intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 1 - ThS. Lê Trung Hiếu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 1 Tổng quan về thị trường chứng khoán, với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày về thị trường chứng khoán, lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, phân loại thị trường chứng khoán, chức năng của thị trường chứng khoán, cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 1 - ThS. Lê Trung Hiếu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN Chương 1 ISO 9001:2008 Tổng quan về thị trường chứng khoán Ths Lê Trung Hiếu
  2. Mục tiêu của Chương 1 Học xong Chương này sinh viên có thể: Trình bày về thị trường chứng khoán, lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, phân loại thị trường chứng khoán, chức năng của thị trường chứng khoán, cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán.
  3. Nội dung  Trình bày về khái niệm thị trường chứng khoán,  Trình bày về lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán,  Trình bày về phân loại thị trường chứng khoán,  Trình bày về chức năng của thị trường chứng khoán, cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán.
  4. Khái niệm thị trường chứng khoán Securities Markets? “An organized market where securities are bought and sold under fixed rules” “là thị trường có tổ chức nơi chứng khoán được mua bán theo những quy luật nhất định” Theo Longman Dictionary of Business English
  5. Khái niệm thị trường chứng khoán “Securities market - an exchange where security trading is conducted by professional stockbrokers” “Thị trường chứng khoán là một nơi trao đổi mua bán chứng khoán dưới sự hướng dẫn bởi những nhà môi giới chứng khoán chuyên nghiệp” http://www.thefreedictionary.com/
  6. Khái niệm thị trường chứng khoán  Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động mua bán các chứng khoán trung và dài hạn như các loại trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh (Hợp đồng tương lai, quyền chọn, quyền mua cổ phiếu, chứng quyền…) Theo giáo trình Thị trường chứng khoán, PGS.TS Bùi Kim yến, NXB Thống Kê, 2009
  7. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai, xuất phát từ một sự cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán trao đổi các vật phẩm hàng hoá. Lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, dần dần sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành "thị trường" với việc họ thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia " thị trường".
  8. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp là "Bourse" tức là "mậu dịch thị trường" hay còn gọi là "Sở giao dịch". Vào năm 1547, thành phố ở Bruges Bỉ mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị cát lấp nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers Bỉ, ở đây thị trường phát triển rất nhanh và giữa thế kỷ 16 một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và về thiết lập một mậu dịch thị trường tại London Anh, nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu.
  9. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Sự phát triển của thị trường ngày càng phát triển cả về lượng và chất với số thành viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: Thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán... với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó. Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách tự phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây Âu và Bắc Mỹ.
  10. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra sơ khai ngay cả khi ở ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Ở Mỹ cho đến năm 1921, khu chợ này được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập. Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, các phương thức giao dịch ở các Sở giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến dần theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch, các Sở giao dịch đã dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyền dần từ giao dịch thủ công kết hợp với máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử.
  11. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán VN Cho đến nay, phần lớn các nước trên Thế giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch chứng khoán phân tán khắp các châu lục bao gồm cả các nước trong khu vực Đông nam Á phát triển vào những năm 1960 -1970 vào ở các nước ở Đông Âu như Balan, Hunggari, Séc, Nga, và Châu Á như Trung quốc vào những năm 1980 - đầu năm 1990. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên Thế giới cho thấy thời gian đầu, thị trường hình thành một cách tự phát, đối tượng tham gia chủ yếu là các nhà đầu cơ, dần dần về sau mới có sự tham gia ngày càng đông đảo của công chúng.
  12. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán • UBCK nhà nước được thành lập 28/11/1996 • Khai sinh TTCK VN 11/7/1998 • Thành lập trung tâm GGCK Tp.HCM • Phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã CP: SAM, REE 28/7/2000 • Mỗi tuần chỉ có 2 phiên giao dịch • Thành lập trung tâm lưu ký VN 2005 • Khai trương trung tâm GGCK Hà Nội 8/3/2005 • Thay đổi thời gian giao dịch trên HNX từ 8h30 – 11h thay vì từ 9h-11h 19/11/2007
  13. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán VN • Vận hành sàn Upcom 24/06/2009 • Ra mắt chỉ số VN30 6/2/2012 • Rút ngắn thời gian thanh toán từ T+4 xuống T+3 4/9/2012 • Điều chỉnh biên độ giao dịch sàn HOSE +/-7%, HNX +/-10% 15/1/2013 • Hose kéo dài thời gian giao dịch đến 15h 22/7/2013 • HNX kéo dài thời gian giao dịch đến 15h 29/7/2013 • Bổ sung các lệnh ATC, lệnh thị trường
  14. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán • Upcom điều chỉnh biên độ từ 10% lên 15% 01/7/2015 • Rút ngắn thời gian thanh toán từ T+3 xuống T+2 01/01/2016 • Bán chứng khoán chờ về • Mua khi có bảo lãnh thanh toán của NH ký quỹ, Giao dịch trong ngày, Quy định chặt chẽ giao dịch cổ 01/7/2016 phiếu quỹ • TTCK phái sinh chính thức hoạt động 10/8/2017
  15. Phân loại thị trường chứng khoán Xét về quá trình luân chuyển chứng khoán thì thị trường chứng khoán được chia làm: • Thị trường sơ cấp • Thị trường thứ cấp.
  16. Phân loại thị trường chứng khoán Xét về phương diện pháp lý thị trường chứng khoán được chia thành thị trường tập trung và thị trường phi tập trung. - Thị trường CK tập trung - Thị trường CK phi tập trung
  17. Phân loại thị trường chứng khoán Nếu xét về phương thức giao dịch thì thị trường chứng khoán được chia là thị trường giao ngay và thị trường giao sau: - TT giao ngay - TT giao sau
  18. Cơ cấu thị trường chứng khoán VN Cấp quản lý: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Đây là cấp đóng vai trò quản lý thị trường chứng khoán. Cấp trung gian: Công ty chứng khoán, Ngân hàng lưu ký, Tổ chức Niêm yết, Công ty Quản lý Quỹ. Đây là cấp đóng vai trò trung gian trên thị trường chứng khoán. Đây là cấp đóng vai trò tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán cũng như kết nối nhà đầu tư với hàng hóa đó. Cấp cơ sở: nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp. Đây là cấp thực hiện giao dịch, đầu tư, qua đó giúp thị trường sôi động.
  19. Cơ cấu thị trường chứng khoán VN Uỷ ban chứng khoán nhà nước (Quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán) Thị trường chứng khoán Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp (Phát hành chứng khoán) (Giao dịch chứng khoán) Thị trường tập trung Thị trường phi tập trung (Sở giao dịch) (OTC)
  20. Các thành phần tham gia tham gia trên TTCK Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán. Nhà phát hành: Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. • Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương. • Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. • Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2