intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Rụng tóc - TS. BS Trần Ngọc Ánh

Chia sẻ: Tùng Sơn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

208
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rụng tóc là tình trạng không có lông, tóc. Rụng hoàn toàn hay 1 phần, lan tỏa hay khu trú. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo "Bài giảng Rụng tóc" TS. BS Trần Ngọc Ánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Rụng tóc - TS. BS Trần Ngọc Ánh

  1. RỤNG TÓC TS. BS. Trần Ngọc Ánh
  2. Đại cương • Tóc: phần phụ quan trọng của da  vẻ đẹp của ngoại hình  Tóc rụng nhiều hơn bình thường là mối quan tâm
  3. I. Đại cương • Chu kỳ sống của sợi tóc:  Giai đoạn tăng trưởng (anagen): tóc mọc khoảng 2mm mỗi tuần trong 2 -5 năm hay lâu hơn.  Kỳ chuyển tiếp (catagen) kéo dài khoảng 2 tuần.  Kỳ nghỉ (telogen) kéo dài 3 tháng, trước khi rụng Kỳ ngừng (Kenogen) là giai đoạn giữa telogen và anagen mới Tóc anagen mới đẩy tóc telogen cũ ra và bắt đầu chu kỳ mới. • Da đầu người có khoảng 100000 nang tóc:  90 -95% ở kỳ anagen  10% ở kỳ telogen.  Kỳ telogen kéo dài khoảng 3 tháng nên trung bình số lượng tóc rụng bình thường là 50 -100 sợi mỗi ngày.
  4. II. ĐỊNH NGHĨA • Rụng tóc là tình trạng không có lông, tóc. Rụng hoàn toàn hay 1 phần, lan tỏa hay khu trú • Rụng tóc được phân thành 2 nhóm:  Không sẹo:  Rụng tóc khu trú  Rụng tóc lan tỏa  Có sẹo
  5. III. PHÂN LoẠI • * Rụng tóc bẩm sinh • * Rụng tóc lan tỏa cấp tính • * Rụng tóc lan tỏa từ từ • * Rụng tóc khu trú không sẹo • * Rụng tóc khu trú có sẹo
  6. III.1 Rụng tóc bẩm sinh • Hiếm, rụng hoàn toàn hay một phần • Gồm: • * Tóc chuỗi hạt (Monilethrix): di truyền tính trội. Sợi tóc có chỗ teo thắt lại, đứt tại chỗ phình ra đầu tiên • *Tóc nổ hột (Trichorrhexis nodosa): có 1 hay nhiều hột màu trắng dọc sợi tóc. Thường kèm bệnh chàm • *Trichorrhexis invaginata • * Pili annulati, kinking hair,….
  7. III.2 Rụng tóc lan tỏa cấp tính (Telogen effuvium) Telogen effluvium: rụng tóc lan tỏa cấp tính. Sau sốt siêu vi, nhiễm trùng, sau sinh, stress, suy dinh dưỡng, do chấn thương, thuốc, tia xạ, bệnh mạn tính, ung thư máu, hạch, giang mai 2,… Anagen effluvium: sau hóa trị ung thư, lupus, pemphigus,..
  8. III.3 Rụng tóc lan tỏa từ từ • Hói kiểu nam giới: do androgen, tóc rụng dần vùng thái dương – chẩm, chỉ còn vành ở gáy, tóc mảnh, từ 10 – 30 tuổi • Rụng tóc kiểu nữ do androgen, liên quan tăng tiết bã nhờn. Tóc rụng còn chừa đường rìa trán • Rụng tóc tuổi già: tóc rụng chậm • Rụng tóc sau chấn thương: ở bé sơ sinh do nằm đè gối, ở bé gái do kẹp, cột tóc, ở trẻ em do tâm lý (trichotillomania) • Rụng tóc trong bệnh cấp và mạn tính: tiểu đường, thiếu máu, suy nhược,…
  9. III.4 Rụng tóc khu trú không sẹo 1) Pelade (Alopecia Aerata): trụi tóc • Thường gặp, chiếm 0,2% dân số • Bệnh tự miễn, gây nên những mảng rụng lông, tóc không sẹo đột ngột ở da đầu, mặt hay thân mình . • Yếu tố gien và môi trường có vai trò trong bệnh sinh. • Những peptide hắc tố bào là những kháng nguyên nghi ngờ. • Bệnh xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, thường trong khoảng 5 – 40 tuổi, nhiều nhât 10 -30 tuổi. • Cả 2 giới tương đương nhau. • Bệnh liên quan cơ địa dị ứng, những bệnh tự miễn khác như bạch biến, bệnh tuyến giáp, bệnh Addison, luput đỏ, đái tháo nhạt... • Có tính chất gia đình. • Stress có thể là yếu tố khởi phát quan trọng.
  10. • Lâm sàng: Một hay nhiều mảng rụng tóc không sẹo khởi phát đột ngột Hình tròn hay bầu dục, giới hạn rõ, khu trú từng vùng Không viêm, không đối xứng Những sợi tóc chấm than ở chu vi mảng rụng tóc Vuốt thấy tóc rụng  bệnh đang tiến triển. Bất thường ở móng như rỗ móng, móng gồ ghề, có sọc dọc như giấy nhám, ly móng,…gặp ở 30% trường hợp Bệnh đi kèm thường gặp: viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng, suyễn
  11. • 2) Nấm da đầu • Thường ở trẻ em, thiếu niên Microsporum: mảng rụng tóc lớn, tròn, tróc vảy. Trichophyton: mảng rụng tóc nhỏ với chấm đen. Kerion: đau, viêm
  12. III.5 RỤNG TÓC CÓ SẸO • *Lupus đỏ mạn • * Lichen plan • * Favus • * Xơ cứng bì • * Pseudopelade của Brocq • * Folliculitis decalvans: da đầu có mụn mủ • * Tufted folliculitis • * Sarcoidosis • * Keratosis pilaris atrophicans
  13. IV. Điều trị • Lựa chọn điều trị phụ thuộc mức độ tổn thương. Trụi tóc ít hơn 50% da đầu: Corticosteroids tiêm trong sang thương và / hay corticosteroids thoa tại chỗ Triamcinolone acetonide tiêm trong sang thương mỗi tháng 2,5 -10mg/ml (thường 4 – 6 đợt tuỳ thuộc đáp ứng lâm sàng). Nếu sau 6 tháng không đáp ứng nên ngừng điều trị. Tác dụng phụ: teo da tại chỗ. Corticosteroids thoa nhóm I: dung dịch Betnovate 0,1% hay gel Synalar 0,025%. Thoa 2 tuần, nghỉ 1 tuần Anthralin (Drithocreme 0,5% hay 1%): thoa 1 lần/ ngày trong 20 phút. Nếu hiệu quả sẽ thấy tóc mọc sau 3 tháng điều trị. Thường tốt với trẻ em khi không dung nạp corticosteroids tiêm.
  14. Điều trị Trụi tóc hơn 50% da đầu:  Phương pháp miễn dịch tại chỗ: chống chỉ định ở phụ nữ có thai và cho con bú.  Dinitrochlorobenzene (DNCB)  Squaric acid dibutyl ester (SADBE)  Diphencyprone (DCP)  Tác dụng phụ: bệnh lý hạch bạch huyết, sốt, viêm da.  Corticosteroids toàn thân:  Prenisolone thường hiệu quả trong AA khởi đầu nhanh. Hạn chế sử dụng do tác dụng phụ.  Liều khởi đầu 30 -60mg/ ngày (0,5mg/kg/ngày) và giảm dần 5 – 10mg mỗi tuần. Thời gian điều trị thường 4 – 6 tuần.
  15. Điều trị Trụi tóc hơn 50% da đầu: Những phương pháp khác:  Quang hoá liệu pháp (PUVA) . Thường hay tái phát. Tổn thương da do ánh nắng, tăng nguy cơ ung thư da  Cyclosporin toàn thân: Tuy nhiên giá thành cao và nhiều tác dụng phụ.  Minoxidil thoa (2 -5%): Tác dụng phụ ít gặp gồm khô da, ngứa, rậm lông ở mặt. Tâm lý liệu pháp.
  16. TÀI LIỆU THAM KHẢO • Eileen Tan, Guidelines on Management of Alopecia Areata. 2001. • Richard C. Gibbs, Different Diagnosis in Dermatology. 1997; 1-5. • Fizpatrick’ s, Dermatology in General Medicine. 2010; 641-643. • Habif, Skin Disease Diagnosis and Treament. 2005; 522-523 • Bolognia, Dermatology. 2003; 1035-1038.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2