Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế
lượt xem 10
download
"Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế" giúp người học hiểu về các phương tiện được sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế; phân tích một hối phiếu, Kỳ phiếu, Séc có hiệu lực thanh toán hay không; lập, sửa và tư vấn các vấn đề liên quan tới Hối phiếu, Kỳ phiếu, Séc; phân tích các vấn đề liên quan tới việc thanh toán Hối phiếu, Kỳ phiếu và Séc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế
- Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH TRONG BÀI 3 THANH TOÁN QUỐC TẾ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương của GS.TS. Nguyễn Văn Tiến và TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, ấn bản 2013. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Trang Web môn học. Nội dung Hối phiếu. Kỳ phiếu. Séc. Mục tiêu Kết thúc bài 3, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau: Hiểu về các phương tiện được sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Phân tích một Hối phiếu, Kỳ phiếu, Séc có hiệu lực thanh toán hay không. Lập, sửa và tư vấn các vấn đề liên quan tới Hối phiếu, Kỳ phiếu, Séc. Phân tích các vấn đề liên quan tới việc thanh toán Hối phiếu, Kỳ phiếu và Séc. 34 TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230-b2
- Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế Tình huống dẫn nhập Công ty Sanfo Việt Nam ký hợp đồng bán hạt Macca sơ chế cho công ty NiceEast Hoa Kỳ với giá 30 USD/kg FOB cảng Hải Phòng theo Incoterm 2010, với số lượng 10MT dung sai 10% giao hàng trong tháng 10/2015. Ngày 20/12/2015 NiceEast đã mở một L/C không hủy ngang số 001303800VNUS1198, trả ngay từ ngân hàng Citibank NewYork tới Techcombank cho Sanfo Việt Nam hưởng số tiền là 300.000 USD. Thời hạn giao hàng chậm nhất là 15/01/2016. L/C có hiệu lực trong vòng 90 ngày kể từ ngày mở. Công ty Sanfo Việt Nam đã giao hàng đúng hạn quy định trong L/C với giá trị hàng 280.000 USD. 1. Ai là người xuất khẩu? 2. Ai là người nhập khẩu? 3. Ai là người yêu cầu mở L/C? 4. Ai là người lập ra hối phiếu? 5. Ai là người có quyền chuyển nhượng hối phiếu? 6. Ngân hàng nào là ngân hàng mở L/C? 7. Ai là người hưởng lợi hiện hành Hối phiếu? 8. Ai là người có nghĩa vụ phải ký chấp nhận Hối phiếu? TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230 -b2 35
- Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế Trong mua bán hàng hóa, người bán trao hàng, còn người mua trả tiền. Do vậy, tiền được xem là phương tiện thanh toán đương nhiên theo luật định, hay nói cách khác, tiền được chấp nhận là phương tiện thanh toán một cách vô điều kiện. Trong thực tiễn thương mại, có hai vấn đề đặt ra là: Thứ nhất, người mua không phải lúc nào cũng có sẵn tiền để thanh toán tiền hàng. Thứ hai, việc thanh toán giữa người mua và người bán thường không được tiến hành trực tiếp bằng tiền, nhất là trong thương mại quốc tế. Vậy, người bán làm thế nào để bán được hàng, trong khi người mua không có sẵn tiền hoặc không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền. Đối với người mua: làm thế nào mua được hàng, trong khi không có sẵn tiền hoặc không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền. Để giải quyết mâu thuẫn này và thúc đẩy thương mại phát triển, các phương tiện thanh toán thích hợp được tạo ra để thay thế cho thanh toán trực tiếp bằng tiền. Các phương tiện thanh toán này thực chất là các tài sản tài chính được dùng để chi trả, thanh toán lẫn nhau trong thương mại nội địa và quốc tế. Để trở thành phương tiện thay thế tiền được chấp nhận trong thanh toán, thì các tài sản tài chính phải được luật định. Nhìn chung, các luật ở cấp độ quốc gia cũng như quốc tế là tương đối thống nhất trong việc quy định tài sản tài chính nào là phương tiện thanh toán. Đó là: Hối phiếu Kỳ phiếu Séc Các tài sản tài chính có chức năng là các phương tiện thanh toán được thể hiện dưới dạng chứng từ, nên người ta gọi chúng là chứng từ tài chính. 