Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 2: Chi phí vốn của doanh nghiệp (Lê Thu Thủy)
lượt xem 11
download
Mời các bạn cùng tham khảo "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 2: Chi phí vốn của doanh nghiệp (Lê Thu Thủy)" để nắm chi tiết khái niệm và ý nghĩa chi phí vốn; chi phí nợ vay; chi phí vốn chủ sở hữu; chi phí vốn bình quân, chi phí vốn cận biên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 2: Chi phí vốn của doanh nghiệp (Lê Thu Thủy)
- BÀI 2 CHI PHÍ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP Giảng viên: LÊ THU THỦY Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015105205 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Lãi suất cao làm tăng chi phí vốn của doanh nghiệp năm 2011 • Năm 2011, trong thời kỳ nền kinh tế khó khăn, lạm phát cao, lãi suất cao, lãi vay mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu là 18-20%, thậm chí có thể cao hơn, trong khi Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore chỉ dao động 6-7%. • Chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí vốn, cho nên với mức lãi cao như vậy, chi phí vốn của doanh nghiệp Việt Nam vào khoảng thời gian này gấp 2-3 lần, thậm chí 4 lần các nước trong khu vực, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp Việt. (Theo TS. Vũ Thành Tự Anh) Chi phí vốn là gì? Tại sao lãi suất vay vốn cao lại làm tăng chi phí vốn cho doanh nghiệp? Việc chi phí vốn cao gây ra những khó khăn gì cho doanh nghiệp? v1.0015105205 2
- MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Trình bày được khái niệm chi phí vốn và giải thích được mục đích xác định chi phí vốn. • Phân biệt được chi phí của nợ vay và chi phí của vốn chủ sở hữu. • Trình bày được cách xác định chi phí của nợ vay. • Trình bày được các chi phí của vốn chủ sở hữu và giải thích được tại sao doanh nghiệp mất chi phí khi huy động vốn chủ sở hữu. • Trình bày được khái niệm và cách xác định chi phí vốn bình quân. • Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vốn bình quân. Trình bày được khái niệm và cách xác định chi phí vốn cận biên và điểm gãy. v1.0015105205 3
- NỘI DUNG Khái niệm và ý nghĩa chi phí vốn Chi phí nợ vay Chi phí vốn chủ sở hữu Chi phí vốn bình quân, chi phí vốn cận biên v1.0015105205 4
- 1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CHI PHÍ VỐN • Khái niệm: Chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, được tính bằng số lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn đầu tư vào dự án hay doanh nghiệp để giữ không làm giảm số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu. • Chi phí vốn là một yếu tố quan trọng cần xác định trong hoạt động dự toán vốn, nhằm đánh giá xem doanh nghiệp có nên thực hiện một dự án nào đó hay không. Nếu huy động vốn với chi phí cao hơn tỷ lệ sinh lời kỳ vọng, kết quả kinh doanh sẽ thua lỗ. • Khi nói đến chi phí vốn, chỉ xét đến các nguồn vốn dài hạn bao gồm: nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. v1.0015105205 5
- 2. CHI PHÍ NỢ VAY • Chi phí nợ vay trước thuế (ký hiệu kD): Được tính toán trên cơ sở lãi suất nợ vay. • Chi phí nợ vay sau thuế: Được tính trên cơ sở chi phí nợ vay trước thuế có tính tới tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp. Cách xác định: Chi phí nợ vay sau thuế = kD × (1 – T) Trong đó T là thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp • Phần tiết kiệm thuế là: kD – kD × (1 – T) = kD × T v1.0015105205 6
- 2. CHI PHÍ NỢ VAY (tiếp theo) • Tình huống Doanh nghiệp Anpha cần huy động một lượng vốn $30.000. Doanh nghiệp lựa chọn 1 trong 2 hình thức huy động sau: Phát hành cổ phiếu thường. Vay Ngân hàng với lãi suất 10%/năm. Biết trong cả 2 trường hợp EBIT đều là $10.000, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 30%. Hãy tính toán chi phí nợ vay của công ty Anpha. v1.0015105205 7
- 2. CHI PHÍ NỢ VAY (tiếp theo) Xét hai trương hợp TH1: Phát hành cổ phiếu thường TH2: Vay Ngân hàng huy động vốn EBIT 10.000 10.000 I 0 3.000 EBT 10.000 7.000 T (=30 %) 3.000 2.100 Tiết kiệm nhờ thuế TNDN = 3.000 – 2.100 = 900 ($) Chi phí nợ vay trước thuế = 3.000 / 30.000 = 10% Chi phí nợ vay sau thuế = (3.000 – 900) / 30.000 = 7% v1.0015105205 8
- 3. CHI PHÍ VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.1. Chi phí cổ phiếu ưu tiên 3.2. Chi phí của lợi nhuận không chia 3.3. Chi phí cổ phiếu thường mới v1.0015105205 9
- 3.1. CHI PHÍ CỔ PHIẾU ƯU TIÊN • Khái niệm: Chi phí của cổ phiếu ưu tiên là tỷ lệ sinh lời nhà đầu tư yêu cầu trên vốn đầu tư vào cổ phiếu ưu tiên của doanh nghiệp. • Cách xác định: Chi phí cổ phiếu ưu tiên được xác định bằng cách lấy cổ tức ưu tiên chia cho giá phát hành thuần của cổ phiếu. DP DP kP = = Pn P0 - F Trong đó: kP = Chi phí cổ phiếu ưu tiên DP = Cổ tức ưu tiên (cố định hàng năm) Pn = Giá thuần của cổ phiếu P0 = Thị giá cổ phiếu tại thời điểm phát hành F = Chi phí phát hành cổ phiếu ưu tiên v1.0015105205 10
- 3.1. CHI PHÍ CỔ PHIẾU ƯU TIÊN (tiếp theo) • Ví dụ: Doanh nghiệp A sử dụng số cổ phiếu ưu tiên phải trả $10 cổ tức cho mỗi cổ phiếu mệnh giá $100. Nếu doanh nghiệp bán những cổ phiếu ưu tiên mới với giá bằng mệnh giá và chịu chi phí phát hành là 2,5% so với giá bán thì chi phí cổ phiếu ưu tiên của doanh nghiệp A là bao nhiêu? • Trả lời: Chi phí phát hành: F = 100 × 0,025 = $2,5 Chi phí cổ phiếu ưu tiên: 10 kP = = 0,1026 = 10,26% 100 – 2,5 v1.0015105205 11
- 3.2. CHI PHÍ CỦA LỢI NHUẬN KHÔNG CHIA • Khái niệm: Chi phí của lợi nhuận không chia là tỷ lệ sinh lời mà người nắm giữ cổ phiếu thường yêu cầu đối với dự án mà doanh nghiệp đầu tư bằng lợi nhuận không chia. • Chi phí của lợi nhuận không chia liên quan đến chi phí cơ hội của vốn khi ban quản lý doanh nghiệp quyết định không chia lợi nhuận, bởi cổ đông lẽ ra có thể nhận được phần lợi nhuận dưới dạng cổ tức và đầu tư dưới hình thức khác. v1.0015105205 12
- 3.2. CHI PHÍ CỦA LỢI NHUẬN KHÔNG CHIA • Cách xác định: Có 03 phương pháp để xác định chi phí cho lợi nhuận không chia: Phương pháp sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Phương pháp lãi suất trái phiếu cộng với mức bù rủi ro. Phương pháp luồng tiền chiết khấu. v1.0015105205 13
- 3.2. CHI PHÍ CỦA LỢI NHUẬN KHÔNG CHIA (tiếp theo) • Cách 1: Phương pháp sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) kS = kRF + b × (kRM – kRF) Trong đó: kS = Chi phí của lợi nhuận không chia kRF = Lợi tức của tài sản phi rủi ro kRM = Lợi tức của tài sản có độ rủi ro trung bình (kRM – kRF) = Mức bù đắp rủi ro thị trường b = hệ số beta Ví dụ: Cho lãi suất phi rủi ro bằng 8%, phần bù rủi ro thị trường bằng 5%, hệ số beta của công ty A bằng 1,2. Tính chi phí của lợi nhuận không chia của công ty A? Trả lời: Chi phí lợi nhuận không chia = 8% + 1,2 × 5% = 14% v1.0015105205 14
- 3.2. CHI PHÍ CỦA LỢI NHUẬN KHÔNG CHIA (tiếp theo) • Cách 1: Phương pháp sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) Hệ số beta: đo lường độ nhạy giữa tỷ suất sinh lợi trên chứng khoán đó đối với tỷ suất lợi tức trên chỉ số thị trường. v1.0015105205 15
- 3.2. CHI PHÍ CỦA LỢI NHUẬN KHÔNG CHIA (tiếp theo) • Cách 2: Phương pháp lãi suất trái phiếu cộng với mức bù rủi ro kS = Lãi suất trái phiếu + Phần thưởng rủi ro Trong đó: Lãi suất trái phiếu được tính bằng lãi suất nợ trung, dài hạn. Phần thưởng rủi ro dao động từ 3% đến 5%. Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp có lãi suất trái phiếu là 9% và phần thưởng rủi ro cho dự án mà doanh nghiệp dự định đầu tư là 3,5% thì chi phí lợi nhuận không chia của công ty là bao nhiêu? Trả lời: Chi phí lợi nhuận không chia = 9% + 3,5% = 12,5% v1.0015105205 16
- 3.2. CHI PHÍ CỦA LỢI NHUẬN KHÔNG CHIA (tiếp theo) • Cách 3: Phương pháp luồng tiền chiết khấu: D1 D0 × (1 + g) kS = + g = +g P0 P0 Trong đó: kS = Chi phí của lợi nhuận không chia D0, D1 = Cổ tức được trả vào cuối năm thứ 0, năm thứ 1 P0 = Thị giá cổ phiếu vào thời điểm phát hành g = Tốc độ tăng trưởng cổ tức (không đổi) Ví dụ: Giả sử thị giá cổ phiếu của công ty A là $23, cổ tức năm vừa rồi là $2, tỉ lệ tăng trưởng mong đợi của cổ tức là 8% không đổi. Tính chi phí lợi nhuận không chia của công ty A? Trả lời: 2 × (1 + 0,08) kS = + 0,08 = 0,1739 = 17,39% 23 v1.0015105205 17
- 3.3. CHI PHÍ CỔ PHIẾU THƯỜNG MỚI • Chi phí cổ phiếu thường mới và chi phí lợi nhuận không chia giống nhau về mặt bản chất. • Do khi phát hành cổ phiếu thường mới doanh nghiệp phải trả chi phí phát hành, chi phí của vốn cổ phần mới cao hơn chi phí của lợi nhuận không chia. v1.0015105205 18
- 3.3. CHI PHÍ CỔ PHIẾU THƯỜNG MỚI • Cách xác định: D1 D0 × (1 + g) ke = + g = +g Pn P0 – F Trong đó: ke = Chi phí của cổ phiếu thường mới D0, D1 = Cổ tức được trả vào cuối năm thứ 0, năm thứ 1 P0 = Thị giá cổ phiếu vào thời điểm phát hành F = Chi phí phát hành g = Tốc độ tăng trưởng cổ tức (không đổi) Ví dụ: Giả sử thị giá cổ phiếu của công ty A là $23, cổ tức năm vừa rồi là $2, tỉ lệ tăng trưởng mong đợi của cổ tức là 8% không đổi, chi phí của phát hành cổ phiếu thường mới là $1. Tính chi phí của cổ phiếu thường mới của công ty A? Trả lời: 2 × (1 + 0,08) kS = + 0,08 = 0,1782 = 17,82% 23 - 1 v1.0015105205 19
- 4. CHI PHÍ VỐN BÌNH QUÂN, CHI PHÍ VỐN CẬN BIÊN • Chi phí vốn bình quân của doanh nghiệp: được tính bằng bình quân gia quyền chi phí của từng nguồn vốn, và được ký hiệu là WACC. • Công thức: WACC = wD × kD × (1 – T) + wP × kP + wS × kS + we × ke Trong đó: wD, wP, wS, we lần lượt là tỷ trọng của nợ, vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường từ lợi nhuận không chia, và vốn cổ phần thường từ cổ phiếu thường mới. kD, kP, kS , ke lần lượt là chi phí của nợ vay trước thuế, chi phí vốn cổ phần ưu đãi và chi phí lợi nhuận không chia, và chi phí cổ phiếu thường mới. T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. v1.0015105205 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp
109 p | 1138 | 435
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - ĐH Thương Mại
28 p | 435 | 78
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 6 - ĐH Thương Mại
37 p | 379 | 68
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 7 - ĐH Thương Mại
38 p | 434 | 65
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 11 - ĐH Thương Mại
17 p | 272 | 62
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 8 - ĐH Thương Mại
30 p | 259 | 55
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 10 - ĐH Thương Mại
14 p | 296 | 54
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 4 - ĐH Thương Mại
77 p | 268 | 50
-
Tập bài giảng Tài chính doanh nghiệp
211 p | 59 | 19
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 1 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
40 p | 116 | 15
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1, 2 - ThS. Nguyễn Văn Minh
33 p | 159 | 14
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Học viện Tài chính
35 p | 86 | 11
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
63 p | 86 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ĐH Kinh Tế (ĐHQG Hà Nội)
27 p | 33 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
44 p | 63 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance) - Trường ĐH Thương Mại
49 p | 40 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 3: Đầu tư tài chính của doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
37 p | 143 | 6
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Bài 1 -Lê Quốc Anh
41 p | 78 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn