intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Rối loạn phát triển tế bào và tổ chức - PGS.TS. Trần Thị Minh Diễm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:19

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Rối loạn phát triển tế bào và tổ chức do PGS.TS. Trần Thị Minh Diễm biên soạn gồm các nội dung: Rối loạn phát triển tế bào; Cơ chế sinh bệnh; Chu kỳ tế bào; Nguyên nhân gây ung thư; Các yếu tố gây ung thư và cơ chế tác dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Rối loạn phát triển tế bào và tổ chức - PGS.TS. Trần Thị Minh Diễm

  1. Sự tương đồng giữa gen tiến hóa ở thực vật và gen sinh ung thư
  2. RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN TẾ BÀO 1.Cấu trúc tế bào
  3. 1.Cơ chế bệnh sinh 1.1. Kiểu phản ứng  1.2.1. Thích nghi  Teo: giảm kích thước tế bào, giảm chức năng nhưng không chết (tế bào già, cơ thể suy kiệt).Nguyên nhân do quá tải, mất phân bố TK, giảm nuôi dưõng, giảm nội tiết và lão hoá  Phì đại: số tế bào không tăng nhưng tăng kích thước (tăng tổng hợp bào quan và P). Có thể sinh lý hoặc bệnh lý (TC lớn khi có thai do Oestrogen gắn R có trên tế bào cơ trơn TC)  Tăng sản: số tế bào tăng, tăng sản và phì đại có thể xảy ra đồng thời. Tuy nhiên có thể phì đại mà không tăng sản như tế bào biểu mô thận. Có thể SL hoặc bệnh lý. Ví dụ tuyến sữa khi cho con bú, ung thư nội mạc TC tăng sản nhưng không cần oestrogen
  4. Dị sản(metaplasie): ví dụ tế bào trung mô thay thế bằng tế bào trưởng thành khác . Ví dụ lớp biểu mô hôhấp ở người nghiện thuôc lá (Tế BÀO hình trụ có lông thay băng tế bào vảy nhiều tầng.  1.2.2. Chết tế bào  Hoại tử: do thiếu nuôi dưỡng và nhiễm độc: tế bào lớn, biến tính protein, thoái hoá bào quan. Tế bào như bị đông lại (nhân)  Chết theo chương trình (apoptosis): tế bào già, hết chức năng. Hình thái thay đổi không rõ so với hoại tử, tuy nhiên tế bào vỡ ra mảnh nhỏ và bị thực bào  Tế bào già: quá trình phosphoryl oxy hoá/TLT giảm, tổng hợp P giảm, khả năng hấp thu giảm, khả năng sửa chữa DNA giảm, không bào hoá TLT, giảm các bào quan, tích luỹ sắc tố lipofuscin.v.v.
  5. RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN TẾ BÀO VÀ TỔ CHỨC PGS.TS. TRẦN THỊ MINH DIỄM BỘ MÔN MIỄN DỊCH-SINH LÝ BỆNH
  6. 2.2. Cơ chế gây tổn thương Đáp ứng của tế bào đối với kích thích gây tổn thương phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ, loại tế bào, tình trạng chịu đựng và khả năng thích nghi của cơ thể. Khó xác định chính xác về vị trí tổn thương. Có 4 hệ thống nội bào dễ bị tổn thương: Màng tế bào: ALTT, nồng độ ion Hô hấp tế bào-năng lượng mất Sinh tổng hợp protein Bộ gen Tích luỹ các gốc oxy hoá và khử và rối loạn ổn định nội bào(thiếu oxy) Vai trò can xi nội bào (TLT, hoạt hoá các enzym)
  7. 2.3.Cơ chế các nguyên nhân quan trọng 2.2.1. Thiếu máu, thiếu oxy:  Hồi phục tổn thương: trương phồng tế bào (giảm E, tăng Ca tự do nội bào,sản phẩm chuyển hoá), giảm pH nội bào, giảm tổng hợp P  Không hồi phục: Hình thái: không bào hoá, can xi tích luỹ, Enzym thoái biến P, kết tủa phosPL, can xi hoá căn a. béo dẫn đến savon hoá can xi Hậu quả: TLT mất chức năng, rối loạn sâu sắc cấu trúc (màng tế bào) 2.2.2.Vai trò gốc tự do: cơ chế tổn thương này cũng gặp trong ngộ độc hoá chất, chiếu tia, tế bào già.v.v
  8. 2.2.3. Tổn thương hoá học  Tác dụng trực tiếp: các tế bào nào sử dụng, hấp thu, bài tiết hoặc tập trung chất nào sẽ tổn thương dễ nhất Ví dụ Clorua Hg  Tác dụng gián tiếp: thông qua các GTD ví dụ CCl3 do CCl4 chuyển hoá ở gan.
  9. Cơ chế sản xuất GTD:  Tia xạ(tử ngoại, tia X.v.v.): H2O2 bị bức xạ ion hoá tạo H., và OH.  Phản ứng oxy hoá khử: O2., H2O2, và OH.  Chuyển hoá các gôc ngoại lai : ví dụ CCl4 ở gan  GTD tồn tại ngắn, phần lớn tự huỷ, enzym nội bào phá huỷ.
  10. 2. Chu kỳ tế bào
  11. Chu kỳ tế bào
  12. 2.1. Chu kỳ tế bào  Chu kỳ sinh học tế bào tức là giai đoạn giữa hai lần phân chia gồm 4 pha (M, G1, S, G2). Chu kỳ kéo dài khoảng 16-24 giờ M (mitosis): hoạt động phân chia tế bào hay nhân đôi tế bào G1 (gap): Có sự tích luỹ vật chất nội bào và năng lượng, kết thúc ở điểm tới hạn R (restriction) vài giờ trước khi chuyển từ G1 sang S. Một khi tế bào đi qua được điểm R sẽ đi qua các pha khác để thực hiện được phân bào. S (synthesis): giai đoạn tổng hợp DNA, lượng DNA tăng gấp đôi (từ 23 đôi thành 46 đôi) G2: quy trình được hoàn tất và chuẩn bị sang pha sau
  13.  Go: sau khi phân đôi 2 tế bào con có thể tiếp tục chu trình ấy hoặc đi vào thời kỳ nghỉ là G0. Sửa chữa DNA cho tế bào sống sót và không tiến triển thành ung thư, sự ngừng chu kỳ tế bào ở G1/S tránh được sự tái sao của các DNA thương tổn, sự dừng ở G2/M tránh được sự ngưng tập của các nhiễm sắc thể bị thương tổn. Các tế bào không tăng sinh đều ở pha G0.  Giữa G0 và G1 cũng như các pha khác đều có một điểm R (restriction point, check point) bắt buộc các tế bào phải đi qua mới vào được các pha sau để tăng sinh.
  14. 2.3.Nguyên nhân gây ung thư  Ung thư là sự tăng sinh tế bào vô hạn, bất chấp sự kiểm soát bình thường, có khả năng xâm chiếm các tổ chức chung quanh và di căn đi nơi khác.  Ngày nay người ta đã biết bản chất ung thư liên quan liên quan đến các biến đổi di truyền trên DNA làm sai hỏng tăng sinh tế bào bình thường. Nguyên nhân do đột biến của các gen sinh ung thư (oncogene) hay gen ức chế sinh ung thư (tumor suppressor gene). Biện pháp gen để điều trị ung thư (genotherapy)  2 .3.1.Các yếu tố gây ung thư và cơ chế tác dụng  2.3.1.1. Yếu tố lý học  - Bức xạ mặt trời (không ion hoá): tia tử ngoại mặt trời có thể gây ung thư da, các u hắc tố (melanoma). Tính nhạy cảm với ánh sáng mặt trời liên quan nghịch với sắc tố da vì melanin có tác dụng lọc bức xạ tử ngoại có hiệu quả.
  15.  Bức xạ ion hoá: có thể gây ung thư da và ung thư máu. Những vùng có hàm lượng phóng xạ cao trong không khí (tại Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản) có tỷ lệ ung thư dòng tế bào tuỷ cấp tính cao do nhiễm xạ từ khi trong bụng mẹ cũng như người hành nghề quang tuyến, tiếp xúc với chất phóng xạ, điều trị với tia xạ, I131 hay P32.v.v. Ngược lại, chuột bị chiếu tia xạ toàn thân hay bị u lympho và ung thư máu thể lympho.
  16. 2.3.1.2.Yếu tố hoá học +Các yếu tố hoá học gây ung thư ngày càng phát hiện nhiều (hơn 50.000 hoá chất đã được sử dụng trong công nghiệp và mỗi năm có thêm 1.000 chất mới). vô cơ (arsen, crom, nickel.v.v.) hoặc hữu cơ hydrocarbua đa vòng, axit amin thơm, nitrosamin, thuốc nhuộm, hydrazin, các chất gây alkyl hoá, một số chất kháng sinh, aflatoxin và steroid tổng hợp.  - Tác dụng trực tiếp ở dạng chúng được đưa vào cơ thể: nhân alkyl, arsenic, Chromate và amiant  - Tác dụng gián tiếp qua chuyển hoá (tiền thân chất gây ung thư): sau khi đưa vào cơ thể thì sẽ được các enzym hay vi khuẩn đường ruột biến đổi trở thành chất gây ung thư.
  17. + Polynuclear acromatic hydrocarbone: gặp rất nhiều trong môi trường và trong đời sống:Trong khói bếp, khói thuốc lá, bồ hóng, nhựa đường, hắc ín, khói động cơ nổ thải ra.v.v. Còn gặp trong sản phẩm kỹ nghệ hoá học tổng hợp, chưng cất dầu hoả.v.v.
  18.  + Acromatic amines: Sử dụng nhiều trong công nghệ hoá chất như 2-naph-thylamine, 4-nitro biphenyl, benzydine. Tần suất và cơ quan bị ung thư bởi một hoá chất nhất định thường có tính đặc hiệu loài, chủng tộc và phản ảnh yếu tố di truyền.  + Hợp chất có nhân azote: thuốc nhuộm như orthoaminozotoluene (màu đỏ), 4- dimethylaminobenzene (màu vàng) có thể gây ung thư phủ tạng ở thợ nhuộm.  + Các nitrosamine, triazene: có nhiều trong thức ăn (rau, thịt, cá, nước chấm) với hàm lượng cao ở thức ăn khô, thức ăn để lâu ngày, thức ăn tổng hợp.  + Các hợp chất có sẳn trong thiên nhiên: aflatoxin, chất pyrrolyzidine Safrol trong hương liệu, chất cyclamate trong gia vị có thể gây ung thư gan, bàng quang , dạ dày.v.v.
  19. 2.3.1.3. Vai trò của vi rút  Sự khác biệt lớn nhất giữa vi rút gây ung thư và vi rút gây bệnh nhiễm khuẩn đơn thuần là vi rút gây nhiễm khuẩn khi phân bào và phát triển trong tế bào chủ sẽ phá huỷ tế bào mà chúng ký sinh trong khi vi rút gây ung thư thì vừa dung giải (ít hơn) vừa gây chuyển biến ác tính trong tế bào. Điều này đã được chứng minh ở thực nghiệm và lâm sàng.  Một số vi rút liên quan đến ung thư ở người:  - Vi rút DNA: + họ Apovavirus (papillomavirus),  + họ Hepadnavirus (hepatitis B virus)  + họ Herpesvirus (Epstein – Barr virus)  - Vi rút RNA: + Retrovirus (HIV-1, HIV-2)  2.3.2. Các yếu tố liên quan sự xuất hiện ung thư .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2