intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính quốc tế: Bài 1 - ThS. Trần Thị Hải An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

77
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 1: Những vấn đề chung về tài chính quốc tế" giúp người học hiểu khái niệm, đặc điểm của tài chính quốc tế; phân tích được vai trò của tài chính quốc tế; hiểu tổng quan về môn học tài chính quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính quốc tế: Bài 1 - ThS. Trần Thị Hải An

  1. BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Trần Thị Hải An 1 v1.0011107213 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Công ty XNK Rượu vang Đà Lạt thu được 1.000.000 USD từ XK hàng hóa sang Mỹ nhưng hiện tại Công ty chưa sử dụng số tiền này trong 2 năm. Vậy Công ty sẽ có những phương án nào để xử lý trạng thái tiền tệ trên: Nhập vào quỹ chờ sau 02 năm sẽ sử dụng, cho vay để thu lãi, tái đầu tư mở rộng sản xuất hay đầu tư ngắn hạn dưới hình thức mua chứng khoán?  Là một chuyên gia tài chính quốc tế, hãy tư vấn giúp Công ty tuần hoàn số tiền tệ trên một cách hiệu quả nhất. 2 v1.0011107213
  2. MỤC TIÊU Hiểu khái niệm, đặc điểm của tài chính quốc tế; Phân tích được vai trò của tài chính quốc tế; Hiểu tổng quan về môn học tài chính quốc tế. 3 v1.0011107213 NỘI DUNG 1 Khái niệm, đặc điểm của tài chính quốc tế; 2 Vai trò của tài chính quốc tế; 3 Nội dung của tài chính quốc tế; 4 Tổng quan về môn học tài chính quốc tế. 4 v1.0011107213
  3. 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm; 1.2. Đặc điểm. 5 v1.0011107213 1.1. KHÁI NIỆM 1.1.1. Các quan điểm về tài chính quốc tế; 1.1.2. Khái niệm. 6 v1.0011107213
  4. 1.1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Quan điểm thứ nhất: • Tài chính quốc tế là các hoạt động chính đối ngoại - một khâu trong hệ thống tài chính quốc gia; • Là các hoạt động thanh toán và tín dụng quốc tế; • Là quan hệ tài chính của chính phủ các nước với các tổ chức quốc tế; • Là hoạt động tài chính của các công ty xuyên quốc gia hay công ty đa quốc gia; • Là tập hợp những quan hệ tài chính của các chủ thể có phạm vi hoạt động vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia. 7 v1.0011107213 1.1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Quan điểm thứ 2: • Hoạt động tài chính quốc tế bao gồm hoạt động tài chính đối ngoại và hoạt động tài chính thuần túy giữa các quốc gia; • Quan niệm này được sử dụng ở các quốc gia đang phát triển, mức độ hội nhập còn hạn chế. 8 v1.0011107213
  5. 1.1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Quan điểm thứ 3: • Đứng trên góc độ toàn cầu thì hoạt động tài chính quốc tế chỉ bao gồm các hoạt động tài chính quốc tế thuần tuý; • Quan niệm này thường được sử dụng ở các quốc gia phát triển, mức độ mở cửa hội nhập cao. 9 v1.0011107213 1.1.2. KHÁI NIỆM Tài chính quốc tế là hoạt động tài chính diễn ra trên bình diện quốc tế. Đó là sự di chuyển các luồng tiền vốn giữa các quốc gia gắn liền với các quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quân sự, ngoại giao… giữa các chủ thể của các quốc gia và các tổ chức quốc tế thông qua việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ ở mỗi chủ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể đó trong các quan hệ quốc tế. 10 v1.0011107213
  6. CÂU HỎI THẢO LUẬN Theo anh (chị) tại sao tài chính quốc tế được hiểu theo quan điểm 1 trong chương trình môn học của chúng ta? 11 v1.0011107213 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Phạm vi, môi trường hoạt động của các nguồn tài chính trong lĩnh vực tài chính quốc tế: • Rộng lớn; • Phức tạp; • Nhiều rủi ro. 12 v1.0011107213
  7. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (tiếp theo) Lĩnh vực tài chính quốc tế chịu sự chi phối của nhiều yếu tố chính trị, nhiều hệ thống pháp lý khác nhau: • Yếu tố chính trị khác nhau Ví dụ: Quan hệ quốc tế thời kỳ chiến tranh lạnh (1945 – 1991): Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa phải thừa nhận vai trò lãnh đạo của Liên Xô và sử dụng đồng tiền chung là đồng rúp; Không được phép kết giao ở bất kỳ lĩnh vực nào với các nước thuộc tư bản chủ nghĩa. • Hệ thống pháp lý khác nhau Ví dụ: Để có đủ năng lực hành vi dân sự để ký kết hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại quốc tế, ở Việt Nam, công dân phải đủ 18 tuổi trở lên, còn ở Nhật Bản phải đủ 21 tuổi trở lên. 13 v1.0011107213 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (tiếp theo) Xu hướng phát triển của lĩnh vực tài chính quốc tế làm cho hoạt động này ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp: • Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các công ty đa quốc gia (TNCs); • Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của thị trường vốn quốc tế; • Sự hình thành và hoạt động với phạm vi và qui mô ngày càng mở rộng của các tổ chức kinh tế, tài chính-tín dụng khu vực và quốc tế; • Xu hướng phát triển mạnh mẽ của tài chính quốc tế… 14 v1.0011107213
  8. CÂU HỎI THẢO LUẬN Tại sao nói tài chính quốc tế là một lĩnh vực rộng lớn, phức tạp và nhiều rủi ro? Cho ví dụ minh họa. 15 v1.0011107213 TÌNH HUỐNG Công ty Rượu vang Đà Lạt nhận được một đơn đặt hàng hàng trị giá 1.000.000 USD từ nhà nhập khẩu Mỹ. Thanh toán sau 02 tháng kể từ khi nhà nhập khẩu nhận được hàng. Để có đủ hàng xuất khẩu, công ty phải huy động toàn bộ nguồn vốn để mua nguyên phụ liệu và chi phí nhân công (do phải tăng ca sản xuất). Sau khi xuất khẩu hàng sang Mỹ, công ty không còn vốn để tiếp tục sản xuất. Công ty phải làm gì để vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất cho đến khi thu được tiền hàng từ nhà nhập khẩu Mỹ? 16 v1.0011107213
  9. 2. VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Là công cụ quan trọng khai thác các nguồn lực quốc tế phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Ví dụ: Việt Nam thuê các kỹ sư Nhật Bản giúp đỡ về kỹ thuật; sử dụng vốn đầu tư từ nước ngoài; thiết lập mối quan hệ với 3 trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ lớn trên thế giới là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản để tiếp nhận khoa học công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước cũng như chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. 17 v1.0011107213 2. VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (tiếp theo) Thúc đẩy nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Ví dụ: Một số tập đoàn nước ngoài đã đầu tư xây dựng ở Việt Nam những trung tâm sản xuất lớn để xuất khẩu ra thị trường thế giới, điển hình nhất là ngành công nghiệp điện tử như LG, Sony… đã góp phần đưa sản phẩm “made in Viet Nam” được tin dùng tại Việt Nam và trên thế giới. 18 v1.0011107213
  10. 2. VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (tiếp theo) Tạo cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực nội tại của từng quốc gia Ví dụ: Khu vực FDI góp phần tăng cường năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế; đóng góp cho ngân sách Nhà nước; tạo việc làm cho một bộ phận lao động, nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động. 19 v1.0011107213 3. NỘI DUNG CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 3.1. Theo các quan hệ tiền tệ; 3.2. Theo các quỹ tiền tệ; 3.3. Theo chủ thể tham gia hoạt động tài chính quốc tế; 3.4. Các yếu tố kinh tế vĩ mô; 3.5. Các yếu tố thị trường. 20 v1.0011107213
  11. 3.1. THEO CÁC QUAN HỆ TIỀN TỆ • Các quan hệ thanh toán quốc tế; • Viện trợ quốc tế không hoàn lại; • Quan hệ tín dụng quốc tế; • Quan hệ đầu tư chứng khoán quốc tế. 21 v1.0011107213 3.2. THEO CÁC QUỸ TIỀN TỆ • Các quỹ tiền tệ trực thuộc các chủ thể của từng quốc gia; • Các quỹ tiền tệ thuộc các chủ thể khu vực; • Các quỹ tiền tệ thuộc các tổ chức quốc tế toàn cầu; • Các quỹ tài chính của các MNC. 22 v1.0011107213
  12. 3.3. THEO CHỦ THỂ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ • Tổ chức kinh tế; • Ngân hàng thương mại; • Công ty kinh doanh bảo hiểm; • Công ty chứng khoán; • Tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế; • Chính phủ. 23 v1.0011107213 3.4. CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ • Tỷ giá hối đoái; • Cán cân thanh toán quốc tế; • Hệ thống tiền tệ quốc tế; • Nợ nước ngoài. 24 v1.0011107213
  13. 3.5. CÁC YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG • Đánh giá và quản trị rủi ro quốc tế; • Các thị trường tài chính cụ thể; • Hoạt động đầu tư quốc tế; • Tài chính của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia. 25 v1.0011107213 4. TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ • Đây là môn nghiệp vụ chính của chuyên ngành tài chính quốc tế được giảng dạy vào thời gian cuối của chương trình đào tạo toàn khóa. • Môn học tài chính quốc tế trình bày có hệ thống những nội dung cơ bản về lý luận và nghiệp vụ của hoạt động tài chính quốc tế. Tổng kết, rút ra nhận xét về những vấn đề tài chính quốc tế hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai. 26 v1.0011107213
  14. TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài học đã đưa ra một cách tổng quan về khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung của tài chính quốc tế. Từ đó giúp học viên nhân thức được cơ sở và cơ chế của việc khai thác nguồn tài chính quốc tế, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 27 v1.0011107213
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0