Bài giảng Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 3 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh
lượt xem 6
download
Bài giảng "Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 3 - Hệ thống thanh toán điện tử trong thương mại" được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Một số mô hình thanh toán điện tử; Vấn đề xử lý, chi phí và rủi ro của hệ thống thanh toán điện tử. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 3 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh
- HỌC PHẦN THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Giảng viên: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Huế, 10/2020
- NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Chương 2 CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Chương 3 HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Chương 4 AN NINH TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Chương 5 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
- CHƯƠNG 3 3 HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI 3.1. Một số mô hình thanh toán điện tử 3.2. Vấn đề xử lý, chi phí và rủi ro của hệ thống thanh toán điện tử
- 4 3.1. Một số mô hình thanh toán điện tử 3.1.1. Cơ sở của hệ thống thanh toán điện tử Thanh toán trực tuyến là một trong những vấn đề cốt yếu của TMĐT. Hệ thống thanh toán và các định chế tài chính đóng một vai trò quan trọng trong các nghiệp vụ thanh toán điện tử. Điều đó thể hiện ở chỗ: - Hệ thống thanh toán điện tử cung cấp các truyền tải bí mật - Hệ thống này giúp xác nhận các bên tham gia - Đảm bảo tính chân thực của các thanh toán về hàng hóa và dịch vụ - Xác nhận về nhận dạng của người dùng thẻ và người bán cho các bên
- 5 3.1. Một số mô hình thanh toán điện tử 3.1.1. Cơ sở của hệ thống thanh toán điện tử Đối với một doanh nghiệp, việc áp dụng phương pháp thanh toán điện tử có thể là tốn kém và thách thức, nhưng chúng sẽ tạo cho doanh nghiệp khả năng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi áp dụng hình thức thanh toán điện tử, khách hàng cũng sẽ phải gánh chịu các chi phí bổ sung. Khi một khách hàng thanh toán cho một hàng hóa hoặc dịch vụ trong một cửa hàng bằng cách dùng một thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ, người bán hàng phải thanh toán một khoản tiền hoa hồng cho định chế tài chính xử lý chi tiết thẻ. Mặt khác, để áp dụng hình thức thanh toán này, cửa hàng sẽ phải mất thêm một số chi phí hoạt động cho hệ thống sử dụng để xử lý thẻ. Những hệ thống này thường là tốn kém, thách thức cho việc ứng dụng và đôi khi có những khó khăn về mặt kỹ thuật mà người sử dụng phải có những hiểu biết cần thiết để vận hành và làm chủ. Những khó khăn này thể hiện một rào cản đối với việc tiếp cận và ứng dụng TMĐT, nhưng nếu vượt qua được, nó sẽ tạo cho doanh nghiệp sử dụng tốt hơn các nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
- 6 3.1. Một số mô hình thanh toán điện tử 3.1.1. Cơ sở của hệ thống thanh toán điện tử Chấp nhận thanh toán điện tử là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh hiện đại. Đơn vị kinh doanh không nhất thiết phải lớn mới có thể tham gia thanh toán trực tuyến. Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, bán hàng trực tuyến tạo cho họ những lợi ích lớn. Các khách hàng kỳ vọng ngày càng tăng lên nhờ các tiện ích mà dịch vụ này mang lại và nó có thể làm tăng đáng kể luồng tiền của cơ sở kinh doanh. Để chấp nhận thanh toán trực tuyến, cơ sở bán hàng sẽ phải tiến hành một số thỏa thuận ngân hàng đặc biệt. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cơ sở bán hàng nhất thiết phải có một dịch vụ hỗ trợ bán hàng.