3.1. Hối phiếu 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Quá trình phát triển Hối phiếu được coi là phương tiện tín dụng và thanh toán trong quan hệ thương mại quốc tế đã có từ lâu. Thế kỷ 12, hối phiếu chỉ có hối phiếu tự nhận nợ hay là lệnh phiếu (Promissory note), do người mắc nợ lập và trao cho chủ nợ như một sự cam kết bằng văn bản giữa người mắc nợ và chủ nợ, loại hối phiếu này có ảnh hưởng mạnh tại Pháp vào thế kỷ 14. Từ thế kỷ thứ 16, xuất hiện hối phiếu đòi nợ (Bill of exchange) do chủ nợ lập yêu cầu người mắc nợ trả tiền. Từ đó tới nay, thông qua phương thức chuyển nhượng (Endorsement), việc sử dụng hối phiếu như phương tiện thanh toán trong hoạt động thương mại quốc tế ngày càng trở nên phổ biến, và nhiều quốc gia đã có luật hối phiếu riêng. Tuy nhiên, tại Anh 1882 đã thống nhất lập luật hối phiếu (Bill of exchange act - BEA), và đây được coi là luật hối phiếu thành văn sớm nhất, được dẫn chiếu và áp dụng cho tới ngày nay. 36 TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230-b2
- Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế Năm 1912, hội nghị quốc tế đầu tiên về hối phiếu tổ chức tại Den Hagg, trong đó các thành viên không bao gồm Mỹ và Anh cam kết sẽ soạn thảo và thi hành pháp lệnh hối phiếu của quốc gia mình. Tuy nhiên do cuộc chiến tranh thế giới thứ 1 nổ ra nên các nước dự hội nghị không thể đi tới việc ký kết hiệp định về luật hối phiếu. Năm 1930, hội nghị về luật hối phiếu được tổ chức tại Geneva, các nước thành viên đã phê chuẩn Công ước về Luật hối phiếu – gọi là Công ước Geneve 1930 về Luật hối phiếu thống nhất (Uniform Law for Bills of Exchange – Geneve Convention 1930, ULB 1930). Ngày nay, Luật hối phiếu thống nhất ULB 1930 có hiệu lực tại tất cả các nước Châu Âu ngoại trừ Anh. Nhiều quốc gia mặc dù không tham gia Công ước Geneve, nhưng vẫn xây dựng Luật hối phiếu của quốc gia mình tương thích với ULB 1930, chính điều đó càng làm cho tính hiệu lực quốc tế của ULB ngày càng được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại quốc tế giữa các nước. Có thể nói, cơ sở kinh tế đầu tiên của hối phiếu chính là hình thức tín dụng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán chịu hàng hóa giữa các bên tham gia mua bán. Ngày nay, hối phiếu được hình thành chủ yếu vẫn trên cơ sở tín dụng thương mại, tuy nhiên, hối phiếu còn được sử dụng trong quan hệ vay mượn, cho tặng và thanh toán. 3.1.2. Khái niệm và các bên tham gia 3.1.2.1. Khái niệm Có nhiều khái niệm liên quan tới Hối phiếu Theo Điều 4, khoản 2, Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam, hối phiếu được định nghĩa như sau: “Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.” Các nước tham gia ký kết công ước Geneve năm 1930 cũng đã đi đến sự thỏa thuận dùng định nghĩa hối phiếu của Luật hối phiếu 1882 của Anh làm dẫn chiếu trong khái niệm hối phiếu của luật ULB. Luật hối phiếu 1882 của Anh định nghĩa như sau: “Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi đến một thời hạn nhất định hoặc một thời hạn có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm hối phiếu”. 3.1.2.2. Các bên tham gia Các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ về hối phiếu bao gồm: Người ký phát hối phiếu (drawer): là người bán hàng, người xuất khẩu hàng hóa, người cung ứng dịch vụ. Người trả tiền hối phiếu (hay người bị ký phát) (drawee): là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu. Là người mà hối phiếu gửi đến cho họ và đòi TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230 -b2 37
- Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế tiền họ, đó là người mua, người nhập khẩu, hoặc một người thứ ba do sự chỉ định của người trả tiền hối phiếu. Người thứ ba này thường là ngân hàng (ngân hàng xác nhận – confirming bank hoặc ngân hàng mở thư tín dụng – issuing bank…). Người hưởng lợi hối phiếu (beneficiary): là người sở hữu hợp pháp hối phiếu, do đó có quyền được nhận thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu. Tùy theo trường hợp, người thụ hưởng có thể là: người ký phát hối phiếu, hoặc là một người nào đó do người ký phát chỉ định. Theo luật quản chế ngoại hối ở nước ta, người hưởng lợi của hối phiếu trong kinh doanh ngoại thương thường là các ngân hàng kinh doanh ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép. 3.1.3. Nội dung bắt buộc của hối phiếu Để nắm được những nội dung của hối phiếu, trước hết hãy nghiên cứu mẫu hối phiếu sau: Theo quy định của Luật thống nhất về Hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý là hối phiếu được lập ra với đầy đủ các nội dung: 1. Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ “Hối phiếu” (Bill of Exchange, có khi được viết tắt là Exchange hoặc là Draft). Tiêu đề viết bằng tiếng Anh thì toàn bộ nội dung trong hối phiếu phải viết bằng tiếng Anh. Lưu ý: Nếu một quốc gia nào đó không tham gia ULB 1930, thì có thể luật quốc gia đó không bắt buộc Hối phiếu phải có tiêu đề, ví dụ Luật Anh Quốc, thì hối phiếu thanh toán tại quốc gia đó sẽ vẫn có giá trị pháp lý nếu không có tiêu đề. 2. Số tiền và loại tiền: Số tiền nhất định này được ghi một cách rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ. Chú ý: Số tiền trên hối phiếu không được vượt quá số tiền ghi trên hóa đơn và số tiền ghi trong thư tín dụng (L/C). 3. Người trả tiền hối phiếu: Họ tên và địa chỉ người trả tiền của hối phiếu phải được ghi rõ chi tiết, được ghi vào góc dưới bên trái của hối phiếu, tức là ghi vào chỗ chữ “To……………..” Trong phương thức thanh toán nhờ thu: người trả tiền hối phiếu là người nhập khẩu. Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: người trả tiền hối phiếu là ngân hàng mở L/C. 38 TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230-b2
- Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế 4. Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu: có 2 dạng: o Trả tiền ngay: thì trên hối phiếu sẽ ghi là “trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này” (at ……. Sight of this FIRST (SECOND) Bill of Exchange). o Trả tiền sau: có nhiều cách thỏa thuận Các hình thức trả tiền sau: Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau khi nhìn thấy hối phiếu (At...X.days….after sight of this……….) Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký phát hối phiếu (At ….X days…after signed of this……..) Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký vận đơn (At…..X days….after bill of lading date of this…..) Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày giao hàng (At…..X days…..after shipment date of this…….) Thanh toán tại 1 ngày cụ thể trong tương lai (On……(date)…..of this……..) 5. Địa điểm trả tiền của hối phiếu: Nếu không có quy định khác, thì địa chỉ của người bị ký phát (người trả tiền) được xem là địa điểm thanh toán hối phiếu. Tuy nhiên, nếu trên hối phiếu quy định một địa điểm thanh toán khác, thì địa điểm này được xem là địa điểm thanh toán hối phiếu. 6. Người được hưởng lợi hối phiếu: Người hưởng lợi có thể là: Bản thân người ký phát hối phiếu, hoặc một người khác được người ký phát chỉ định, hoặc bất cứ ai được người hưởng lợi chuyển nhượng hối phiếu bằng thủ tục ký hậu hay trao tay. Trong ngoại thương, các hối phiếu thường được ký phát cho người hưởng là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. 7. Nơi và ngày lập hối phiếu: o Nơi lập hối phiếu: ở nước người phát hành hối phiếu (người xuất khẩu). o Ngày lập hối phiếu: không được sớm hơn ngày lập hóa đơn, không sớm hơn ngày mở L/C và nằm trong thời gian hiệu lực của L/C. 8. Người ký phát hối phiếu: Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát là yếu tố bắt buộc phải thể hiện trên hối phiếu. o Chữ ký của người ký phát muốn có hiệu lực phải là chữ ký của người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý. Chữ ký phải được ghi ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu và người ký phát hối phiếu phải ký tên bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký. o Dưới dạng in, photocopy và đóng dấu… mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý. TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230 -b2 39
- Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế 3.1.4. Đặc điểm của hối phiếu Tính trừu tượng của hối phiếu: Đặc điểm này thể hiện ở chỗ trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là bao nhiêu và trả cho ai, người nào sẽ thanh toán, thời gian thanh toán là khi nào… không cần phải nói lên nguyên nhân việc phải trả tiền trên hối phiếu. Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu: Người trả tiền phải trả tiền đầy đủ đúng theo yêu cầu của tờ hối phiếu. Người trả tiền không được viện lý do riêng của bản thân đối với người ký phát hối phiếu, trừ trường hợp hối phiếu không phù hợp với đạo luật chi phối nó. Đồng thời, người ký phát phải chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng vô điều kiện nếu hối phiếu đã được chuyển nhượng mà không được thanh toán. Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có tính lưu thông vì hối phiếu có thể được dùng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó. Hối phiếu có thể chuyển nhượng từ người này sang người khác trong thời hạn của nó, hoặc có thể dùng hối phiếu để cầm cố, thế chấp để vay vốn tại ngân hàng thương mại hoặc dùng để chiết khấu tại ngân hàng thương mại... 3.1.5. Phân loại hối phiếu Căn cứ vào thời hạn thanh toán o Hối phiếu trả tiền ngay (At sight Bill): là loại hối phiếu quy định người bị ký phát phải thanh toán cho người cầm phiếu ngay khi nhìn thấy hối phiếu. Những hối phiếu không quy định thời hạn thanh toán được xem là hối phiếu trả ngay. o Hối phiếu có kỳ hạn (Usance Bill): Người ký phát hối phiếu có thể quy định thời hạn thanh toán hối phiếu theo các cách sau: trả sau 1 thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát hối phiếu, hay trả sau 1 thời hạn nhất định kể từ ngày giao hàng, hay trả tại 1 ngày cụ thể trong tương lai… Các hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để ký chấp nhận nếu cần. Căn cứ vào chứng từ kèm theo o Hối phiếu trơn (Clean Bill of Exchange): là loại hối phiếu mà việc trả tiền không kèm theo chứng từ thương mại (chứng từ về hàng hóa). o Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill of Exchange): là loại hối phiếu có kèm theo chứng từ thương mại. Người trả tiền phải trả tiền hối phiếu hoặc ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu rồi mới được nhận chứng từ thương mại. Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng o Hối phiếu đích danh (Nominal Bill). Là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi. o Hối phiếu vô danh (Bearer Bill hay Nameless Bill). Là loại hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi ở mặt trước hối phiếu mà chỉ ghi trả cho người cầm phiếu. 40 TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230-b2
- Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế Đối với loại hối phiếu này thì ai giữ nó sẽ là người hưởng lợi. Loại này được chuyển nhượng tự do. o Hối phiếu theo lệnh (Order Bill): là hối phiếu có ghi “pay to the order of…” (trả theo lệnh của…), hối phiếu này được chuyển nhượng dưới hình thức ký hậu nên được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Căn cứ vào người ký phát hối phiếu o Hối phiếu thương mại (trade bill): do người xuất khẩu, người cho vay ký phát đòi tiền người nhập khẩu hoặc ngân hàng mở L/C. o Hối phiếu ngân hàng (bank bill): là hối phiếu do ngân hàng phát hành ra lệnh cho ngân hàng đại lý thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu (loại này không chuyển nhượng). Căn cứ vào trạng thái chấp nhận o Hối phiếu chưa được ký chấp nhận: đây là hối phiếu chưa được người bị ký phát (người trả tiền) ký chấp nhận. Do chưa ký chấp nhận, nên người bị ký phát chưa bị ràng buộc nghĩa vụ thanh toán hối phiếu, tuy nhiên việc từ chối thanh toán hay từ chối ký chấp nhận nếu trái với pháp luật thì người bị ký phát có thể bị kiện ra tòa. Khi hối phiếu chưa được ký chấp nhận, thì người ký phát có nghĩa vụ thanh toán cho người cầm phiếu. o Hối phiếu đã được ký chấp nhận: sau khi ký chấp nhận hối phiếu, người bị ký phát ngay lập tức bị ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán hối phiếu khi đến hạn. 3.1.6. Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu Chấp nhận hối phiếu Chấp nhận hối phiếu là một hình thức xác nhận việc đảm bảo thanh toán của người trả tiền hối phiếu. Chấp nhận hối phiếu là hành vi của người trả tiền cam kết thanh toán vô điều kiện khi hối phiếu đến hạn. Mục đích của việc chấp nhận hối phiếu: o Giúp cho hối phiếu lưu thông như một dạng tiền tệ đặc biệt. o Ràng buộc trách nhiệm của người trả tiền (người chấp nhận thanh toán) trước pháp luật khi đến hạn thanh toán. Cách thức thực hiện chấp nhận thanh toán hối phiếu: Người trả tiền (ngân hàng hoặc nhà nhập khẩu) ghi vào góc dưới bên trái của mặt phải tờ hối phiếu dòng chữ “Accepted to pay on…….(date)” và ký tên của người trả tiền bên cạnh. Ký hậu hối phiếu Ký hậu là một thủ tục chuyển nhượng hối phiếu từ người hưởng lợi hối phiếu sang người hưởng lợi khác. Ký hậu là việc người thụ hưởng ký vào mặt sau (gọi là ký hậu) của tờ hối phiếu, rồi chuyển giao hối phiếu cho người hưởng lợi kế tiếp (người được chuyển nhượng) TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230 -b2 41
- Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế Có các hình thức ký hậu chủ yếu sau: o Ký hậu để trống, hay còn gọi là ký hậu để trắng (blank endorsement): Là loại ký hậu không chỉ định người hưởng lợi kế tiếp là ai. Người ký hậu chỉ ký tên mà thôi. Với loại ký hậu này, việc chuyển nhượng hối phiếu chỉ được thực hiện bằng cách trao tay, không cần ký hậu kế tiếp, người nào cầm hối phiếu này sẽ là người có quyền hưởng lợi hối phiếu. o Ký hậu theo lệnh, còn gọi là ký hậu đặc biệt (order endorsement – special endorsement): Là việc ký hậu chỉ định một cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu. Người ký hậu ghi câu như sau: “Pay to the order of Mr………..” và ký tên. Như vậy, người hưởng lợi hối phiếu trong trường hợp này còn chưa cụ thể, còn phải suy đoán ý chí của người hưởng lợi đã chỉ định trong việc ký hậu trên. Nếu người này ra lệnh trả cho người khác thì người đó sẽ trở thành người hưởng lợi hối phiếu, còn nếu người này im lặng thì họ chính là người hưởng lợi hối phiếu đó. o Ký hậu hạn chế hay còn gọi là ký hậu đích danh (restrictive endorsement): Là việc ký hậu chỉ định đích danh tên người hưởng lợi kế tiếp và chỉ có người đó mà thôi. Ví dụ như “Pay to Mr………only”. Với loại hối phiếu này, hối phiếu không thể tiếp tục chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu được nữa. o Ký hậu miễn truy đòi, còn gọi là ký hậu có bảo lưu (without recourse endorsement – qualified endorsement): Là việc ký hậu mà sau đó, người hưởng lợi kế tiếp không được quyền đòi lại tiền ở người ký hậu cho mình khi người trả tiền (con nợ) từ chối thanh toán. Bảo lãnh hối phiếu (Aval) Bảo lãnh là một sự cam kết của người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) về việc trả tiền cho người hưởng lợi (người nhận bảo lãnh) khi hối phiếu đến hạn trả tiền mà người trả tiền (người được bảo lãnh) không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Người bảo lãnh không phải là người trả tiền, không phải là người ký phát hối phiếu mà thông thường là một ngân hàng lớn có uy tín. Hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ “bảo lãnh” (aval) vào mặt trước hoặc mặt sau của hối phiếu, và người bảo lãnh sẽ ký tên lên hối phiếu. Kháng nghị việc không trả tiền hối phiếu (protect for non-payment): Khi hối phiếu bị từ chối trả tiền, người hưởng lợi hiện hành trên hối phiếu có quyền kháng nghị người trả tiền trước pháp luật. Người hưởng lợi phải lập đơn kháng nghị trong thời hạn pháp luật cho phép (thường là trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày hối phiếu đến hạn thanh toán). Mục đích của kháng nghị là để đảm bảo quyền lợi của người hưởng lợi hối phiếu. Chiết khấu hối phiếu Là nghiệp vụ cho vay của ngân hàng bằng cách mua lại các hối phiếu có kỳ hạn trước khi đến hạn thanh toán để giúp các doanh nghiệp sớm có tiền ngay. 42 TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230-b2
- Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế Trị giá tiền mà doanh nghiệp nhận được từ ngân hàng khi chiết khấu hối phiếu bao giờ cũng nhỏ hơn trị giá thực của hối phiếu vì chênh lệch giá trị là lợi tức chiết khấu của ngân hàng. Ví dụ: Một số mẫu hối phiếu 1. Mẫu hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu: HỐI PHIẾU Hối phiếu số: 786/2010 Hà nội, 16/06/2010 Số tiền: 150.000 USD Sau khi nhìn thấy bản thứ NHẤT của hối phiếu này (bản thứ HAI cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền), trả theo lệnh của Ngân hàng TNHH Tokyo số tiền là một trăm năm mươi nghìn đôla Mỹ chẵn. Gửi: Tổng công ty xuất nhập khẩu Công ty TMDV Daichi Hà Nội TokyoDrawer Đã ký 2. Mẫu hối phiếu dùng trong phương thức tín dụng chứng từ (L/C) HỐI PHIẾU Hối phiếu số: 786/2010 Hà Nội, 16/06/2010 Số tiền: 150.000 USD Sau khi nhìn thấy bản thứ HAI của hối phiếu này (bản thứ NHẤT cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền), trả theo lệnh của Ngân hàng TNHH Tokyo số tiền là một trăm năm mươi nghìn đôla Mỹ chẵn. Giá trị phải thanh toán theo hóa đơn số: 89/2010/IEC-DAICHI ngày 16/04/2010. Thuộc tài khoản của Tổng công ty XNK Hà Nội. Ký phát cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, theo L/C không hủy ngang số: 676987678 phát hành ngày 12/02/2010. Gửi: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Công ty TMDV Daichi TokyoDrawer Việt Nam Đã ký TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230 -b2 43
- Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế 3.2. Kỳ phiếu (Hối phiếu nhận nợ) 3.2.1. Khái niệm kỳ phiếu Kỳ phiếu là giấy cam kết trả tiền vô điều kiện, do người lập phiếu phát hành ra để hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả tiền cho người khác theo quy định trong kỳ phiếu đó. 3.2.2. Nội dung của kỳ phiếu. Nội dung và mẫu kỳ phiếu PROMISSORY NOTE No:........................... For:.......................... .......place ,date....................... At ..........sight of this promissory note, we promise to pay to the order of..................the sum of................. Place of payment .............................. (name and address of Issuer) .............................. (Signature) PROMISSORY NOTE No: 876/2010 For:US$ 89,000 Hanoi,June 15th,2010 On the September 15th, 2010 fixed of this Promissory note, we promise to pay to the order of. American Import Export Corporation, the sum of EIGHTY NINE THOUSANDS UNITED STATED DOLLARS ONLY. Place of payment For and on behalf of Nhat Phat Corp. Citi Bank, Hanoi Branch 167 Hai Ba Trung, Hanoi, Vietnam Dr. (Signed) 44 TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230-b2
- Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế Chú ý: các điều luật dùng để điều chỉnh hối phiếu cũng được áp dụng để điều chỉnh kỳ phiếu. Tuy nhiên, kỳ phiếu có một số quy định đặc thù sau : Kỳ hạn của kỳ phiếu sẽ được ghi định rõ ràng trên nó. Một kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi. Kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của một tổ chức tín dụng để đảm bảo khả năng thanh toán của tờ kỳ phiếu đó. Kỳ phiếu chỉ được lập thành 1 bản duy nhất và gửi tới chủ nợ hay người sẽ hưởng lơi từ kỳ phiếu đó. 3.3. Séc 3.3.1. Khái niệm của Séc Theo công ước Geneve, “Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản tiền gửi), ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người được chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm séc”. 3.3.2. Nội dung của Séc Tờ séc muốn có hiệu lực, bắt buộc phải có những yếu tố sau đây: Tiêu đề của Séc – Cần ghi rõ chữ Séc, Check, Cheque trên tờ Séc. Địa điểm phát hành Séc – Thường là nước của người ký phát Séc. Ngày tháng năm phát hành Séc – Quan trọng vì là cơ sở xác định thời hạn hiệu lực của tờ Séc. Tên và địa chỉ người thụ hưởng (Tên người bán, người xuất khẩu, hoặc người thụ hưởng Séc là bên thứ ba do người bán, người xuất khẩu chỉ định). Số tiền: số tiền phải được ghi rõ ràng bằng số và bằng chữ, và phải thống nhất nhau. Tên người phát hành Séc (Người mua, người nhập khẩu, người đại diện của bên mua). Tên, địa chỉ, chữ ký của người phát hành Séc. Tên ngân hàng thanh toán séc. 3.3.3. Các bên liên quan đến Séc Người phát hành séc hay người ký phát (Drawer): là người có tài khoản phát hành séc ở ngân hàng (là người chủ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng). Thường thì người ký phát séc là người mua hàng, phát hành séc để trả nợ. Ngân hàng thanh toán hay người trả tiền (Drawee): là người trích trả tiền tờ séc từ tài khoản của người phát hành séc để trả cho người khác. Người thụ hưởng (Beneficiary): là người nhận tiền từ tờ séc do người ký phát chỉ định đích danh hay thông qua thủ tục chuyển nhượng. TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230 -b2 45
- Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế 3.3.4. Thời hạn hiệu lực của Séc Đặc điểm đáng chú ý của tờ séc là nó có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó vẫn còn. Quá thời hạn, nếu séc không quay trở lại ngân hàng thì tờ séc sẽ mất hiệu lực. Thời hạn hiệu lực của tờ séc được tính từ ngày phát hành séc và được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn của séc thông thường là tùy thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu thông và luật pháp các nước quy định. Nhưng nói chung, séc lưu hành trong nội địa thì ngắn hơn séc lưu hành trong thanh toán quốc tế. Theo công ước Geneve, thời hạn hiệu lực của Séc được quy định như sau: 8 ngày kể từ ngày phát hành Séc và tờ Séc được lưu thông trong phạm vi một quốc gia; 20 ngày đối với séc lưu thông ở nước ngoài nhưng trong cùng một châu lục; 70 ngày đối với séc được trả ở các châu lục khác nhau. 3.3.5. Các loại Séc thông dụng Séc đích danh (nominal cheque) là loại séc ghi rõ tên người hưởng lợi trên tờ séc. Séc vô danh (Bearer cheque) là loại séc không ghi rõ tên người thụ hưởng, chỉ ghi câu “trả cho người cầm séc” (Pay to the bearer). Đối với loại séc này có thể chuyển qua tay nhiều người, ai là người cầm séc, người đó có thể mang séc đến ngân hàng lĩnh tiền. Séc theo lệnh (Order cheque) là loại séc được dùng phổ biến trong thanh toán quốc tế và là loại séc ghi trả theo lệnh của người hưởng lợi trên tờ séc. Trên séc có ghi câu “trả theo lệnh của ông (bà)………..”. Loại séc này có thể chuyển nhượng cho người khác bằng thủ tục ký hậu giống như hối phiếu. Trong thời hạn hiệu lực, séc theo lệnh có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng cách ký hậu. Séc gạch chéo (crossed check) là loại séc mà trên mặt trước của nó có 2 gạch chéo song song với nhau. Mục đích của gạch chéo là để không rút được tiền mặt, dùng để chuyển khoản qua ngân hàng. Séc du lịch (traveller’s cheque) là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó ở trong hay ngoài nước. Ngân hàng phát hành séc đồng thời là người trả tiền. Người hưởng lợi séc du lịch là người có tiền gửi vào ngân hàng phát hành séc. Séc xác nhận (certified cheque) còn gọi là séc bảo chi, là loại séc được ngân hàng đứng ra xác nhận việc trả tiền. Mục đích của việc xác nhận là nhằm đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc và ngăn chặn tình trạng phát hành séc quá số dư trên tài khoản. 46 TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230-b2
- Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế Tóm lược cuối bài Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện. Người ký phát hối phiếu (drawer) là người bán hàng, người xuất khẩu hàng hóa, người cung ứng dịch vụ. Người trả tiền hối phiếu (hay người bị ký phát) (drawee) là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu. Người hưởng lợi hối phiếu (beneficiary) luôn là người sở hữu hợp pháp hối phiếu, do đó có quyền được nhận thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu. Tùy theo trường hợp. Hối phiếu muốn có giá trị pháp lý cần có đầy đủ các nội dung bao gồm tiêu đề, số tiền, loại tiền, người trả tiền, kỳ hạn trả tiền, địa điểm trả tiền, người được hưởng lợi, nơi và ngày lập hối phiếu, và người ký phát hối phiếu. Hối phiếu có ba đặc điểm tính trừu tượng, tính bắt buộc trả tiền, và tính lưu thông. Chấp nhận hối phiếu là một hình thức xác nhận việc đảm bảo thanh toán của người trả tiền hối phiếu. Ký hậu là một thủ tục chuyển nhượng hối phiếu từ người hưởng lợi hối phiếu sang người hưởng lợi khác. Bảo lãnh là một sự cam kết của người thứ ba về việc trả tiền cho người hưởng lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền mà người trả tiền không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Kỳ phiếu là giấy cam kết trả tiền vô điều kiện. Một kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi. Kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của một tổ chức tín dụng để đảm bảo khả năng thanh toán của tờ kỳ phiếu đó. Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản tiền gửi), ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người được chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm séc. Séc là nó có tính chất thời hạn. Thời hạn hiệu lực của tờ séc được tính từ ngày phát hành séc. TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230 -b2 47
- Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế Câu hỏi ôn tập 1. Phân biệt hối phiếu và kỳ phiếu. 2. Phân biệt hối phiếu ngân hàng và hối phiếu thương mại. 3. Nội dung của các khái niệm chấp nhập, bảo lãnh, ký hậu hối phiếu. 4. Có những hình thức ký hậu nào và giải thích mức độ rủi ro tương ứng với từng hình hình ký hậu đó? 5. Séc là gì? Phân biệt sự giống và khác nhau giữa séc cá nhân và séc ngân hàng. 6. Ý nghĩa kinh tế của Hối phiếu và Séc. 7. Phân biệt các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế. 8. Nêu và phân tích ý nghĩa kinh tế của Hối phiếu và Séc. 9. Nêu và phân tích nội dung của một hối phiếu để có hiệu lực pháp lý. 10. Phân biệt hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ. 11. Nội dung của các khái niệm chấp nhận, bảo lãnh, ký hậu thương phiếu. 48 TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230-b2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng thanh toán quốc tế trong du lịch (nghiệp vụ thanh toán)
235 p | 1865 | 627
-
Bài giảng Thanh toán Quốc tế - ThS.Trần Thanh Long
312 p | 311 | 48
-
Bài giảng Thanh toán Quốc tế: Chương 1 - Nguyễn Nam Hà
28 p | 174 | 15
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế
15 p | 147 | 12
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Bài 1 - TS. Nguyễn Thị Diệu Chi
28 p | 132 | 11
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 2 - Nguyễn Thị Thanh Phương (ĐH Ngoại thương)
5 p | 229 | 10
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 3 - PGS.TS. Hà Văn Hội (2017)
46 p | 69 | 8
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 1 - ThS. Đinh Thị Hà Thu
5 p | 110 | 8
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Lan Hương
29 p | 56 | 8
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 6 - TS. Phan Thị Linh
52 p | 5 | 3
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 5 - TS. Phan Thị Linh
37 p | 5 | 3
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 4 - TS. Phan Thị Linh
83 p | 7 | 3
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 3 - TS. Phan Thị Linh
48 p | 8 | 3
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 2 - TS. Phan Thị Linh
68 p | 5 | 3
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 7 - TS. Phan Thị Linh
99 p | 3 | 3
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 4 - ThS. Nguyễn Trần Tú Anh
9 p | 20 | 2
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 1 - ThS. Nguyễn Trần Tú Anh
5 p | 11 | 2
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 1 - TS. Phan Thị Linh
24 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn