intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sức khỏe trẻ em - Trường Trung học Y tế Lào Cai

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:230

42
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Sức khỏe trẻ em cung cấp cho người học những kiến thức như: Nhi đại cương; Sơ sinh; Dinh dưỡng và tiêu hóa; Hô hấp-tuần hoàn-tiết niệu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sức khỏe trẻ em - Trường Trung học Y tế Lào Cai

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ BÀI GIẢNG SỨC KHỎE TRẺ EM Tài liệu dùng cho đối tượng Y sỹ trung cấp Năm 2010 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Để thống nhất nội dung giảng dạy trong Nhà trường và đáp ứng nhu cầu tài liệu học tập, tham khảo cho giáo viên và học sinh. Trường Trung học Y tế Lào Cai tổ chức biên tập, biên soạn giáo trình cho các học phần dùng cho đối tượng Y sỹ. Căn cứ mục tiêu, nội dung của khung chương trình đào tạo TCCN ngành Y sỹ do trường Trunng học Y tế Lào Cai ban hành tại Quyết định số: 175/QĐHT-THYT ngày 18/5/2011. Theo yêu cầu của nhà trường là các giáo viên giảng dạy biên tập, biên soạn lại giáo trình Sức khoẻ trẻ em dùng để đào tạo cho đối tượng Y sỹ và Y sỹ Y học cổ truyền. Thay mặt cho nhóm giáo viên giảng dạy học phần Sức khỏe trẻ em tôi đã biên tập, biên soạn lại giáo trình này, dựa trên giáo trình Sức khỏe trẻ em dùng đào tạo cho đối tượng Y sỹ của Nhà trường năm 2010 và được cập nhật những thông tin, kiến thức mới về lĩnh vực Nhi khoa. Giáo trình Sức khoẻ trẻ em bao gồm các bài học, mỗi bài học có 03 phần (Mục tiêu học tập, những nội dung chính và phần tự lượng giá - đáp án). Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Trung học Y tế Lào Cai và Bộ môn Y lâm sàng đã tạo điều kiện để cho được biên tập, biên soạn giáo trình này. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn Hội đồng thẩm định giáo trình đã nhận xét, đánh giá, bổ sung, đề nghị chỉnh sửa để tập giáo trình này hoàn chỉnh và chính thức đưa vào sử dụng trong Nhà trường. Tập giáo trình được tái bản lần thứ hai chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Trong quá trình sử dụng chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các thầy cô giáo và các học sinh trong Nhà trường để tập giáo trình này ngày càng hoàn thiện hơn. TÁC GIẢ 2
  3. ThS, BS. Trần Quốc Khánh MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................3 GIỚI THIỆU HỌC PHẦN 18: SỨC KHOẺ TRẺ EM...............................................................4 BÀI 1. CÁC THỜI KỲ TUỔI TRẺ...........................................................................................6 BÀI 2. SỰ TĂNG TRƯỞNG THỂ CHẤT Ở TRẺ EM...........................................................13 BÀI 3. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VÀ VẬN ĐỘNG Ở TRẺ EM...................................30 BÀI 4. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ TRẺ EM............................................................34 BÀI 5. CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CHO TRẺ EM.................................................51 BÀI 6. ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG.......................................56 BÀI 7. CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG......................................68 BÀI 8. VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO......................................................................76 BÀI 9. NHIỄM KHUẨN RỐN.................................................................................................81 BÀI 10. NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ.....................................................................................86 BÀI 11. ĂN BỔ SUNG............................................................................................................95 BÀI 12. ĂN NHÂN TẠO.......................................................................................................101 BÀI 13. SUY DINH DƯỠNG PROTEIN - NĂNG LƯỢNG...............................................105 BÀI 14. CÒI XƯƠNG DO THIẾU VITAMIN D..................................................................114 BÀI 15. BỆNH RĂNG MIỆNG.............................................................................................119 BÀI 16. THIẾU VI TA MIN A VÀ BỆNH KHÔ MẮT........................................................122 BÀI 17. HỘI CHỨNG NÔN - TRỚ VÀ TÁO BÓN Ở TRẺ EM.......................................128 BÀI 18. BỆNH TIÊU CHẢY VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG.............................134 BÀI 19. XỬ TRÍ LỒNG GHÉP CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM (IMCI )............147 BÀI 20. NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH...................................................................156 VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG.............................................................................156 BÀI 21. VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI DO VI KHUẨN..............................................................167 BÀI 22. VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP TÍNH......................................................................171 BÀI 23. HEN PHẾ QUẢN.....................................................................................................174 BÀI 24. THẤP TIM VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG............................................179 BÀI 25. VIÊM CẦU THẬN CẤP..........................................................................................187 BÀI 26. HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT...................................................................193 BÀI 27. SỐT VÀ CÁCH XỬ TRÍ..........................................................................................197 BÀI 28. HỘI CHỨNG CO GIẬT...........................................................................................201 BÀI 29. DỊ TẬT BẨM SINH.................................................................................................205 BÀI 30. THIẾU MÁU (BÀI ĐỌC THÊM)............................................................................218 MẪU BỆNH ÁN NHI KHOA................................................................................................224 3
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................229 4
  5. Biên tập, biên soạn ThS,BS. Trần Quốc Khánh Trưởng phòng đào tạo Hội đồng thẩm định Chủ tịch: BS, CK1. Nông Ngọc Khánh Hiệu trưởng Thư ký: BS,CK 1. Nguyễn Quang Tĩnh Phó Hiệu trưởng Phản biện 1: BS,CK 1. Hồ Thị Kim Hoa Trưởng khoa nhi BVĐK số 1 Phản biện 2: ThS. Nguyễn Phú Duy Giáo viên BMYLS Ủy viên: ThS. Nguyễn Chí Thuật Trưởng BMYCS 5
  6. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN 19 SỨC KHOẺ TRẺ EM Số tiết học lý thuyết: 75 Số đơn vị học trình: 5 Thời điểm thực hiện học phần: Học kỳ I - Năm thứ nhất I. MỤC TIÊU 1. Trình bày được các triệu chứng và hội chứng chính để phát hiện sớm và xử trí được một số bệnh nhi khoa thông thường ở tuyến cơ sở. 2. Trình bày được nội dung các chương trình CSSKTE tại cơ sở, quản lý sức khoẻ trẻ em tại cộng đồng 3. Vận dụng được kiến thức đã học để tuyên truyền giáo dục cho các bà mẹ về chăm sóc sức khoẻ trẻ em, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống thiếu vi ta min A, chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, lòng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI). 4. Thể hiện được thái độ ân cần niềm nở, yêu thương trẻ khi thăm khám, chẩn đoán, xử trí bệnh cho trẻ. II. NỘI DUNG TT Tên bài học Số tiết lý thuyết CHƯƠNG I. NHI ĐẠI CƯƠNG 12 1 Các thời kỳ tuổi trẻ 2 2 Sự tăng trưởng thể chất ở trẻ em 2 3 Phát triển tâm thần và vận động ở trẻ em 2 4 Đặc điểm giải phẫu - sinh lý các cơ quan 4 5 Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em 2 CHƯƠNG II. SƠ SINH 8 6 Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng, thiếu tháng 2 7 Chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng, thiếu tháng 2 8 Vàng da tăng Bilirubin tự do 2 9 Nhiễm khuẩn rốn 2 CHƯƠNG III. DINH DƯỠNG - TIÊU HOÁ 22 10 Nuôi con bằng sữa mẹ 2 11 Ăn bổ sung 2 12 Ăn nhân tạo 2 13 Suy dinh dưỡng protein - năng lượng 4 14 Bệnh còi xương do thiếu Vitamin D 2 6
  7. 15 Bệnh răng miệng 2 16 Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt 2 17 Hội chứng nôn trớ – táo bón 2 18 Tiêu chảy và Chương trình phòng chống bệnh tiêu 4 chảy CHƯƠNG V. HÔ HẤP- TUẦN HOÀN- TIẾT NIỆU 31 19 Xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em 3 (IMCI) 20 Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và Chương trình 4 phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 21 Viêm phế quản phổi 2 22 Viêm tiểu phế quản co thắt 2 23 Hen phế quản 2 24 Thấp tim và Chương trình phòng chống bệnh thấp 4 tim 25 Viêm cầu thận cấp 4 26 Hội chứng thận hư tiên phát 4 27 Sốt và cách xử trí 2 28 Hội chứng co giật 2 29 Dị tật bẩm sinh 2 MẪU BỆNH ÁN NHI KHOA 2 Cộng 75 III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Giảng dạy Giảng dạy lý thuyết tại trường bằng phương pháp giảng dạy tích cực 2. Đánh giá - Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1 - Kiểm tra định kỳ: 2 điểm kiểm tra hệ số 2 - Thi kết thúc học phần: Sử dụng câu hỏi truyền thống cải tiến hoặc câu hỏi thi trắc nghiệm, bài tập tình huống trên giấy hoặc sử dụng câu hỏi truyền thống cải tiến kết hợp câu hỏi trắc nghiệm 7
  8. BÀI 1. CÁC THỜI KỲ TUỔI TRẺ I. Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Kể tên được 6 thời kỳ tuổi trẻ. 2. Trình bày được đặc điểm sinh lý và bệnh lý của trẻ em qua 6 thời kỳ. 3. Trình bày được các biện pháp phòng bệnh của trẻ em qua từng thời kỳ. II. Nội dung - Cơ thể trẻ em khác với người lớn. "Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ". Trẻ là một cơ thể đang lớn, đang phát triển và một cơ thể đang tăng trưởng: + Lớn lên: Chỉ sự gia tăng về tầm vóc. + Phát triển: Chỉ sự hoàn thiện về chức năng của các bộ phận. - Từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ đến khi trưởng thành trẻ em lớn lên và phát triển qua 6 thời kỳ. Mỗi thời kỳ có những đặc điểm sinh lý và bệnh lý khác nhau. Vì vậy cần nhận biết các đặc điểm đó, để có biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục thích hợp. 1. Thời kỳ phát triển trong tử cung Bắt đầu từ lúc thụ thai đến lúc trẻ ra đời, bình thường là 270 - 280 ngày (từ 38 – 42 tuần). 1.1. Đặc điểm sinh lý - Đây là thời kỳ hình thành và phát triển thai nhi. + Thời kỳ hình thành thai nhi : trong 3 tháng đầu + Thời kỳ phát triển thai nhi : 6 tháng sau - Sự hình thành và phát triển của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ. 1.2. Đặc điểm bệnh lý - Đề phòng mắc các bệnh nhiễm khuẩn. 8
  9. - Nếu trong thời kỳ có thai nhất là trong 3 tháng đầu người mẹ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do virus ( cúm, Rubella, sốt phát ban,...), có thể sẽ gây nên quái thai, dị dạng, sẩy thai, đẻ non,... - Người mẹ bị các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, giang mai, lậu và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác rất dễ truyền sang con. 1.3. Chăm sóc nuôi dưỡng - Cần cho mẹ ăn uống đầy đủ các chất đạm, mỡ, đường, vitamin và muối khoáng. Không kiêng khem quá mức, lao động nhẹ, sinh hoạt điều độ, tinh thần thoải mái. - Rất cần bảo vệ người mẹ khi có thai, tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ khi mang thai, chính là bảo vệ sức khoẻ cho con sinh ra sau này. - Khám thai định kỳ 2. Thời kỳ sơ sinh Kể từ lúc đẻ cho tới lúc được 4 tuần (trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ). 2.1. Đặc điểm sinh lý: Đó là sự thích nghi của trẻ đối với cuộc sống ngoài tử cung bao gồm: - Trẻ bắt đầu thở bằng phổi, tiếng khóc chào đời cũng là hơi thở đầu tiên. - Vòng tuần hoàn chính thức hoạt động. - Bộ máy tiêu hóa bắt đầu làm việc: trẻ bú, nuốt và tự tiêu hóa hấp thụ sữa mẹ. - Các bộ phận khác cũng hoạt động theo chức năng nhưng chưa hoàn chỉnh. - Hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ luôn luôn ức chế, trẻ ngủ suốt ngày - Trẻ có hiện tượng vàng da sinh lý, rụng rốn sinh lý, biến động sinh dục sinh lý,... 2.2. Đặc điểm bệnh lý - Cơ thể còn non nớt và yếu vì thế trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, chủ yếu là nhiễm khuẩn da, rốn, phổi, tiêu hóa, nhiễm trùng máu, viêm màng não mủ. Bệnh diễn biến nặng lên rất nhanh, dễ gây tử vong. - Tiếp tục mắc các bệnh dị tật bẩm sinh trong thời kỳ bào thai 2.3. Chăm sóc nuôi dưỡng - Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh là khâu quan trọng nhất của người mẹ ở thời kỳ này. - Đảm bảo giữ ấm cho trẻ. - Đảm bảo vô khuẩn, giữ vệ sinh da. 9
  10. - Tã lót và các dụng cụ nuôi dưỡng chăm sóc khác phải sạch sẽ - Cho trẻ ăn sữa mẹ là tốt nhất - Tiêm phòng Lao, Viêm gan B1, Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh, . 3. Thời kỳ bú mẹ: Tiếp theo thời kỳ sơ sinh cho đến khi trẻ được 12 tháng. 3.1. Đặc điểm sinh lý - Trẻ lớn nhanh, cuối năm cân nặng tăng gấp 3, chiều cao tăng gấp rưỡi lúc đẻ. - Bộ máy tiêu hoá hoạt động yếu so với nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ. - Các chức năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào đường hô hấp, tiêu hoá kém. - Nhu cầu dinh dưỡng cao cần đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ, từ tháng thứ 6 trở đi, ngoài sữa mẹ cần phải cho trẻ ăn sam một cách hợp lý. 3.2. Đặc điểm bệnh lý - Trẻ dễ mắc bệnh suy dinh dưỡng, còi xương, tiêu chảy, viêm phổi nếu nuôi dưỡng chăm sóc không tốt. - Muốn trẻ ở lứa tuổi này phát triển tốt, khỏe mạnh, cần đảm bảo cho trẻ bú mẹ và cho ăn thêm đúng và đủ. 3.3. Phòng bệnh - Cần đảm bảo sữa mẹ đầy đủ cho trẻ. - Cho ăn sam ( ăn thêm ) đúng phương pháp. - Tiêm phòng (hoặc uống phòng) đầy đủ theo lịch. - Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh cho trẻ 4. Thời kỳ răng sữa: Từ 1 - 5 tuổi (tuổi nhà trẻ và tuổi mẫu giáo) 4.1. Đặc điểm sinh lý - Trẻ phát triển nhanh về vận động và tinh thần: trẻ biết đi, chạy, leo trèo. - Có thể tự làm các việc đơn giản: ăn bằng thìa, mặc quần áo. Trẻ cũng có thể tập vẽ, tập viết ... 10
  11. - Trẻ ham thích tìm hiểu môi trường xung quanh, thích tiếp xúc với bạn bè, người lớn. Dễ bắt chước, vì vậy những động tác xấu, tốt đều ảnh hưởng đến tính tình, nhân cách của trẻ. 4.2. Đặc điểm bệnh lý - Do tiếp xúc rộng rãi nên trẻ rễ mắc các bệnh lây truyền như cúm, sởi, ho gà, bạch hầu, bại liệt, lao... - Dễ mắc các bệnh dị ứng như hen, mẩn ngứa, viêm thận, ... - Vẫn bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở đường hô hấp và tiêu hoá. 4.3. Phòng bệnh - Giáo dục cho trẻ có ý thức vệ sinh. - Tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời. - Sớm cách ly các cháu bị bệnh. - Tiêm phòng nhắc lại đúng lịch. Chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tính tình của trẻ sau này. 5. Thời kỳ thiếu niên: Từ 5- 15 tuổi 5.1. Đặc điểm sinh lý - Chức năng các bộ phận đã hoàn chỉnh, hệ thống cơ phát triển mạnh. - Phát triển nhanh về trí tuệ, tinh thần, có tính khéo léo và sáng tạo. - Giới tính bắt đầu hình thành và phát triển. - Răng vĩnh viễn thay thế cho răng sữa. - Bắt đầu mọc răng hàm 5.2. Đặc điểm bệnh lý - Dễ mắc các bệnh thấp tim, bệnh viêm thận. 11
  12. - Các bệnh ở học đường như gù, vẹo cột sống do tư thế ngồi học không đúng. Bị cận thị do đọc sách trong môi trường không đủ ánh sáng, xem ti vi nhiều, tư thế ngồi viết không đúng. - Có những rối loạn hành vi do xem nhiều phim hành động hoặc chơi các trò chơi điện tử mang tính bạo lực 5.3. Phòng bệnh - Đề phòng bệnh và phát hiện sớm bệnh thấp tim để điều trị tích cực. - Chú ý tư thế ngồi học thích hợp với lứa tuổi. - Phòng học phải có đủ ánh sáng. - Tránh cho trẻ chơi trò chơi điện tử hoặc xem phim hành động, bạo lực 6. Thời kỳ dậy thì Giới hạn này không cố định rõ. Cụ thể: - Nữ dậy thì lúc 9 - 12 tuổi và kết thúc 17 - 18 tuổi. - Nam dậy thì lúc 10 - 14 tuổi và kết thúc 19 - 20 tuổi. 6.1. Đặc điểm sinh lý - Trẻ lớn nhanh. - Biến đổi nhiều về tâm lý. - Hoạt động tuyến nội tiết và sinh dục chiếm ưu thế. - Chức năng sinh dục đã trưởng thành. 6.2. Đặc điểm bệnh lý - Trẻ dễ mắc bệnh rối loạn tâm thần và tim mạch - Còn các bệnh khác cũng như người lớn - Các bệnh lây truyền qua đường tình dục - Mang thai ngoài ý muốn. 6.3. Phòng bệnh - Cần giáo dục cho trẻ biết yêu thể dục thể thao. - Giáo dục giới tính và quan hệ nam, nữ lành mạnh. - Đề phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, tiêm trích. 12
  13. TỰ LƯỢNG GIÁ * Trả lời ngắn cho các câu hỏi sau đây bằng cách điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống: Câu 1. Kể tên cho đủ 6 thời kỳ tuổi trẻ là: A...................................................................................................... B....................................................................................................... C.Thời kỳ bú mẹ D...................................................................................................... E....................................................................................................... F. Thời kỳ dậy thì Câu 2. Thời kỳ trong tử cung là thời kỳ ...(A)......... và...(B)......, giai đoạn này phụ thuộc hoàn toàn vào....(C)...... A...................................................................................................... B....................................................................................................... C....................................................................................................... Câu 3. Đặc điểm sinh lý chủ yếu của thời kỳ sơ sinh là..................................... * Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau bằng cách khoanh tròn vào ý mà bạn cho là đúng nhất: Câu 4. Trong các nhóm bệnh sau đây, nhóm bệnh nào thường gặp nhất ở trẻ em trong thời kỳ bú mẹ: A. Nhiễm trùng B. Dinh dưỡng C. Dị ứng D. Lây E. Dị tật Câu 5. Bệnh vàng da thường gặp nhất ở thời kỳ sơ sinh là: A. Vàng da do hội chứng mật đặc B. Vàng da do viêm gan A C. Vàng da do tăng Bilirubin tự do D. Vàng da do viêm gan B E. Vàng da do teo đường mật bẩm sinh Câu 6. Trong 5 nhóm bệnh sau đây, nhóm bệnh nào thường hay mắc nhất trong thời kỳ thiếu niên: A. Bệnh tâm thần B. Bệnh thấp tim C. Bệnh lây D. Bệnh dị ứng E. Bệnh hô hấp 13
  14. Câu 7. Đặc điểm sinh lý nổi bật nhất của trẻ sơ sinh là: A. Trẻ bắt đầu thở bằng phổi B. Vòng tuần hoàn chính thức hoạt động C. Bộ máy tiêu hóa bắt đầu làm việc D. Bộ máy tiết niệu bắt đầu hoạt động E. Trẻ thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung * Chọn ý đúng – sai trong các câu sau bằng cách đánh dấu x vào cột Đ nếu là câu đúng, vào cột S nếu là câu sai. TT Nội dung câu hỏi Đ S Câu 8 Thời kỳ bú mẹ được tính từ lúc đẻ đến khi trẻ được 12 tháng tuổi Câu 9 Suy dinh dưỡng và còi xương gặp nhiều nhất ở thời kỳ bú mẹ Câu 10 Trẻ được 31 ngày tuổi vẫn là trẻ sơ sinh Câu 11 Thời kỳ dậy thì cơ bắp phát triển nhanh Câu 12 Giới hạn của thời kỳ dậy thì thường không cố định Câu 13 Thời kỳ dậy thì chức năng sinh dục đã trưởng thành 14
  15. BÀI 2. SỰ TĂNG TRƯỞNG THỂ CHẤT Ở TRẺ EM I. Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Trình bày được sự tăng trưởng về cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực và vòng cánh tay theo tuổi. 2. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất trẻ em. 3. Trình bày được cách vẽ và đánh giá được biểu đồ theo dõi tình trang sức khoẻ của trẻ em. II. Nội dung 1. Tăng trưởng cân nặng 1.1. Trẻ sơ sinh - Cân nặng lúc đẻ của trẻ sơ sinh khoẻ mạnh, đủ tháng là từ 2500 gram trở lên (trung bình từ 2.800 đến 3.000 g). - Vài ngày sau đẻ cân nặng của trẻ giảm đi từ 6 – 8% với lúc sinh (hiện tượng sụt cân sinh lý) và sẽ đạt được trở lại cân nặng ban đầu vào ngày thứ 10 sau đẻ. Đối với trẻ đẻ non thì tỷ lệ sút cân nhiều hơn và sự phục hồi cũng chậm hơn so với trẻ đủ tháng. 1.2. Trẻ dưới 1 tuổi - Trong 3 tháng đầu cân nặng tăng nhanh sau đó chậm dần. Đến tháng thứ 4 – 5 cân nặng tăng gấp đôi và cuối năm tăng gấp 3 lúc đẻ. - Trong 6 tháng đầu cân nặng của trẻ em nước ta tăng nhanh không kém gì so với trẻ em của các nước phát triển nghĩa là mỗi tháng tăng trung bình là 700g/tháng. Công thức tính cân nặng của trẻ ≤ 6 tháng là: X1 = P đẻ + 700 x n (trong đó n là số tháng tuổi) - Trong 6 tháng tiếp theo cân nặng của trẻ em nước ta tăng chậm hơn so với trẻ em các nước phát triển, nghĩa là mỗi tháng chỉ tăng được trung bình 600g/tháng. Công thức tính cân nặng của trẻ > 6 tháng đến 12 tháng là: X2 = P 6 tháng + 600 x (n - 6) (trong đó n là số tháng tuổi) 1.3. Trẻ từ 1 tuổi trở lên - Trẻ từ 1 đến 9 tuổi cân nặng tăng chậm hơn, trung bình mỗi năm tăng 2,0 kg. Có thể tính cân nặng của trẻ từ 1 - 9 tuổi theo công thức sau X3 (kg) = 9,5 + 2 x (n -1) 15
  16. Trong đó: + X3: cân nặng của trẻ từ 1 – 9 tuổi. + 9,5 kg: cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi. + 2,0 kg: cân nặng mỗi năm tăng được. + n: số tuổi - Trẻ từ 10 -15 tuổi cân nặng của trẻ tăng nhanh hơn, trung bình mỗi năm tăng được 4 kg. Có thể tính cân nặng của trẻ từ 10 – 15 tuổi theo công thức sau: X4 (kg) = 21 + 4 x (n -10) Trong đó: + X4: cân nặng của trẻ từ 10 – 15 tuổi. + 21 kg: cân nặng của trẻ lúc 10 tuổi. + 4 kg: cân nặng mỗi năm tăng được. + n: số tuổi 2. Tăng trưởng chiều cao 2.1. Trẻ sơ sinh Chiều cao của trẻ sơ sinh trung bình 48 - 50cm, con trai cao hơn con gái. 2.2. Trẻ dưới 1 tuổi - Trong năm đầu chiều cao phát triển nhanh nhưng không đồng đều từng tháng, những tháng đầu phát triển nhanh hơn các tháng cuối năm: + Trong 3 tháng đầu: mỗi tháng tăng thêm được 3 - 3,5 cm. + Trong 3 tháng tiếp theo: mỗi tháng tăng thêm được 2,0 cm. + 6 tháng cuối: mỗi tháng tăng thêm được 1 - 1,5cm. - Như vậy lúc 1 tuổi trẻ tăng thêm được 23 - 25 cm, lúc này chiều cao của trẻ khoảng 75cm. 2.3. Trẻ từ 1 tuổi trở lên - Tốc độ chiều cao ở tuổi này chậm hơn so với trẻ dưới 1 tuổi - Khi trẻ được 1 tuổi chiều cao trung bình là 75 cm. Mỗi năm sau đó trung bình trẻ tăng được 5cm/năm. - Có thể tính gần đúng chiều cao của trẻ em trên 1 tuổi theo công thức: X(cm) = 75 + 5 x (n -1) Trong đó: + X = chiều cao của trẻ > 1 tuổi. + n = số tuổi của trẻ. - Đến tuổi dậy thì chiều cao tăng nhanh trung bình 5 - 8 cm/năm. 16
  17. 3. Tăng trưởng vòng đầu, vòng ngực và vòng cánh tay 3.1 Vòng đầu - Phát triển nhanh trong năm đầu, các năm sau phát triển chậm lại. - Trong 3 tháng đầu mỗi tháng vòng đầu tăng gần 3 cm, đến 6 tháng tuổi vòng đầu bằng vòng ngực. - Trẻ từ 1 đến dưới 3 tuổi mỗi năm vòng đầu tăng 2 cm. - Từ 3 tuổi trở lên mỗi năm vòng đầu tăng trung bình 0,5 – 1 cm. - Chỉ số vòng đầu theo tuổi: + Sơ sinh: 32 - 34 cm + 1 tuổi: 44 – 45 cm + 5 tuổi: 49 - 51 cm + 10 tuổi: 51 – 53 cm + 15 tuổi: 53 - 55 cm 3.2 Vòng ngực Lúc mới đẻ vòng ngực nhỏ hơn vòng đầu 1-2 cm, có trị số trung bình là 30 cm. Cũng như vòng đầu, vòng ngực tăng nhanh trong những tháng đầu, nhưng mức tăng chậm hơn, 6 tháng vòng đầu và vòng ngực bằng nhau sau đó vòng ngực lớn nhanh dần và vượt vòng đầu. 4. Vòng cánh tay - Phát triển nhanh trong năm đầu, các năm sau phát triển chậm lại, dựa vào chỉ số vòng cánh tay có thể phát hiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ từ 1-5 tuổi: + Suy dinh dưỡng: < 12,5 cm + Bình thường: ≥ 14 cm. - Vòng cánh tay của trẻ lúc 1 tháng tuổi là 11 cm, lúc 1 tuổi ≥ 14 cm, đến 5 tuổi là 15 ± 1 cm 5. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất 5.1. Những yếu tố bên trong cơ thể - Các yếu tố nội tiết như vai trò của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận... - Vai trò hệ thần kinh. - Yếu tố di truyền liên quan đến chủng tộc, gen - Các dị tật bẩm sinh đều gây cho trẻ em chậm lớn. 5.2. Những yếu tố bên ngoài cơ thể - Vai trò dinh dưỡng rất quan trọng: Nuôi dưỡng tốt trẻ lớn nhanh và ngược lại. - Chăm sóc y tế: Trẻ ở trong môi trường chăm sóc y tế tốt sẽ tăng trưởng nhanh hơn. - Các yếu tố bệnh tật làm trẻ chậm lớn. 17
  18. - Vai trò giáo dục và rèn luyện tập thân thể làm trẻ phát triển cân đối. - Khí hậu, môi trường làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và thường tăng cân vào mùa mát mẻ, khí hậu trong lành. - Các hoạt động thể dục thể thao. - Điều kiện kinh tế , xã hội. - Đô thị hoá. 6. Hướng dẫn theo dõi biểu đồ cân nặng 6. 1. Mục đích và ý nghĩa của việc sử dụng Biểu đồ tăng trưởng Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển. Trẻ lớn về mặt thể chất, phát triển về mặt tinh thần. Trong quá trình phát triển, nếu trẻ không tăng cân tức là trẻ đang ốm hoặc là ăn uống không đủ chất. Do đó việc theo dõi cân nặng của trẻ một cách đều đặn là một biện pháp để đánh giá quá trình lớn lên, phát triển của trẻ và đó cũng là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa kịp thời suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ em. Biểu đồ tăng trưởng (BĐTT) là các đồ thị theo dõi sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ từ 0 cho đến 5 tuổi. Cân trẻ hoặc chiều cao một lần có thể xác định được nguy cơ của các vấn đề dinh dưỡng nhưng không đủ thông tin để theo dõi tăng trưởng về thể lực của trẻ. Kết quả của nhiều lần cân đo chính xác được vẽ trên BĐTT sẽ cho nhiều thông tin quan trọng về diễn biến phát triển thể lực của trẻ mà có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như thời gian mang thai, cân nặng sơ sinh và quá trình chăm sóc trẻ. Mỗi trẻ dưới 5 tuổi có một BĐTT riêng, giúp cho các bà mẹ theo dõi một cách liên tục sự phát triển của con mình. Cộng tác viên sử dụng BĐTT để đưa ra được những lời khuyên cho các bà mẹ về cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng của trẻ. Đánh giá tỷ lệ % số trẻ bị suy dinh dưỡng so với tổng số trẻ dưới 5 tuổi được cân ở 1 xã hoặc 1 cộng đồng nào đó, để từ đó có kế hoạch và biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi ở xã đó trong thời gian tiếp theo. 6. 2. Cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng Có hai loại biều đồ: Biểu đồ theo dõi cân nặng theo tuổi và chiều cao theo tuổi - Chiều cao của trẻ dưới 24 tháng tuổi được đo trên thước đo nằm - Chiều cao của trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên được đo bằng thước đo đứng - Các giá trị đo của trẻ ở kênh màu xanh là phát triển bình thường. 18
  19. - Các giá trị đo của trẻ ở kênh trắng là suy dinh dưỡng vừa. - Các giá trị đo của trẻ ở ngoài tất cả các kênh là suy dinh dưỡng nặng. - Nếu đường phát triển của trẻ đi lên là bình thường. - Nếu đường phát triển của trẻ nằm ngang là đe dọa. - Nếu đường phát triển cân nặng của trẻ đi xuống là nguy hiểm 6.2.1. Cân trẻ * Chọn địa điểm cân trẻ - Tiện cho các bà mẹ mang con đến cân - Mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông - Nền nhà phẳng và chắc * Sử dụng cân + Cân treo + Chỗ treo cân phải chắc chắn và đảm bảo bình thường cho trẻ. + Treo cân ngang tầm mắt để người cân có thể đọc số cân của trẻ một cách dễ dàng và chính xác. + Trước khi cân phải thử cân bằng một vật chuẩn. + Cẩn thận kiểm tra cân một lần nữa trước khi cân. + Nếu sử dụng rổ cân hoặc quang cân phải nhớ trừ bì. - Cân bàn + Đặt cân ở trên nền nhà bằng phẳng và chắc chắn. + Mặt cân hướng ra nơi có nhiều ánh sáng để dễ đọc + Trước khi cân phải cân thử kiểm tra lại bằng vật chuẩn + Kiểm tra máng cân phải chắc chắn khi cân trẻ nhỏ * Cách cân trẻ - Mùa hè nên cởi hết quần áo của trẻ. Mùa đông nếu trẻ mặc quần áo dầy, phải nhớ trừ bì quần áo. - Cẩn thận đặt trẻ vào rổ cân/máng cân. - Đọc số cân khi trẻ ngồi im. - Đọc chính xác đến 100 gam (ví dụ: 8,7 kg) 6.2.2. Đo chiều dài của trẻ * Chọn địa điểm đo chiều dài nằm của trẻ - Thước đo được đặt trên bàn cao khoảng 70-80 cm so với mặt đất. - Bàn đặt thước phải chắc chắn và được đặt trên nền nhà phẳng. - Một mép bàn nên dựa vào tường chắc đề phòng trẻ giẫy có thể bị ngã xuống từ phía không có người đo. * Cách đo chiều dài của trẻ dưới 24 tháng tuổi 19
  20. Hình 1.1 Đo chiều dài của trẻ - Đặt thước cố định trên mặt bàn với thanh trượt vuông góc với mặt thước. - Cần hai người đã được tập huấn để có thể đo chiều dài nằm của trẻ được chính xác. - Trẻ mặc quần áo nhẹ hoặc tã lót, không đi giầy dép. - Đặt trẻ nằm ngửa ở giữa của mặt thước, mặt hướng lên trần nhà, đầu chạm nhẹ vào thanh chắn đầu của thước, hai chân được giữ cho duỗi thẳng. Dịch thanh trượt di động từ dưới lên cho đến khi chạm và ép toàn bộ vào mặt bàn chân của trẻ. - Đọc kết quả với độ chính xác tới 0,1 cm. 6. 2.3. Đo chiều cao đứng của trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên cho đến 5 tuổi - Đặt thước đo chiều cao cố định trên nền nhà phẳng và chắc, mặt thước áp sát vào tường hoặc cột thẳng đứng. - Cho trẻ mặc quần áo mỏng, không đi giầy dép, đứng áp sát đầu, lưng, mông, bắp và gót chân vào mặt thước, hướng mặt về phía trước. Cho trẻ đứng thẳng, vai và tay buông thõng tự do ở hai bên người, đầu gối không được chùng. - Dịch thanh chặn nhẹ nhàng cho đến khi chạm vào đỉnh đầu của trẻ. - Khi đọc thì tầm mắt của người đo phải ngang với thanh chặn của thước đo sau khi đã chạm vào đỉnh đầu của trẻ. - Đọc kết quả với độ chính xác tới 0,1 cm. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0