- 7 3.1. Một số mô hình thanh toán điện tử 3.1.2. Thanh toán bằng thẻ tín dụng Những người tham gia Trước khi đề cập đến quá trình sử dụng thẻ tín dụng trực tuyến, chúng ta hãy cùng xác định rõ những người tham gia vào hệ thống thẻ tín dụng. Đó là: - Người sở hữu thẻ (chủ thẻ): Một người tiêu dùng hay một công ty mua hàng, người sử dụng thẻ tín dụng để trả tiền cho người bán (người kinh doanh) - Đơn vị chấp nhận thẻ: Một thực thể chấp nhận thẻ tín dụng và cung cấp hàng hóa hay dịch vụ để đổi lấy việc trả tiền. - Người phát hành thẻ: Một cơ quan tài chính (thường là một ngân hàng) lập tài khoản cho người chủ sở hữu thẻ và phát hành thẻ tín dụng. - Người nhận thanh toán: Một cơ quan tài chính (thường là một ngân hàng) lập tài khoản cho người kinh doanh và có được chứng từ của các phiếu bán hàng ủy quyền. - Cơ quan nhãn hiệu thẻ (liên minh thẻ/hiệp hội thẻ)
- 8 3.1. Một số mô hình thanh toán điện tử 3.1.2. Thanh toán bằng thẻ tín dụng Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng (1) Phát hành một thẻ tín dụng cho một người sở hữu thẻ tiềm năng. (2) Người chủ sở hữu thẻ trình thẻ cho một người kinh doanh bất cứ khi nào anh ta cần trả tiền cho một hàng hóa hay dịch vụ nào đó (tại cơ sở kinh doanh chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng) (3) Người kinh doanh, sau đó, yêu cầu sự xác nhận từ công ty nhãn hiệu thẻ và giao dịch được thanh toán bằng tín dụng. Người kinh doanh giữ lại một phiếu bán hàng. (4) Người kinh doanh chuyển phiếu bán hàng cho ngân hàng chấp nhận thanh toán và trả cho họ một khoản phí cho dịch vụ này. Đây được gọi là quá trình xử lý lưu giữ (capturing process). (5) Ngân hàng chấp nhận thanh toán yêu cầu cơ quan nhãn hiệu trừ khoản tín dụng và nhận tiền trả. Sau đó, cơ quan nhãn hiệu yêu cầu khoản đã trừ với ngân hàng phát hành. (6) Số tiền được chuyển từ cơ quan phát hành đến cơ quan nhãn hiệu. Số tiền tương đương được khấu trừ từ tài khoản của người sở hữu thẻ ở ngân hàng phát hành.
- 9 » https://oncredit.vn/blog/cach-thanh-toan-bang-the-tin-dung » https://help.shopee.vn/vn/s/article/Shopee-h%E1%BB%97- tr%E1%BB%A3-nh%E1%BB%AFng-h%C3%ACnh-th%E1%BB%A9c-thanh- to%C3%A1n-n%C3%A0o-1542942315493 » https://help.shopee.vn/vn/s/article/T%E1%BA%A1i-sao-t%C3%B4i- kh%C3%B4ng-th%E1%BB%83-thanh-to%C3%A1n-b%E1%BA%B1ng- th%E1%BA%BB-T%C3%ADn-d%E1%BB%A5ng-Ghi-n%E1%BB%A3- 1542942315517 » https://www.techcombank.com.vn/khach-hang-ca-nhan/the/the-tin- dung/huong-dan-su-dung
- 10 3.1. Một số mô hình thanh toán điện tử 3.1.2. Thanh toán bằng thẻ tín dụng Hoạt động của giao dịch thẻ ở nước ta thông qua hệ thống Banknetvn 1. Khi một khách hàng có thẻ đưa thẻ vào máy ATM hay cà thẻ tại POS, hệ thống ATM và POS sẽ thực hiện yêu cầu nhập số mật mã cá nhân PIN để xác thực, sau khi xác thực xong ATM sẽ tạo một yêu cầu rút tiền, vấn tin, in sao kê…tùy theo yêu cầu của khách hàng. 2. Sau khi yêu cầu được gửi tới Ngân hàng chấp nhận, Ngân hàng này sẽ gửi yêu cầu sang Banknetvn nếu thẻ này là thẻ được giao dịch trong mạng lưới Banknetvn. 3. Sau khi nhận được yêu cầu từ Ngân hàng chấp nhận, Banknetvn dựa trên số thẻ của khách hàng để gửi yêu cầu sang Ngân hàng phát hành thẻ. 4. Dựa vào yêu cầu của chủ thẻ, Ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra thông tin được yêu cầu và trả lời yêu cầu của chủ thẻ. 5. Banknetvn nhận trả lời yêu cầu của chủ thẻ và gửi sang Ngân hàng chấp nhận. 6. Dựa vào trả lời của yêu cầu chủ thẻ mà ATM/POS thực hiện trả tiền hoặc hiện các thông tin được yêu cầu.
- 11 » https://napas.com.vn/tin-tuc/thong-cao-bao-chi/banknetvn---don-vi- trung-gian-thanh-toan-dau-tien-duoc-cap-phep-chuyen-mach-tai-chinh- va-bu-tru-dien-tu-tai-viet-nam--3-367.html » https://napas.com.vn/tin-tuc/thong-cao-bao-chi/ho-tro-doanh-nghiep- va-nguoi-dan-phuc-hoi-sau-covid-19-la-uu-tien-hang-dau-cua-napas- trong-nam-2021-3-728.html
- 12 3.1. Một số mô hình thanh toán điện tử 3.1.3. Thanh toán bằng thẻ truyền thống offline Đây là dạng thanh toán phổ biến và đơn vị áp dụng cần phải có một dịch vụ hỗ trợ bán hàng (Merchant Service) và máy PDQ (Process Data Quickly) từ ngân hàng chấp nhận (Acquiring bank). Một số thuật ngữ thanh toán điện tử chính cần lưu ý: + Dịch vụ hỗ trợ bán hàng (Merchant Service): Đây là thuật ngữ phổ biến để chỉ các dịch vụ do các ngân hàng cung cấp nhằm hỗ trợ cho việc xử lý thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ tại các điểm bán hàng, cho phép người bán hàng “đưa” thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ qua tại nơi kinh doanh. + Máy PDQ: là thuật ngữ chung để chỉ các thiết bị được sử dụng để đưa thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ qua. + Ngân hàng chấp nhận (Acquiring Bank): là ngân hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ bán hàng cho cơ sở bán hàng. Khi thẻ thanh toán của khách hàng được đưa qua thiết bị, các chi tiết về khách hàng được chuyển tới ngân hàng chấp nhận để xử lý. Ngân hàng chấp nhận kiểm tra chi tiết về thẻ và chứng thực nghiệp vụ.
- 3.1. Một số mô hình thanh toán điện tử 13 3.1.3. Thanh toán bằng thẻ truyền thống offline 10 bước để tiến hành thanh toán điện tử offline là: (1) Người bán đề nghị ngân hàng một dịch vụ hỗ trợ bán hàng (2) Đàm phán về chi phí của dịch vụ (3) Trường hợp được chấp nhận, người bán trả chi phí cho việc thiết lập các dịch vụ hỗ trợ bán hàng (4) Nhận và lắp đặt một máy PDQ (5) Khi khách hàng mua hàng và thanh toán bằng thẻ, đưa (Soi) thẻ của khách hàng qua thiết bị chuyên dụng để thu nhận các chi tiết về thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ của họ (6) Chờ các chi tiết của thẻ được chuyển tới ngân hàng chấp nhận để được chấp nhận việc khách hàng thanh toán bằng thẻ. (7) Đề nghị khách hàng ký vào phiếu trả tiền hàng hóa (8) Kiểm tra chữ ký và xử lý thanh toán (9) Một khoản phí nghiệp vụ được tự động chuyển trả cho ngân hàng chấp nhận thanh toán. (10) Khách hàng ra về với hàng hóa hoặc dịch vụ họ đã mua.
- 3.1. Một số mô hình thanh toán điện tử 14 3.1.4. Thanh toán theo dạng đặt hàng qua thư (Mail-Order) Thanh toán đặt hàng theo thư thông qua điện thoại, bưu điện hoặc fax có rủi ro lừa đảo cho các ngân hàng và định chế tài chính cao hơn các nghiệp vụ ở đó các khách hàng hiện diện tại điểm bán hàng. Vì vậy, các ngân hàng chấp nhận thường yêu cầu hoa hồng cao hơn cho việc thực hiện cho khách hàng các nghiệp vụ (có thể 3,1% thay vì 2,79% như đối với nhiều trường hợp thanh toán ở Mỹ) và thường đòi hỏi các thỏa thuận chi tiết hơn về việc kiểm tra sự lừa đảo. Với một kế hoạch tốt, hoạt động Mail-Order của doanh nghiệp có thể nhận được dịch vụ hỗ trợ bán hàng không có sự hiện diện của khách hàng từ các ngân hàng không mấy khó khăn. Nếu doanh nghiệp đã có một dịch vụ offline, cần lưu ý đàm phám với ngân hàng để tránh trả thêm phí thiết lập. Ngân hàng có thể sẽ chấp nhận từng đề nghị riêng biệt nhưng thường đồng thời có các lựa chọn có giá trị tương đương khác có thể cho khách hàng trong trường hợp nếu khách hàng không thể nhận được một dịch vụ hỗ trợ bán hàng.
- 3.1. Một số mô hình thanh toán điện tử 15 3.1.5. Thanh toán trực tuyến Mua bán trực tuyến sử dụng PSP và IMS PSP (Payment Service Provider) là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Trong thế giới ảo, cơ sở bán hàng thường không sử dụng thiết bị PDQ offline, do đó, một PSP sẽ cung cấp phần mềm để mô phỏng việc xử lý “soi” các thẻ thanh toán và thu thập các chi tiết về thẻ rồi sau đó sẽ chuyển chúng tới ngân hàng chấp nhận của đơn vị. IMS (Internet Merchant Service) là dịch vụ hỗ trợ bán hàng qua mạng. Đây là một dạng tương đương của dịch vụ bán hàng offline nhưng là một dịch vụ đặc biệt, trực tuyến với những tính chất riêng. Đó là: + Khách hàng không hiện diện + Khách hàng điền vào xe hàng trực tuyến các sản phẩm cần mua, sau đó tiến tới một cửa ra ảo + Một PSP thu nhận các chi tiết về thẻ và xác định tổng giá trị của nghiệp vụ + Sau đó, một ngân hàng chấp nhận chứng thực nghiệp vụ + Giới hạn của thẻ tạm thời giảm đi một số tiền bằng lượng giá trị của nghiệp vụ + Hàng hóa được chuyển tới người mua và sau đó giá trị của nghiệp vụ được thực hiện từ thẻ. + Một lượng chi phí nghiệp vụ nhỏ được tính trả cho PSP và ngân hàng chấp nhận.
- 3.1. Một số mô hình thanh toán điện tử 16 3.1.5. Thanh toán trực tuyến Hoạt động mua hàng điện tử có thể được chia thành một số bước như sau: (1) Chủ thẻ xem lướt qua các danh mục theo nhiều cách khác nhau như: - Sử dụng Browser để xem các catalog trực tuyến trên các trang web mua bán - Xem catalog do người bán cung cấp trên CD-ROM - Xem các trang catalog (2) Chủ thẻ lựa chọn danh mục sẽ mua (3) Chủ thẻ nhận được một mẫu đặt hàng chứa đựng liệt kê các loại hàng hóa, giá cả của chúng và tổng giá cả, bao gồm cả phí vận chuyển, giao hàng và thuế. Mẫu đặt hàng này có thể được đưa tới một cách điện tử từ server của người bán hoặc được tạo ra trên máy tính của chủ thẻ bằng phần mềm mua hàng điện tử. (4) Chủ thẻ lựa chọn phương tiện thanh toán (ở đây tập trung xem xét trường hợp thanh toán bằng thẻ) (5) Chủ thẻ gửi cho người bán hàng môt đơn đặt hàng hoàn chỉnh cùng với hướng dẫn thanh toán (trường hợp ở đây, đơn hàng và hướng dẫn thanh toán được ký điện tủ bởi chủ thẻ là người có giấy xác nhận)
- 3.1. Một số mô hình thanh toán điện tử 17 3.1.5. Thanh toán trực tuyến Hoạt động mua hàng điện tử có thể được chia thành một số bước như sau: (6) Người bán yêu cầu xác nhận thanh toán từ định chế tài chính của chủ thẻ (7) Người bán gửi khẳng định về đơn đặt hàng (8) Người bán gửi hàng hoặc thực hiện dịch vụ được yêu cầu theo đơn hàng (9) Người bán yêu cầu thanh toán từ định chế tài chính của chủ thẻ.
- 3.1. Một số mô hình thanh toán điện tử 18 3.1.5. Thanh toán trực tuyến Lợi ích của thanh toán trực tuyến Thanh toán điện tử có thể mang lại những lợi ích cho kinh doanh của doanh nghiệp nhờ việc mở rộng cơ sở khách hàng, mở rộng luồng tiền, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Có 5 lý do vì sao thanh toán điện tử nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng (5C) - Sự lựa chọn (Choice): giống như các đối thủ của mình, doanh nghiệp có thể đưa ra một dải rộng các lựa chọn thanh toán cho khách hàng. - Thuận tiện (Convenience): thanh toán điện tử thay thế các nhu cầu về hóa đơn, séc, tiền mặt và BAC. - Tín dụng (Credit): Chúng có thể cho phép mua hàng ngay cả trong trường hợp khách hàng chưa có sẵn tiền. - Sự ưu tiên (Concession): một khoản chiết khấu nhỏ để khuyến khích mua hàng trực tuyến giúp nâng cao nhận thức về giá trị. - Năng lực cạnh tranh (Competitive Edge): Nếu cơ sở bán hàng không đưa ra một dãy đầy đủ các lựa chọn thanh toán nhưng đối thủ cạnh tranh của họ lại làm, điều này sẽ nói lên điều gì đối với doanh nghiệp của bạn?
