intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư: Bài 5 - PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt

Chia sẻ: Nguyễn Tình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

63
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư" giúp người học hiểu được mục đích và yêu cầu của thẩm định tài chính dự án đầu tư; biết được các nguồn thông tin cần thu thập làm căn cứ để thẩm định tài chính dự án đầu tư; các nội dung thẩm định và các phương pháp sử dụng thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư: Bài 5 - PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt

  1. BÀI 5 THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015107207 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Thẩm định chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án xây dựng khách sạn • Một dự án đầu tư xây dựng khách sạn tại thành phố Hạ Long có tổng số vốn đầu tư tính tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động: 360 tỷ đồng. Trong đó:  Vốn cố định: 320 tỷ đồng (chi phí tạo ra tài sản cố định: 300 tỷ đồng, chi phí khác: 20 tỷ đồng.  Vốn lưu động: 40 tỷ đồng. • Doanh thu hàng năm (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) dự tính:  Năm thứ nhất: 200 tỷ đồng; năm thứ hai: 220 tỷ đồng.  Từ năm thứ ba trở đi: 240 tỷ đồng. • Chi phí vận hành hàng năm (không bao gồm khấu hao, trả lãi vốn vay và thuế giá trị gia tăng) của dự án dự tính bằng 50% doanh thu hàng năm. • Cuối năm 1 và năm 2 bổ sung thêm vốn lưu động mỗi năm là 2 tỷ đồng. • Cứ sau 4 năm hoạt động phải sửa chữa định kỳ hết 2 tỷ đồng. • Giá trị thanh lý tài sản cố định cuối đời dự án là 52 tỷ đồng. v1.0015107207 2
  3. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Thẩm định chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án xây dựng khách sạn (tiếp theo) • TSCĐ khấu hao theo phương pháp khấu hao đều, thời gian khấu hao là 10 năm. • Chi phí khác thu hồi đều trong 5 năm đầu. • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Cho biết: - Thời kỳ vận hành khai thác của dự án là 10 năm. - Dự án vay vốn: 160 tỷ đồng lãi suất 10%/năm, trả nợ gốc đều trong 8 năm kể từ cuối năm thứ 2). - Chi phí cơ hội của số vốn tự có là 13 %/năm. - Hồ sơ dự án đã tính NPV = 252 tỷ đồng; T = 4 năm; IRR = 25,38%. Anh (chị) hãy thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trên của dự án và cho nhận xét? v1.0015107207 3
  4. MỤC TIÊU • Hiểu được mục đích và yêu cầu của thẩm định tài chính dự án đầu tư; • Biết được các nguồn thông tin cần thu thập làm căn cứ để thẩm định tài chính dự án đầu tư; • Nắm được các nội dung thẩm định và các phương pháp sử dụng thẩm định tài chính dự án đầu tư. v1.0015107207 4
  5. NỘI DUNG Mục đích, yêu cầu và nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư Giá trị thời gian của tiền và yêu cầu đặt ra trong thẩm định tài chính dự án đầu tư Nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư v1.0015107207 5
  6. 1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NGUỒN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1. Mục đích của thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.2. Yêu cầu của thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.3. Nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư v1.0015107207 6
  7. 1.1. MỤC ĐÍCH CỦA THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư: • Đánh giá khả năng thực hiện về khía cạnh tài chính của dự án đầu tư; • Đánh giá tính chính xác và độ an toàn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính; • Đánh giá khả năng trả nợ của dự án đầu tư. v1.0015107207 7
  8. 1.2. YÊU CẦU CỦA THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ • Đánh giá đầy đủ các nội dung có liên quan đến tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư. • Sử dụng phương pháp thẩm định phù hợp. • Nguồn số liệu, thông tin sử dụng phải đầy đủ, cập nhật và đảm bảo độ tin cậy cao. • Các chỉ tiêu hiệu quả được thẩm định phải xem xét đến giá trị thời gian của tiền. v1.0015107207 8
  9. 1.3. NGUỒN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ • Sử dụng các kết quả đã thẩm định của các nội dung thẩm định trước. • Các văn bản quản lý của nhà nước có liên quan đến quản lý dự án đầu tư. • Các tài liệu điều tra nghiên cứu về thị trường, về chủ đầu tư. Tài liệu thu thập từ các tổ chức kinh tế có liên quan, ý kiến tư vấn của các chuyên gia… • Đối với công tác thẩm định các dự án đầu tư vay vốn của ngân hàng:  Các văn bản quản lý hiện hành của ngân hàng nhà nước, của các ngân hàng thương mại;  Các thông tin từ các tổ chức tín dụng, từ trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước (CIC)… v1.0015107207 9
  10. 2. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1. Giá trị thời gian của tiền 2.2. Yêu cầu đặt ra trong thẩm định tài chính dự án đầu tư 2.3. Công thức tính chuyển v1.0015107207 10
  11. 2.1. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN • Tiền có giá trị về thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố sau:  Yếu tố lạm phát;  Yếu tố ngẫu nhiên;  Do thuộc tính vận động và khả năng sinh lợi của tiền. v1.0015107207 11
  12. 2.2. YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ  Tiền có giá trị về thời gian nên khi so sánh và tổng hợp các khoản thu chi của dự án phải tính chuyển chúng về cùng một thời điểm. v1.0015107207 12
  13. 2.3. CÔNG THỨC TÍNH CHUYỂN  Công thức tính chuyển một khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích về thời điểm hiện tại (đầu thời kỳ phân tích – ký hiệu PV) và về thời điểm tương lai (cuối thời kỳ phân tích – ký hiệu FV) cụ thể như sau: n FV  PV 1  r  1 PV  FV n 1  r   Công thức tính chuyển các khoản tiền: FV = FV1 + FV2 + FV2 + … + FVn PV = PV1 + PV2 + PV3 + … + PVn v1.0015107207 13
  14. 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3.1. Thẩm định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư 3.2. Thẩm định nhu cầu vốn theo tiến độ triển khai thực hiện dự án 3.3. Thẩm định khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn 3.4. Thẩm định tỷ suất "r" của dự án đầu tư 3.5. Thẩm định các khoản thu và các khoản chi phí hàng năm của dự án 3.6. Thẩm định dòng tiền của dự án 3.7. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án 3.8. Thẩm định khả năng trả nợ của dự án 3.9. Thẩm định rủi ro về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư v1.0015107207 14
  15. 3.1. THẨM ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3.1.1. Kiểm tra tính đầy đủ của các khoản mục cấu thành tổng mức đầu tư của dự án 3.1.2. Kiểm tra sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư 3.1.3. Thẩm định tính chính xác của tổng mức đầu tư v1.0015107207 15
  16. 3.1.1. KIỂM TRA TÍNH ĐẦY ĐỦ CỦA CÁC KHOẢN MỤC CẤU THÀNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN • Chi phí đầu tư vào tài sản cố định:  Chi phí xây dựng;  Chi phí thiết bị;  Chi phí khác (bồi thường, hỗ trợ và tái định cư…). • Chi phí đầu tư vào tài sản lưu động. • Chi phí dự phòng. v1.0015107207 16
  17. 3.1.2. KIỂM TRA SỰ PHÙ HỢP CỦA PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ • Phương pháp 1: Xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án. • Phương pháp 2: Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình. • Phương pháp 3: Xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã và đang thực hiện. • Phương pháp 4: Kết hợp các phương pháp trên để xác định tổng mức đầu tư. v1.0015107207 17
  18. 3.1.3. THẨM ĐỊNH TÍNH CHÍNH XÁC CỦA TỔNG MỨC ĐẦU TƯ a. Phương pháp 1: Kiểm tra trực tiếp tính chính xác của từng khoản mục trong tổng mức đầu tư. • Chi phí xây dựng:  Kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ các hạng mục công trình của dự án, khối lượng công tác xây dựng của các hạng mục.  Mức độ hợp lý và phù hợp của đơn giá xây dựng. • Chi phí thiết bị:  Kiểm tra số lượng, chủng loại thiết bị.  Kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, lắp đặt, chi phí chuyển giao công nghệ (nếu có). v1.0015107207 18
  19. 3.1.3. THẨM ĐỊNH TÍNH CHÍNH XÁC CỦA TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (tiếp theo) • Chi phí khác:  Chi phí bồi thường, hỗ trợ và táí định cư: Khối lượng, đơn giá.  Chi phí quản lý dự án: Căn cứ vào định mức tỷ lệ % do Bộ Xây dựng công bố hoặc bằng dự toán hoặc dữ liệu các dự án tương tự.  Chi phí công việc tư vấn đầu tư xây dựng: Kiểm tra tính đầy đủ của các khoản mục, căn cứ vào định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ Xây dựng công bố hoặc ước tính chi phí theo công việc tư vấn của dự án, công trình tương tự đã thực hiện hoặc xác định bằng dự toán. • Thông tin sử dụng:  Kết quả thẩm định các nội dung trên.  Văn bản quản lý hiện hành về quản lý chi phí đầu tư của nhà nước.  Khảo sát thông tin về giá cả thị trường, các bản chào giá.  Các công ty chuyên cung cấp các thiết bị máy móc.  Ý kiến của các tư vấn, các chuyên gia chuyên ngành. v1.0015107207 19
  20. 3.1.3. THẨM ĐỊNH TÍNH CHÍNH XÁC CỦA TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (tiếp theo) b. Phương pháp 2: Kiểm tra tổng mức đầu tư trên cơ sở so sánh suất vốn đầu tư của dự án • Căn cứ theo văn bản quy định của Bộ xây dựng ban hành về Tập suất vốn đầu tư xây dựng công trình và đơn giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình. • Tổng mức đầu tư được tổng hợp từ các khoản mục: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và các khoản chi phí khác. 20 v1.0015107207
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2