Bài giảng Sức bền vật liệu: Chương 5 - PGS. TS. Trần Minh Tú
lượt xem 31
download
Bài giảng Sức bền vật liệu - Chương 5 trình bày đặc trưng hình học của mặt cắt ngang. Chương này có các nội dung như: Khái niệm chung, mômen tĩnh – trọng tâm – trục trung tâm, mômen quán tính đối với một trục, mômen quán tính độc cực, mômen quán tính ly tâm – hệ trục quán tính chính trung tâm, mômen quán tính của một số mặt cắt ngang thông dụng, công thức chuyển trục song song, công thức xoay trục. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Sức bền vật liệu: Chương 5 - PGS. TS. Trần Minh Tú
- Trần Minh Tú – Đại học Xây dựng Tháng Trần 01/2015 Minh Tú, Nghiêm Hà TânEmail: – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 1 tpnt2002@yahoo.com
- NỘI DUNG CHƯƠNG 5 – ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA MẶT CẮT NGANG 5.1. Khái niệm chung 5.2. Mômen tĩnh – Trọng tâm – Trục trung tâm 5.3. Mômen quán tính đối với một trục 5.4. Mômen quán tính độc cực 5.5. Mômen quán tính ly tâm – Hệ trục quán tính chính trung tâm 5.6. Mômen quán tính của một số mặt cắt ngang thông dụng 5.7. Công thức chuyển trục song song 5.8. Công thức xoay trục Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 2
- 5.1. Khái niệm chung Thanh chịu kéo-nén đúng tâm: khả năng chịu lực của thanh chỉ phụ thuộc vào một đặc trưng hình học là diện tích A của mặt cắt ngang. Tuy nhiên, với nhiều kết cấu khác (chịu uốn, xoắn…), khả năng chịu lực của kết cấu còn phụ thuộc vào hình dạng của mặt cắt ngang (đặc, rỗng…) cũng như phương tác dụng của ngoại lực đối với mặt cắt (dầm đặt đứng hay đặt ngang như trên hình vẽ ví dụ). Những đại lượng hình học ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu được gọi là các đặc trưng hình học của mặt cắt ngang. Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 3
- 5.2. Mômen tĩnh – Trọng tâm – Trục trung tâm Cho hình phẳng diện tích A trong hệ trục toạ độ Oxy như hình vẽ. Xét một phân tố diện tích dA có toạ độ (x; y). Mômen tĩnh của diện tích A đối với trục Ox và Oy lần lượt là: Đơn vị: [chiều dài3] (ví dụ: m3; cm3…) Giá trị của mô-men tĩnh có thể âm, dương hoặc bằng 0. Khi mômen tĩnh của diện tích A đối với một trục xo nào đó bằng 0 thì trục đó được gọi là trục trung tâm: Các trục trung tâm đồng quy tại trọng tâm của mặt cắt. Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 4
- 5.2. Mômen tĩnh – Trọng tâm – Trục trung tâm Bài toán xác định trọng tâm Giả sử C (xC; yC) là trọng tâm mặt cắt ngang Ox1y1 – hệ trục ban đầu x0, y0 – hệ trục đi qua trọng tâm C dA (x1; y1) trong hệ tọa độ Ox1y1 dA (x0; y0) trong hệ tọa độ Cxy Ta có: Tương tự, ta có: Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 5
- 5.2. Mômen tĩnh – Trọng tâm – Trục trung tâm Vậy, giả sử C (xC; yC) là trọng tâm của mặt cắt ngang có diện tích A, ta có công thức tìm toạ độ của C: Nếu mặt cắt A được ghép bởi nhiều hình đơn giản: Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 6
- 5.2. Mômen tĩnh – Trọng tâm – Trục trung tâm Chú ý Chọn hệ trục toạ độ ban đầu hợp lý: Nếu hình có trục đối xứng thì chọn trục đối xứng làm một trục của hệ trục tọa độ ban đầu, trục còn lại đi qua trọng tâm của càng nhiều hình đơn giản càng tốt. Nếu hình bị khoét thì diện tích bị khoét mang giá trị âm. Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 7
- 5.3. Mômen quán tính đối với một trục Mômen quán tính của diện tích A đối với trục Ox và Oy lần lượt là: Đơn vị: [chiều dài4] (ví dụ: m4; cm4…) Giá trị của mô-men quán tính luôn dương. Nếu diện tích A được ghép từ nhiều hình đơn giản: Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 8
- 5.3. Mômen quán tính đối với một trục Bán kính quán tính của diện tích A đối với trục Ox và Oy lần lượt là: Đơn vị: [chiều dài] (ví dụ: m; cm…) Giá trị của bán kính quán tính luôn dương. Bán kính quán tính của diện tích A đối với một trục đặc trưng cho phân bố của vật liệu đối với trục đó (với cùng một diện tích A, bán kính quán tính càng lớn thì càng có nhiều vật liệu ở xa trục và ngược lại). Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 9
- 5.4. Mômen quán tính độc cực Mômen quán tính độc cực của diện tích A đối với điểm O là: Đơn vị: [chiều dài4] (ví dụ: m4; cm4…) Giá trị của mô-men quán tính độc cực luôn dương. Dựa vào định lý Pythagore, ta có quan hệ giữa các mô-men quán tính: Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 10
- 5.5. Mômen quán tính ly tâm – Hệ trục quán tính chính trung tâm Mômen quán tính ly tâm của diện tích A đối với hệ trục Ox và Oy là: Đơn vị: [chiều dài4] (ví dụ: m4; cm4…) Giá trị của mô-men quán tính ly tâm có thể dương, âm hoặc bằng 0. • Khi mômen quán tính ly tâm của mặt cắt đối với một hệ trục nào đó bằng 0 thì hệ trục đó được gọi là hệ trục quán tính chính: • Tại bất kỳ điểm nào trên mặt phẳng của mặt cắt, ta cũng có thể xác định được 1 hệ trục quán tính chính. • Hệ trục quán tính chính có gốc tại trọng tâm C của mặt cắt được gọi là hệ trục quán tính chính trung tâm. Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 11
- 5.5. Mômen quán tính ly tâm – Hệ trục quán tính chính trung tâm Nếu mặt cắt có 1 trục đối xứng thì bất cứ trục xo nào vuông góc với trục đối xứng đó cũng lập với nó 1 hệ trục quán tính chính Oxoy. Trục x đi qua trọng tâm C và vuông góc với trục đối xứng tạo thành hệ trục quán tính chính trung tâm Cxy. Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 12
- 5.6. Mômen quán tính của một số mặt cắt ngang thông dụng Hình chữ nhật: Đối với hệ trục Cxy đi qua trọng tâm C của hình chữ nhật: Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 13
- 5.6. Mômen quán tính của một số mặt cắt ngang thông dụng Hình tam giác: Đối với hệ trục Oxy có trục Ox trùng với 1 đáy của tam giác: Nếu trục x đi qua trọng tâm C của hình tam giác: Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 14
- 5.6. Mômen quán tính của một số mặt cắt ngang thông dụng Hình tròn: Đối với điểm O là tâm (đồng thời là trọng tâm) của hình tròn: Do Ix = Iy và Ip = Ix + Iy ta có: Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 15
- 5.6. Mômen quán tính của một số mặt cắt ngang thông dụng Hình vành khuyên: Các công thức trên còn có thể được viết dưới dạng: Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 16
- 5.6. Mômen quán tính của một số mặt cắt ngang thông dụng Thép định hình chữ I, chữ C; thép góc (đều cạnh, không đều cạnh); thép hộp, thép ống: Các đặc trưng hình học đã được tính sẵn và lập thành bảng, có thể được tra cứu dựa vào số hiệu của mặt cắt. Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 17
- 5.6. Mômen quán tính của một số mặt cắt ngang thông dụng Ví dụ bảng tra thép hình: Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 18
- 5.6. Mômen quán tính của một số mặt cắt ngang thông dụng Ví dụ bảng tra thép hình: Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 19
- 5.7. Công thức chuyển trục song song Cho mặt cắt ngang có diện tích A trong hệ trục toạ độ oxy. Các đặc trưng hình học của mặt cắt ngang đó trong hệ trục toạ độ oxy lần lượt là Sx; Sy; Ix; Iy. Ta sẽ xác định các đặc trưng hình học này trong hệ trục toạ độ mới OXY song song với hệ trục toạ độ cũ. Ta có: (*) (a; b) là toạ độ của gốc tọa độ cũ trong hệ trục toạ độ mới. Trần Minh Tú, Nghiêm Hà Tân – ĐHXD CHƯƠNG 5: Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang – 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sức bền vật liệu - Ths. Nguyễn Danh Trường
205 p | 808 | 229
-
Bài giảng Sức bền vật liệu: Chương 3 - GVC.ThS. Lê Hoàng Tuấn
41 p | 622 | 137
-
Bài giảng Sức bền vật liệu 2 - Lê Đức Thanh
112 p | 588 | 126
-
Bài giảng Sức bền vật liệu 1 - Lê Đức Thanh
147 p | 389 | 103
-
Bài giảng Sức bền vật liệu (Trần Minh Tú) - Chương 1
65 p | 366 | 61
-
Bài giảng Sức bền vật liệu: Chương 2 - TS GV Trần Minh Tú
57 p | 247 | 55
-
Bài giảng Sức bền vật liệu 2: Chương 10 - Trần Minh Tú
25 p | 252 | 54
-
Bài giảng Sức bền vật liệu (Đại học Quốc gia)
90 p | 202 | 46
-
Bài giảng Sức bền vật liệu: Chương 5 - GVC.ThS. Lê Hoàng Tuấn
17 p | 188 | 42
-
Bài giảng Sức bền vật liệu - Chương 1: Các khái niệm cơ bản
19 p | 183 | 39
-
Bài giảng Sức bền vật liệu: Chương 1 - Trang Tấn Triển
27 p | 167 | 30
-
Bài giảng Sức bền vật liệu (Trần Minh Tú) - Chương 2
54 p | 167 | 25
-
Bài giảng Sức bền vật liệu - GV. Nguyễn Phú Bình
95 p | 142 | 21
-
Bài giảng Sức bền vật liệu 1 nâng cao - ĐH Phạm Văn Đồng
60 p | 146 | 18
-
Bài giảng Sức bền vật liệu 2 - ĐH Lâm Nghiệp
131 p | 80 | 13
-
Tập bài giảng Sức bền vật liệu
89 p | 72 | 8
-
Bài giảng Sức bền vật liệu 1: Chương 1 - Nguyễn Thị Ngân
39 p | 13 | 3
-
Bài giảng Sức bền vật liệu: Chương 5 - TS. Lương Văn Hải
17 p | 41 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn