intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính: Chương 7 - ĐH Ngoại thương

Chia sẻ: Kệ Tui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

85
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 7 trình bày về các thị trường trái phiếu. Trong chương này người học sẽ tìm hiểu về: Tổng quan về trái phiếu, trái phiếu kho bạc và đại lý chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, sự tham gia của các định chế vào thị trường trái phiếu. Mời tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính: Chương 7 - ĐH Ngoại thương

  1. Chương 7 Các Thị trường Trái phiếu [ ]
  2. Cấu trúc chương Tổng quan về trái phiếu Trái phiếu kho bạc và đại lý chính phủ Trái phiếu địa phương Trái phiếu doanh nghiệp Sự tham gia của các định chế vào thị trường trái phiếu [ 2 ]
  3. Tổng quan về trái phiếu Trái phiếu (Bonds) là những công cụ nợ dài hạn được phát hành bởi các chính phủ hoặc doanh nghiệp. Các khoản lãi (coupons) thường được trả hàng năm hoặc mỗi sáu tháng Giá trị bề mặt của trái phiếu (Par value) được hoàn trả vào ngày đáo hạn Phần lớn các trái phiếu có kỳ hạn từ 10 tới 30 năm [ 3 ]
  4. Tổng quan về trái phiếu (Cont’d) Lợi suất của trái phiếu Chi phí huy động vốn của người phát hành được đo lường bởi lợi suất đáo hạn (YTM). Là khoản lợi suất được người phát hành trả hàng năm trong suốt thời gian tồn tại của trái phiếu Làm cân bằng các dòng tiền coupon và mệnh giá với số tiền huy động được ban đầu. Không bao gồm các chi phí giao dịch phát sinh khi phát hành trái phiếu Nhà đầu tư mua trái phiếu và giữ nó tới khi đáo hạn sẽ được hưởng một mức lợi suất đúng bằng lợi suất này. Lợi suất thời kỳ nắm giữ được các nhà đầu tư không nắm giữ tới khi đáo hạn sử dụng để đo lường tính sinh lợi [ 4 ]
  5. Trái phiếu kho bạc và đại lý chính phủ Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu nhằm tài trợ các chi phí của mình Note có thời hạn ít hơn 10 năm Bond có thời hạn 10 năm hoặc hơn Có thị trường thứ cấp tương đối tích cực [ 5 ]
  6. Trái phiếu kho bạc và đại lý chính phủ (Cont’d) Trái phiếu kho bạc tách Trái phiếu kho bạc ban đầu được tách ra làm hai Một chứng khoán thể hiện dòng tiền mệnh giá, phù hợp với các nhà đầu tư ưa thích một dòng tiền lớn. Các nhà đầu tư ưa thích dòng tiền định kỳ có thể chọn phần dòng tiền coupon. Các dòng tiền này có độ nhạy cảm với lãi suất khác nhau Một số định chế phát hành trái phiếu tách riêng của mình [ 6 ]
  7. Trái phiếu kho bạc và đại lý chính phủ (Cont’d) Trái phiếu kho bạc điều chỉnh theo lạm phát Có lợi suất được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát Lãi suất coupon thấp hơn của trái phiếu thông thường, nhưng phần mệnh giá sẽ gia tăng theo sự biến động của lạm phát mỗi sáu tháng một lần. Ở các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao, loại trái phiếu này rất phổ biến. [ 7 ]
  8. Trái phiếu kho bạc và đại lý chính phủ (Cont’d) Trái phiếu tiết kiệm Được phát hành bởi Kho bạc Có thời hạn 30 năm, không có thị trường thứ cấp Series EE bonds: lãi suất tính theo lãi suất thị trường Series I bonds: lãi suất điều chỉnh theo lạm phát Lãi trái phiếu tiết kiệm không bị đánh thuế Trái phiếu đại lý chính phủ Ginnie Mae: Phát hành trái phiếu và mua công cụ thế chấp được đảm bảo Freddie Mac: Phát hành trái phiếu và mua công cụ thế chấp phổ thông Fannie Mae: Phát hành trái phiếu và mua công cụ thế [ 8 ] chấp nhà ở
  9. Trái phiếu chính quyền địa phương Trái phiếu địa phương có thể được xếp vào nhóm trái phiếu nghĩa vụ chung hoặc trái phiếu thu nhập. Trái phiếu nghĩa vụ chung được đảm bảo bởi khả năng đánh thuế của chính quyền địa phương Trái phiếu thu nhập trả tiền dựa trên tính sinh lợi của dự án mà trái phiếu này được phát hành để đầu tư. Lãi trái phiếu địa phương thường được trả mỗi 6 tháng, với mệnh giá tối thiểu 5,000 USD Trái phiếu địa phương có thị trường thứ cấp Phần lớn các trái phiếu địa phương có điều khoản triệu hồi [ 9 ]
  10. Trái phiếu địa phương (Cont’d) Rủi ro tín dụng Khoảng ít hơn 0.5% trái phiếu địa phương từ năm 1940 đã bị vỡ nợ. Moody’s, Standard and Poor’s, và Fitch Investor Service thực hiện dịch vụ xếp hạng tín dụng cho trái phiếu địa phương Một số trái phiếu địa phương được bảo hiểm vỡ nợ [ 10 ]
  11. Trái phiếu địa phương (Cont’d) Trái phiếu địa phương lãi suất linh hoạt Các khoản coupon được điều chỉnh theo lãi suất thị trường Trong những điều kiện nhất định, một số trái phiếu này có thể được chuyển sang trái phiếu lãi suất cố định [ 11 ]
  12. Trái phiếu địa phương (Cont’d) Lợi thế về thuế Thu nhập từ lãi của trái phiếu này được miễn thuế liên bang Nếu thu nhập là của trái phiếu do một bang phát hành, thu nhập sẽ được miễn thuế thu nhập bang tại bang đó Thu nhập từ trái phiếu do chính quyền thành phố phát hành sẽ được miễn các thuế địa phương. [ 12 ]
  13. Trái phiếu doanh nghiệp Để vay nợ dài hạn, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Mệnh giá tối thiểu của trái phiếu doanh nghiệp là 1,000 USD Người mua trái phiếu doanh nghiệp thường là các nhà đầu tư tổ chức Thời hạn của phần lớn trái phiếu là giữa 10 và 30 năm Lãi suất mà doanh nghiệp trả cho trái phiếu là chi phí trước thuế, do đó làm khấu trừ thuế, dẫn đến làm giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp. [ 13 ]
  14. Trái phiếu doanh nghiệp (Cont’d) Các đặc trưng của trái phiếu doanh nghiệp Khế ước trái phiếu thể hiện quyền và nghĩa vụ của người phát hành và người mua trái phiếu. Một đại diện ủy thác đại diện cho người mua trái phiếu trong tất cả các vấn đề có liên quan tới trái phiếu. Điều khoản quỹ trả dần là một yêu cầu hoàn trả bớt một phần mệnh giá trái phiếu mỗi năm Điều khoản bảo vệ: Là những hạn chế áp lên doanh nghiệp phát hành nhằm bảo vệ người mua trái phiếu khỏi gặp phải rủi ro gia tăng trong quá trình đầu tư Thường đặt ra những giới hạn như cổ tức và lương mà doanh nghiệp được phép chi trả [ 14 ]
  15. Trái phiếu doanh nghiệp (Cont’d) Đặc trưng của trái phiếu doanh nghiệp (Cont’d) Điều khoản triệu hồi: Yêu cầu doanh nghiệp trả một mức giá cao hơn mệnh giá khi doanh nghiệp triệu hồi trái phiếu Sự khác biệt giữa giá triệu hồi và mệnh giá được gọi là phần bù triệu hồi Việc triệu hồi nhằm: Phát hành trái phiếu mới với lãi suất thấp hơn Triệu hồi bớt trái phiếu theo quy định của điều khoản trả dần. Việc triệu hồi là không có lợi cho người mua [ 15 ]
  16. Trái phiếu doanh nghiệp (Cont’d) Đảm bảo của trái phiếu Thông thường trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản thực Trái phiếu thế chấp ưu tiên (first mortgage bond) được quyền đầu tiên đối với tài sản đảm bảo Trái phiếu thế chấp cá nhân (chattel mortgage bond) được đảm bảo bởi tài sản cá nhân. Các trái phiếu không được đảm bảo được gọi là trái phiếu tín chấp (debentures) Trái phiếu tín chấp thứ cấp (Subordinated debentures) có quyền ưu tiên thấp hơn trái phiếu tín chấp. [ 16 ]
  17. Trái phiếu doanh nghiệp (Cont’d) Trái phiếu coupon thấp và không trả coupon Được phát hành với mức chiết khấu rất sâu từ mệnh giá Có lợi thế khi nhà phát hành không muốn phải trả dòng tiền thường xuyên Trái phiếu lãi suất thả nổi: Cho phép nhà đầu tư được lợi khi lãi suất tăng. Cho phép người phát hành được lợi khi lãi suất giảm Tính chuyển đổi Trái phiếu chuyển đổi (Convertible bonds) cho phép người mua đổi một lượng trái phiếu sang cổ phiếu phổ thông của nhà phát hành Khi mua trái phiếu này, nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận [ 17 ] lãi suất thấp hơn.
  18. Trái phiếu doanh nghiệp (Cont’d) Trái phiếu rác Có mức độ rủi ro tín dụng rất cao Khoảng 2/3 số trái phiếu rác là để tài trợ cho các vụ thôn tính Phần bù rủi ro của trái phiếu này là khoảng 3 tới 7 % cao hơn so với trái phiếu chính phủ cùng kỳ Thị trường trái phiếu rác rất nhạy cảm, thường gặp phải hiệu ứng lây lan [ 18 ]
  19. Trái phiếu doanh nghiệp (Cont’d) Trái phiếu doanh nghiệp hỗ trợ tái cấu trúc LBO (Mua nợ) là việc mua lại doanh nghiệp bằng tỷ lệ nợ rất cao. LBO thường được tài trợ bằng các khoản nợ chính và nợ thứ cấp [ 19 ]
  20. Trái phiếu doanh nghiệp (Cont’d) Sử dụng trái phiếu để hỗ trợ tái cấu trúc (Cont’d) Sử dụng trái phiếu để thay đổi cấu trúc vốn Miễn là doanh nghiệp có thể trả được lãi, nợ vẫn được coi là một kênh tài trợ rẻ hơn Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu và sử dụng trái phiếu này để giao dịch hoán đổi nợ - vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp có tỷ lệ nợ quá cao có thể tiến hành giao dịch hoán đổi vốn chủ sở hữu – nợ. [ 20 ]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1