intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quy trình thực hiện một luận văn cao học về phân tích rủi ro tài chính dự án xây dựng bằng mô phỏng Monte -Carlo ngành Quản lý xây dựng - PGS.TS. Lưu Trường Văn

Chia sẻ: BDBC BDBC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

178
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng này biên soạn theo luận văn thạc sỹ của Trần Đình Thanh Tùng, ngành Công nghệ & Quản lý xây dựng tại Đại học Bách Khoa TP.HCM. Bài giảng gồm có các nội dung: Mục tiêu nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, quy trình thực hiện nghiên cứu, tóm tắt về phân tích mô phỏng Monte-Carlo, kết quả chi tiết của nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quy trình thực hiện một luận văn cao học về phân tích rủi ro tài chính dự án xây dựng bằng mô phỏng Monte -Carlo ngành Quản lý xây dựng - PGS.TS. Lưu Trường Văn

  1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN MỘT LUẬN VĂN CAO HỌC VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN XÂY DỰNG BẰNG MÔ PHỎNG MONTE-CARLO NGÀNH QUẢN LÝ XÂY DỰNG Biên soạn & giảng: PGS.TS. Lưu Trường Văn Giảng viên: PGS.TS. Lưu Trường Văn, Đại học Mở TP.HCM 1
  2. • Bài giảng này biên soạn theo luận văn thạc sỹ của Trần Đình Thanh Tùng, ngành XCông nghệ & Quản lý xây dựng tại Đại học Bách Khoa TP.HCM • Tên luận văn: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM Giảng viên: PGS.TS. Lưu Trường Văn, Đại học Mở TP.HCM 2
  3. 1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Giảng viên: PGS.TS. Lưu Trường Văn, Đại học Mở TP.HCM 3
  4. Mục tiêu nghiên cứu Nhận dạng và xếp hạng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính của dự án. Phân tích và nhóm nhân tố chính các yếu tố rủi ro có mức ảnh hưởng lớn tới tài chính của dự án. Phân tích các yếu tố rủi ro định lượng bằng mô phỏng Monte Carlo cho dự án cụ thể (case study) và đánh giá mức độ ảnh hưởng tới tài chính của dự án thông qua các chỉ tiêu: suất thu lợi (IRR) và giá trị hiện tại ròng (NPV). Kiến nghị các biện pháp ứng phó với các yếu tố rủi ro có mức ảnh hưởng lớn đến tài chính của dự án và phân bổ rủi ro cho các bên tham gia dự án. 4
  5. Phạm vi nghiên cứu  Địa điểm và không gian nghiên cứu:  Phạm vi nghiên cứu là dự án đầu tư cảng khu vực Phía Nam. Dự án cụ thể trong nghiên cứu này là: “Cảng Phước An, Tuyến đường kết nối vào Cảng và Khu Dịch vụ Hậu cần Cảng”, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.  Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư (FS).  Tính chất dự án  Các dự án cảng có tính chất chi phí đầu tư xây dựng ban đầu lớn và thời gian xây dựng kéo dài.  Chủ đầu tư thường nhà nước hay các tập đoàn lớn như: Gemadept, Tập Đoàn Dầu Khí, Cảng Sài Gòn…  Quan điểm phân tích  Quan điểm chủ đầu tư và quan điểm tổng mức đầu tư 5
  6. 2. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU Giảng viên: PGS.TS. Lưu Trường Văn, Đại học Mở TP.HCM 6
  7. Các công cụ nghiên cứu Stt Nội dung Công cụ nghiên cứu 1 Nhận dạng các yếu tố rủi ro Bảng câu hỏi khảo sát 2 Xếp hạng các yếu tố rủi ro Dùng Excel xếp hạng các yếu tố rủi ro Dùng SPSS để phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố (EFA) Phân tích các yếu tố rủi ro các yếu tố rủi ro 3 ảnh hưởng tài chính dự án Dùng Crystal ball để mô phỏng Monte Carlo các yếu tố rủi ro định lượng ảnh hưởng tài chính dự án trong dự án cụ thể (case study) Đánh giá tác động đồng thời của các yếu tố rủi ro 4 Phân tích độ nhạy hai chiều định lượng đến chỉ tiêu tài chính dự án. 7
  8. 3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU Giảng viên: PGS.TS. Lưu Trường Văn, Đại học Mở TP.HCM 8
  9. 9
  10. Xác định đề tài nghiên cứu • Thông qua quá trình tìm hiểu sách báo, các tài liệu liên quan đến lĩnh vực tài chính cảng biển và các phương pháp phân tích, quản lý rủi ro. Tác giả đã đề xuất tên đề tài nghiên cứu là “Phân Tích Rủi Ro Tài Chính Dự Án Đầu Tư Cảng Biển Khu Vực Phía Nam”. • Từ tên đề tài, các vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và phạm phi nghiên cứu được xác định. Ngoài ra, các khái niệm liên quan đến cảng biển, dự án đầu tư, rủi ro tài chính, những công cụ phân tích rủi ro cũng được đề cập trong luận văn này. Giảng viên: PGS.TS. Lưu Trường Văn, Đại học Mở TP.HCM 10
  11. Nhận dạng các yếu tố rủi ro • Trên cơ sở tham khảo thông tin từ các nguồn như: các nghiên cứu trên tạp chí, luận văn và các dự án tương tự, từ đó bảng câu hỏi sơ bộ được lập. • Để được bảng câu hỏi khảo sát hoàn thiện, tác giả đã phỏng vấn ý kiến chuyên gia và hiệu chỉnh các yếu tố rủi ro thật sự ảnh hưởng đến tài chính dự án. • Sau đó, bảng câu hỏi được phân phát đến đối tượng khảo sát, dữ liệu thu được sẽ được dùng để phân tích rủi ro. Giảng viên: PGS.TS. Lưu Trường Văn, Đại học Mở TP.HCM 11
  12. Xếp hạng rủi ro • Từ dữ liệu thu thập được, xây dựng ma trận thang đo khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng để xếp hạng rủi ro. Giảng viên: PGS.TS. Lưu Trường Văn, Đại học Mở TP.HCM 12
  13. Phân tích rủi ro định tính • Các yếu tố rủi ro sẽ được phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) dựa trên hai thang đo khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng • Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng lớn đến tài chính dự án được chọn từ thang điểm mức độ rủi ro và ý kiến chuyên gia sẽ được phân tích nhân tố (EFA) để nhóm các nhân tố rủi ro chính. • Các phân tích độ tin cậy và phân tích nhân tố được hỗ trợ bởi phần mềm SPSS. Giảng viên: PGS.TS. Lưu Trường Văn, Đại học Mở TP.HCM 13
  14. Phân tích rủi ro định lượng Phân tích rủi ro định lượng áp dụng cho dự án cụ thể gồm có: • Phân tích hiệu quả tài chính theo mô hình tất định thông qua đánh giá các chỉ tiêu như NPV, IRR dựa trên quan điểm chủ đầu tư và tổng mức đầu tư. • Phân tích hiệu quả tài chính có xét các yếu tố rủi ro: những yếu tố rủi ro định lượng được chọn từ xếp hạng rủi ro và phân tích độ nhạy. • Sau đó, sử dụng phần mềm Crystall Ball để mô phỏng Monte Carlo các biến đó để đánh giá ảnh hưởng tài chính dự án thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR. Giảng viên: PGS.TS. Lưu Trường Văn, Đại học Mở TP.HCM 14
  15. Đề xuất các biện pháp ứng phó và phân bổ rủi ro • Căn cứ từ sự xếp hạng và phân nhóm các yếu tố rủi ro, các biện pháp ứng phó rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án cảng khu vực Phía Nam được kiến nghị, đồng thời phân bổ rủi ro cho các bên tham gia dự án. • Đối với yếu tố rủi ro định lượng ảnh hưởng đến dự án cụ thể, dựa vào biểu đồ tần suất và phân tích độ nhạy của chỉ tiêu IRR kết hợp với phân tích độ nhạy hai chiều để đánh giá mức độ tác động các yếu tố đó đến tài chính dự án  đưa ra biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho những rủi ro có mức ảnh hưởng lớn đến tài chính dự án. Giảng viên: PGS.TS. Lưu Trường Văn, Đại học Mở TP.HCM 15
  16. Mô phỏng Monte Carlo bằng phần mềm Crystal ball 16
  17. THU THẬP DỮ LIỆU Giảng viên: PGS.TS. Lưu Trường Văn, Đại học Mở TP.HCM 17
  18. Thu thập dữ liệu 18
  19. Thiết kế bảng câu hỏi Bảng câu hỏi được thiết kế đáp ứng các yêu cầu sau: • Sử dụng thang đo đơn giản không quá phức tạp, có giải thích rõ ràng ý nghĩa thang đo giúp người đọc dễ dàng đánh vào bảng câu hỏi • Các câu hỏi được nhóm theo đề tài giúp cho người trả lời bắt nhịp câu hỏi dễ dàng hơn • Các câu hỏi được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp nhằm không gây mệt mỏi cho người trả lời • Phần thông tin chung được đặt phần sau cùng bảng câu hỏi nhằm giảm sự khó chịu cho người trả lời • Thiết kế bảng câu hỏi đáp ứng những yêu cầu trên nhằm mục đích nâng cao chất lượng thông tin cần thu thập. Giảng viên: PGS.TS. Lưu Trường Văn, Đại học Mở TP.HCM 19
  20. Thiết kế bảng câu hỏi Nội dung bảng câu hỏi khảo sát gồm 2 phần: các yếu tố rủi ro và thông tin chung. • Các yếu tố rủi ro – Người được khảo sát sẽ đánh vào những câu hỏi trắc nghiệm dựa trên 2 thang đo gồm khả năng xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng tài chính dự án. Ngoài ra, còn có phần câu hỏi mở để khảo sát thêm các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án. • Thông tin chung – Phần này dùng để xác định thông tin của người được khảo sát nhằm đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu thu thập. Giảng viên: PGS.TS. Lưu Trường Văn, Đại học Mở TP.HCM 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2