intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 1 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 1 - Tổng quan về thương mại điện tử và thanh toán điện tử" được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tổng quan về thương mại điện tử; Tổng quan về thanh toán điện tử. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 1 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh

  1. HỌC PHẦN THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Giảng viên: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Huế, 10/2020
  2. NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Chương 2 CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Chương 3 HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Chương 4 AN NINH TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Chương 5 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
  3. CHƯƠNG 1 3 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 1.1. Tổng quan về thương mại điện tử 1.2. Tổng quan về thanh toán điện tử
  4. 4 1.1. Tổng quan về thương mại điện tử Khái niệm theo nghĩa hẹp: - Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet. (WTO, Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế đưa ra các khái niệm về thương mại điện tử theo hướng này). - Theo WTO, thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, kể cả được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet. - Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế của Liên hợp quốc đưa ra khái niệm: thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên việc truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet. - Như vậy, thương mại điện tử theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex…
  5. 5 1.1. Tổng quan về thương mại điện tử Khái niệm theo nghĩa rộng: » Đạo luật mẫu về thương mại điện tử (TMĐT) của Ủy ban Liên Hiệp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) đã nêu: “Đạo luật này có hiệu lực áp dụng đối với mọi hoạt động thông tin dưới dạng thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mại.” » Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT như sau: Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử, dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh. » Tóm lại, theo nghĩa hẹp TMĐT chỉ bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet, còn theo nghĩa rộng, TMĐT được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử; chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng. » Như vậy, thương mại điện tử là một khái niệm dùng để chỉ quá trình mua và bán một sản phẩm (hữu hình) hoặc dịch vụ (vô hình) thông qua một mạng điện tử (electronic network), phương tiện trung gian phổ biến nhất của TMĐT là Internet. Qua môi trường mạng, người ta có thể thiết lập giao dịch, thanh toán, mua bán bất cứ sản phẩm gì từ hàng hóa cho đến dịch vụ, kể cả dịch vụ ngân hàng.
  6. 6 1.1. Tổng quan về thương mại điện tử Các loại hình thương mại điện tử » Thư điện tử (electronic email – email) Đây là một thứ thông tin ở dạng “phi cấu trúc”, nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã thỏa thuận trước. » Thanh toán điện tử • Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (electronic message). Sự hình thành và phát triển của TMĐT đã hướng thanh toán điện tử mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: trao đổi dữ liệu điện tử tài chính, tiền mặt Internet, túi tiền điện tử hay két điện tử, thẻ thông minh, giao dịch ngân hàng số hóa. » Trao đổi dữ liệu điện tử Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange – EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (structured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác trong nội bộ công ty, hay giữa các công ty (hay tổ chức) đã thỏa thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người (còn gọi là dữ liệu có cấu trúc)
  7. 7 1.1. Tổng quan về thương mại điện tử Các loại hình thương mại điện tử Ủy ban Liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã đưa ra định nghĩa pháp lý sau đây: “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử trong đó sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận về cấu trúc thông tin. » Giao gửi số hóa các dung liệu Dung liệu (content) là các hàng hóa mà cái người ta cần đến là nội dung của nó (hay nói cách khác chính nội dung là hàng hóa) chứ không phải là bản thân vật mang nội dung, ví dụ như: tin tức, sách báo, nhạc, phim, các chương trình phát thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm. Các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim xem hát, hợp đồng bảo hiểm,… nay cũng được đưa vào danh mục các dung liệu
  8. 8 1.1. Tổng quan về thương mại điện tử Các loại hình thương mại điện tử » Bán lẻ hàng hóa hữu hình Để tận dụng tính năng đa phương tiện (multimedia) của môi trường Web và Java, người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo” (virtual shop) để thực hiện việc bán hàng. Người sử dụng Internet/Web tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hóa hiển thị trên màn hình, lựa chọn hàng, xác nhận mua, và trả tiền bằng thanh toán điện tử. Vì là hàng hóa hữu hình, nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới các phương tiện gửi hàng truyền thống để đưa hàng tới tay khách; điều quan trọng nhất là khách có thể mua hàng tại nhà (home shopping), mà không cần phải đích thân đi tới cửa hàng.
  9. 9 1.1. Tổng quan về thương mại điện tử
  10. 10 1.1. Tổng quan về thương mại điện tử
  11. 11 1.1. Tổng quan về thương mại điện tử
  12. 12 1.2. Tổng quan về thanh toán điện tử 1.2.1. Khái niệm Thanh toán điện tử (Electronic Payment): là việc thanh toán tiền qua thông điệp điện tử (electronic message) thay cho việc giao tay tiền mặt. Theo cách hiểu như trên, thanh toán điện tử (TTĐT) là hệ thống thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Việc thanh toán được thực hiện qua máy tính và mạng máy tính, nối mạng với các đơn vị thành viên tham gia thanh toán. Việc chuyển những chứng từ bằng giấy thành những “chứng từ điện tử” đã làm cho khoảng cách giữa các đơn vị thành viên được thu hẹp lại như trong cùng một ngân hàng, giúp cho quá trình thanh toán nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu chu chuyển vốn của khách hàng và nền kinh tế.
  13. 13 1.2. Tổng quan về thanh toán điện tử 1.2.2. Những ưu thế và sự phát triển tất yếu của thanh toán điện tử So với các hình thức thanh toán truyền thống, hệ thống thanh toán điện tử có một số ưu thế nổi trội sau: ❖ Thanh toán điện tử không bị hạn chế bởi thời gian và không gian Dưới giác độ của thương mại điện tử, hoạt động thương mại không chỉ hạn chế trong phạm vi một địa bàn, một quốc gia mà được thực hiện với hệ thống thị trường hàng hóa – dịch vụ, thị trường tài chính – tiền tệ được kết nối trên phạm vi toàn cầu, trong suốt 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày/tuần. ❖ Thanh toán với thời gian thực Thanh toán điện tử là hệ thống thanh toán thông qua mạng máy tính và viễn thông đạt được tốc độ thanh toán với thời gian thực (real time), đặc biệt là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến (online) diện rộng giữa các ngân hàng và khách hàng. Nhờ ưu thế tuyệt đối nêu trên, đặc biệt khi so sánh với thanh toán dùng tiền mặt, thanh toán điện tử là xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia phát triển và kể cả các quốc gia đang phát triển, nhằm phục vụ cho hoạt động kinh tế, kinh doanh trên phạm vi toàn cầu.
  14. 14 1.2. Tổng quan về thanh toán điện tử 1.2.3. Các hệ thống thanh toán điện tử 1.2.3.1. Hệ thống thanh toán điện tử trong ngân hàng Hệ thống chuyển tiền điện tử trong cùng hệ thống ngân hàng còn được gọi là hệ thống thanh toán điện tử nội bộ. Thực chất, đây là nghiệp vụ chuyển tiền, thanh toán cho các khách hàng trong cùng hệ thống, chuyển vốn giữa các chi nhánh trong nội bộ ngân hàng, do đó, không làm thay đổi tổng nguồn vốn của ngân hàng. Việc chuyển và hoàn tất một lệnh thanh toán được thực hiện thông qua mạng máy tính trong nội bộ ngân hàng. Tùy theo mối quan hệ về cách thức quản lý tài khoản và thông tin khách hàng tập trung hay phân tán, tùy theo mối quan hệ giữa các chi nhánh, tùy theo quy mô và mạng lưới, tùy theo sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế, xây dựng và tổ chức thực hiện mà hệ thống chuyển tiền điện tử được gọi là hệ thống thanh toán hay hệ thống chuyển tiền. Thanh toán điện tử là việc chuyển và hoàn tất một lệnh thanh toán thông qua mạng máy tính giữa các chi nhánh trong nội bộ một ngân hàng hoặc giữa các ngân hàng, trong đó có các chủ thể tham gia thanh toán.
  15. 15 1.2. Tổng quan về thanh toán điện tử 1.2.3. Các hệ thống thanh toán điện tử 1.2.3.2. Hệ thống thanh toán điện tử giữa các ngân hàng Thanh toán điện tử giữa các ngân hàng là hệ thống thanh toán giữa hai hay nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) hay chi nhánh NHTM trong và ngoài hệ thống, trên cùng địa bàn hoặc khác địa bàn. Hệ thống này được thể hiện dưới 2 hình thức: thanh toán song biên giữa hai ngân hàng thương mại và thanh toán điện tử liên ngân hàng. a. Thanh toán song biên Trong trường hợp này, việc thanh toán diễn ra trực tiếp giữa hai ngân hàng, không có sự can thiệp của ngân hàng trung gian đầu mối. Thông thường, thanh toán song biên được thực hiện dưới 2 hình thức: thanh toán bằng cách mở tài khoản tiền gửi với nhau hoặc ủy nhiệm thu hộ chi hộ.
  16. 16 1.2. Tổng quan về thanh toán điện tử 1.2.3. Các hệ thống thanh toán điện tử 1.2.3.2. Hệ thống thanh toán điện tử giữa các ngân hàng a. Thanh toán song biên • Thanh toán mở tài khoản tiền gửi với nhau tại các NHTM Trong trường hợp tần suất thanh toán giữa hai ngân hàng thương mại cao trong khi không tổ chức thanh toán liên hàng được (vì không cùng hệ thống), không tổ chức thanh toán bù trừ được (vì không cùng địa bàn), các NHTM có thể ký kết hợp đồng thanh toán bằng cách mở tài khoản tiền gửi với nhau. Tuy nhiên, việc mở tài khoản lẫn nhau làm cơ sở cho việc thanh toán cho nhau có hạn chế là gây đọng vốn cho các ngân hàng thương mại. • Ủy nhiệm thu hộ chi hộ giữa các NHTM Để khắc phục những hạn chế của phương thức thanh toán mở tài khoản lẫn nhau, Ngân hàng Nhà nước cho phép các NHTM có thể ký hợp đồng thanh toán song biên trên cơ sở sự tín nhiệm lẫn nhau giữa hai ngân hàng thương mại bằng cách ủy nhiệm thu hộ, chi hộ. Phương thức thanh toán này được xây dựng dựa trên cơ sở sự tín nhiệm lẫn nhau trong quan hệ thanh toán giữa hai NHTM.
