Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 6: Axit nucleic - Trường THPT Bình Chánh
lượt xem 4
download
Bài giảng môn "Sinh học lớp 10 bài 6: Axit Nucleic" được biên soạn dành cho quý thầy cô giáo để phục vụ quá trình dạy. Giúp thầy cô có thêm tư liệu để chuẩn bị bài giảng thật kỹ lương và chi tiết trước khi lên lớp, cũng như giúp các em học sinh nắm được kiến thức môn học. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 6: Axit nucleic - Trường THPT Bình Chánh
- TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ SINH HỌC
- PHẦN 2: SINH HỌC TẾ BÀO BÀI 6: AXIT NUCLEIC
- NỘI DUNG BÀI HỌC I. AXIT DEOXIRIBOSE NUCLEIC 1. Cấu trúc của ADN 2. Chức năng của ADN II. AXIT RIBOSE NUCLEIC 1. Cấu trúc của ARN 2. Chức năng của ARN 3
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC 1. Cấu trúc của ADN ADN có cấu trúc như thế nào? - ADN có cấu trúc đa phân gồm nhiều đơn phân kết hợp lại. Đơn phân của ADN là các nuclêôtit.
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC 1. Cấu trúc của ADN ADN có cấu trúc như thế nào? * ADN có cấu trúc đa phân gồm nhiều đơn phân kết hợp lại. - Đơn phân của ADN là các nuclêôtit. - Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 thành phần: + Đường Pentôzơ + Nhóm phôtphat + Bazơ nitơ
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC 1. Cấu trúc của ADN ADN có cấu trúc như thế nào? - Có 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X chỉ khác nhau về bazơ nitơ.
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC 1. Cấu trúc của ADN ADN có cấu trúc như thế nào? - ADN có cấu trúc gồm gồm 2 chuỗi (mạch) đơn pôlinuclêôtit. - Mỗi chuỗi pôlinuclêôtit gồm nhiều nucllêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định (liên kết hóa trị tại C3 và C5).
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC 1. Cấu trúc của ADN ADN có cấu trúc như thế nào? - Hai chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô của các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung: + A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô. + G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC 1. Cấu trúc của ADN ADN có cấu trúc như thế nào? - Hai chuỗi pôlinuclêôtit có chiều ngược nhau một chuỗi có chiều 3' - 5' chuỗi kia 5' - 3‘.
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC 1. Cấu trúc của ADN ADN có cấu trúc như thế nào? * ADN có cấu trúc xoắn kép. Hai chuỗi pôlinuclêôtit xoắn lại quanh một trục tưởng tượng giống như một cầu thang xoắn. Các bậc thang là các bazơ nitơ. Thành và tay vịn là các phân tử đường pentozơ và các nhóm phôtphat.
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC 1. Cấu trúc của ADN Lưu ý: - ADN có tính đa dạng: chỉ cần thay đổi thành phần, số lượng, trình tự một nuclêôtit thì sẽ xuất hiện một phân tử ADN mới với những tính chất mới. - ADN có tính đặc thù: Mỗi loài sinh vật có các phân tử ADN khác nhau về số lượng, thành phần, và trình tự các nuclêôtit. - ADN ở sinh vật nhân thực có dạng mạch thẳng, còn ở sinh vật nhân sơ thường có dạng mạch vòng.
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC 2. Chức năng của ADN ADN có những chức năng nào? ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền * ADN mang thông tin di truyền: - Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng,thành phần và trình tự các nuclêôtit. - Trình tự các nuclêôtit trên ADN lại mã hóa trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit (prôtêin). - Các prôtêin cấu tạo nên tế bào cơ thể và do vậy qui định các đặc điểm của sinh vật. ARN ADN PRÔTÊIN TÍNH TRẠNG
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC 2. Chức năng của ADN ADN có những chức năng nào? ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. * ADN bảo quản thông tin di truyền: - Các liên kết hóa trị, liên kết hiđrô cấu trúc xoắn kép giúp ADN bền vững đảm bảo sự ổn định của thông tin di truyền. - Nguyên tắc bổ sung giữa 2 mạch giúp cho ADN có thể sửa chữa sai sót bằng hệ thống enzim.
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC 2. Chức năng của ADN ADN có những chức năng nào? ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. * ADN truyền đạt thông tin di truyền: - Thông tin di truyền được truyền đạt từ tế bào này sang tế bào khác nhờ quá trình nhân đôi của ADN trong quá trình phân bào (nguyên phân, giảm phân). - Thông tin di truyền trên ADN (gen) được truyền từ ADN ARN prôtêin thông qua quá trinh phiên mã và dịch mã.
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC TỔNG KẾT - ADN là một đại phân tử có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là 4 loại nuclêôtit (A, T, G, X). - ADN được cấu tạo từ 2 chuỗi polinuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô và G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô. - Chức năng của ADN là mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC BÀI TẬP Hình thức: Trắc nghiệm Hình thức trình bày: Thời gian: 30 giây / 1 câu hỏi Trường: THPT ...... Yêu cầu: Lớp: ...... 1. Ghi họ và tên, lớp, trường Họ và tên: Nguyễn Văn A 2. Chuẩn bị sẵn giấy và bút STT: ......... TN Bài ... Phần I (II) (III) 1. A 2. B 3. C 4. ... 16
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC BÀI TẬP 30 29 28 27 23 22 21 20 19 15 14 13 12 11 7 6 5 4 3 26 25 24 18 17 16 10 9 8 2 1 0 Câu 1: Đơn phân của ADN là A. nuclêôtit. B. axit amin. C. bazơ nitơ. D. axit béo. 17
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC BÀI TẬP 28 27 26 25 24 20 19 18 17 16 12 11 10 9 8 4 3 2 1 0 30 29 23 22 21 15 14 13 7 6 5 Câu 2: Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm A. đường pentôzơ và nhóm phốtphát. B. nhóm phốtphát và bazơ nitơ. C. đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ. D. đường pentôzơ và bazơ nitơ. 18
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC BÀI TẬP 30 29 25 24 23 22 21 17 16 15 14 13 9 8 7 6 5 1 0 28 27 26 20 19 18 12 10 11 4 3 2 Câu 3: Tính đặc thù của ADN do yếu tố nào sau đây quy định? A. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào. B. Trật tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN. C. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN. D. Số lượng của các nuclêôtit trong phân tử ADN. 19
- I. AXIT DEOXI RIBOSE NUCLEIC BÀI TẬP 30 29 28 27 26 22 21 20 19 18 14 13 12 11 10 6 5 4 3 2 25 24 23 17 16 15 9 8 7 1 0 Câu 4: ADN có chức năng? A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào. B. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan. C. Tham gia vào quá trình vận chuyển hóa chất trong tế bào. D. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sinh học lớp 10: Sinh trưởng của vi sinh vật
36 p | 137 | 14
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất - Trường THPT Bình Chánh
16 p | 8 | 5
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 11: Vận chuyển các chất qua màng - Trường THPT Bình Chánh
20 p | 8 | 5
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 7: Tế bào nhân sơ - Trường THPT Bình Chánh
27 p | 8 | 4
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 2: Các giới sinh vật - Trường THPT Bình Chánh
38 p | 8 | 4
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 4: Cacbohiđrat và Lipit - Trường THPT Bình Chánh
37 p | 11 | 4
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 8 | 4
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 4: Cacbohidrat và Lipit
25 p | 5 | 4
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 29, 30: Virus và bệnh truyền nhiễm
33 p | 18 | 4
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 27: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
29 p | 14 | 4
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 25, 26: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
36 p | 13 | 4
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 24. Thực hành: Lên men Etilic và Lactic
33 p | 11 | 4
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
13 p | 11 | 4
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 2: Giới thiệu các giới sinh vật
25 p | 8 | 4
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
19 p | 15 | 4
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất - Trường THPT Bình Chánh
20 p | 10 | 4
-
Bài giảng Sinh học lớp 11 bài 10: Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
21 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn