nhiều cách khác nhau Khả năng chia sẻ thông tin cho nhiều người sử dụng và nhiều ứng dụng khác nhau 9
- Tính chủ quyền của dữ liệu Tính bảo mật và quyền khai thác thông tin của NSD Tranh chấp dữ liệu Đảm bảo dữ liệu khi có sự cố 10
- Thuật ngữ hệ CSDL để chỉ một CSDL và một hệ quản trị CSDL để truy cập vào CSDL đó Hệ CSDL cung cấp cho người dùng một cách nhìn trừu tượng của DL, che giấu những chi tiết phức tạp về cách thức DL được lưu trữ và bảo trì. Hệ CSDL là một hệ thống gồm 4 thành phần sau: ◦ Cơ sở dữ liệu ◦ Người sử dụng ◦ Phần mềm hệ QT CSDL ◦ Phần cứng 11
- Hệ QT CSDL (Database Management System - DBMS): là một tập hợp các chương trình cho phép người dùng định nghĩa, tạo lập, bảo trì các CSDL và cung cấp các truy cập có điều khiển đến các CSDL này. Hệ QT CSDL cung cấp các phương tiện sau: ◦ Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (Data Denifition Language - DDL) ◦ Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (Data Manipulation Language - DML) ◦ Các kiểm soát, các điều khiển đối với việc truy cập vào CSDL 12
- Quản trị dữ liệu (Data Administration - DA): Làm việc với siêu dữ liệu (metadata) • Metadata: các định nghĩa của bảng, cột, cơ sở dữ liệu, view và nhiều đối tượng khác • Metadata chứa các thông tin: cấu trúc dữ liệu, thuật toán sử dụng để tổng hợp DL, ánh xạ xác định sự tương tứng DL từ môi trường tác nghiệp sang kho DL Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các nguồn DL trong một tổ chức. Thực hiện các nhiệm vụ: • Nhận dạng và thu thập DL từ yêu cầu của NSD đưa ra, • Tạo ra các mô hình DL khái niệm và logic, mô hình DL tổng thể cho toàn bộ tổ chức • …… 13
- Quản trị CSDL (Database Administration - DBA): Mang tính kỹ thuật, có trách nhiệm chuyển mô hình dữ liệu logic thành CSDL mức vật lý và xử lý các vấn đề về kỹ thuật như vấn đề về bảo mật, hiệu năng, sao lưu và phục hồi CSDL. Quản trị CSDL làm việc trực tiếp với dữ liệu. Quản trị hệ thống (System Administration - SA): chịu trách nhiệm về việc cài đặt, thiết lập, nâng cấp và bảo trì hệ QT CSDL 14
- Mô hình phân cấp: IMS (IBM) Mô hình quan hệ: System-R (IBM), DB2, Dbase, Sybase, MySQL, Oracle, SQL Server, PostgreSQL… Mô hình hướng đối tượng: Orion, Illustra, Itasca Khái niệm, ý nghĩa, sơ lược lịch sử, các phiên bản 15
- Nhiệm vụ của quản trị CSDL Vai trò của nhà quản trị CSDL 16
- Quản trị CSDL là chức năng quan trọng trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp phụ thuộc vào một hoặc nhiều CSDL. ◦ Dữ liệu cũng được coi là một tài sản của tổ chức/doanh nghiệp giống như các tài nguyên khác như nhân sự, tài chính, cơ sở hạ tầng. ◦ Tổ chức/doanh nghiệp thực hiện quản trị CSDL hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp 17
- Thiết kế CSDL Giám sát và điều chỉnh hiệu suất CSDL Đảm bảo tính sẵn sàng (tính khả dụng) khả năng sử dụng của dữ liệu và CSDL Phân quyền và bảo mật CSDL Quản trị và tuân thủ qui định CSDL Sao lưu và phục hồi CSDL Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu Đảm bảo cho hệ quản trị CSDL vẫn hoạt động tốt trong và sau khi được nâng cấp Có hiểu biết nhất định về các công nghệ và hạ tầng CNTT 18
- Database Administrator DBA: là người có trách nhiệm điều khiển tập trung đối với dữ liệu cũng như các chương trình, người dùng truy cập đến dữ liệu Nhà quản trị CSDL là người có trách nhiệm cài đặt, vận hành, duy trì, kiểm soát, sao lưu và xử lý sự cố cho CSDL của tổ chức/doanh nghiệp 19
- DBA là những người hiểu về hệ thống CSDL và cách làm việc của hệ thống. Yêu cầu kỹ năng tin học, hiểu biết và kỹ năng làm việc với hệ QT CSDL và hệ thống máy tính DBA cần có các kỹ năng mềm khi làm việc với người dùng, khách hàng, kiến thức về hoạt động vận hành của doanh nghiệp để có thể nắm được yêu cầu lưu trữ dữ liệu của khách hàng và quản lý tốt hơn dữ liệu và thông tin doanh nghiệp 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu Oracle: Chương 1 - GV. Cao Thị Nhâm (HV Ngân hàng)
26 p | 323 | 79
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu Oracle: Chương 2 - GV. Cao Thị Nhâm (HV Ngân hàng)
33 p | 259 | 75
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu Oracle: Chương 4 - GV. Cao Thị Nhâm (HV Ngân hàng)
30 p | 232 | 69
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu Oracle: Chương 6 - GV. Cao Thị Nhâm (HV Ngân hàng)
43 p | 193 | 64
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu Oracle: Chương 3 - GV. Cao Thị Nhâm (HV Ngân hàng)
14 p | 187 | 55
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu Oracle - GV. Cao Thị Nhâm (HV Ngân hàng)
9 p | 259 | 43
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu - Chương 3: Quản trị cơ sở dữ liệu với ngôn ngữ SQL
26 p | 42 | 12
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu - Chương 3: Ngôn ngữ SQL
22 p | 145 | 12
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu - Chương 2: Mô hình quan hệ
29 p | 167 | 11
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu - Chương 4: Mô hình thực thể mối liên hệ
52 p | 179 | 10
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu - Chương 2: Các hoạt động quản trị cơ sở dữ liệu
27 p | 25 | 6
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu - Chương 1: Tổng quan về cơ sở dữ liệu
22 p | 125 | 6
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu: Chương 1 - ThS. Hoàng Mạnh Hải
7 p | 135 | 5
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu - Chương 4: Tổ chức khai thác và quản trị cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp
5 p | 20 | 5
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu
43 p | 34 | 4
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu: Chương 2 - ThS. Hoàng Mạnh Hải
32 p | 112 | 4
-
Bài giảng Quản trị cơ sở dữ liệu - Trường ĐH Thương Mại
0 p | 87 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn