Bài giảng Tài chính tiền tệ: Bài 2 - Lãi suất
lượt xem 22
download
Bài giảng Tài chính tiền tệ Bài 2 Lãi suất nhằm tìm hiểu về khái niệm lãi suất và đo lường lãi suất Các thước đo lãi suất: lợi suất đáo hạn, lợi suất hiện hành và lợi suất chiết khấu. Cuối cùng, chúng ta tìm hiểu sự khác biệt giữa lãi suất và suất sinh lợi của một trái phiếu. Bài học quan trọng nhất của mà chúng ta học được từ chương này đó là giá của trái phiếu và lãi suất có mối quan hệ nghịch với nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính tiền tệ: Bài 2 - Lãi suất
- BÀI 2. LÃI SUẤT
- Mục đích Tìm hiểu về khái niệm lãi suất và đo lường lãi suất Các thước đo lãi suất: lợi suất đáo hạn, lợi suất hiện hành và lợi suất chiết khấu Cuối cùng, chúng ta tìm hiểu sự khác biệt giữa lãi suất và suất sinh lợi của một trái phiếu Bài học quan trọng nhất của mà chúng ta học được từ chương này đó là giá của trái phiếu và lãi suất có mối quan hệ nghịch với nhau
- 1. Khái niệm về lãi suất o Đứng dưới góc độ người vay mượn: Là “giá” của tiền, tức là giá của việc sử dụng tiền o Đứng dưới góc độ của người cho vay: là phần thưởng cho việc cung cấp tiền (hay sự chờ đợi tiêu dùng tiền của mình) o Được xác định bởi quan hệ cung - cầu
- 1. Khái niệm về lãi suất Lãi suất là giá của quyền được sử dụng vốn vay trong 1 khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng phải trả cho người cho vay. Hay nói ngắn gọn, lãi suất là giá của việc sử dụng tiền.
- Lợi tức và lãi suất o Lợi tức (lãi) là số tiền mà người đi vay phải trả để được sử dụng vốn hay là số tiền tăng thêm so với vốn gốc ban đầu mà người cho vay nhận được o Lãi suất là tỷ số giữa lợi tức phải trả so với tổng số tiền vay trong 1 thời gian nhất định. o Lãi suất là suất thu lợi của vốn trong 1 đơn vị thời gian o Lãi suất được tính bằng tỷ lệ phần trăm hoặc số lẻ thập phân.
- Tại sao lại quan tâm đến lãi suất o Lãi suất là 1 trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng, tác dụng của lãi suất được thể hiện trên những khía cạnh sau: Ở góc độ vĩ mô, lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế (quy mô đầu tư, thất nghiệp và lạm phát; điều tiết luồng di chuyển vốn và tỷ giá)
- Tại sao lại quan tâm đến lãi suất Ở tầm vi mô, lãi suất là cơ sở quan trọng để cá nhân và doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh tế của mình Cá nhân: cá nhân sẽ tiêu dùng ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn nếu lãi suất cao Doanh nghiệp: Câu hỏi cụ thể mà doanh nghiệp gặp phải là ”với lãi suất như hiện nay thì có nên vay ngân hàng để mua dây chuyền sản xuất đó không? Nếu đầu tư thì liệu doanh nghiệp có khả năng trả lãi cao như vậy trong thời gian tới hay không?”
- Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế Lãi suất đảm bảo tiết kiệm hiện hành sẽ được đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lãi suất hạn chế nguồn cung vốn tín dụng, có nghĩa là chỉ cung cấp nguồn vốn cho các dự án nào có lợi nhuận cao nhất. Lãi suất cân bằng nguồn cung tiền và cầu tiền của công chúng.
- Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế Là công cụ quan trọng của chính sách của chính phủ, thông qua đó ảnh hưởng đến lượng tiết kiệm và đầu tư. Nếu nền kinh tế tăng trưởng chậm, thất nghiệp tăng thì chính phủ sẽ sử dụng công cụ là làm giảm lãi suất để khuyến khích vay mượn và tăng đầu tư. Ngược lại khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát cao thì chính phủ sẽ tăng lãi suất để giảm việc vay mượn, tiêu dùng và khuyến khích tiết kiệm.
- 2. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực o Lãi suất danh nghĩa (nominal interest rate) là lãi suất không tính đến sự biến động của giá trị tiền tệ, là lãi suất mà các tổ chức tài chính công bố. o Lãi suất thực (real interest rate) là lãi suất sau khi trừ đi sự biến động của giá trị tiền tệ, là lãi suất danh nghĩa đã được điều chỉnh với tỷ lệ lạm phát dự tính. o Lãi suất thực thường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa.
- 2. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và lạm phát được thể hiện qua phương trình Fisher: e i ir
- Lưu ý o Tỷ lệ lạm phát trong phương trình Fisher là tỷ lệ lạm phát dự tính o Tỷ lệ lạm phát đã xảy ra và đã được biết không ảnh hưởng tới lãi suất thực, nó chỉ liên quan đến lãi suất thực chỉ khi nó là cơ sở để hình thành nên những dự báo và dự tính về tỷ lệ lạm phát trong tương lai. o Ví dụ: nếu i=9% và 6% là tỷ lệ lạm phát trong năm nay thì chúng ta chưa có đủ dữ liệu và cơ sở để kết luận rằng lãi suất thực là 3%.
- Lạm phát và lãi suất danh nghĩa tại Mỹ 1955-2006 percent per year 15 Lãi suất danh nghĩa 10 5 0 Lạm phát -5 1955 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005
- Lạm phát và lãi suất danh nghĩa ở một số quốc gia Nominal 100 Interest Rate Romania (percent, Zimbabwe logarithmic scale) Brazil Bulgaria 10 Israel Germany U.S. Switzerland 1 0.1 1 10 100 1000 Inflation Rate (percent, logarithmic scale)
- 2. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực e ir i Kết luận: Khi lãi suất thực thấp, người đi vay sẽ có động lực vay nhiều hơn và người cho vay sẽ ít có động lực cho vay hơn.
- 2. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực e ir i Kết luận: Khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất danh nghĩa tăng, đảm bảo cho lãi suất thực dương.
- 3. Các công cụ của thị trường tín dụng trư 3.1 Vay đơn: cuối kỳ người đi vay sẽ trả cả vốn gốc và lợi tức. Ví dụ: Hôm nay vay 50 triệu đồng Sau 1 năm trả 60 triệu đồng (trong đó vốn gốc là 50 triệu đồng và lợi tức là 10 triệu đồng).
- 3. Các công cụ của thị trường tín dụng trư 3.2 Vay hoàn trả cố định: người đi vay hoàn trả nợ vay bằng cách trả các khoản tiền cố định sau mỗi khoảng thời gian nhất định trong suốt thời hạn vay. Ví dụ: vay 50 triệu đồng và cuối mỗi năm trả 13,19 triệu đồng trong 5 năm.
- 3. Các công cụ của thị trường tín dụng trư 3.3 Vay trả lãi định kỳ: o tiền lãi được trả theo 1 lịch trình cố định cho đến khi trái phiếu đáo hạn o tiền gốc sẽ được trả vào ngày đáo hạn Ví dụ: trái phiếu đô thị có thời hạn 10 năm mệnh giá 5 triệu đồng trả lãi 9%, trả lãi 1 lần / năm.
- 3. Các công cụ của thị trường tín dụng trư 3.4 Trái phiếu chiết khấu: o Vào ngày đáo hạn người giữ trái phiếu sẽ được hoàn trả số tiền bằng với mệnh giá o Không trả lãi o Trái phiếu được bán thấp hơn mệnh giá
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 2: Lãi suất
43 p | 967 | 83
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 3: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ
46 p | 561 | 66
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 5: Cung và cầu tiền tệ
28 p | 287 | 62
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 1: Tổng quan về tiền tệ
28 p | 483 | 39
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ (phần 1) - ThS. Nguyễn Lê Hồng Vỹ
90 p | 134 | 25
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 2: Lý luận cơ bản về tiền tệ
11 p | 169 | 24
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ (phần 2) - ThS. Nguyễn Lê Hồng Vỹ
91 p | 137 | 23
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 6 - ĐH Trà Vinh
108 p | 160 | 12
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Tài chính - Tiền tệ
62 p | 144 | 10
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 1 - Lê Thu Huyền
31 p | 10 | 3
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 3 - TS. Trần Thị Mộng Tuyết
38 p | 3 | 1
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 6 - TS. Trần Thị Mộng Tuyết
74 p | 5 | 1
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 7 - TS. Trần Thị Mộng Tuyết
24 p | 1 | 1
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 8 - TS. Trần Thị Mộng Tuyết
27 p | 4 | 1
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 1 - TS. Trần Thị Mộng Tuyết
46 p | 3 | 0
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 2 - TS. Trần Thị Mộng Tuyết
46 p | 3 | 0
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 4 - TS. Trần Thị Mộng Tuyết
31 p | 4 | 0
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 5 - TS. Trần Thị Mộng Tuyết
37 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn