intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh hoá cơ sở: Lipid - PGS.TS. Ngô Đại Nghiệp và TS. Nguyễn Thị Hồng Thương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Sinh hoá cơ sở: Lipid được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái niệm chung; phân loại; acyglycerid; các acid béo; glycerid; sáp - cerid; steroid và sterol. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh hoá cơ sở: Lipid - PGS.TS. Ngô Đại Nghiệp và TS. Nguyễn Thị Hồng Thương

  1. LOGO Chương 4: Lipid
  2. 1. Khái niệm chung  Định nghĩa: Lipid là những chất chuyển hoá của acid béo và tan được trong dung môi hữu cơ.  Lipid rất phổ biến ở tế bào động vật, thực vật  Chức năng sinh học:  Thành phần cấu tạo màng tế bào, cấu trúc dưới tế bào như ti thể, nhân… ở dạng lipoprotein  Cung cấp năng lượng cho cơ thể  Bảo vệ cơ thể www.themegallery.com  Dung môi hòa tan một số vitamin như A, F, D…
  3. 2. Phân loại  Căn cứ vào thành phần nguyên tố có mặt, người ta chia lipid ra làm 2 loại  Lipid đơn giản: trong phân tử chỉ chứa C, H, O. Về cấu tạo chỉ là ester của rượu và acid béo. Ví dụ: glycerid, sáp, steroid  Lipid phức tạp: ngoài C, H, O còn có một số nguyên tố khác như N, P, S. Khi thủy phân, ngoài rượu và acid béo còn thu được base nitơ, lưu huỳnh, glucid…Nhóm này có 3 nhóm chính: www.themegallery.com Phospholipid, Glycolipid và lipoprotein
  4. 3. Acyglycerid  Là ester của glycerin và acid béo bậc cao.  Ký hiệu: R-COOH α CH2OH R1-COOH CH2-O-COR1 β CHOH + R2-COOH CH -O-COR2 α’CH2OH R3-COOH CH2-O-COR3 www.themegallery.com
  5. 3. 1. Các acid béo  Trong glycerid, R (gốc của acid béo) có thể giống hay khác nhau ở 3 vị trí C α, β, α’.  Acid béo thường gặp là những acid béo có số carbon chẵn, mạch thẳng, có thể no hay không no và chuỗi C xếp theo hình chữ chi.  Tuy nhiên cũng có những acid béo ngoài nhóm chức acid còn chứa những nhóm chức khác như rượu, Cetone, mạch carbon có vòng hay nhánh.  Một số acid béo không no (acid linoleic, acid www.themegallery.com linolenic, acid arachidonic...) không được tổng hợp trong cơ thể người và động vật có vú, được gọi là acid béo không thay thế, hay vitamine F.
  6. 3. 1. Các acid béo  Một số acid béo thường gặp:  Acid béo chẵn, thẳng, no: CH3(CH2)nCOOH  C12 n=10 lauric acid có trong dầu dừa.  C16 n=14 palmitic acid có trong dầu động-thực vật.  C18 n=16 stearic acid có trong dầu động-thực vật.  C20 n=18 arachidic acid có trong dầu lạc.  Acid béo chẵn, thẳng, không no  Oleic acid: C’18(Δ9-10): CH3-(CH2)7-CH=CH-(CH2)7-COOH  C’’18 (Δ9-10,12-13): Linoleic acid (2 nối đôi) www.themegallery.com  CH3-(CH2)4 -CH = CH- CH2-CH=CH-(CH2)7-COOH  C18’’’(Δ9-10,12-13,15-16): Linolenic acid (3 nối đôi)  C20’’’’ (Δ5-6,8-9,11-12,14-15): Arachidonic acid (4 nối đôi)
  7. 3. 2. Glycerid 3.1. Định nghĩa:  Là ester của rượu 3 chức OH và acid béo bậc cao 3.2. Tính chất: 3.2.1. Nhiệt độ nóng chảy: Phụ thuộc vào cấu tạo gốc R (gốc R chứa nhiều nối đôi, nối ba thì nhiệt độ nóng chảy thấp 3.2.2. Tính hòa tan:  Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ: ete, benzen, alcol… www.themegallery.com  Phụ thuộc vào số các nhóm ưa nước và kỵ nước  Tại vị trí nối đôi của gốc R, dễ được bão hòa bởi Halogen (I, Br…) → phương pháp xác định số nối đôi trong glycerid
  8. 3. 2. Glycerid 3.2.3. Phản ứng thủy phân:  Glycerid bị thủy phân thành glycerin và acid béo trong môi trường acid có nhiệt độ cao, hay bởi lipase CH2-O-COR1 H2O CH2OH R1-COOH CH -O-COR2 H+ hay lipase CHOH + R2-COOH CH2-O-COR3 CH2OH R3-COOH  Trong môi trường kiềm, glycerid bị savon hóa thành glycerin và muối. Ứng dụng trong sản xuất xà phòng CH2-O-COR1 H2O CH2OH R1-COONa www.themegallery.com CH -O-COR2 KOH hay NaOH CHOH + R2-COONa CH2-O-COR3 CH2OH R3-COONa
  9. 3. 2. Glycerid 3.2.4. Các chỉ số lý hóa học đặc trưng:  Chỉ số acid - A:  Là số mg KOH cần thiết để trung hòa các acid béo tự do có trong 1 gam chất béo  Đánh giá chất lượng lipid (A tăng thì chất lượng lipid giảm)  Chỉ số savon – X:  Là số mg KOH cần thiết để trung hòa acid béo tự do và acid béo kết hợp khi savon hóa 1 gam chất www.themegallery.com béo  Chỉ số Ester– E:  Là số mg KOH tác dụng acid béo dạng liên kết.  Vậy X = A + E
  10. 3. 2. Glycerid 3.2.4. Các chỉ số lý hóa học đặc trưng:  Chỉ số Iot – I:  Là số mg Iot kết hợp vào vị trí nối đôi của 100 gam glycerid.  Đặc trưng cho mức độ chưa no của lipid.  Chỉ số Reichert-Meissle (R):  Là số ml NaOH 0.1N trung hòa các acid được chưng cất và bay theo hơi nước từ 5g chất béo. 3.2.5. Sự oxy hóa chất béo: www.themegallery.com  Chất béo dễ bị hư dưới tác dụng của oxy không khí, ánh sáng, nhiệt độ, vi sinh vật hay enzyme lipooxydase tạo aldehyd, ceton, rượu, epoxid…
  11. 4. Sáp - Cerid  Là ester của acid béo có trọng lượng phân tử cao với rượu đơn chức.  Dạng tổng quát: R-O-CO-R1  R: là gốc rượu; R1: gốc acid béo  Sáp động vật: sáp ong, lông cừu…  Sáp thực vật: bao phủ bề mặt lá, quả, thân, cành, chống thấm nước, mất nước, chống VSV…  Sáp khoáng: trong than đá, than bùn…  Tính chất: www.themegallery.com  Bền với ánh sáng, chất oxy hóa, nhiệt độ…  Khó thủy phân  Ứng dụng trong mỹ phẩm, dược phẩm…
  12. 4. Sáp - Cerid  Sáp ong: là ester của acid palmitic với rượu béo 1- triacontanol.  Sáp lông cừu: Lanoline là hỗn hợp các ester của www.themegallery.com acid béo với hai loại rượu vòng là lanosterine và agnosterine.
  13. 5. Steroid và sterol  Các hợp chất steroid được đặc trưng bởi bộ khung cyclopentanoperhydro-phenantren gọi tắt là steran  Sterol là những steroid có chứa chức rượu. Chức rượu này thường gắn tại vị trí C3. Còn tại vị trí C17 thường gắn một mạch nhánh chứa 8-10 nguyên tử carbon.  Cholestanol có thể được xem là một sterol điển hình về phương diện cấu trúc www.themegallery.com
  14. 5. Steroid và sterol  Dẫn xuất dehydrogen hóa của cholestanol là cholesterol. Nó đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và hoạt động chức năng của màng tế bào động, thực vật.  Ngoài ra, cholesterol có vai trò trong trao đổi steroid. Tổng hợp nên các hợp chất steroid có hoạt tính sinh học như acid mật, các hormone tuyến thượng thận (cortisol, cortiocosterone, androsterone), hormone tuyến sinh dục đực (testosterone, androstenedione, androsterone) và hormone sinh dục cái (estrone, estradiol, estradial, progesterone) www.themegallery.com
  15. www.themegallery.com Cholesterol
  16. 5. Steroid và sterol  Ergosterol: Là sterol đặc trưng cho các loài thực vật, nấm. Nó được gọi là provitamine D, vì sẽ chuyển hóa thành vitamine D dưới tác dụng của tia tử ngoại.  Nấm men có hàm lượng ergosterol rất cao nên được dùng làm nguyên liệu để sản xuất vitamine D. Ngoài ra, ở thực vật còn có nhiều sterol khác như stigmasterol, cytosterol v.v... www.themegallery.com
  17. 6. Phospho-lipid  Là nhóm lớn trong lipid, là ester của rựou đa chức với acid béo bậc cao và thêm phần phụ như gốc H3PO4,base nitơ  Nhóm rượu: glycerin, inozid, sphingozin…  Acid béo: pamitic, stearic, linoleic, linolenic…  Base nitơ: colin, serin và colamin  Phân loại:  Glycero-phospholipid hay phosphatid  Inozid-phospholipid www.themegallery.com  Sphingophospholipid
  18. 6. Phospho-lipid 6.1. Tính chất chung:  Là chất rắn, vô sắc dễ bị oxy hóa do các nối đôi trong thành phần, sẽ chuyển thành sẫm màu.  Tan trong ete dầu, chloroform…không tan trong nước nhưng có thể tạo huyền phù bền, dung dịch keo.  Tạo phức với protein, tham gia trong hình thành vỏ tế bào, màng nội tế bào.  Đảm bảo tính thấm 1 chiều của màng cấu trúc dưới tế bào (tạo thành vùng kỵ nước và ưa nước) www.themegallery.com
  19. 6. Phospho-lipid 6.2. Glycero-phospholipid hay phosphatid:  Là ester của glycerin và rượu bậc cao, trong ester có gốc acid phosphorid và base nitơ.  Cấu trúc chung: www.themegallery.com  Tùy cấu tạo của X ta có các loại glycerophospholipid khác nhau
  20. Tên phosphatid Nhóm X Công thức X www.themegallery.com Glycero-phospholipid
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2