- 3.1. Một số mô hình thanh toán điện tử 19 3.1.5. Thanh toán trực tuyến Có 5 lý do vì sao thanh toán điện tử làm tăng khả năng sinh lợi - Sự thuận tiện: thay thế các nguồn lực hành chính yêu cầu nếu sử dụng hóa đơn, séc và tiền mặt. - Tính tức thời: thẻ tín dụng giúp việc mua tức thì (không chậm trễ) - Tăng luồng tiền: thanh toán vào lúc mua giảm các áp lực gây ra bởi các hóa đơn 30 ngày - Tăng trưởng: Việc mở ra các kênh thanh toán bổ sung thông qua điện thoại, đặt hàng qua thư và Internet làm tăng cơ sở khách hàng của bạn. Thêm khách hàng đồng nghĩa với việc tăng thêm thu nhập. - Lợi thế cạnh tranh: phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đánh bại các dịch vụ của các đối thủ của bạn và giành lợi thế.
- 3.2. Vấn đề xử lý, chi phí và rủi ro của hệ thống thanh toán điện tử 20 Dịch vụ của người bán hàng Hầu hết mọi người đã từng mua một sản phẩm từ một cửa hàng trên phố và sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ của mình để thanh toán sản phẩm. Cửa hàng sử dụng máy tính tiền của họ để cọng tất cả các hàng hóa bạn mua và sau đó yêu cầu thanh toán. Nếu bạn trả bằng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ bạn mang theo, cửa hàng có thể thu nhận số thẻ của bạn và thời hạn của thẻ. Trước đây, ở các nước, người ta dùng phiếu trả tiền bằng giấy. Gần đây hầu hết các cửa hàng chuyển sang dùng thiết bị điện tử, kết nối bằng điện thoại trực tiếp với một ngân hàng. Các chi tiết về thẻ được thu nhận từ băng từ khi thẻ được soi qua thiết bị chuyên dụng. Nhân viên cửa hàng sẽ đánh vào tổng số tiền và các chi tiết sẽ được chuyển tới ngân hàng để xác nhận. Quy trình đơn giản này gồm 3 bộ phận chính thể hiện qua sơ đồ sau: (1) Ngân hàng mà các chi tiết về thẻ được chuyển tới là Ngân hàng chấp nhận (2) Cửa hàng có một ID đặc biệt để tự nhận dạng ngân hàng chấp nhận và được đưa tới cho chúng như là một dịch vụ bán hàng được cung cấp bởi Ngân hàng chấp nhận (3) Dịch vụ bán hàng cũng sẽ cung cấp cho thiết bị PDQ mà các thẻ sẽ được đưa qua.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán trong thương mại điện tử
35 p | 727 | 85
-
Bài giảng Thương mại điện tử (TS Phạm Thị Thanh Hồng) - Chương 6 Quy trình thanh toán trong thương mại điện tử
10 p | 384 | 83
-
Bài giảng Thanh toán điện tử: Chương 7 - ĐH Thương Mại
33 p | 251 | 47
-
Bài giảng Thanh toán điện tử: Chương 2 - ĐH Thương Mại
17 p | 264 | 47
-
Bài giảng Thanh toán điện tử: Chương 1 - ĐH Ngân hàng
9 p | 128 | 32
-
Bài giảng Thương mại điện tử căn bản: Chương 3 - Trần Thị Huyền Trang
56 p | 140 | 24
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Hệ thống thanh toán trong thương mại điện tử
16 p | 148 | 20
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 7 - ThS. Trần Trí Dũng
26 p | 276 | 20
-
Bài giảng Marketing toàn cầu - Chương 4: TS. Bùi Thanh Tráng
17 p | 126 | 16
-
Bài giảng Thương mại di động - Chương 5: Thanh toán trong thương mại di động
11 p | 36 | 13
-
Bài giảng Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 2 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh
36 p | 16 | 8
-
Bài giảng Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 5 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh
61 p | 8 | 6
-
Bài giảng Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 1 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh
38 p | 18 | 6
-
Bài giảng Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 4 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh
41 p | 8 | 6
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 1 - Trần Thạch Uyên Vy
9 p | 27 | 5
-
Bài giảng môn học Thương mại điện tử: Chương 5 - ThS. Huỳnh Hạnh Phúc
22 p | 42 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
35 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn