intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tắc ruột

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:23

207
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tắc ruột được biên soạn nhằm giúp cho các bạn phân biệt được tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng, các nguyên nhân chính gây tắc ruột; chẩn đoán được hội chứng tắc ruột; cách xử trí bệnh nhân tắc ruột tại tuyến y tế cơ sở. Đây là bài giảng hữu ích dành cho các bạn chuyên ngành Y và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tắc ruột

  1. TẮC RUỘT
  2. NỘI DUNG 1. Đại cương. 2. Lâm sàng. 3. Chẩn đoán phân biệt. 4. Xử trí.
  3. MỤC TIÊU 1. Phân biệt được tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng, các nguyên nhân chính gây tắc ruột. 2. Chẩn đoán được hội chứng tắc ruột. 3. Biết cách xử trí BN tắc ruột tại tuyến y tế cơ sở.
  4. 1. ĐẠI CƯƠNG Vị trí của ruột trong cơ thể
  5.  Tắc ruột là một hội chứng do sự ngừng lưu thông các chất trong lòng ruột (hơi, dịch và các chất tiêu hóa) từ môn vị đến hậu môn.  Tắc ruột có 2 loại là tắc ruột cơ học (do một sự cản trở cơ học trong lòng ruột) và tắc ruột cơ năng (do ruột không co bóp nên còn gọi là tắc ruột do liệt ruột).  Tắc ruột gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính.
  6.  Nguyên nhân thường gặp gây tắc ruột: Dính ruột sau mổ (thường gặp nhất). Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú. Bã thức ăn (hay gặp ở người già). Giun đũa (hay gặp ở trẻ em). U đại tràng (thường gặp ở người 50 tuổi).  Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa gặp, sau viêm ruột thừa cấp. Triệu chứng và mức độ cấp tính thay đổi phụ thuộc vào cơ chế tắc, vị trí tắc. Việc chẩn đoán nhiều khi còn khó khăn.
  7. 2. TRIỆU CHỨNG 2.1. Tắc ruột cơ học 2.1.1. Triệu chứng cơ năng Tam chứng: đau bụng, nôn, bí trung đại tiện. Đau bụng: là TC khởi phát; tính chất: đau thành cơn, bắt đầu từ từ, có khi dữ dội và nhanh chóng lan khắp bụng. BN tìm đủ mọi tư thế giảm đau nhưng không có hiệu quả. Nôn: xuất hiện đồng thời hoặc sau cơn đau nhưng không làm cho cơn đau giảm đi. Lúc đầu nôn ra thức ăn, sau nôn dịch mật, rồi nôn chất có màu đen và thối (thường nhầm là nôn ra phân). Bí trung, đại tiện: xuất hiện sau khởi phát bệnh vài giờ.
  8. 2.1.2. Triệu chứng toàn thân: BN đến sớm: dấu hiệu mất nước và rối loạn các chất điện giải thường không rõ. BN đến muộn: tắc ruột càng cao thì dấu hiệu mất nước càng rõ rệt (triệu chứng: khát nước, mắt trũng, môi khô, da nhăn, nước tiểu ít, thậm chí có dấu hiệu sốc do giảm khối lượng tuần hoàn.
  9. 2.1.3. Triệu chứng thực thể: Bụng trướng, mềm: xuất hiện sau đau bụng và nôn, lúc đầu chỉ trướng ở giữa bụng hoặc ở mạn sườn, sau đó trướng dần toàn bộ bụng. Bụng không trướng trong tắc hỗng tràng, trướng nhiều trong tắc ruột muộn.
  10. Dấu hiệu quai ruột nổi: nhìn có thể thấy khối phồng trên thành bụng, sờ nắn có cảm giác căng, bờ rõ, gõ vang.
  11. Dấu hiệu rắn bò: ● Trong cơn đau nhìn thấy quai ruột nổi hằn và di chuyển trên thành bụng. ● Hoặc kích thích bằng cách búng vào thành bụng chỗ quai ruột nổi sẽ thấy có sóng nhu động. ● Có khi không có quai ruột nổi nhưng kích thích thấy quai ruột nổi cuộn lên đúng lúc có cơn đau. Dấu hiệu rắn bò là dấu hiệu đặc trưng của tắc ruột cơ học (khẳng định chẩn đoán), nhưng khi không có dấu hiệu này cũng không loại trừ được tắc ruột.
  12. Nghe bụng thấy tiếng réo di chuyển của hơi và dịch trong lòng ruột. Đây là dấu hiệu có giá trị tương đương dấu hiệu rắn bò, giúp phân biệt với tắc ruột cơ học (nghe thấy bụng im lặng). Thăm trực tràng: bóng trực tràng rỗng, có khi sờ thấy cục phân cứng, khối u trực tràng hay đầu khối lồng ruột. Chụp X quang bụng không chuẩn bị, tư thế đứng: có nhiều hình mức nước - hơi.
  13. Các dấu hiệu để phân biệt tắc cao hay tắc thấp: Dấu hiệu Tắc cao (ruột non) Tắc thấp (ruột già) Nôn Sớm Muộn Bí trung, đại tiện Muộn Sớm Bụng trướng Ít Nhiều Quai ruột nổi Không Có Dấu hiệu rắn bò Không Có Toàn thân thay đổi Nhanh Chậm
  14. 2.2. Tắc ruột cơ năng Dấu hiệu chính: bụng trướng căng làm người bệnh khó thở. Đau bụng âm ỉ, liên tục, không thành cơn. Có dấu hiệu quai ruột nổi, nhưng không có dấu hiệu rắn bò. Nghe bụng thấy im lặng, không có tiếng réo. Toàn thân thay đổi ít, chậm.
  15. 3. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Cơn đau quặn thận do sỏi: đau thường xuất phát từ sau lưng, lan xuống bẹn. Cơn đau quặn gan: đau hạ sườn phải, lan ra sau lưng và lan lên vai phải. Viêm tụy cấp: đau liên tục, dữ dội vùng trên rốn, phản ứng thành bụng vùng trên rốn. Cơn nhồi máu cơ tim thể biểu hiện ở bụng: nôn nhiều, đau bụng trên, có dấu hiệu choáng.
  16. 4. XỬ TRÍ  Tắc ruột cơ năng chỉ điều trị nội khoa. Tắc ruột cơ học cần phải mổ, nhưng bao giờ cũng phải hồi sức trước mổ.  Tại tuyến y tế cơ sở thực hiện các bước hồi sức sau: Đặt ống thông dạ dày: hút dịch ứ đọng trên chỗ tắc ra càng nhiều càng tốt (bụng bớt trướng, BN dễ thở). Truyền dung dịch đẳng trương, chất điện giải: bù lượng dịch ứ đọng trong đường tiêu hóa. KS tiêm: Cefalotin 500 mg, Metronidazol 500 mg. Đặt ống thông bàng quang theo dõi số lượng nước tiểu (có nhiều nước tiểu là hồi sức tốt). Chuyển BN lên tuyến trên.
  17. TỔNG KẾT BÀI HỌC 1. Đại cương Định nghĩa, nguyên nhân gây tắc ruột thường gặp. 2. Triệu chứng Tắc ruột cơ học: cơ năng, toàn thân, thực thể. Tắc ruột cơ năng: trướng bụng, đau bụng không thành cơn, dấu hiệu quai ruột nổi, toàn thân ít thay đổi. 3. Chẩn đoán phân biệt: 4 bệnh. 4. Xử trí tại tuyến y tế cơ sở: hút dịch dạ dày, truyền dịch, kháng sinh, thông tiểu, chuyển tuyến trên.
  18. LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI Câu 1: Nêu định nghĩa tắc ruột, tắc ruột cơ học, tắc ruột cơ năng? Các nguyên nhân thường gặp gây tắc ruột? Trả lời: Tắc ruột: ……………………………………… là hội chứng do sự ngừng lưu thông các chất trong lòng ruột. Tắc ruột cơ học: ……………………………………… do sự cản trở cơ học trong lòng ruột. do ruột không co bóp (liệt ruột). Tắc ruột cơ năng: ……………………………………… dính ruột sau Các nguyên nhân thường gặp gây tắc ruột: ……………… mổ, lồng ruột cấp tính (trẻ còn bú), bã thức ăn (người già), giun đũa (trẻ em), u đại tràng ( 50 tuổi).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0