Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 5: Kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp (ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã)
lượt xem 11
download
"Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 5: Kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp (ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã)" trình bày tổng quan về kế hoạch hóa tài chính; nội dung của một kế hoạch tài chính hoàn chỉnh; các mô hình kế hoạch hóa tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 5: Kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp (ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã)
- BÀI 5 KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ThS. PHẠM VĂN TUỆ NHÃ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015105205 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Starbucks và bài toán mở rộng thị phần tại Việt Nam Ngày 30/1/2013, hãng kinh doanh đồ uống nổi tiếng thế giới Starbucks khai trương cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh, chính thức mở màn chiến dịch xâm nhập thị trường Việt Nam. Sau hơn 2 năm hoạt động, hãng đã xây dựng 12 cửa hàng trên phạm vi toàn quốc và đang có ý định mở thêm nhiều cửa hàng nữa tại các tỉnh thành khác nhau. Starbucks cần thực hiện những dự báo gì về phương diện tài chính để chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng nêu trên? v1.0015105205 2
- MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Trình bày được phạm vi của kế hoạch hóa tài chính. • Trình bày được vai trò của các dự báo tài chính và mối quan hệ giữa chúng với kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp. • Trình bày được các nội dung cơ bản của một kế hoạch tài chính hoàn chỉnh, thể hiện qua các báo cáo tài chính dự báo của doanh nghiệp. • Trình bày được nội dung cơ bản và vai trò của kế hoạch hóa nguồn vốn. • Trình bày được các yêu cầu cần thiết để kế hoạch hóa có hiệu quả. • Trình bày những nội dung cơ bản trong quản lý tập hợp các quyền trong kế hoạch hóa tài chính. • Trình bày được các nội dung cơ bản và cách áp dụng một mô hình kế hoạch hóa tài chính ở mức độ đơn giản. v1.0015105205 3
- NỘI DUNG Tổng quan về kế hoạch hóa tài chính Nội dung của một kế hoạch tài chính hoàn chỉnh Các mô hình kế hoạch hóa tài chính v1.0015105205 4
- 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH 1.1. Phạm vi kế hoạch hóa tài chính 1.2. Kế hoạch hóa tài chính và các dự báo tài chính v1.0015105205 5
- 1.1. PHẠM VI KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH • Kế hoạch hóa tài chính bao gồm cả kế hoạch hóa tài chính dài hạn hay chiến lược và kế hoạch hóa tài chính ngắn hạn hay hoạt động. Kế hoạch tài chính dài hạn là những kế hoạch tài chính mang tính chiến lược cho cơ sở kinh doanh từ trên 1 năm đến 10 năm. Kế hoạch tài chính ngắn hạn là việc cụ thể hóa những hoạt động tài chính ngắn hạn và những tác động có thể của những hoạt động đó, thường kéo dài trong vòng 1 đến 2 năm. • Các nhà lập kế hoạch tài chính xem xét tất cả các hoạt động của doanh nghiệp chứ không xem xét từng hoạt động cụ thể. • Các kế hoạch phải phản ánh được các thay đổi có thể xảy ra của môi trường và các hoạt động của doanh nghiệp dưới các điều kiện khác nhau. v1.0015105205 6
- 1.2. KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH VÀ CÁC DỰ BÁO TÀI CHÍNH • Các dự báo tài chính tập trung hầu hết vào các kết quả tương lai, đồng thời tính đến các sự kiện khác, bao gồm những tình huống không thuận lợi có thể xảy ra. • Kế hoạch hóa tài chính còn là quá trình quyết định loại rủi ro nào phải chấp nhận và loại rủi ro nào không cần thiết phải chấp nhận. • Kế hoạch hóa tài chính còn bao gồm phân tích hiệu ứng/hậu quả của những tình trạng khác nhau của thị trường và các quyết định khác nhau của doanh nghiệp. v1.0015105205 7
- 2. NỘI DUNG CỦA MỘT KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH HOÀN CHỈNH 2.1. Kế hoạch hóa nguồn vốn (Nguồn tài trợ) 2.2. Các yêu cầu cần thiết để kế hoạch hóa có hiệu quả 2.3. Kế hoạch hóa tài chính và quản lý một tập hợp các “quyền” v1.0015105205 8
- 2. NỘI DUNG CỦA MỘT KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH HOÀN CHỈNH (tiếp theo) • Nội dung của một kế hoạch tài chính được thể hiện qua các báo cáo tài chính dự báo: Bảng cân đối kế toán dự báo. Báo cáo kết quả kinh doanh dự báo: Thể hiện những dự báo về doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Trong đó chi phí thường được phân loại theo mục đích, bộ phận hoặc loại hình kinh doanh, kèm theo thuyết minh cho nguyên nhân phát sinh những chi phí đó. Báo cáo này là một phần then chốt trong việc lập kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự báo: Thể hiện những dự báo về các dòng tiền ra, vào của doanh nghiệp. Trong đó các khoản chi có thể được phân loại tương tự như phân loại chi phí nêu trên. Kèm theo là thuyết minh cho nguyên nhân phát sinh các dòng tiền. Báo cáo này là một phần then chốt trong việc chuẩn bị lập kế hoạch ngân quỹ, đánh giá và sử dụng ngân quỹ của doanh nghiệp. v1.0015105205 9
- 2.1. KẾ HOẠCH HÓA NGUỒN VỐN (NGUỒN TÀI TRỢ) • Kế hoạch hóa nguồn vốn bao gồm việc xác định quy mô vốn cần huy động và nguồn tài trợ tương ứng. • Kế hoạch nguồn vốn cần xây dựng phù hợp với chính sách cổ tức. • Nội dung, tính phức tạp và tầm quan trọng của kế hoạch tạo vốn phụ thuộc vào các yếu tố như cơ hội đầu tư của doanh nghiệp, dư thừa dòng tiền hoạt động và chính sách cổ tức,… • Khi kế hoạch tạo vốn bao gồm huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán (ví dụ cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp,…), doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng loại chứng khoán sẽ phát hành, thời điểm phát hành, quy mô phát hành và những điều kiện ràng buộc kèm theo. v1.0015105205 10
- 2.2. CÁC YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ KẾ HOẠCH HÓA CÓ HIỆU QUẢ • Các yêu cầu cần thiết để kế hoạch hóa có hiệu quả phụ thuộc mục tiêu kế hoạch hóa và kết quả mong muốn cuối cùng. • Để kế hoạch hóa có hiệu quả, cần thỏa mãn yêu cầu về khả năng dự báo, xác định kế hoạch tài chính tối ưu và thực hiện kế hoạch tài chính. v1.0015105205 11
- 2.2. CÁC YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ KẾ HOẠCH HÓA CÓ HIỆU QUẢ (tiếp theo) A. Dự báo • Khả năng dự báo phải chính xác và nhất quán. • Để nâng cao tính chính xác, các dự báo được xây dựng dựa trên các nguồn dữ liệu và các phương pháp dự báo khác nhau, cùng với sự hỗ trợ của các công ty chuyên về lập các dự báo kinh tế vĩ mô và dự báo ngành nghề, phục vụ các doanh nghiệp. • Để đảm bảo tính nhất quán, cần có sự phối hợp của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Lưu ý rằng đảm bảo tính nhất quán là điều đặc biệt khó với các doanh nghiệp có cấu trúc dọc. Nguyên nhân của sự thiếu nhất quán này là do các nhà lập kế hoạch dựa trên những nguồn thông tin khác nhau. v1.0015105205 12
- 2.2. CÁC YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ KẾ HOẠCH HÓA CÓ HIỆU QUẢ (tiếp theo) B. Xác định kế hoạch tài chính tối ưu • Do không có một công cụ hay mô hình nào có thể xác định chính xác tuyệt đối về phương án kế hoạch hóa tối ưu, nên các nhà lập kế hoạch phải đưa ra sự lựa chọn chủ yếu dựa trên khả năng phán xét của mình. • Mục tiêu của kế hoạch tài chính mà nhà lập kế hoạch lựa chọn được thể hiện thông qua các con số kế toán. Các con số này phải được diễn giải theo nghĩa của các quyết định kinh doanh, tức là chúng phải chuyển tải những thông tin về chiến lược của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,... chứ không chỉ là những con số đơn thuần. Ví dụ: Các nhà lập kế hoạch đặt ra mục tiêu đạt tỷ lệ sinh lợi trên doanh thu bằng 10% và điều này cần được hiểu là giá cao hơn, chi phí thấp hơn, chuyển sang sản phẩm mới với suất sinh lợi cao hơn hay tăng sự phối hợp trục dọc trong sản xuất hiệu quả hơn. • Các mục tiêu được trình bày trong kế hoạch tài chính còn là động lực làm việc cho nhân viên và đôi khi còn là cách thể hiện gián tiếp mong muốn, kỳ vọng hay niềm tin của nhà quản trị doanh nghiệp. v1.0015105205 13
- 2.2. CÁC YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ KẾ HOẠCH HÓA CÓ HIỆU QUẢ (tiếp theo) C. Xem xét việc thực hiện kế hoạch tài chính • Các nhà lập kế hoạch tài chính dài hạn cần tính đến những biến cố không mong đợi có thể xảy ra và cách điều chỉnh các dự báo tương ứng dưới sự tác động của những biến cố đó. Ví dụ: Lợi nhuận thực tế trong 6 tháng đầu thấp hơn 10% so với dự báo và không có dấu hiệu sẽ trở lại mức cũ → Nên xem xét giảm 10% lợi nhuận dự báo của những kỳ tiếp theo so với mức dự báo đã được lập trước đó. • Các kế hoạch dài hạn có thể được sử dụng như những điểm mốc cho việc đánh giá một chuỗi kết quả hoạt động. v1.0015105205 14
- 2.3. KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ MỘT TẬP HỢP CÁC “QUYỀN” • Các quyết định đầu tư hiện tại có thể xem là tiền đề cho các cơ hội đầu tư trong tương lai. • Doanh nghiệp quyết định đầu tư xâm nhập thị trường không nhất thiết vì khoản đầu tư này đem lại giá trị hiện tại ròng dương, mà chủ yếu vì chúng có giá trị về mặt chiến lược, tạo vị thế cho doanh nghiệp và tạo ra các cơ hội đầu tư tiếp theo trong tương lai. Nói cách khác, có những quyết định đầu tư bước đầu không phải là để tạo ra lợi nhuận ngay lập tức, mà là để tạo ra thêm nhiều cơ hội đầu tư hơn nữa trong tương lai. Và chính các cơ hội đầu tư trong tương lai này mới thật sự đem lại lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp, với giá trị hiện tại ròng dương lớn. • Do đó, các quyết định đầu tư có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: Đầu tư bước đầu để tạo ra các quyền thực, là các quyền mua tài sản thực với điều khoản thuận lợi, phục vụ cho mở rộng đầu tư trong tương lai. Nhà quản lý cần đánh giá giá trị của các quyền thực này. Giai đoạn thứ hai: Thực hiện các quyền thực nêu trên. Giai đoạn này phát sinh vấn đề chuẩn mực về dự toán vốn đầu tư. v1.0015105205 15
- 2.3. KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ MỘT TẬP HỢP CÁC “QUYỀN” (tiếp theo) • Kế hoạch hóa tài chính tựu trung lại không phải là tìm kiếm một kế hoạch đầu tư riêng lẻ mà là quản lý một tập hợp các quyền thực. • Kế hoạch hóa tài chính có thể xem như một quá trình gồm các giai đoạn sau: Mua các quyền thực. Duy trì các quyền thực. Thực hiện các quyền thực. Thanh lý các quyền thực. v1.0015105205 16
- 3. CÁC MÔ HÌNH KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH • Mô hình kế hoạch hóa tài chính được sử dụng để dự tính các hiệu ứng của các phương án chiến lược tài chính theo các giả định tương ứng. • Một doanh nghiệp có thể áp dụng 2 mô hình hoặc nhiều hơn, cho các phương diện của hoạt động tài chính doanh nghiệp. v1.0015105205 17
- VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN • Chuẩn bị ngân sách tiền trong ngắn hạn – Phần nhập quỹ Công ty X phát triển ngân quỹ cho tháng 10, 11, 12. Doanh số của công ty trong tháng 8, 9 lần lượt là 100 triệu và 200 triệu. Doanh số tháng 10, 11, 12 được dự báo lần lượt là 400, 300 và 200 triệu. Theo dữ liệu quá khứ, 20% doanh số bán hàng được thanh toán ngay, 50% tạo ra khoản phải thu sẽ được thu hồi sau 1 tháng và phần còn lại 30% tạo ra khoản phải thu sẽ được thu hồi sau 2 tháng. Bỏ qua nợ xấu. Cũng trong tháng 12, Công ty nhận được 30 triệu tiền cổ tức từ đầu tư chứng khoán. v1.0015105205 18
- VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN (tiếp theo) • Lập kế hoạch ngân sách tiền cho công ty X (tiếp tục ví dụ trang trước) – Phần nhập quỹ Tháng 8 9 10 11 12 Dự báo doanh số 100 200 400 300 200 Thu tiền bán hàng (20%) 20 40 80 60 40 Thu hồi khoản phải thu Trả chậm 1 tháng (50%) 50 100 200 150 Trả chậm 2 tháng (30%) 30 60 120 Nhập quỹ khác 30 Tổng nhập quỹ 210 320 340 v1.0015105205 19
- VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN • Chuẩn bị ngân sách tiền trong ngắn hạn – Phần xuất quỹ Công ty X đã thu thập dữ liệu cần thiết để chuẩn bị lịch thanh toán tiền trong tháng 10, 11 và 12 như sau: Mua vật tư: Mua vật tư bằng 70% tiền bán hàng. Trong số đó, 10% thanh toán ngay bằng tiền, 70% được trả sau 1 tháng và 20% trả sau 2 tháng. Tiền thuê: Tiền thuê 5 triệu sẽ được trả hàng tháng. Lương cho nhân viên bán hàng và quản lý là 8 triệu/tháng, Lương cho nhân công trực tiếp sẽ bằng 10% tiền bán hàng hàng tháng. Tiền thuế được thanh toán 25 triệu vào tháng 12. Chi mua sắm Tài sản cố định là 130 triệu: Dây chuyền máy móc mới sẽ được mua và trả vào tháng 11. Thanh toán lãi suất 10 triệu vào tháng 12. Thanh toán cổ tức bằng tiền 20 vào tháng 10. Trả gốc vay 20 triệu vào tháng 12. Mua cố phiếu quỹ: Không có trong tháng 10 – 12. v1.0015105205 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp
109 p | 1138 | 435
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - ĐH Thương Mại
28 p | 434 | 78
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 6 - ĐH Thương Mại
37 p | 379 | 68
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 7 - ĐH Thương Mại
38 p | 434 | 65
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 11 - ĐH Thương Mại
17 p | 272 | 62
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 8 - ĐH Thương Mại
30 p | 259 | 55
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 10 - ĐH Thương Mại
14 p | 296 | 54
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 4 - ĐH Thương Mại
77 p | 268 | 50
-
Tập bài giảng Tài chính doanh nghiệp
211 p | 59 | 19
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 1 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
40 p | 116 | 15
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1, 2 - ThS. Nguyễn Văn Minh
33 p | 159 | 14
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Học viện Tài chính
35 p | 85 | 11
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
63 p | 86 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ĐH Kinh Tế (ĐHQG Hà Nội)
27 p | 32 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
44 p | 62 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance) - Trường ĐH Thương Mại
49 p | 40 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 3: Đầu tư tài chính của doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
37 p | 143 | 6
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Bài 1 -Lê Quốc Anh
41 p | 78 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn