Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 5 (tt)
lượt xem 18
download
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 5 - Đầu tư dài hạn có nội dung trình bày khái niệm và phân loại dự án đầu tư, các tiêu chuẩn trong thẩm định dự án, dòng tiền của dự án, lựa chọn dự án loại trừ nhau có đời sống không bằng nhau, chi phí sử dụng vốn của dự án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 5 (tt)
- BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 5 ĐẦU TƯ DÀI HẠN
- Nội dung 1. Khái niệm và phân loại dự án đầu tư 2. Các tiêu chuẩn trong thẩm định dự án đ 3. Dòng tiền của dự án 4. Lựa chọn dự án loại trừ nhau có đời sống không bằng nhau 5. Chi phí sử dụng vốn của dự án
- • 1. Khái niệm và phân loại dự án 1.1 Khái niệm : * Đầu tư dài hạn là việc doanh nghiệp bỏ vốn để hình thành nên những tài sản dài hạn cần thiết để thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình như : Chế tạo mặt hàng mới, mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường…. * Đầu tư là sự hy sinh giá trị chắc chắn trong hiện tại để đổi lấy một giá trị không chắc chắn trong tương lai.
- 1.2.Phân loại dự án đầu tư: 1.2.1 Căn cứ theo mục tiêu • Đầu tư thay thế máy móc, thiết bị nhằm duy trì năng lực sản xuất hiện tại • Đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị • Đầu tư mở rộng quy mô SX hoặc mở rộng thị trường hiện tại • Đầu tư chế tạo sản phẩm mới hoặc thâm nhập thị trường mới • Đầu tư bảo vệ môi trường và an toàn lao động
- 1.2.2 Phân loại theo mối quan hệ giữa các dự án • Dự án độc lập • Dự án loại trừ nhau • Dự án độc lập : 2 dự án được xem là độc lập khi việc chấp nhận hay không chấp nhận của một dự án trong đó không phụ thuộc vào quyết định của dự án kia, hay nói cách khác dòng tiền của 2 dự án hoàn toàn độc lập nhau Ví dụ : Công ty A đang xem xét mở siêu thị mới tại TP. HCM và Hà Nội, 2 dự án này là độc lập với nhau
- 1.2.2 Phân loại theo mối quan hệ giữa các dự án • Dự án loại trừ nhau : Các dự án loại trừ nhau là tập hợp các dự án mà trong đó chỉ một dự án được chấp thuận, hay nói cách khác khi một dự án được chấp thuận thì những dự án còn lại sẽ bị loại bỏ. Ví dụ : Dự án lắp máy điều hòa và dự án sử dụng quạt thông gió để làm mát phân xưởng may là 2 dự án loại trừ nhau.
- 2. Các tiêu chuẩn trong thẩm định dự án • Thời gian hoàn vốn • Thời gian hoàn vốn chiết khấu • Giá trị hiện tại ròng • Tỷ suất sinh lời nội bộ • Tỷ suất sinh lời nội bộ điều chỉnh • Chỉ số sinh lời
- 2. Các tiêu chuẩn trong thẩm định dự án 2.1. Thời gian hoàn vốn (The Payback Period – PP) • Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để dòng thu nhập của dự án bù đắp vốn đầu tư bỏ ra ban đầu • PP = số năm trước thời điểm hoàn vốn + Vốn chưa bù đắp/ thu nhập của năm toàn bộ vốn được thu hồi
- 2.1. Thời gian hoàn vốn • Lựa chọn dự án theo tiêu chuẩn PP Thời gian hoàn vốn càng ngắn (nhanh) dự án càng được đánh giá tốt, quyết định chấp thuận hay loại bỏ dự án sẽ căn cứ vào thời gian hoàn vốn tối đa do DN quy định • PP< Thời gian hoàn vốn tối đa …. Chấp thuận • PP > Thời gian hoàn vốn tối đa …. Loại bỏ
- 2.1. Thời gian hoàn vốn Ưu nhược điểm của PP Ưu điểm : • Đơn giản, dễ tính toán Nhược điểm : • Không xem xét đến giá trị theo thời gian của tiền • Không xem xét dòng tiền của dự án sau thời điểm hoàn vốn • Không cho biết dự án làm giá trị doanh nghiệp tăng thêm bao nhiêu
- 2.2.Thời gian hoàn vốn chiết khấu (The Discounted Payback eriod –DPP) Là khoảng thời gian cần thiết để dòng thu nhập đã chiết khấu theo chi phí sử dụng vốn của dự án, bù đắp đủ vốn đầu tư ban đầu. DPP đã khắc phục được nhược điểm thứ nhất của PP, tức là đã xem xét đến thời giá của tiền, nhưng không khắc phục được nhược điểm thứ 2 và thứ 3 của PP
- • 2.3.Giá trị hiện tại ròng (The Net Present Value - NPV) • Là mức chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng thu nhập với giá trị hiện tại của vốn đầu tư, nó cho biết dự án sẽ làm cho giá trị công ty tăng thêm bao nhiêu • NPV = Giá trị hiện tại của dòng thu nhập – Giá trị hiện tại của vốn đầu tư CF1 CF2 CFn NPV = CF0 + + + …+ (1+r)1 (1+ r)2 (1+r)n
- 2.3.Giá trị hiện tại ròng Ví dụ : Một dự án có vốn đầu tư ban đầu là 100 tỷ, đời sống kinh tế 10 năm, thu nhập bằng tiền dự án tạo ra trong 5 năm đầu là 30 tỷ/ năm, 4 năm tiếp theo 35 tỷ / năm, năm cuối 40 tỷ/ năm. • Yêu cầu xác định các chỉ tiêu PP. DPP và NPV của dự án biết chi phí sử dụng vốn của dự án là 12%
- 2.3.Giá trị hiện tại ròng 0 1 2 … 5 6 … 9 10 -100 30 30 30 35 35 40 • Giải : • PP = 100/30 = 3,33 năm ( 3 năm, 4 tháng) NPV = 30.PVFA(12%,5)+35.PVFA(12%,4).PVF(12%,5) + 40.PVF(12%,10) – 100 = 81,25 > 0 • Dự án làm tăng giá trị doanh nghiệp 81,25 tỷ, chấp thuận đầu tư
- 2.3.Giá trị hiện tại ròng • Lựa chọn dự án theo NPV - Dự án độc lập : • NPV>0 Chấp thuận • NPV < 0 Loại bỏ • NPV = 0 Chấp thuận hay loại bỏ tùy thuộc sự cần thiết của dự án đối với DN - Dự án loại trừ nhau : • Dự án có NPV > 0 và lớn nhất sẽ được chấp thuận
- 2.4.Tỷ suất sinh lời nội bộ( The Internal Rate Of Return – IRR) • Là tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư vào dự án, về mặt kỹ thuật đó chính là lãi suất chiết khấu để NPV bằng 0. Do vậy việc tìm IRR của dự án tương tự như việc tìm YTM của trái phiếu, tìm lãi suất vay trả góp • Ví dụ : Một dự án có vốn đầu tư ban đầu 10 tỷ, đời sống kinh tế 10 năm, thu nhập bằng tiền là 1,5 tỷ/ năm. • Yêu cầu : Xác định IRR của dự án
- • 2.4.Tỷ suất sinh lời nội bộ • Giải : Ta có : 1,5 x PVFA( IRR, 10) = 10 PVFA(IRR,10) = 6,667 • Tra bảng tài chính : 8%< IRR< 9% 0,065x( 0,09 – 0,08) • IRR = 0.08 + = 8,15% 0,065 + 0,3735
- 2.4.Tỷ suất sinh lời nội bộ Lựa chọn dự án theo IRR - Dự án độc lập: • IRR > Chi phí SDV của DA - Chấp thuận • IRR< Chi phí SDV của DA - Loại bỏ • IRR = Chi phí SDV của DA - Tùy - Dự án loại trừ nhau: • Dự án có IRR cao nhất và > Chi phí SDV của DA sẽ được chấp thuận
- • 2.4.Tỷ suất sinh lời nội bộ • Nhận xét : - Ưu điểm : • IRR cho biết tỷ suất sinh lời trên vốn của DA • IRR cho phép đo lường rủi ro của DA • Ví dụ : - Dự án A có NPV = 100, IRR = 13%, chi phí sử dụng vốn của dự án 12% - Dự án B NPV = 50. IRR = 15%, chi phí s ử dụng vốn của dự án 12% Dự án A rủi ro cao hơn dự án B, chỉ cần IRR giảm hơn 1% thì NPV< 0, trong khi dự án B phải giảm hơn 3%
- • 2.4.Tỷ suất sinh lời nội bộ - Nhược điểm: • IRR khộng cho biết dự án làm giá trị công ty tăng thêm bao nhiêu • Khi xác định IRR ta ngầm giả định dòng thu nhập của dự án được tái đầu tư với tỷ suất sinh lời bằng IRR, giả định này không hợp lý • Những dự án dòng tiền đổi dấu 2 lần, có thể có nhiều mức lãi suất chiết khấu để NPV = 0 ( IRR đa trị)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - ĐH Thương Mại
28 p | 435 | 78
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 6 - ĐH Thương Mại
37 p | 382 | 68
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 7 - ĐH Thương Mại
38 p | 435 | 65
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 11 - ĐH Thương Mại
17 p | 273 | 62
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 8 - ĐH Thương Mại
30 p | 259 | 55
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 10 - ĐH Thương Mại
14 p | 305 | 54
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 4 - ĐH Thương Mại
77 p | 269 | 50
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 3 (cost, sales and profit)
84 p | 216 | 45
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 (tt)
34 p | 313 | 36
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - GV. Đào Lan Phương
45 p | 272 | 36
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 3 - TS. Nghiêm Thị Thà
23 p | 211 | 30
-
Tập bài giảng Tài chính doanh nghiệp
211 p | 60 | 19
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Học viện Tài chính
35 p | 91 | 11
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
63 p | 87 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ĐH Kinh Tế (ĐHQG Hà Nội)
27 p | 36 | 10
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 1 - ThS. Bùi Ngọc Toản
10 p | 99 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền)
44 p | 66 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Bài 1 -Lê Quốc Anh
41 p | 81 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn