intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quốc hội và báo chí - Nguyễn Lân Dũng

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:46

125
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quốc hội và báo chí do Nguyễn Lân Dũng biên soạn nêu lên báo chí ở Việt Nam hiện nay; tự do báo chí; tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội; báo chí chú ý đến ĐBQH nào? ĐBQH là người của công chúng; phải tự bồi dưỡng qua báo chí; ĐBQH cũng phải là nhà báo; không ngại tiếp phóng viên; không từ chối phóng viên nước ngoài; ĐBQH cần tiếp cận công nghệ thông tin và một số nội dung khác, mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quốc hội và báo chí - Nguyễn Lân Dũng

  1. QUỐC HỘI VÀ  BÁO CHÍ ĐBQH NGUYỄN LÂN DŨNG
  2. HIẾN PHÁP QUY ĐỊNH  Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí,  nguyện vọng của nhân dân, không chỉ  đại diện  cho  nhân  dân  ở  đơn  vị  bầu  cử  ra  mình  mà  còn  đại diện cho nhân dân cả nước.  Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử  tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản  ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri  với  Quốc  hội  và  các  cơ  quan  Nhà  nước  hữu  quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với  cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội;  trả  lời  những  yêu  cầu  và  kiến  nghị  của  cử  tri;  xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu  nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ  công dân thực hiện các quyền đó.
  3. BÁO CHÍ Ở ViỆT NAM HiỆN NAY  Hiện  nay    có  tới  hơn  800  tờ  báo  ,  nhiều đài phát thanh, đài truyền hình  ở  Trung  ương  và  địa  phương,  đặc  biệt  là  internet  Việt  Nam  đã  hoà  mạng từ năm 1997. Tốc độ phát triển  Công  nghệ  thông  tin  của  Việt  Nam  phát triển rất nhanh và thông tin trên  mạng thì gần như toàn dân được tiếp  cận  với  toàn  bộ  thông  tin  của  toàn  thế  giới.
  4. TỰ DO BÁO CHÍ  Điều 2.  Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công  dân  thực  hiện  quyền  tự  do  báo  chí,  quyền  tự  do  ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng  vai  trò  của  mình. Báo  chí,  nhà  báo  hoạt  động  trong  khuôn  khổ  pháp  luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức,  cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo  hoạt  động.  Không  ai  được  lạm  dụng  quyền  tự  do  báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm  phạm  lợi  ích  của  Nhà  nước,  tập  thể  và  công  dân. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng  
  5. TIÊU CHUẨN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI  Quốc  hội  phải  gồm  các  đại  biểu  tiêu biểu nhất trong nhân dân, có  phẩm chất chính trị, đạo đức tốt,  có  trình  độ  năng  lực  thực  hiện  nhiệm  vụ  đại  biểu,  tham  gia  quyết định các vấn đề quan trọng  của  đất  nước,  và  có  điều  kiện  tham gia các hoạt động của Quốc 
  6. BÁO CHÍ CHÚ Ý ĐẾN ĐBQH NÀO?
  7. ĐBQH LÀ NGƯỜI CỦA CÔNG CHÚNG  ĐBQH  là  người  của  công  chúng  ,  họ  có  sức ảnh hưởng lan toả và sâu rộng, mạnh  mẽ  trong  xã  hội.  Mỗi  điều  họ  phát  biểu  đều  được  ghi  nhớ  và  bàn  luận.  Bởi  vậy,  họ  không  nên  chỉ  "phát  biểu"  cho  thoả  mãn  cái  tôi  của  mình,  họ  còn  phải  nghĩ  đến trách nhiệm với những gì mình nói ra.  ĐBQH  không  chỉ  là  người  có  tài  năng  được  công  chúng  thừa  nhận  mà  còn  là  người hướng công chúng đến chân, thiện,  mỹ. 
  8. PHẢI TỰ BỒI DƯỠNG QUA BÁO CHÍ
  9. ĐỌC BÁO GÌ?  Trước  hết  phải  đọc  báo  Nhân  dân  và  Người  Đại  biểu  nhân  dân  để  nắm  vững  chủ  trương  đường  lối  của  Đảng,  Chính  phủ, Quốc hội  Đọc báo chính thức của địa phương mình  Đọc các báo phản ánh nhiều dư luận của  quần  chúng  (Đại  đoàn  kết,  Tuổi  trẻ,  Thanh  niên,  Tiền  phong,  Lao  động.,  Pháp  luật TPHCM…)  Đọc qua mạng: http://docbao.com.vn
  10. ĐBQH CŨNG PHẢI LÀ NHÀ BÁO
  11. NHỚ LỜI HỒ CHỦ TỊCH  ­Muốn viết bài báo khá thì cần:  1­Gần gũi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà  viết thì không thể viết thiết thực  2­Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài,  để  xem  báo  nước  ngoài,  và  học  kinh  nghiệm  của  người.  3­Khi  viết  xong  một  bài  tự  mình  phải  xem  lại  ba  bốn  lần,  sửa  chữa  lại  cho  cẩn  thận.Tốt  hơn nữa,  là đưa nhờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ  những câu nào, chữ nào không hiểu thì sửa lại cho  dễ hiểu
  12. ……  ­Phải  đặt  câu  hỏi  :  Viết  cho  ai?­Viết  cho  đại đa số; Công­Nông­Binh  ­Viết  để  làm  gì?­  Để  giáo  dục,  giải  thích,  cổ  động,  phê  bình.  Để  phục  vụ  quần  chúng.  ­Thế thì viết cái gì?...Không nên chỉ viết cái  tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải  đúng  đắn.  Nêu  cái  hay,  cái  tốt  thì  phải  có  chừng  mực,  chớ  phóng  đại…Phê  bình  thì  phải  phê  bình  một  cách  thật  thà,  chân  thành, đúng đắn…
  13. ….  Muốn có tài liệu thì phải tìm, tức là:  ­1­Nghe:Lắng tai nghe các cán bộ, nghe các chiến  sĩ, nghe đồng bào để lấy tài liệu mà viết  ­2­Hỏi: Hỏi những người đi xa về, hỏi nhân dân,  hỏi  bộ  đội  những  việc,  những  tình  hình  ở  các  nơi  ­3­Thấy: Mình phải đi đến, xem xét mà thấy.  ­4­Xem:  Xem  báo  chí,  xem  sách  vở.  Xem  báo  chí  trong nước, xem báo chí nước ngoài  5­Ghi:  Những  cái  gì  đã  nghe,  đã  thấy,  đã  hỏi  được, đã đọc được thì chép lấy để dùng mà viết.  Có khi xem mấy tờ báo mà chỉ được một tài liệu  thôi. Tìm tài liệu cũng như những công tác khác,  phải  chịu  khó…Muốn  có  nhiều  tài  liệu  thì  phải  xem cho rộng… 
  14. KHÔNG NGẠI TIẾP PHÓNG VIÊN
  15. KHÔNG TỪ CHỐI PV NƯỚC NGOÀI  Đại biểu Quốc hội là chính khách, từ chối  trả  lời  PV  báo  chí  hoặc  Đài  phát  thanh  nước  ngoài  sẽ  bị  chê  cười  là  thiếu  bản  lĩnh,  là  chế  độ  ta  thiếu  dân  chủ,  thiếu  trong sáng  Tìm  cách  trả  lời  chính  xác  nhưng  không  gây  ảnh  hưởng  xấu  đến  hình  ảnh  đất  nước,  không  nói  sai  sự  thật  nhưng  không  cần nói hết sự thật  Luôn  có  sự  chuẩn  bị  trước  về  các  tình  huống nhạy cảm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2