  17. 17 1.2. Tổng quan về thanh toán điện tử 1.2.3. Các hệ thống thanh toán điện tử 1.2.3.2. Hệ thống thanh toán điện tử giữa các ngân hàng b. Thanh toán liên ngân hàng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống thanh toán giữa hai hay nhiều ngân hàng bao gồm hai phân hệ là thanh toán bù trừ điện tử cho các khoản thanh toán giá trị thấp và thanh toán tổng tức thời cho các khoản thanh toán giá trị cao hoặc thanh toán khẩn. • Hệ thống TTĐT liên ngân hàng tổng tức thời Với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tổng tức thời từng món thanh toán giá trị cao được thực hiện thông qua Ngân hàng Nhà nước trung ương (không qua bù trừ) bằng chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi của Ngân hàng chi trả sang tài khoản tiền gửi của ngân hàng thụ hưởng mở tại Ngân hàng Nhà nước.
  18. 18 1.2. Tổng quan về thanh toán điện tử 1.2.3. Các hệ thống thanh toán điện tử 1.2.3.2. Hệ thống thanh toán điện tử giữa các ngân hàng b. Thanh toán liên ngân hàng • Hệ thống thanh toán xử lý theo lô quyết toán cuối ngày Đây là hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo nguyên tắc quyết toán cuối phiên sau khi bù trừ lẫn nhau. Ưu điểm của hệ thống này là chi phí thấp, nhưng tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán chiếm dụng vốn lẫn nhau và hạn chế khả năng kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước trung ương. • Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng có thể xử lý thanh toán bù trừ tự động tất cả các khoản thanh toán điện tử phát sinh trong cả nước giữa các ngân hàng khác hệ thống với nhau. Trong hệ thống này, việc thanh toán bù trừ bằng chứng từ truyền thống được thay thế dần bằng chứng từ điện tử hoàn toàn tự động với các trung tâm xử lý thanh toán bù trừ tự động bằng điện tử được xây dựng tại các tỉnh và thành phố. Việc quyết toán cuối cùng được thực hiện tại trung tâm thanh toán quốc gia, nơi mở tài khoản tiền gửi thanh toán của các ngân hàng thương mại.
  19. 19 1.2. Tổng quan về thanh toán điện tử 1.2.3. Các hệ thống thanh toán điện tử 1.2.3.3. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế qua SWIFT • SWIFT là từ viết tắt của Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication. Đây là một tổ chức hoạt động theo đạo luật của Bỉ, có trụ sở tại Bruxelles. Tổ chức này hoạt động không vì lợi nhuân, cung cấp cho các Ngân hàng thành viên một mạng riêng để chuyển giao dữ liệu trên phạm vi toàn cầu. SWIFT đã sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization – ISO) và ngược lại ISO cũng sử dụng định dạng các bức điện trong thanh toán liên Ngân hàng phù hợp với chuẩn mực do SWIFT đưa ra. • Mục đích hoạt động của SWIFT là chuyển những thông tin thanh toán, giá thành hạ, an toàn, nhanh chóng, không dùng chứng từ giữa ngân hàng với ngân hàng. Mọi thông tin của SWIFT đều được mã hóa mà chỉ có những người có phận sự mới nắm được.
  20. 20 1.2. Tổng quan về thanh toán điện tử 1.2.3. Các hệ thống thanh toán điện tử 1.2.3.4. Ngân hàng điện tử và hệ thống thanh toán qua Internet • Ngân hàng điện tử được hiểu là các nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống trước đây được phân phối trên các kênh mới như Internet, điện thoại, mạng không dây và các phương tiện điện tử khác. • Hiện nay, ngân hàng điện tử tồn tại dưới 2 hình thức: - Hình thức ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường mạng. - Mô hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hóa các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối mới. • Ngân hàng điện tử có thể giúp các cá nhân và doanh nghiệp giảm được các chi phí hành chính, nâng cao năng suất và quản lý tiền mặt tốt hơn, trong một môi trường hoàn toàn an toàn. Nó còn giúp các doanh nghiệp có thể kiểm soát tài chính của mình tại nhà, văn phòng hoặc khi đi công tác chặt chẽ hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1