Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 7 - ĐH Thương Mại
lượt xem 65
download
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 7: Chi phí sử dụng vốn, đòn bẩy và cơ cấu vốn, trình bày các nội dung: chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, các loại đòn bẩy của doanh nghiệp, cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Đây là tài liệu học tập, giảng dạy dành cho sinh viên và giảng viên ngành Tài chính ngân hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 7 - ĐH Thương Mại
- Corporate Finance TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Đại học thương mại
- Chương 7: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN, ĐÒN BẨY VÀ CƠ CẤU VỐN 7.1 Chi phí sử dụng vốn của Doanh nghiệp 7.2 Các loại đòn bẩy của DN 7.3 Cơ cấu vốn của DN
- 7.1 Chi phí sử dụng vốn của DN 7.1.1 Khái niệm chi phí sử dụng vốn - Phần thu nhập hay cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho chủ thể cung cấp vốn trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là chi phí sử dụng vốn. - Từ phía nhà đầu tư, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cung cấp vốn cho doanh nghiệp.
- ∞ ∑ t =1 7.1.2 Các loại chi phí sử dụng vốn (Chi phí sử dụng các loại vốn) 7.1.2.1 Chi phí sử dụng vốn vay - Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế được hiểu là tỷ suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệp phải đạt được khi sử dụng vốn vay mà chưa tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp . T1 T2 Tn V = 1 + 2 +....+ (1+rdt) (1+rdt) (1+rdt)n Trong đó: V : số tiền vay thực tế mà doanh nghiệp thực sự sử dụng được Ti : số vốn gốc và lãi tiền vay doanh nghiệp phải trả ở năm thứ t cho người cho vay (i = 1,n) rdt : chi phí sử dụng vốn vay trước thuế n : số năm vay vốn
- Nếu công ty đang huy động vốn bằng trái phiếu, được xác định dựa vào công thức sau: I M Pf = + (1 + rd ) (1 + rd ) n t Trong đó: Pf : số tiền thu khi phát hành trái phiếu sau khi trừ đi các chi phí phát hành I : tiền lãi trái phiếu phải trả hàng năm M : mệnh giá trái phiếu n : số năm (kỳ hạn) của trái phiếu rd : chi phí sử dụng vốn trái phiếu
- - Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế: Có thể xác định chi phí sử dụng vốn vay sau thuế theo công thức sau: rd = rdt (1 – t) Trong đó: rdt : chi phí sử dụng vốn vay trước thuế rd : chi phí sử dụng vốn vay sau thuế t : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
- 7.1.2.2 Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi được hiểu là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần đạt được khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi để đầu tư sao cho thu nhập trên mỗi cổ phần hay giá cổ phiếu không bị sụt giảm. Df Df rf = hoặc rf = P Pf (1 − e) nf Trong đó: rf : chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi Df : cổ tức của mỗi cổ phiếu ưu đãi Pf : giá phát hành mỗi cổ phiếu ưu đãi e : tỷ lệ chi phí phát hành tính theo giá phát hành Pnf : số tiền thu ròng (số tiền thực tế có thể thu được khi phát hành) của mỗi cổ phiếu ưu đãi
- 7.1.2.3 Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại (Chi phí sử dụng cổ phiếu thường) - Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông đối với cổ phần thường của công ty. - Phương pháp xác định chi phí sử dụng lợi nhuận để lại: Dựa vào mô hình tăng trưởng cổ tức: ∞ D1 D2 D∞ Dt P0 = + + ... + ∞ =∑ (1 + re ) (1 + re ) 1 2 (1 + re ) t =1 (1 + re )t Trong đó: Po : giá trị của cổ phiếu thường Dt : cổ tức dự tính được chia ở thời kỳ thứ t re : tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư
- - Dựa vào mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) xác định theo công thức sau: re = Rf + βe(Rm – Rf) Trong đó: re : tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư Rf : tỷ suất sinh lời (lãi suất) phi rủi ro, thường được tính bằng lãi suất trái phiếu chính phủ Rm : tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường βe : hệ số rủi ro của cổ phiếu e
- - Dựa vào lãi suất trái phiếu cộng thêm mức bù rủi ro: Cơ sở của phương pháp: khi đầu tư vào công ty cổ phần, trái chủ sẽ chịu rủi ro ít hơn so với cổ đông, do vậy tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông có thể xác định bằng cách lấy lãi suất trái phiếu của công ty cộng thêm mức bù rủi ro. Chi phí sử Lợi suất đáo Mức bù rủi ro tăng dụng lợi hạn của trái = + thêm nhuận để lại phiếu
- 7.1.2.4 Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới Có thể sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền để xác định chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới như sau: D1 D1 re = + g hoặc re = ' +g Po Po (1 - e) Trong đó: P’o : giá phát hành mỗi cổ phiếu thường mới e : tỷ lệ chi phí phát hành so với giá phát hành Po : giá ròng (số tiền thực thu) phát hành mỗi cổ phiếu thường mới, khi đó, Po = P’o(1-e) re : chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới g : tốc độ tăng trưởng cổ tức dự tính mỗi năm
- 7.1.3 Chi phí sử dụng vốn bình quân Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) có thể được xác định theo phương pháp tính bình quân gia quyền theo công thức như sau: n WACC = ∑ wi ri i =1 E Cf D Hoặc WACC = × re + × r f + ×r dt (1 - t ) V V V Trong đó: WACC : chi phí sử dụng vốn bình quân E : vốn cổ phần thường và lợi nhuận để lại Cf : Vốn cổ phần ưu đãi D : vốn vay re : chi phí sử dụng vốn cổ phần thường và lợi nhuận để lại rf : chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi rdt : chi phí sử dụng vốn vay trước thuế wi : tỷ trọng vốn loại i trong tổng nguồn vốn tài trợ ri : chi phí sử dụng vốn loại i
- Ví dụ: Một công ty cổ phần có tổng số vốn đang sử dụng là 10.000 tri ệu đồng và được hình thành từ các nguồn sau: Nguồn vốn Giá trị Tỷ trọng nguồn vốn 1. Vốn Vay 4500 45% 2. Cổ phần ưu đãi 300 3% 3. Vốn chủ sở hữu (cổ phần 5200 52% thường và lợi nhuận giữ lại) Cộng 10.000 100% Kết cấu nguồn vốn kể trên được xem là kết cấu nguồn vốn tối ưu c ủa công ty. Trong năm tới, để đáp ứng nhu cầu vốn, công ty d ự ki ến huy đ ộng thêm 3.000 triệu đồng và phân bổ theo kết cấu nguồn vốn t ối ưu như trên. Công ty dự kiến số lợi nhuận giữ lại để tái đầu t ư là 1.050 triệu đ ồng, chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là 10%/năm, chi phí sử dụng cổ phi ếu ưu đãi là 10,4%, chi phí sử dụng vốn cổ phần thường và lợi nhu ận để lại là 13,5%. Công ty nộp thuế thu nhập với thuế suất 25%. Hãy tính chi phí s ử dụng vốn bình quân cho phương án huy động vốn kể trên của công ty.
- ∞ ∑ t =1 7.1.4 Chi phí sử dụng vốn cận biên - Khái niệm: chi phí sử dụng vốn cận biên (MCC) được hiểu là chi phí cho đồng vốn mới nhất mà doanh nghiệp huy động tăng thêm cho đầu tư hay hoạt động kinh doanh AC ji - Điểm gãy được xác định theo công thức : BP ji = Wj Trong đó: BPji : điểm gãy của nguồn tài trợ j với chi phí sử dụng vốn ≤ i ACji : tổng số vốn huy động từ nguồn tài trợ j với chi phí sử dụng vốn ≤ i Wj : tỷ trọng nguồn tài trợ j trong tổng các nguồn tài trợ Từ việc xác định điểm gãy của từng nguồn tài trợ riêng biệt, có thể xác định được tổng các điểm gãy của tổng quy mô vốn mà doanh nghiệp huy động
- ∞ ∑ t =1 Ví dụ: Một công ty cổ phần có kết cấu nguồn vốn được xem là tối ưu như sau: Nguồn vốn Tỷ trọng nguồn vốn 1. Vốn Vay 45% 2. Cổ phần ưu đãi 2% 3. Vốn chủ sở hữu 53% Cộng 100% Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư, công ty dự kiến huy động vốn theo kết cấu nguồn vốn tối ưu như trên và có khả năng huy động các ngu ồn vốn với chi phí sử dụng như sau: - Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư là 768,5 triệu đồng với chi phí sử dụng là 13,4% - Nếu phát hành thêm cổ phiếu phổ thông để huy động vốn thì chi phí s ử d ụng là 14% - Nếu phát hành cổ phiếu ưu đãi, chi phí sử dụng vốn là 10,3% - Nếu vay vốn từ 900 triệu đồng trở xuống thì lãi suất là 10%/năm và n ếu v ốn vay trên 900 triệu thì lãi suất áp dụng cho phần tiền vay gia tăng này là 13%/năm. Lãi vay phải trả một lần vào cuối năm, vốn gốc tr ả vào th ời đi ểm cuối của năm cuối cùng - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%
- ∞ ∑ t =1 ác định chi phí sử dụng vốn của khoảng vốn huy động từ 0 đến điểm gãy thứ nhất và từ điểm gãy thứ nhất đến điểm gãy thứ hai và các khoảng vốn k ế tiếp: Tổng nguồn vốn Nguồn tài trợ Tỷ Chi phí sử Chi phí sử Chi phí sử mới huy động trọng dụng vốn dụng vốn tính dụng vốn (%) (%) theo kết cấu bình quân (%) Từ 0 đến 1450 - Vốn vay 45 7,5 3,375 WACC1 = triệu đồng 10,683 - Cổ phiếu ưu đãi 2 10,3 0,206 - Lợi nhuận giữ lại 53 13,4 7,102 Trên 1450 đến - Vốn vay 45 7,5 3,375 WACC2 = 2000 triệu đồng 11,001 - Cổ phiếu ưu đãi 2 10,3 0,206 - Vốn CPT mới 53 14 7,42 Trên 2000 triệu - Vốn vay 45 9,75 4,388 WACC3 = đồng 12,014 - Cổ phiếu ưu đãi 2 10,3 0,206 - Vốn CPT mới 53 14 7,42
- ∞ ∑ t =1 Công ty có 3 khoảng vốn huy động và tương ứng với mỗi khoảng thì chi phí sử dụng vốn bình quân là khác nhau. Chi phí sử dụng vốn và quy mô huy động vốn được thể hiện qua đồ thị sau: Chi phí sử WACC3 = 12,014 12 dụng vốn % WACC2 = 11,001 11 WACC1 = 10,683 10 Điểm gãy BPE Điểm gãy BPD 1.000 1.450 2.000 Qui mô huy động vốn (trđ)
- 7.2 Các loại đòn bẩy của DN 7.2.1 Đòn bẩy hoạt động (operating leverage) a. Ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động đến lợi nhuận * Các khái niệm: - Chi phí cố định (định phí) - Chi phí biến đổi (biến phí) - Đòn bẩy hoạt động: là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố định tác động đến LN trước thuế và lãi vay (EBIT) của DN. * Ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động đến lợi nhuận: Chi phí cố định càng lớn tốc độ tăng LN hoạt động (EBIT) càng cao sử dụng đòn bẩy hoạt động hợp lý có tác dụng làm khuếch đại sự gia tăng EBIT. Tuy nhiên sự khuếch đại này theo quy luật giảm dần.
- b. Phân tích điểm hòa vốn Nếu gọi P : giá bán đơn vị sản phẩm Q : số lượng sản phẩm (sản lượng) sản xuất và tiêu thụ V : chi phí biến đổi của mỗi đơn vị sản phẩm F : chi phí cố định QBE : sản lượng hòa vốn Điểm hòa vốn xuất hiện khi tổng doanh thu bằng tổng chi phí và EBIT = 0. Khi đó, ta có: P.QBE = V.QBE + F QBE = F/(P – V)
- c. Mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động (DOL) Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận Mức độ tác động của đòn bẩy = hoạt động (DOL) Tỷ lệ thay đổi sản lượng Hay ∆EBIT/EBIT DOL = ∆Q/Q Mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động tại mức sản lượng Q: Q( P - V ) Q ( P - V ) /( P - V ) Q DOL Q = = Q( P - V ) - F [ Q( P - V ) - F ] /( P - F ) = Q - QBE Đối với những doanh nghiệp mà sản phẩm đa dạng thì chúng ta sử dụng chỉ tiêu mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động theo doanh thu như sau: S −V EBIT + F DOL S = = S −V − F EBIT Trong đó: S là doanh thu và V là tổng chi phí biến đổi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp
109 p | 1136 | 435
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - ĐH Thương Mại
28 p | 433 | 78
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 6 - ĐH Thương Mại
37 p | 376 | 68
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 11 - ĐH Thương Mại
17 p | 272 | 62
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 8 - ĐH Thương Mại
30 p | 259 | 55
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 10 - ĐH Thương Mại
14 p | 293 | 54
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 4 - ĐH Thương Mại
77 p | 268 | 50
-
Tập bài giảng Tài chính doanh nghiệp
211 p | 58 | 19
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 1 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
40 p | 116 | 15
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1, 2 - ThS. Nguyễn Văn Minh
33 p | 155 | 14
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Học viện Tài chính
35 p | 85 | 11
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
63 p | 86 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ĐH Kinh Tế (ĐHQG Hà Nội)
27 p | 32 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
44 p | 62 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance) - Trường ĐH Thương Mại
49 p | 40 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 3: Đầu tư tài chính của doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
37 p | 143 | 6
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Bài 1 -Lê Quốc Anh
41 p | 78 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn